Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giải pháp thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.95 KB, 39 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian với chức năng chính
là huy động vốn để cho vay; trong những năm qua, hệ thống các NHTM ở nước ta đã có
bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Những mặt đạt
được của hệ thống ngân hàng đã được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, song bên
cạnh những kết quả đạt được thì hệ thống NHTM vẫn còn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu
tăng cao, thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa
thực sự vững chắc…Do đó, để hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả, an toàn hơn thì việc
tái cơ cấu lại hệ thống các NHTM là một việc cần thiết phải làm trong giai đoạn hiện nay.
I. TỔNG QUAN VỀ TÁI CẤU TRÚC NGÂN HÀNG
1.1. Tái cấu trúc nền kinh tế
Hiểu một cách tổng quát, thì tái cấu trúc nền kinh tế là việc bố trí, sắp xếp lại các
doanh nghiệp (DN), các tổ chức kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý giữa các ngành,
các thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy được nền kinh tế phát triển đồng bộ, toàn diện và có
hiệu quả trên phạm vi từng địa phương cũng như trên phạm vị cả nước.
Tái cấu trúc nền kinh tế cũng là một yêu cầu cấp bách đối với một nền kinh tế ở
một quốc gia. Đặc biệt đối với nền kinh tế các nước kém phát triển như nền kinh tế ở nước
ta thì tái cấu trúc nền kinh tế sẽ đưa đến những kết quả thay đổi về cơ bản nhìn từ góc độ
các DN và toàn bộ nền kinh tế.
Nền kinh tế được bố trí, sắp xếp lại theo hướng cân đối về sự phát triển giữa các
ngành kinh tế, vùng kinh tế từ địa phương đến trung ương, từ đó tạo ra khả năng liên kết
ngành, vùng và địa phương trong việc tổ chức sản xuất ra các sản phẩm chủ lực cho xuất
khẩu, cho yêu cầu tiêu dùng trong nước.
Tạo ra sự sắp xếp, sàng lọc lực lượng lao động có chuyên môn, có kỹ thuật, từ đó
thúc đẩy được cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong từng DN và trong toàn bộ
nền kinh tế.
Tái cấu trúc nền kinh tế, để xác định các DN chủ lực, đơn vị then chốt của nền kinh
tế quốc dân, những DN này phải có tiềm lực vốn lớn, đủ sức cạnh tranh và hội nhập với
kinh tế các nước trong khu vực và các nước trên toàn thế giới.
Tái cấu trúc nền kinh tế nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các


ngành, các DN, từ đó đưa cạnh tranh thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của từng
DN, từng ngành và từng vùng đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại: Nền kinh tế là một hệ thống tổ chức để sản xuất, phân phối và tiêu dùng
của các DN trong một lãnh thổ quốc gia. Thành phần của nó là các DN, các cá nhân kinh
doanh thực hiện sản xuất, phân phối sản phẩm và tiêu thụ trong nền kinh tế. Như vậy, tái
cấu trúc nền kinh tế nó không đơn thuần là việc của Nhà nước, song Nhà nước có vai trò
rất quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế ở nước ta.
1.2. Tái cấu trúc hệ thống NHTM
1.2.1. Tái cấu trúc hệ thống NHTM là gì?
Theo định nghĩa của World Bank (1998), tái cấu trúc ngân hàng bao gồm một loạt
các biện pháp được phối hợp chặt chẽ nhằm duy trì hệ thống thanh toán quốc gia và khả
năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng, đồng thời xử lý các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống
tài chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Trên một cách tiếp cận khác, Claudia Dziobek và Ceyla Pazarbasioglu cho rằng tái
cấu trúc ngân hàng là biện pháp hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân
hàng, bao gồm phục hồi khả năng thanh toán và khả năng sinh lời, cải thiện năng lực hoạt
1
động của toàn hệ thống ngân hàng để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và
khôi phục lòng tin của công chúng.
Thực chất của tái cấu trúc hệ thống NHTM là thực hiện một khâu trong tái cấu trúc
nền kinh tế. Đó là việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống NHTM sao cho hợp lý, đảm bảo cho
NHTM trong nền kinh tế hoạt động theo pháp luật, phục vụ tốt nhất cho yêu cầu phát triển
của ngành ngân hàng và của nền kinh tế.
1.2.2. Động cơ tái cấu trúc – Các vấn đề điển hình
Kinh nghiệm của nhiều nền kinh tế cho thấy, các quốc gia thường chỉ tiến hành tái
cấu trúc khi có những vấn đề điển hình nổi lên trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt
động của các NHTM nói riêng.
Báo cáo nghiên cứu của World Bank (Sameer Goyal, 2011) đã chỉ ra một số động
cơ của việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hay nói cách khác, một quốc gia sẽ tiến hành
tái cấu trúc khi vấp phải những vấn đề đối với hệ thống ngân hàng của mình. Các động cơ

này bao gồm:
- Khủng hoảng tài chính kinh tế – các vấn đề của khu vực kinh tế thực.
- Nợ xấu gia tăng (căng thẳng của khu vực thực và rủi ro quá mức đối với lĩnh vực
bất động sản, ngoại hối, các doanh nghiệp thua lỗ (kể cả doanh nghiệp nhà nước), cho vay
bên quen biết…).
- Mức vốn yếu so với rủi ro-lo sợ mất khả năng trả nợ.
- Trung gian không hiệu quả-luồng tín dụng không đủ, theo đuổi rủi ro quá mức của
các ngân hàng (nhanh, tăng trưởng tín dụng không được kiểm tra), lãi suất bị bóp méo,
tiền nóng ).
- Khuôn khổ giám sát và quản lý yếu.
- Thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
1.2.3. Mục tiêu của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
Theo World Bank (Sameer Goyal-2011), việc tái cấu trúc nhằm hướng đến các mục
tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, nhằm giải quyết các yêu cầu về một hệ thống ngân
hàng “khỏe mạnh”, đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Các mục tiêu ngắn và trung hạn:
+ Thứ nhất, duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh
khoản,chi trả và hoạt động của các trung gian tài chính không bị đình trệ. Đây là mục tiêu
cơ bản nhất của việc tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính ổn định trong hoạt động của hệ thống
ngân hàng và của cả nền kinh tế.
+ Thứ hai, giải quyết các vấn đề một cách kịp thời nhằm ngăn ngừa sự lây lan
hoặc các vấn đề mang tính hệ thống.
+ Thứ ba, khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Khi
hệ thống ngân hàng đựợc cơ cấu lại, tính thanh khoản của cả hệ thống ổn định, mức độ tín
nhiệm của ngân hàng được nâng cao sẽ tạo lòng tin của các thành phần kinh tế đối với hệ
thống ngân hàng.
+ Thứ tư, tối thiểu hóa chi phí tái cấu trúc đối với Ngân hành trung ương
(NHTW), bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ. Song song với những mục tiêu củng cố sức
mạnh cho hệ thống ngân hàng thì việc tái cơ cấu cũng nhằm mục đích giảm thiểu tới mức
nhỏ nhất các chi phí liên quan đến NHTW, bảo hiểm tiền gửi hay Chính phủ, để mang lại

hiệu quả cao nhất cho quá trình tái cấu trúc.
- Các mục tiêu dài hạn:
+ Thứ nhất, tạo ra một khuôn khổ quản lý nhà nước mới, phát triển phương cách
quản trị theo hướng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế, ngày càng đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu của nền kinh tế. Theo đó, cần phải bảo đảm các nguyên tắc khi cho vay của ngân
2
hàng và khuyến khích các nguồn vốn mới của khu vực tư nhân, đồng thời phân bố thiệt
hại cho cổ đông.
+ Thứ hai, xây dựng tính cạnh tranh và khả năng chống chịu của hệ thống ngân
hàng; bảo đảm hệ thống ngân hàng đủ tiềm lực để có thể đạt các chuẩn mực của quốc tế;
tăng cường sức mạnh nội tại của ngân hàng, chống lại các mầm mống bất ổn và khủng
hoảng.
+ Thứ 3, tăng cường cơ sở hạ tầng tổng thể của hệ thống tài chính; góp phần thúc
đẩy hệ thống tài chính phát triển, tạo cơ sở cho sự ổn định lâu dài của toàn bộ nền kinh tế.
Đồng thời góp phần nâng cấp việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
1.2.4. Đối tượng tái cấu trúc”
Đối tượng của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thường được hiểu theo 02 nghĩa
rộng và hẹp.
- Xét theo nghĩa rộng, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là quá trình tái cấu trúc tất cả
các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm: (1) NHTW; (2) hệ thống ngân hàng thương
mại; (3) hệ thống ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng phát triển; và (4) hệ thống các
tổ chức tín dụng (TCTD) vi mô.
- Xét theo nghĩa hẹp, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết
những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một
ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn đang hoạt động
hiệu quả (Waxman, 1998).
1.2.5. Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng - bắt đầu từ đâu?
Một khi đã có mục tiêu tổng thể rõ ràng và phương hướng cho việc tái cấu trúc –
“bạn muốn tới đâu”, để hiểu bản chất, phạm vi và mức độ của các vấn đề - “xác định nơi
chúng ta bắt đầu”.

- Chẩn đoán/ Đánh giá:
+ Đánh giá sức khỏe tài chính của các tổ chức (trạng thái vốn, nợ xấu, thanh
khoản, khả năng thu lợi nhuận )
Hệ thống ngân hàng yếu kém thường được biểu hiện qua các hiện tượng như tăng
tưởng tín dụng nóng, tiêu chuẩn tín dụng không chặt chẽ, tỷ trọng cho vay cao so với huy
động, nợ xấu cao…
Xác định chính xác nguyên nhân gây nên yếu kém của hệ thống ngân hàng có một
vai trò rất quan trọng vì chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân mới có thể đưa ra giải pháp hợp lý.
Nguyên nhân gây nên tình trạng khó khăn của hệ thống ngân hàng thường tập trung ở
những vấn đề như không đánh giá đúng mức rủi ro tín dụng, không đa dạng hóa hoạt
động, rủi ro sai lệch tiền tệ, gia tăng chi phí hoạt động. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác
như tỷ giá hối đoái biến động, giảm giá tài sản, các biến động có tính chất chu kỳ của nền
kinh tế.
Sau khi đã tìm ra những nguyên nhân của nợ xấu, các quốc gia đều phải tiến hành
ước tính về nợ xấu và phân loại các khoản nợ xấu. Việc ước tính và phân loại các khoản
nợ càng chính xác bao nhiêu thì càng giúp cho việc thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và
các hỗ trợ tài chính chính xác bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế do những khác biệt về
quy định nợ xấu, quy định về đánh giá lại nợ theo giá thị trường, sự yếu kém của các thị
trường giao dịch tài chính… khiến cho tính toán dự phòng nợ xấu cho cả hệ thống ngân
hàng cũng như cho từng ngân hàng riêng là rất khó chính xác.
Kinh nghiệm giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cho thấy việc
xác định kịp thời nợ xấu nợ dưới chuẩn, nhanh chóng xử lý các khoản nợ này và thực
hiện các biện pháp mạnh trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yếu tố thúc đẩy
nhanh kinh tế nhanh hồi phục và khôi phục lại năng lực cho vay của lĩnh vực ngân hàng.
Thời gian qua, các tổ chức xếp hạng hàng đầu trên thế giới đã liên tục hạ mức tín
3
dụng của hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới. Hầu hết các ngân hàng Châu Âu đang đối
mặt với nguy cơ thua lỗ khổng lồ do đang sở hữu quá nhiều trái phiếu Chính phủ của
các nước khu vực euro, một số ngân hàng lớn lo ngại sẽ bị phá sản do các Chính phủ
châu Âu đã suy kiệt và đang dốc sức để chống suy thoái kinh tế.

Để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, Hàn Quốc đưa ra chương trình rà soát theo
chuẩn quốc tế, phân loại những mầm mống nguy hiểm nhất. Bộ khung tiêu chí được
sử dụng để “khám sức khỏe” hệ thống ngân hàng tạm gọi là PCA (Prompt Corective
Actiosn) với những nội dung xoay quanh hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng.
Nhóm những ngân hàng yếu kém nhất không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an
toàn vốn theo Basel I (CAR 8%) bị buộc chấm dứt hoạt động độc lập, sáp nhập với ngân
hàng có tình hình tài chính tốt hơn. Với nhóm ngân hàng thứ hai, dù hệ số CAR 8%
nhưng có khả năng phục hồi, được yêu cầu sáp nhập với nhau.
Những ngân hàng có tình hình tài chính tốt cũng được khuyến khích sáp nhập để
hình thành ngân hàng mới có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả hơn, cung cấp đa dạng
các dịch vụ và đủ sức phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Cũng từ đây, số lượng ngân hàng Hàn Quốc sau tái cấu trúc đã giảm 40%, từ 33
ngân hàng (năm 1997) xuống còn 19 ngân hàng (năm 2002) nhưng quy mô vốn, chất
lượng tài sản trên bảng cân đối kế toán, năng lực cạnh tranh và khả năng sinh lợi được
gia tăng rõ rệt.
Tiếp theo đó, Chính phủ Hàn Quốc có một loạt động thái cải tổ chính sách nhằm
hướng tới gia tăng sức mạnh và tính hiệu quả cho ngành ngân hàng.
+ Hiểu được các vấn đề cụ thể về tổ chức và cấu trúc như các hạn chế về hệ thống
quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và quản trị, cấu trúc hệ thống IT
+ Rà soát khuôn khổ giám sát, quản lý và luật pháp
+ Hiểu được năng lực thể chế tại các tổ chức và các cơ quan quản lý
+ Chuẩn bị kết hoạch tái cấu trúc
- Lựa chọn giải pháp tái cấu trúc:
+ Nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề hệ thống/cụ thể:
Dấu hiệu/ chỉ số Các phản ứng có thể có
Mức vốn của hệ thống
thấp (lo ngại mất khả
năng thanh toán)
Tiếp cận có điều kiện với các quỹ tái cấp vốn; hỗ trợ việc tiếp cận của
nhà đầu tư (ví dụ; cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều

hơn, chẳng hạn như Thái Lan trong khủng hoảng những năm 1990 ), cổ
phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước
Nợ xấu tăng một cách
có hệ thống
Các yêu cầu về dự phòng và vốn cao hơn, Các công ty Quản lý Tài sản-
AMC (tập tung hóa hoặc ngân hàng cụ thể), Mô hình Ngân hàng xấu –
Ngân hàng tốt, tái cấu trúc doanh nghiệp
Ngân hàng khó khăn
trong việc huy động
vốn (tiền gửi) và hỗ
trợ cho vay
Tạm thời cung cấp cửa sổ thanh khoản (chức năng người cho vay cuối
cùng của NHTW); Tăng cường bảo vệ người gửi tiền để tái lập niềm tin
công chúng (ví dụ khủng hoảng năm 2009 đã thúc đẩy một số quốc gia
tăng hạn mức BHTG)
+ Một số giải pháp khác:
Sáp nhập, hợp nhất
Mua lại, sáp nhập, hợp nhất để hình thành những định chế hoặc những tổ hợp tài
chính lớn hơn, mạnh hơn thông qua việc tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, đồng
thời tạo lợi thế cạnh tranh nhờ việc gia tăng thị phần hoạt động là một xu thế phổ
biến và diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, và cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu
trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia.
Có thể kể đến một số thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính
4
ngân hàng. Đầu tiên là vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng
Châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung của 02 ngân
hàng ABN AMRO của Hà Lan và Barclays PLC của Anh, hình thành nên tập đoàn ngân
hàng hàng đầu thế giới tính theo số vốn thị trường. Kế tiếp là vụ sáp nhập của Bank of
America với Merrill Lynch, giúp Bank of America đạt tham vọng đứng đầu ngành ngân
hàng nội địa của Mỹ xét theo tiêu chí tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường.

Ngoài ra, có thể kể đến vụ sáp nhập của Wells Fargo với Wachovia giúp Wells
Fargo nâng tầm, đứng ngang hàng với các đối thủ tên tuổi khác tại Mỹ như JP Morgan
Chase và Bank of America. Hoặc vụ sáp nhập của UFJ Holding với Mitsubishi Tokyo
Financial Group để hình thành Mitsubishi UFJ Financial Gropup hùng mạnh nhất thế
giới, vượt qua Citigroup về giá trị tài sản
Đầu tư vốn trực tiếp của Nhà nước vào các TCTD
Chính phủ có thể đầu tư vào vốn cổ phần của các ngân hàng. Đây là giải pháp đã
được thực hiện tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Khởi đầu tại Anh, Chính phủ đã mua
cổ phiếu Royal Bank of Scotland (RBS) với giá 50,5 xu/cổ phiếu và sở hữu 67% ngân
hàng này. Chính phủ Anh hiện cũng sở hữu 43% ngân hàng Lloyds. Chính phủ Hà Lan
hiện sở hữu ngân hàng ABN Amro.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào các NHTM chỉ là tạm thời, Chính phủ có chiến lược
bán lại cổ phiếu cho khối tư nhân khi 02 ngân hàng này hồi phục. Thực tế trước đó,
RBS đã lỗ kỷ lục 24,1 tỷ bảng (34,2 tỷ) USD trong năm 2008. Hậu quả là tỷ lệ an toàn
vốn CAR thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 8% theo yêu cầu và mức 10% theo kỳ
vọng của thị trường.
Khi RBS có hệ số CAR rất thấp thì các ngân hàng và định chế tài chính khác sẽ cắt
đứt quan hệ tín dụng với RBS và RBS sẽ mất khả năng vay vốn trên thị trường liên ngân
hàng. Trong tình huống này, RBS mất thanh khoản hoàn toàn và lẽ đương nhiên, Chính
phủ Anh đã ra tay thay vì để phá sản như Lehman Brothers. Chính phủ Anh ra tay bằng
cách mua cổ phiếu của ngân hàng với giá rất rẻ (50 xu/cổ phiếu) và yêu cầu RBS thực hiện
chương trình tái cấu trúc tài sản và nguồn vốn trong đó bao gồm bán đi hết các tài sản
không thuộc phạm vi hoạt động cốt lõi. Tương tự, ngân hàng Lloyds đã phải đóng cửa
nhiều chi nhánh ở nước ngoài và bán 300 tỷ bảng tài sản (25% tổng tài sản) không nằm
trong hoạt động cốt lõi.
Tạo niềm tin
Một trong những nhân tố tác động đến quá trình tái cơ cấu chính là niềm tin của
người dân, bởi vì một khi đã thực hiện việc sáp nhập, hợp nhất sẽ làm cho người dân lo
lắng về một hệ thống bất ổn, phải cơ cấu lại. Nếu NHNN không có các biện pháp kịp thời
thực hiện đồng thời để duy trì lòng tin của người dân. Theo kinh nghiệm tái cơ cấu TCTD

của Malaysia, một nước có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam đã thực hiện
thành công tái cơ cấu khu vực tài chính, là cần phải có lộ trình hợp lý và thực hiện theo kế
hoạch toàn diện, minh bạch, cập nhật trên các trang mạng của cơ quan tái cơ cấu nợ nhà
nước là Danaharta. Đặc biệt, hệ thống dữ liệu được công khai phải tạo niềm tin cho người
dân.
Ngoài ra, tại một số nước, Chính phủ có thể xem xét tăng mức bảo hiểm tiền gửi
lên để gia tăng lòng tin của công chúng. Anh đã gia tăng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa từ
35.000 GBP (55.000 USD) lên 85.000 GBP (135.000 USD) sau khủng hoảng tài chính
năm 2008. Tại Philippines, mức bảo bảo hiểm tiền gửi là 500.000 peso (12.000 USD).
Hiện nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, Chính phủ
Việt Nam đã chỉ đạo việc xây dựng đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-
2015 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quản trị tốt hơn, đa dạng hóa sản phẩm và dịch
vụ, từng bước nâng cao tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh; không còn TCTD yếu
5
kém kéo dài, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
Giải pháp hay phản ứng mà một Chính phủ chọn phụ thuộc vào một số yếu tố- kinh
tế chính trị, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, các điều kiện kinh tế hiện tại,
tình trạng tài chính của các ngân hàng và Chính phủ, các hạn chế của khuôn khổ quản lý và
pháp luật (kể cả luật phá sản và các luật liên quan khác), năng lực về tổ chức của các tổ
chức liên quan Các giải pháp này không nên được xem xét một cách biệt lập.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:
1.3.1. Tổng hợp các biện pháp tái cấu trúc của một số quốc gia.
1.3.1.1. Tái cấu trúc nợ của khu vực doanh nghiệp
Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề
nợ xấu đối với khu vực doanh nghiệp (DN). Thông thường, tỷ lệ vay nợ của khu vực DN
bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay của hệ thống ngân hàng. Để giải
quyết vấn đề này có nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Nếu DN lâm vào tình trạng khó khăn tạm thời, không trả nợ và lãi đúng hạn do lãi
suất tăng cao và do những bất lợi khách quan khác nhưng về lâu dài DN vẫn có triển vọng
phát triển, thì ngân hàng có thể tạo điều kiện cho DN cơ cấu lại các khoản nợ để DN có

thể tiếp tục hoạt động được. Điều này không chỉ giúp bản thân DN mà còn có thể giúp
chính ngân hàng bảo toàn được các khoản cho vay, hơn là cho các DN phá sản và ngân
hàng chỉ thu lại được khoản nợ của mình trong quá trình thanh lý tài sản.
Nếu tình hình nợ xấu của DN có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế nói
chung thì những sự hỗ trợ chính thức từ nhà nước là rất cần thiết. Thực tế tại tại Nhật Bản
cho thấy, theo Chương trình phục hồi công nghiệp và tài chính giai đoạn cuối 1990–2006,
song song hỗ trợ ngân hàng, Chính phủ nước này đã tiến hành hỗ trợ DN, đặc biệt hỗ trợ
điều chỉnh chiến lược kinh doanh, các DN tập trung vào các ngành kinh doanh chính và
thoái vốn khỏi những ngành không mang lại hiệu quả. Trung Quốc trong giai đoạn cuối
những năm 1990 lại xử lý nợ của DN nhà nước thông qua phương thức khá hiệu quả là
hoán đổi nợ của DN thành vốn cổ phần của bốn công ty quản lý tài sản nhà nước. Tại
Mexico, năm 1983, Chính phủ nước này đã thành lập quỹ tín thác FICORCA do NHTW
quản lý, nhằm hỗ trợ các DN trong quá trình tái cơ cấu nợ.
1.3.1.2. Hỗ trợ hệ thống ngân hàng
Khi ngân hàng gặp vấn đề khó khăn, các cơ quan chức năng thường tiến hành
những biện pháp khác nhau để tái cơ cấu như bơm vốn, quản trị tài sản, sáp nhập, thâu
tóm (Bảng 1).
Bảng 1: Cách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước (giai đoạn
từ 1980-1998)
Chính phủ bơm vốn
Cơ quan quản lý
tài sản
Sáp nhập ngân
hàng trong nước
Cho phép ngân
hàng nước ngoài
thâu tóm
Trung Quốc x x x
Ấn Độ x x x
Hồng Kông x x

Indonesia x x x
Hàn Quốc x x x x
Malaysia x x x
Philippines x x x
Thái Lan x x x x
Argentina x x
6
Brazil x x
Chilê x x x
Colombia x x x x
Mexico x x x
Venezuela x x
Nguồn: Tổng quan thực tiễn tái cơ cấu ngân hàng” (NHTTQT, 08/1999)
Sự đa dạng trong các biện pháp tái cơ cấu ngân hàng đã buộc Chính phủ các nước
phải thành lập và/hoặc chỉ định một cơ quan đầu mối điều phối các chính sách, ví dụ
Chính phủ Thái Lan thành lập Ủy ban tư vấn tái cấu trúc tài chính (bao gồm cán bộ của
NHTW, Bộ Tài chính và những cơ quan khác); tại Malaysia, NHTW điều phối các hoạt
động liên quan đến quản lý nợ xấu và bơm vốn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, khi Chính phủ tiến hành các chính sách hỗ trợ hệ thống ngân hàng luôn
xảy ra nguy cơ làm tăng rủi ro đạo đức. Chính sách hỗ trợ có thể khuyến khích những
hành động chấp nhận rủi ro quá mức của các ngân hàng vì nếu thất bại đã có Chính phủ hỗ
trợ. Do vậy, khi thiết kế chính sách hỗ trợ, Chính phủ các nước thường cố gắng đảm bảo
các hành vi rủi ro đạo đức phải ở mức thấp nhất.
Với trường hợp khi cả hệ thống ngân hàng gặp khó khăn chung, NHTW có thể áp
dụng nhiều chính sách khác nhau như cung cấp các khoản cho vay với các ngân hàng gặp
căng thẳng về thanh khoản, khi đó lượng vốn cho vay nên phù hợp với giá trị của tài sản
thế chấp của ngân hàng và nên chỉ tiến hành trong một khoảng thời gian cụ thể. Một biện
pháp mà NHTW có thể sử dụng là giảm dự trữ bắt buộc hoặc tăng lãi suất trả cho khoản
dự trữ bắt buộc, nhờ đó các ngân hàng thương mại có thể tăng thanh khoản, giúp hỗ trợ
quá trình tái cơ cấu. Ngoài ra, có thể sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng với mục tiêu giảm

lãi suất. Thông qua giảm lãi suất, cầu tín dụng tăng có thể giúp các ngân hàng củng cố
hoạt động và lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có
thể dẫn tới lạm phát, do vậy, cần phải cân nhắc rất kỹ khi sử dụng chính sách này.
Một cách trực tiếp để giúp đỡ các ngân hàng gặp khó khăn là bơm vốn. Để thực
hiện việc bơm vốn cho ngân hàng, trước tiên phải có sự phân loại ngân hàng. Theo lý
thuyết thì có ba loại ngân hàng: ngân hàng hoạt động tốt và không cần hỗ trợ, ngân hàng
cần hỗ trợ mới có thể hoạt động được và ngân hàng không thể hoạt động tốt được dù được
hỗ trợ. Như vậy, chỉ có nhóm ngân hàng thứ hai mới được tiếp nhận hỗ trợ vốn của cơ
quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc phân loại trên không hề dễ dàng và dễ gây ra tranh
cãi.
Bảng 2: Nhà nước bơm vốn và thoái vốn
Nhà nước bơm vốn cổ phần Thoái vốn
Tư nhân hóa các ngân
hàng quốc doanh
Ấn Độ
Chính phủ cơ cấu lại vốn
một số ngân hàng
Tỷ lệ nắm giữ của Nhà
nước giảm bớt bằng cách
phát hành thêm cổ phiếu
Tư nhân hóa một
phần các ngân hàng
quốc doanh bằng
cách phát hành thêm
cổ phiếu
Hồng Kông
(những năm
1980)
Chính phủ mua ba ngân
hàng

Bán cho các ngân hàng tư
nhân

Indonesia
Nhà nước bơm vốn thông
qua Cơ quan tái cơ cấu
ngân hàng Indonesia và
theo kế hoạch tái cơ cấu

7
Hàn Quốc
Chính phủ và quỹ bảo hiểm
tiền gửi bơm vốn

Malaysia
Chính phủ và NHTW hỗ
trợ thông qua cơ quan
chuyên biệt

Thái Lan Bộ Tài chính bơm vốn
Chile NHTW bơm vốn
Chuyển đổi thành nợ sau
2-4 năm

Colombia
Quỹ bảo hiểm tiền gửi bơm
vốn

Tư nhân hóa các n
bằng hình thức đấu

giá
Mexico
Quỹ bảo hiểm tiền gửi bơm
vốn
Bán đấu giá cổ phần của
nhà nước
Tư nhân hóa 18 ngân
hàng nhà nước
Nguồn: Tổng quan thực tiễn tái cơ cấu ngân hàng (NHTTQT, 08/1999)
Một điểm đáng lưu ý là một số nước thành lập cơ quan chuyên biệt để bơm vốn cho
hệ thống ngân hàng, điều này sẽ giúp tránh sự liên quan trực tiếp giữa hoạt động bơm vốn
và ngân sách nhà nước. Danamodal của Malaysia là một ví dụ. Danamodal được tài trợ
một phần bởi NHTW nhưng phần lớn là từ khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ
bảo lãnh có thời hạn từ 5-10 năm. Bên cạnh đó, ở các nước, trong mọi trường hợp, để
được bơm vốn các ngân hàng đều phải thỏa mãn những điều kiện đi kèm. Ví dụ Thái Lan
buộc các ngân hàng phải tăng dự phòng, tự tăng vốn tương ứng với những tỷ lệ nhất định
và vốn của Nhà nước được ưu tiên hơn.
1.3.1.3. Quản lý nợ xấu
Nói chung, nợ xấu trong nền kinh tế phải được xử lý bởi nguyên tắc thị trường,
đảm bảo hiệu quả kinh tế. Khi vấn đề nợ xấu xảy ra ở mức độ lớn, bản thân hệ thống ngân
hàng khó có thể giải quyết, điều này có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp tín dụng cho nền
kinh tế, lúc đó sẽ cần sự can thiệp của nhà nước. Giải pháp hỗ trợ của nhà nước chỉ nên
thực hiện đối với số nợ xấu còn lại sau khi TCTD đã tự xử lý và theo nguyên tắc đảm bảo
hài hòa hiệu quả kinh tế và xã hội. Khi nhà nước can thiệp vào vấn đề nợ xấu thường áp
dụng 02 mô hình chủ yếu để xử lý nợ xấu: thành lập các công ty quản lý tài sản (AMC)
hoặc xây dựng các cơ chế xử lý nợ xấu (Bảng 3).
Bảng 3: AMC/cơ chế xử lý nợ xấu
Quốc gia Địa vị pháp lý
Công ty quản lý tài sản
Dahaharta- Malaysia DN nhà nước

RCC- Nhật Bản DN thuộc Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi (DICJ)
Kamco- Hàn Quốc DN thuộc Ngân hàng phát triển - KDB
4 AMC (Cinda, Great Wall, Orient,
Huarung) - Trung Quốc
DN nhà nước
(tổ chức tài chính phi ngân hàng của nhà nước)
RTC- Mỹ DN nhà nước
Cơ chế xử lý nợ xấu
FRF- Đài Loan (Trung Quốc) Quỹ thuộc Bộ Tài chính
IBRA- Indonesia Cơ quan thuộc Chính phủ
TAMC- Thái Lan Cơ quan thuộc Chính phủ
Chương trình PROER và PROES- Brazil Chương trình thuộc Chính phủ
FOBAPROA - Mexico Cơ quan thuộc Chính phủ
Nguồn: Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính – Bộ Tài chính năm 2012
8
Để xử lý vấn đề nợ xấu một cách nhanh chóng, Hàn Quốc và Malaysia áp dụng
cách thức mua nợ xấu theo “lô lớn”, với các điều kiện mua bán sẽ được thỏa thuận sau hay
buộc chuyển giao nhanh các khoản nợ xấu. Cũng có trường hợp nợ xấu phải thỏa mãn
những điều kiện nhất định mới được chuyển giao như trong trường hợp của Thái Lan là nợ
xấu của tổ chức thuộc Chính phủ hoặc nợ xấu của khu vực tư nhân với điều kiện giá trị
khoản nợ xấu ít nhất là 5 triệu bath và phải có đảm bảo và đồng tài trợ thì mới được
chuyển giao. Định giá nợ xấu chủ yếu dựa theo 02 cách: giá trị thị trường và giá trị sổ
sách. Nguồn tài chính cho các AMC cũng như các cơ chế xử lý nợ xấu ở các nước chủ yếu
từ (1) ngân sách, (2) trái phiếu và các khoản vay khác, (3) ưu đãi khác trong quá trình hoạt
động.
1.3.1.4. Chuyển đổi sở hữu
Sáp nhập những ngân hàng trong nước có lẽ là cách thức tốn ít chi phí nhất trong
quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Thậm chí, ngay cả khi không có khủng hoảng xảy
ra nhưng nếu có quá nhiều các ngân hàng nhỏ thì sáp nhập cũng là cách thức tốt để tăng
tính hiệu quả. Tuy nhiên, tình huống khi nhiều ngân hàng xảy ra vấn đề thì rất khó tìm ra

ngân hàng mạnh để tiến hành mua bán sáp nhập. Với những trường hợp như vậy, để
khuyến khích sáp nhập, các cơ quan hữu quan thường phải xử lý vấn đề nợ xấu trước
(nhưng tốn khá nhiều chi phí cho ngân sách). Trong những trường hợp khủng hoảng,
nhiều khi không thể tìm được ngân hàng nội địa nào đủ lớn mạnh để tiến hành sáp nhập,
do đó phải cho phép ngân hàng nước ngoài tiến hành thâu tóm. Tuy nhiên, việc cho phép
này hoàn toàn phải phụ thuộc vào độ mở của chính sách đối với thị trường tài chính. Cách
thức cuối cùng là tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Cách thức này thường chỉ phổ biến ở các nước phát triển khi hệ thống ngân hàng chủ yếu
dựa vào vốn của tư nhân. Ở những quốc gia mà các ngân hàng quốc doanh đóng vai trò
quan trọng và khi tính sở hữu nhà nước là nguyên nhân gây ra những khó khăn thì việc tư
nhân hóa lại là vấn đề chính yếu trong quá trình tái cơ cấu. Ví dụ như trường hợp của
Trung Quốc, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống ngân hàng quốc doanh đã
tiến hành nhiều khoản cho vay không theo quy tắc thị trường mà theo chỉ định. Trong
những trường hợp như vậy, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng phải đi đôi với việc cổ phần hóa
và tái cơ cấu hệ thống DN nhà nước.
Như vậy, hầu như trong mọi quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Chính phủ và
NHTW luôn đóng một vai trò quan trọng. Các cơ quan nhà nước nên sớm nhận biết những
vấn đề đối với hệ thống ngân hàng và ban hành những chính sách điều chỉnh kịp thời, vì
kinh nghiệm thực tiễn tại một số nước cho thấy những biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ ít
gây tốn kém hơn là khi vấn đề đã trầm trọng. Đối với vấn đề nợ xấu, cần có những có
những cách thức giải quyết minh bạch để tạo điều kiện cho những phần còn hoạt động tốt
của hệ thống ngân hàng tiếp tục phát triển. Những biện pháp được các cơ quan nhà nước
áp dụng và hiệu quả của chúng cũng cần được cân nhắc trong tổng thể điều kiện kinh tế vĩ
mô.
1.3.2. Kinh nghiệm của các nước
1.3.2.1. Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Malaysia
Malaysia thực hiện cải thiện phân bổ tín dụng, tăng cường các quy định thận trọng,
tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Đồng thời, thực hiện Kế hoạch tổng thể
phát triển khu vực tài chính Malaysia được ban hành vào tháng 03/2001 trong giai đoạn 10
năm 2001-2010.

Bên cạnh đó, Maylaysia thực hiện các chính sách như: thu hẹp loại hình hoạt động
ngân hàng đầu tư nhằm loại bỏ sự chồng chéo trong hoạt động và củng cố lợi thế cạnh
tranh bằng cách sáp nhập các tổ chức có hoạt động đầu tư, chứng khoán vào thành loại
hình ngân hàng đầu tư; công bố các chỉ số chuẩn mực để thúc đẩy các định chế tài chính
9
nội địa tập trung phát triển lành mạnh và giải quyết các yếu kém; thúc đẩy sự tham gia của
các đối tác chiến lược có năng lực vào đội ngũ cổ đông nhằm chuyển giao các kỹ năng và
kinh nghiệm chuyên môn, tiếp cận với công nghệ và sáng kiến thúc đẩy sự đổi mới sản
phẩm dịch vụ, thúc đẩy sự ra đời và đưa vào ứng dụng các chuẩn mực và thông lệ quản trị
rủi ro, cải thiện hiệu quả hoạt động của HĐQT và ban điều hành, tăng cường kỷ luật thị
trường, mở rộng cơ hội kinh doanh mới.
Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 được chia
thành 03 giai đoạn, với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu quả,
vững mạnh, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới với
năng lực cạnh tranh cao, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Kế hoạch này
bao hàm 06 lĩnh vực thuộc hệ thống tài chính là: (1) các phương thức và mô hình cung
ứng tài chính cho nền kinh tế; (2) hoạt động ngân hàng; (3) hoạt động bảo hiểm; (4) hoạt
động ngân hàng và bảo hiểm Hồi giáo; (5) hoạt động của các định chế tài chính phát triển;
(6) thanh tra giám sát Labuan (một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý giám sát tài chính ở
đặc khu kinh tế). Kế hoạch tổng thể tập trung vào các yếu tố: hiệu quả, hiệu lực, ổn định,
quản lý an toàn và xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực tài chính Malaysia.
Sau quá trình thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể, từ cuối năm 2001 đến đầu năm
2010, hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Malaysia đã tăng từ 13% lên 15% trên tài
sản chịu rủi ro, lợi nhuận tính bằng thu nhập trên vốn tự có ROE tăng từ 13,3% lên 16,5%,
thu nhập trên tổng tài sản tăng từ 1% lên 1,5%, chất lượng tài sản được cải thiện với tỷ lệ
nợ xấu giảm từ 11,5% xuống còn 1,9%, năng suất lao động (tính bằng lợi nhuận bình
quân/nhân viên) tăng từ 63.500 RM lên 172.500 RM. Hệ thống ngân hàng vẫn tiếp tục
chiếm giữ vị trí trung gian tài chính chủ đạo cho nền kinh tế, với trên 50% tổng tài sản của
hệ thống tài chính.
Quá trình sáp nhập giữa các ngân hàng bắt đầu từ năm 2000. Tại thời điểm đó, hệ

thống ngân hàng bao gồm 31 ngân hàng thương mại, trong đó, 14 ngân hàng hoàn toàn
thuộc sở hữu nước ngoài, 19 công ty tài chính, 12 ngân hàng đầu tư và 07 trung tâm chiết
khấu. Đến năm 2009, hệ thống ngân hàng nội địa chỉ còn 9 tập đoàn ngân hàng thương
mại lớn, với năng lực tài chính hùng mạnh và phạm vi hoạt động toàn cầu; không còn
công ty tài chính, do được sáp nhập vào các tập đoàn ngân hàng; 11 ngân hàng Hồi giáo
và 15 ngân hàng đầu tư; không còn trung tâm chiết khấu, do được sáp nhập vào các ngân
hàng đầu tư; 25 công ty bảo hiểm, cùng với 5 ngân hàng nước ngoài được cấp phép, giữ
vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa và có tầm hoạt động rộng trên thị trường khu vực và
thế giới.
Những nỗ lực tái cấu trúc, hợp nhất và hợp lý hóa được thực hiện từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính 1997 đã giúp hệ thống ngân hàng nói riêng và khu vực tài chính nói
chung của Malaysia có một nền tảng vững mạnh hơn. Quá trình tái cấu trúc đã tập trung
vào giải quyết 4 vấn đề chủ yếu, đó là: xử lý nợ xấu; tăng cường các quy định thận trọng
và ra đời các chuẩn mực và thông lệ quản trị rủi ro; cải thiện hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng thông qua nâng cao chất lượng của HĐQT và ban điều hành; củng cố lợi thế
cạnh tranh thông qua sáp nhập các tổ chức tài chính, thúc đẩy các tổ chức tài chính nội địa
tập trung phát triển lành mạnh và giải quyết các yếu kém, đồng thời, thúc đẩy sự tham gia
của các đối tác chiến lược.
1.3.2.2. Bài học từ thành công của Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã tung ra 03 biện pháp để giải quyết tình hình. Một mặt
NHTW Hàn Quốc bơm mạnh vốn vào hệ thống tài chính (tương đương 14% GDP). Đồng
thời Chính phủ tung tiền mua lại nợ xấu (tương đương 7% GDP) và áp dụng chính sách
bảo vệ người gửi tiền (tương đương 5% GDP).
Các ngân hàng thiếu hụt vốn được cấp thêm vốn trong khi các định chế tài chính
10
phi ngân hàng bị đóng cửa. Người dân được bảo đảm rằng tiền gửi của họ được Chính phủ
bảo lãnh. Chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động mời các nhà đầu tư nước ngoài tái cấp vốn
các ngân hàng và nâng cao khả năng quản trị.
Cuối năm 1997, 14 trong tổng số 26 ngân hàng thương mại của Hàn Quốc có tỷ lệ
an toàn vốn dưới 8% (2 ngân hàng thậm chí mất khả năng thanh toán). Đợt bơm vốn đầu

tiên được thực hiện trong giai đoạn 1998 – 1999. Đến khi tập đoàn Daewoo phá sản năm
1999, 08 trong tổng số 17 ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn dưới 8% vào nửa sau năm 2000
(5 trong số này đã mất khả năng thanh toán). Do vậy Chính phủ phải tiến hành bơm vốn
đợt 02.
Trong quá trình bơm vốn cho các ngân hàng, Chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu lãnh
đạo các ngân hàng yếu kém từ chức đồng thời giảm vốn. Chính phủ can thiệp vào việc
quản lý bằng đề ra các chỉ tiêu kinh doanh. Sau khi cấp vốn, việc thu hồi ngân sách được
thực hiện bằng cách bán cổ phần của các ngân hàng bị quốc hữu hóa cho nhà đầu tư.
Cách làm này đã giúp Chính phủ nâng cao giá trị các ngân hàng và giảm thiểu thiệt
hại cho ngân sách. Cùng lúc đó Seoul đưa ra các chuẩn khắt khe hơn đối với việc phân
loại nợ nhằm bơm đủ vốn và khôi phục niềm tin của nhà đầu tư vào các ngân hàng khó
khăn. Để giải quyết lượng nợ xấu của các ngân hàng lên tới 92 tỷ USD, tương đương 20%
GDP, Hàn Quốc thành lập một công ty xử lý nợ (KAMCO) trực thuộc Chính phủ để mua
lại nợ theo giá thị trường. Chi phí mà Chính phủ bỏ ra để mua lại số nợ này chỉ là 33 tỷ
USD với tỷ lệ chiết khấu bình quân 64%.
Sau đó số nợ xấu này được xử lý bằng cách phát hành các chứng khoán được đảm
bảo bằng các tài sản này cũng như bán trực tiếp. Chính nhờ sự xuất hiện của công ty xử lý
nợ tập trung đã tạo ra một thị trường giao dịch nợ xấu và khuyến khích các ngân hàng bán
bớt nợ xấu.
Các biện pháp này đã giúp cải thiện nhanh chóng tình hình tài chính cũng như quản
trị của các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng đã giảm mạnh từ mức đỉnh 13,6%
vào năm 1999 xuống chỉ còn 2,4% trong năm 2002. Tỷ lệ an toàn vốn tăng mạnh từ mức
đáy 7% năm 1997 lên 10,5% năm 2002.
Hầu hết các khoản nợ xấu bị cho là phải xóa nợ cũng dần được thu hồi. Mức xếp
hạng tín nhiệm các ngân hàng hồi phục và đến đầu năm 2001 Chính phủ Hàn Quốc không
còn phải bảo đảm tiền gửi cho người dân. Sau 05 năm thua lỗ, các ngân hàng bắt đầu có
lời từ năm 2001 và tăng trưởng nhanh từ 2002 và phát triển ổn định cho đến nay.
1.3.2.3. Kinh nghiệm tái cấu trúc Ngân hàng Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc trong tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là tiến hành
tổ chức lại Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) nhằm tăng cường khả năng giám sát và

tính độc lập, tự chủ trong quản lý, điều hành các chính sách tiền tệ của NHTW này.Tiếp
theo là củng cố và tăng cường hệ thống giám sát tài chính bằng việc thành lập Ủy ban
Giám sát Ngân hàng Trung Hoa, tập trung vào công tác quản trị rủi ro ở các ngân hàng.
Ban hành hàng loạt văn bản và quy định mới, áp dụng những chuẩn mực kế toán và kiểm
toán độc lập khắt khe hơn và những thông lệ quản trị công ty hiện đại nhằm nâng cao tính
minh bạch, khôi phục, duy trì niềm tin của khách hàng, nhận diện những ngân hàng có vấn
đề để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, xử lý.
Năm 1998, Trung Quốc thông báo bắt đầu áp dụng các quy tắc, quy định, định mức
và tỷ lệ an toàn theo chuẩn mực của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tỷ lệ an toàn
vốn (CAR) được nâng lên mức 8%; những quy định mới về phân loại khoản vay. Nhờ đó,
bức tranh toàn cảnh về số nợ dưới chuẩn trở nên rõ ràng hơn và hình thành kế hoạch làm
sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước. Bốn công ty quản lý tài sản được
thành lập để xử lý toàn bộ số nợ dưới chuẩn ước tính lên đến 670 tỷ nhân dân tệ, những
công ty này được trao quyền ngoại lệ đặc biệt để xử lý, mua lại nợ xấu, thậm chí đầu tư và
11
sinh lời từ đó.Số nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chiếm tới 70% tổng dư
nợ trong hệ thống ngân hàng được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán để xử lý. Sau đó,
Chính phủ dành ra 40 tỷ nhân dân tệ dự trù ngân sách trong năm 1998 cho mục đích xóa
nợ xấu của những DNNN này. Con số này là 30 tỷ nhân dân tệ trong năm trước đó và
tương tự các năm sau đều có khoản dự trù ngân sách dành để xóa nợ xấu.
Đồng thời, những DNNN có nợ xấu được sắp xếp lại nhằm ngăn ngừa nguy cơ làm
giảm chất lượng tài sản của những ngân hàng cho vay vốn. Đối với vấn đề thanh khoản, kế
hoạch tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước được triển khai song song. Số vốn yêu cầu
được huy động theo cơ chế ngoài ngân sách, nghĩa là bằng công cụ trái phiếu Chính phủ
được phát hành với thời hạn 30 năm. Bước tiếp theo, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích
các NHTM nhà nước xúc tiến kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán. Động thái
này buộc các ngân hàng phải xây dựng cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế, kinh doanh
theo định hướng thương mại nhiều hơn, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường
tính minh bạch trong hoạt động, kế hoạch đầu tư và trên sổ sách kế toán.Nhằm tạo ra môi
trường lành mạnh để tránh cho các ngân hàng rơi vào vòng luẩn quẩn của làn sóng nợ

dưới chuẩn mới phát sinh, PBC kiên quyết yêu cầu các ngân hàng cải thiện chất lượng
công tác quản trị doanh nghiệp, vì đó là bước đầu tiên trong việc quản trị rủi ro ngân hàng.
Từng ngân hàng được yêu cầu lập kế hoạch với những chỉ tiêu cụ thể về chuyển đổi mô
hình kinh doanh, giới thiệu dịch vụ khác biệt, kế hoạch quản trị rủi ro tổng thể, ứng dụng
công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực…Ngành tài chính Trung Quốc không bị
ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng đang hoành hành hiện nay trên thế giới là nhờ tiến
trình tái cấu trúc ngành ngân hàng mà Chính phủ nước này thực hiện kịp thời cuối thập kỷ
trước. Trung Quốc đã vạch ra được kế hoạch tổng thể và đồng bộ, gắn việc tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng với tiến trình tái cấu trúc hệ thống các DNNN, tái cơ cấu các khoản nợ
của những doanh nghiệp này, chuyển đổi mô hình kinh doanh ngân hàng, tăng cường chất
lượng quản trị, giám sát tổng thể thị trường tài chính, tiếp thu áp dụng kinh nghiệm của
nước khác một cách có chọn lọc…
05 yếu tố thành công then chốt trong công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng ở
Trung Quốc bao gồm: (1) giải quyết triệt để các khoản nợ xấu, nợ dưới chuẩn trong đó có
tỷ lệ lớn là nợ ở khối DNNN; (2) tăng cường năng lực quản trị ngân hàng bao gồm cả về
tổ chức, nhân sự; (3) thu hút các nhà đầu tư chiến lược; (4) đưa ngân hàng niêm yết ở
trong nước và nước ngoài, một mặt giúp các ngân hàng tăng vốn, mặt khác buộc các ngân
hàng tự đẩy mạnh tái cấu trúc để tuân thủ các chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của thị
trường; (5) sử dụng vốn huy động mới để tăng cường đầu tư vào hệ thống công nghệ, quản
trị rủi ro để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng.
Trên thực tế, công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở mỗi một quốc gia là đặc
thù, xét đến điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội ở mỗi nước là khác nhau. Hệ thống ngân
hàng Việt Nam cũng không giống với bất kỳ một quốc gia nào khác, song có những nét
tương đồng với các nước châu Á như Malaysia hay Hàn Quốc, trên phương diện hệ thống
ngân hàng Việt Nam có nhiều ngân hàng nhỏ, phân tán, thiếu những ngân hàng đủ lớn làm
trụ cột; tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, mối quan hệ của hệ thống ngân hàng và
khối DNNN. Ngoài ra, điều kiện ở Trung Quốc có khác biệt bởi nước này đã có sẵn những
ngân hàng trụ cột và rất lớn về mặt quy mô, song hoạt động không khỏe mạnh, cần được
cải tổ và tái cấu trúc.
1.3.2.4. Kinh nghiệm từ Thụy Điển

Trong những năm cuối 1980 đầu những năm 1990, Thụy Điển đối mặt với nguy cơ
sụp đổ hệ thống ngân hàng. Ngay khi nền kinh tế bị tác động bởi một vài cú sốc bên ngoài,
một loạt doanh nghiệp đổ vỡ, bong bóng bất động sản và chứng khoán xì hơi. Hậu quả là
tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng rất nhanh, đẩy một số ngân hàng đến bờ vực
12
phá sản, nền kinh tế đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và suy thoái.
Trong 02 năm 1992 - 1993, Thụy Điển đã thực hiện một cuộc cải cách hệ thống
ngân hàng ngoạn mục, được nhiều nhà kinh tế đánh giá là một cuộc cải cách thành công
nhất trong lịch sử ngân hàng hiện đại. Không những tránh được đổ vỡ tài chính liên hoàn,
kinh tế Thụy Điển tăng trưởng rất ấn tượng những năm sau đó và Chính phủ nước này đã
thu hồi lại được gần như toàn bộ số tiền bỏ ra cứu trợ. Bên cạnh việc phá giá đồng nội tệ,
chính đợt cải tổ hệ thống ngân hàng mới là chìa khóa dẫn đến thành công của Thụy Điển.
Trước nguy cơ đổ vỡ hàng loạt ngân hàng, đầu năm 1992, Chính phủ Thụy Điển
tuyên bố bảo đảm toàn bộ số vốn của người dân và doanh nghiệp gửi hoặc đầu tư trong hệ
thống ngân hàng ngoại trừ vốn của giới chủ ngân hàng. Tiếp đó, Thụy Điển quốc hữu hóa
và hợp nhất 02 ngân hàng Gotabanken và Nordbanken, ở thời điểm đó không còn đủ vốn
chủ sở hữu theo luật định. Sau khi quốc hữu hóa, Thụy Điển tách số tài sản xấu ra khỏi
bảng cân đối tài sản và giao cho 02 công ty quản lý tài sản (AMC - Asset Management
Company) quản lý riêng. Đến năm 1997, các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và
được giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần được tư hữu hóa và đổi tên thành
Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy Điển vào
khoảng 4% GDP nhưng sau khi tư hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy
Điển đã thu lại được gần như toàn bộ số tiền nói trên.
Nhìn tổng thể, đợt tái cấu trúc ngân hàng của Thụy Điển thành công như vậy chính
là nhờ 03 yếu tố:
- Minh bạch thông tin về nợ xấu: Ban đầu, NHTW Thụy Điển cũng từng có ý định
che dấu bớt các thông tin về các khoản nợ xấu rồi sẽ xử lý dần dần. Tuy nhiên, cuối cùng
Thụy Điển đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu. Điều này giúp
Chính phủ tỉnh táo nhìn thẳng vào thực tế, xác định được các rủi ro và hoạch định được
chi phí cần dùng cho công cuộc tái cấu trúc.

- Nguồn lực cho cho công cuộc tái cấu trúc phải đủ mạnh: Nguồn lực ở đây không
chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ mà còn là cơ chế và thẩm
quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu.
- Thực thi một gói chính sách mang tầm vĩ mô đúng đắn và nhất quán: Chính sách tài
khóa đúng đắn giúp cho Thụy Điển không lún quá sâu vào suy thoái, giảm gánh nặng đối
với thất nghiệp, lạm phát và tăng trưởng.
1.3.2.5. Côte d’Ivoire: Thành công thông qua tính chất toàn diện
Côte d'Ivoire's thành công tái cơ cấu, bắt đầu vào năm 1991, cho thấy tầm quan
trọng của một phương pháp tiếp cận toàn diện. Đầu năm 1986, suy giảm giá cả thị trường
thế giới ca cao và cà phê bắt đầu làm suy giảm phần lớn hệ thống ngân hàng yếu ớt của
quốc gia, và trong 02 năm tới, thanh khoản đã được bắt đầu ở bốn trong số năm ngân hàng
phát triển nhà nước. Đến năm 1990, 14 ngân hàng thương mại bị giảm mạnh tiền gửi và
các khoản tín dụng từ các ngân hàng nước ngoài.
Năm 1991, Chính phủ bắt đầu một kế hoạch tái cơ cấu toàn diện với sự hỗ trợ của
Ngân hàng Thế giới. Các ngân hàng nhà nước cuối cùng đã nhanh chóng được đặt trong
thanh khoản, pháp luật mới đã được ban hành về vấn đề tịch thu tài sản để thế nợ và quản
lý các khoản nợ xấu, và các ngân hàng thương mại tái cấu trúc vốn thông qua việc giải
quyết nợ Chính phủ và vốn mới từ các chủ tư nhân. Trong một tín hiệu quan trọng của
mức độ nghiêm trọng của Chính phủ, chủ sở hữu mất khả năng thanh toán của các ngân
hàng thương mại được lựa chọn đóng cửa và thanh lý, hoặc bơm vốn mới mà không được
coi là quá lớn để sụp đổ. Tái cấu trúc vốn là được hỗ trợ bởi các NHTW địa phương, điển
hình như NHTW của quốc gia Tây Phi (BCEAO), đã phục hồi thanh khoản, và các ngân
hàng thương mại có thể tiếp tục cho vay quy mô nhỏ vào năm 1992.
Một gói cải cách hoạt động củng cố thành công việc phục hồi thanh khoản. Những
13
hoạt động này bao gồm quản lý và cắt giảm nhân viên, các chi nhánh của các ngân hàng
thương mại. Chính phủ tăng cường khuôn khổ pháp lý, kế toán, tài chính, chính sách pháp
luật, chính sách tiền tệ. Ví dụ, cải cách pháp luật trao quyền cho các ngân hàng để thu
nhận tài sản thế chấp và xiết nợ quá hạn của người đi vay. Và vào giữa năm 1991, các cơ
quan có thẩm quyền giới thiệu các quy định bảo đảm an toàn mới, bao gồm các yêu cầu an

toàn vốn mạnh hơn và giới hạn cho vay với khách hàng vay đơn. Một Ủy ban Ngân hàng
địa phương mới được thành lập cung cấp sự giám sát liên tục, bao gồm cả kiểm toán ngân
hàng thông thường.
Hoàn thành vào năm 1992, những cải cách này cung cấp nền tảng để cải thiện hệ
thống ngân hàng. Năm 1994, lợi nhuận trên vốn của các ngân hàng tăng gần 10%, và hầu
hết các ngân hàng đã quay trở lại phục tùng với các quy tắc bảo đảm an toàn cứng nhắc.
Lúc đầu, sự phục hồi kinh tế các nước vẫn còn yếu, nhưng đã được cải thiện từ đầu năm
1994, sau sự mất giá của đồng franc CFA và sự mở đầu của những thay đổi khác, kinh tế
vĩ mô và cấu trúc hỗ trợ chuyển của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Phát triển mới này là một
điều kiện quan trọng cơ bản để khôi phục lại tính đúng đắn của hệ thống ngân hàng Côte
d'Ivoire's.
1.3.2.6. Mauritania: Cần cho sự toàn diện
Cũng như trong Côte d'Ivoire, thị trường thế giới yếu kém đối với các ngành công
nghiệp quan trọng của Mauritania, nông nghiệp và đánh bắt cá, gây áp lực nghiêm trọng
năm 1988-89 lên hệ thống ngân hàng quản lý yếu kém của quốc gia. Với sự giúp đỡ của
Ngân hàng Thế giới, Chính phủ đã thực hiện một chương trình tái cơ cấu trong 1988-90
bán ngân hàng phát triển theo hướng công nghiệp và quyền sở hữu phần lớn của nhà nước
ở bốn ngân hàng thương mại cho khu vực tư nhân.
Để mở đường, Chính phủ xây dựng các bảng cân đối của các ngân hàng bằng cách
hấp thụ thấu chi lớn của họ với các NHTW. Thiếu sự đồng thuận chính trị làm suy yếu
một chương trình kế hoạch cải cách hoạt động, tuy nhiên, họ nhận được sự chú ý. Các
ngân hàng tiếp tục cho vay đối với ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp đánh bắt cá
đang gặp khó khăn, và nỗ lực rất ít để nâng cao chất lượng danh mục đầu tư của họ.
NHTW đã chứng minh không thể thực hiện giám sát hiệu quả, bao gồm cả việc tuân thủ
yêu cầu bảo đảm an toàn. Tư nhân có kế hoạch tụt lại, và thu hồi các khoản nợ xấu trong
dài hạn, thủ tục pháp lý tốn kém. Đến cuối năm 1991, các khoản nợ xấu của các ngân hàng
đạt 50% tín dụng của họ đối với khu vực tư nhân, và nó đã rõ ràng nói lên việc việc tái cơ
cấu đã không thành công.
Năm 1992-1994, Chính phủ đã sử dụng phương tiện ưu đãi của IMF để hỗ trợ các
nước có thu nhập thấp - điều kiện điều chỉnh nâng cao cơ cấu - để hỗ trợ nỗ lực lần thứ hai

tái cơ cấu. Ngân hàng phát triển bị đóng cửa và thanh lý tài sản, bốn ngân hàng thương
mại đã được tái cấu trúc vốn và tư nhân đầy đủ, và quyền hạn giám sát của NHTW đã
được củng cố. Chính phủ thành lập một cơ quan thu hồi nợ và đạt được mục tiêu của năm
1995. Nhìn chung, chi phí cho Chính phủ trong nỗ lực tái cấu trúc lần thứ hai là khoảng
7,6% GDP, với hơn một nửa được sử dụng để thanh khoản ngân hàng phát triển.Ngân
hàng Mô-ri-ta-ni cho thấy có dấu hiệu gia tăng lợi nhuận năm 1995, và kinh nghiệm tổng
thể của nó chỉ rõ rằng các vấn đề ngân hàng chắc chắn sẽ tái diễn nếu tái cấu trúc tài chính
không đi kèm với các cuộc cải cách hoạt động.
1.3.2.7. Chile và Tây Ban Nha: Vai trò của NHTW
Đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, cả Tây Ban Nha và Chile đều gặp phải các vấn đề
trong hệ thống ngân hàng. Vấn đề của Tây Ban Nha bắt đầu đầu tiên bởi các hậu quả của
sự gia tăng giá dầu của những năm 1970. Tại Chile, suy thoái trầm trọng đã trở nên tồi tệ
hơn bởi sự gia tăng của tỷ lệ lãi suất của Mỹ trở lại mức cũ. Giá đồng copper giảm mạnh,
vốn đã rút khỏi khỏi quốc gia, đồng peso đã giảm 90% so với đồng đô la Mỹ, và các
14
khoản nợ bị khất được hình thành nhanh chóng trên các khoản vay liên kết trao đổi nước
ngoài cho khách hàng vay trong nước.
Trong những năm xảy ra những vấn đề này, các hệ thống ngân hàng ở cả 02 quốc
gia tự do hóa, mở rộng, và rủi ro ngày càng tăng với đầy đủ hệ thống quy phạm pháp
luật,quy định, và kế toán quản lý rủi ro thích hợp. Cả 02 nước bắt tay vào việc tái cơ cấu
ngân hàng toàn diện, Tây Ban Nha vào năm 1980 và Chile năm 1983. Cả 02 ngân hàng tru
ng ương đã dẫn đầu trong việc đưa ra, thực hiện và tài trợ cho chiến lược. Tại Chile,
NHTW đã tăng hơn 14 trong tổng số 26 ngân hàng thương mại và 08 của 17 công ty tài
chính tư nhân trong nước. Cuối cùng nó thanh lý 08 trong số các ngân hàng và tất cả các
công ty tài chính, trực tiếp tham gia vào các hoạt động cho vay của các ngân hàng.
Cả 02 quốc gia cùng khôi phục sự lành mạnh trong ngân hàng và tăng cường giám
sát ngân hàng, nhưng Tây Ban Nha đạt được thành công nhanh chóng hơn với chi phí thấp
hơn. Nhờ đó, sự lành mạnh trong ngân hàng đã phần lớn được phục hồi vào giữa những
năm 80 với chi phí tích luỹ khoảng 15% sản lượng. Chi phí ở Chile cuối cùng lên đến 1/3
sản lượng năm nay và bốn năm vào chuyển dịch cơ cấu của nó, tỷ lệ vốn ngân hàng vẫn

còn dưới mức trước khủng hoảng, lợi nhuận của ngân hàng vẫn còn thấp, chi phí hoạt
động là quá cao.
Tại sao lại có những khác biệt này? Tại Tây Ban Nha, NHTW nhấn mạnh việc chia
sẻ chi phí với các ngân hàng và đưa ra các khoản ưu đãi khác để cải thiện quản trị doanh
nghiệp. Hơn nữa, NHTW Tây Ban Nha đã tách các hoạt động ngân hàng của mình khỏi
chính sách tiền tệ và hoạt động giám sát và đặt chúng trong một quỹ bảo hiểm tiền gửi
riêng biệt. NHTW Chile, ngược lại, tiếp tục tiến hành chi tiêu tài chính bằng cách giả định
chi phí tài chính cho hoạt động giải cứu ngân hàng. Việc chia sẻ kinh phí ở Chile đã làm
giảm bớt gánh nặng cho chủ sở hữu ngân hàng trong tương lai, cuối cùng NHTW Chile đã
thu được nhiều từ việc này. Thêm vào đó, NHTW Chile đã trở nên tích cực tham gia vào
việc gia hạn nợ và cho các ngân hàng thương mại vay vốn, tiếp tục tác động đến hoạt động
của các ngân hàng mất khả năng thanh toán.
Tại Tây Ban Nha, sự khôi phục lại đã theo một chuỗi mà các nhà chức trách gọi là
tái cơ cấu vốn “accordion”. Đầu tiên, các khoản nợ xấu hiện có đã được giảm so với số
vốn còn lại. Sau đó FGD mua lại quyền kiểm soát trong ngân hàng, và sau đó bơm tiền
mặt cho cổ phần vốn chủ sở hữu bổ sung, cuối cùng bán ngân hàng cho các cổ đông. Khi
chủ sở hữu cũ bị mất vốn chủ sở hữu của họ, đó là động cơ khuyến khích mạnh mẽ để
quản lý doanh nghiệp được cải thiện.
1.3.2.8. Philippine: phục hồi NHTW
Nỗ lực cải cách của Philippine bắt đầu vào năm 1984 nổi bật với các vấn đề đặc
biệt của giao dịch với ngân hàng nhà nước. Đó cũng là một ví dụ tốt về một biến không
thuận lợi bất ngờ trong môi trường kinh tế toàn cầu phơi bày điểm yếu nghiêm trọng trong
hệ thống ngân hàng và kích hoạt thành công cải cách ngân hàng.
Vào cuối những năm 1970, sự gia tăng lãi suất làm gia tăng khó khăn cho
Philippine trong việc trả nợ nước ngoài, Chính phủ tuyên bố lệnh cấm vào năm 1983 dẫn
đến sự khủng hoảng tài chính, nguồn vốn tháo chạy khỏi các ngân hàng. Mặc dù những
phát triển này làm gia tăng tài chính một cách mong manh, gốc rễ của cuộc khủng hoảng
ngân hàng Philippine nằm trong lĩnh vực tài chính.
Điểm yếu trong các quy định và thông lệ ngân hàng lỏng lẻo làm phóng đại khủng
hoảng. Trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế, Chính phủ chỉ đạo ngân hàng cho các doanh

nghiệp gặp khó khăn vay vốn, cơ quan giám sát miễn thi hành các tiêu chuẩn ngân hàng
để cung cấp cho các ngân hàng gặp khó khăn một cơ hội để vượt qua những khó khăn tài
chính. Vào cuối năm 1985, 02 ngân hàng nhà nước lớn nhất với khoảng một nửa số tài sản
hệ thống ngân hàng- NHTW Philippine và ngân hàng phát triển Philippine đã mất khả
15
năng thanh toán. Một chương trình phục hồi chức năng toàn diện bắt đầu với việc loại các
khoản nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán của 02 ngân hàng và bù đắp bằng nợ Chính phủ
đã được thanh toán trong vòng 03 năm. Một công ty mới, công ty tín thác tài sản tư nhân
đã được thành lập để tiến hành việc điều chỉnh nợ và các hoạt động phục hồi.
Sự thành công của Philippine bao gồm việc chẩn đoán đúng vấn đề, hoạt động cải
cách để dựng lại cơ cấu tài chính và sự điều chỉnh mạnh mẽ, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.
Các biện pháp để phục hồi ngân hàng quốc doanh (các biện pháp giải thích cho phần lớn
các vấn đề) là tập trung chuyển đổi cơ cấu một cách đáng kể, bao gồm cả sự quản lí mới
và giảm thiểu phần lớn chi phí. Tất cả các khoản ưu đãi về thuế đã được rút từ ngân hàng
và các khoản tiền gửi công đã bị giới hạn để cân đối làm việc, các ngân hàng đã phải lệ
thuộc vào kiểm toán bên ngoài và Chính phủ đã rút lại tất cả khoản bảo lãnh. Với lợi ích
từ việc phục hồi các ngân hàng, đã mở đường cho thành công tư nhân. Thành công trong
sự cải tổ ngân hàng ở Philippine đã làm tăng khả năng chống chọi của quốc gia này với
cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997.
1.3.2.9. Kinh nghiệm từ Đài Loan:
Hệ thống ngân hàng Đài Loan được hình thành từ năm 1945 trên cơ sở tiếp quản
các ngân hàng vốn đã được hình thành từ thời kỳ là thuộc địa của Nhật Bản. Từ năm 1960,
các ngân hàng hoạt động tại Trung Quốc đại lục được Chính phủ Đài Loan cho phép mở
cửa trở lại, đồng thời thành lập một số ngân hàng và công ty tín thác đầu tư, ngăn cấm mở
thêm các ngân hàng tư nhân, từng bước tự do hóa tỉ giá hối đoái và nâng dần giá trị của
đài tệ, hoàn thành hạ tầng tài chính cơ bản.
Trong giai đoạn 1991-2001, Đài Loan tiếp tục đẩy mạnh chính sách tự do hóa tài
chính theo hướng hội nhập quốc tế, cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân. Năm 2001,
tại Đài Loan có trên 447 tổ chức tài chính với 5.841 chi nhánh. Trong đó, có 53 ngân hàng
trong nước với 3.005 chi nhánh, 39 hợp tác xã tín dụng với 373 chi nhánh, 38 chi nhánh

ngân hàng nước ngoài.
Từ giữa năm 1998, Đài Loan bắt đầu bị tác động tiêu cực của khủng hoảng tài
chính Đông Á 1997, tỉ lệ nợ xấu tăng mạnh, từ 4,18% năm 1997 lên 8,16% vào cuối năm
2001 và 8,8% vào năm 2002, riêng nợ xấu của nhóm các tổ chức tài chính cơ sở lên tới
16,39%, rủi ro đạo đức và tội phạm ngân hàng tăng mạnh, mà đối tượng vi phạm bao gồm
cả một số lãnh đạo cao cấp của các ngân hàng.
Cải cách tài chính tại Đài Loan
Giai đoạn 1: Từ giữa năm 1999, Chính phủ Đài Loan đã tiến hành quản lý các
khoản nợ, yêu cầu các ngân hàng xử lý nợ xấu, giảm thuế thu nhập của các tổ chức tài
chính từ 5% xuống 2%, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất tiền gửi của các ngân hàng
tại NHTW nhằm giúp các ngân hàng có thêm nguồn tài chính để giải quyết nợ xấu.Thành
lập các công ty quản lý tài sản nhằm thúc đẩy việc phân loại và xử lý nợ xấu, thực hiện
các biện pháp để giảm nợ xấu tại các ngân hàng trong nước.
Từ tháng 7/2001, Đài Loan tập trung vào việc củng cố hệ thống pháp lý để tái cơ
cấu khu vực ngân hàng và giảm nợ xấu tại các ngân hàng trong nước. Bao gồm, luật sáp
nhập các tổ chức tài chính, luật công ty tài chính cổ phần, hình thành ban quản lý đài tệ,
luật thuế giá trị gia tăng, luật chứng khoán hóa tài sản tài chính, thành lập ủy ban giám sát
tài chính và tiền tệ, luật chứng khoán hóa bất động sản, điều chỉnh luật bảo hiểm tiền gửi.
Ngày 27/6/2001, Đài Loan đã thông qua điều lệ thành lập và quản lý quĩ tái cơ cấu
tài chính nhằm thiết lập cơ chế và nguồn vốn để giải thể các tổ chức tài chính yếu kém.
Nguồn vốn của quĩ được huy động từ thuế thu nhập của các tổ chức tài chính và bảo hiểm
tiền gửi của các đơn vị tham gia bảo hiểm, quĩ đã giúp 13 ngân hàng trong nước thực hiện
việc giải thể và củng cố 45 tổ chức tài chính địa phương và 02 ngân hàng.
16
Tháng 7/2002, Chính phủ bắt đầu thực hiện cải cách tài chính và thành lập đội đặc
nhiệm cải cách tài chính (FRTF), bao gồm thành 5 nhóm tác nghiệp: ngân hàng, bảo hiểm,
thị trường vốn, các tổ chức tài chính địa phương, chống tội phạm tài chính. Đây là một tổ
chức thống nhất hành động, xây dựng kế hoạch và thực thi các chiến lược cải cách một
cách có hiệu quả. FRTF đã xác định 23 vấn đề cải cách tài chính và đưa ra 63 khuyến nghị
cụ thể. Đáng chú ý, đã thành lập mới cơ quan giám sát tài chính, tăng cường hình phạt các

tội phạm tài chính, thiết lập hệ thống tài trợ nông nghiệp.
Liên quan đến việc tăng cường hình phạt vi phạm tài chính, Đài Loan đã chỉnh sửa
lại luật ngân hàng, luật công ty tài chính cổ phần; phê chuẩn và ban hành các dự luật về
công ty tín thác, hợp tác xã tín dụng, thị trường chứng khoán, bảo hiểm. Đối với các tội
phạm tài chính, mức phạt tiền lên tới 500 đài tệ (1,5 triệu USD) và phạt tù tới 10 năm.
Để vô hiệu hóa các khoản chuyển giao tài sản phi pháp, Đài Loan tiếp tục có những
điều chỉnh nhằm tạo điều kiện để tòa án vô hiệu hóa các khoản chuyển giao tài sản của các
chủ tịch HĐQT và cán bộ quản lý cao cấp, thiết lập qui trình thúc đẩy xét xử và quyết định
của các cơ quan tòa án.
Kể từ cuối năm 2001, đã có 14 công ty tài chính cổ phần được thiết lập với tổng số
89 tổ chức tài chính thành viên (bao gồm việc sáp nhập 15 ngân hàng, 14 công ty chức
khoán, 8 công ty bảo hiểm và 6 công ty tài chính hối phiếu).
Kết thúc giai đoạn này, tỉ lệ nợ xấu giảm dần từ 7,8% vào năm 2001 xuống 4,33%
vào năm 2003 và 2,74% vào tháng 3/2005. Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản và tỉ lệ lợi
nhận trên vốn chủ sở hữu cải thiện từ -0,48% vào năm 2002 lên 0,63% vào năm 2004 và
từ -6,93% vào năm 2002 lên 10,3% vào năm 2004. Riêng tỉ lệ vốn tự có được cải thiện
chậm hơn, từ 10,63% vào năm 2002 lên 10,69% vào năm 2004. So với năm 2002, qui mô
thị trường tài chính năm 2004 được mở rộng với tổng tài sản tăng 22,7-38,6%. Lòng tin
của nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, dòng vốn vào tăng từ 2,6 tỉ USD vào năm 1993 lên
31,4 tỉ USD năm 2000 và 80,1 tỉ vào USD năm 2004.
Giai đoạn 2: Ngày 17/12/2004, đề án thúc đẩy trung tâm dịch vụ tài chính khu vực
được phê duyệt, mở đầu giai đoạn 2 của công cuộc cải cách tài chính. Trong giai đoạn
này, đã thực thi 5 chiến lược lớn nhằm kiện toàn tổng thể môi trường tài chính, thúc đẩy
trung tâm tài chính khu vực, thúc đẩy nghiệp vụ quản lý tài chính, đa dạng hóa các dịch vụ
tài chính, tăng cường thể chế thị trường tài chính.
Mục tiêu trước mắt là củng cố hệ thống tài chính, đảm bảo đến cuối năm 2005, tăng
qui mô của 03 ngân hàng lớn nhất với thị phần của mỗi ngân hàng là 10%, giảm một nửa
số lượng ngân hàng thương mại nhà nước xuống còn 06 ngân hàng; đến cuối năm 2006,
giảm một nửa số lượng các công ty tài chính cổ phần xuống còn 07 công ty, tối thiểu có 01
ngân hàng thuộc quyền sở hữu của nước ngoài hoặc được niêm yết trên thị trường chứng

khoán quốc tế.
Mục tiêu dài hạn của giai đoạn 2 là phát triển Đài Loan thành trung tâm tài chính tự
do, mở cửa và có hiệu quả trong khu vực thông qua các nỗ lực nới lỏng kiểm soát và phát
huy sáng kiến, nhưng nhiệm vụ này vẫn chưa hoàn thành, 14 công ty tài chính cổ phần vẫn
hoạt động trên thị trường tài chính, việc củng cố tài chính vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu
của Chính phủ nhằm cải thiện tình hình ngân hàng tại Đài Loan.
Trong hệ thống ngân hàng, Chính phủ Đài Loan đã đề ra 04 hạng mục cải cách, bao
gồm: Xây dựng cơ chế hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng, đẩy mạnh khả năng đối phó với
vấn đề tái cơ cấu tài chính, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các ngân hàng, tăng
cường giám sát tài chính.
Mục tiêu cải cách hệ thống ngân hàng bao gồm, giảm các khoản nợ quá hạn, tăng
cường đối phó với vấn đề cơ cấu tài chính, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính,
nâng cao tính thanh khoản thị trường vốn, tăng cường quản lý và giám sát tài chính, góp
17
phần hình thành thị trường tài chính chất lượng cao và nâng cao năng lực cạnh tranh của
khu vực tài chính.
Trong giai đoạn 2004-2008, thực hiện 31 vụ mua bán và sáp nhập ngân hàng, giảm
số lượng ngân hàng từ con số 53 xuống 39 với 3.294 chi nhánh, số lượng ngân hàng hợp
tác xã giảm từ con số 74 vào năm 1994 xuống con số 27 vào năm 2004.
Về cải cách giám sát tài chính, Đài Loan đã thành lập lại Ủy ban giám sát tài chính
vào ngày 01/07/2004, thực hiện chức năng quản lý thị trường tài chính, bao gồm phát
triển, giám sát, quản lý và giám sát nghiệp vụ của tất cả các tổ chức tài chính. Với việc
thành lập mới Ủy ban giám sát tài chính, công cuộc cải cách tài chính bắt đầu được xúc
tiến mạnh mẽ tại Đài Loan. Tháng 06/2004, thành lập ban xúc tiến khu vực dịch vụ tài
chính (cải cách lần 2). Tháng 08/2008, thúc đẩy Đài Loan trở thành trung tâm tài chính và
quản lý vốn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Từ năm 2009, tiếp tục thúc đẩy phát triển dịch vụ tài chính và hình thành nền tảng
tài chính quốc gia. Đến 30/09/2012, quĩ tái cơ cấu tài chính đã xử lý tổng cộng 63 tổ chức
kinh doanh không hiệu quả, bồi thường 289 tỉ đài tệ.
Thị trường tài chính Đài Loan đã từng bước phát triển theo cơ chế thị trường, nâng

dần vị thế của ngành tài chính Đài Loan trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong nước và ngoài nước.
Những kết quả cải cách tài chính của Đài Loan
Từ Quý 02/2002, kinh tế Đài Loan có dấu hiệu phục hồi, tình hình tài chính của các
doanh nghiệp được cải thiện. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2012-2013,
năng lực cạnh tranh của thị trường tài chính Đài Loan xếp thứ 19 trong tổng số 144 nền
kinh tế được khảo sát, tiến 05 bậc so năm trước.
Năm 2011, chỉ số ngân hàng lành mạnh của Đài Loan đã vươn lên vị trí 51, cao hơn
nhiều so với Nhật Bản (xếp thức 63), CHLB Đức (75), Mỹ (97) và Hàn Quốc (98), tỉ lệ an
toàn vốn là 11,97% (vào tháng 06/2012). Tỉ lệ nợ xấu giảm từ 11,76% vào tháng 4/2002
xuống 1,84% vào cuối năm 2006 và 0,51% vào tháng 9/2012.
Trong quá trình tái cơ cấu nợ, tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh, đồng thời dư nợ đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng từ 2.366.600 tỉ đài tệ vào thángy7/2005 lên 4.323.100 tỉ đài
tệ vào tháng 09/2012, chiếm 52,8% tổng dư nợ đối với khu vực kinh tế tư nhân.
Trong 10 năm qua, dư nợ cho vay các hộ gia đình tại Đài Loan chiếm khoảng
120% GDP, cao hơn tỉ lệ 94,61% tại Nhật Bản, tỉ lệ 95,97% tại Singapore và 71,98% tại
Hàn Quốc. Điều này cho thấy, tỉ lệ tiết kiệm tại Đài Loan khá cao.
1.3.2.10. Bài học kinh nghiệm:
Việc phục hồi lại hoạt động cho vay của ngân hàng và thu về được lợi nhuận đòi
hỏi hành động khắc phục một cách nhanh chóng và một phương pháp tiếp cận toàn diện.
Hoạch định chính sách phải giải quyết ngay lập tức các vấn đề về các ngân hàng yếu kém,
mất khả năng thanh toán, những thiếu sót trong công việc kế toán, pháp lý, khuôn khổ
pháp lý và sự lỏng lẻo trong việc giám sát và tuân thủ qui định. Trong quá trình cơ cấu lại,
NHTW cũng phải sẵn sàng cung cấp hỗ trợ thanh khoản để các ngân hàng có thể tồn tại.
Tuy nhiên, NHTW không nên cung cấp tài chính dài hạn cho các ngân hàng hay tham gia
vào các hoạt động thương mại của ngân hàng, vì điều này dẫn đến chi phí tài chính tăng
đáng kể và làm nảy sinh sự mâu thuẫn với mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Việc không quản lí các tài sản không tạo ra lợi tức ở các ngân hàng, cũng như các
tài sản còn lại của những ngân hàng không thành công, làm tăng tổng chi phí cho việc cải
tổ ngân hàng. Nó cũng tạo ra sự không công bằng trong phân phối các khoản lỗ, bằng việc

hoàn lại cho những người không trả nợ đúng kỳ hạn và làm giảm các ưu đãi cho việc trả
nợ trong tương lai. Quá trình điều chỉnh nợ được phân cấp hay tập trung là cách quản lý
tích cực để tối đa hoá lợi nhuận, duy trì các giá trị tài sản có thể góp phần thu hồi chi phí
18
tái cơ cấu ngân hàng và gửi các tín hiệu thích hợp cho các khách hàng vay quá hạn.
Trong trường hợp khó khăn tập trung ở NHTW thì các ngân hàng có vấn đề đôi khi
đã được tư nhân hoá. Kế hoạch của việc tư nhân hoá là quan trọng. Trong một số trường
hợp, quyền ưu tiên lại được trao cho các nhà thầu không có những kỹ năng cần thiết; trong
trường hợp khác, tài sản ngân hàng lại bị định giá thấp. Các kinh nghiệm quốc gia chỉ ra
rằng các chương trình được thiết kế một cách nghèo nàn sẽ chứa đựng mầm mống cho
cuộc khủng hoảng ngân hàng tiếp theo. Các quốc gia trong nghiên cứu này đã thành công
trong vấn đề coi trọng khả năng thanh toán hơn là các vấn đề lợi nhuận. Một cách giải
thích là việc cải thiện trong khả năng thanh toán của ngân hàng xuất phát chủ yếu từ cơ
cấu lại tài chính ngắn hạn, trong khi việc thu hồi lợi nhuận lại khó khăn hơn với việc tái cơ
cấu hoạt động dài hạn. Ví dụ như việc trao đổi trái phiếu cho các khoản nợ xấu, ngay lập
tức cải thiện các chỉ số về khả năng thanh toán nhưng không nhất thiết ảnh hưởng đến chi
phí, doanh thu hay lợi nhuận. Và trong thực tế, việc thiết kế các gói chuyển dịch cơ cấu
cho ngân hàng thường có phần nào đó không cân bằng, chúng thường tập trung nhiều hơn
về các biện pháp tái cơ cấu tài chính dựa trên chi phí của các biện pháp tái cơ cấu hoạt
động.
Về việc cải thiện trong trung gian tài chính, kết quả cho thấy sự thay đổi đáng kể
giữa các nhóm quốc gia: trong khi một số quốc gia thường xuyên tăng qui mô của các
trung gian tài chính và giảm thiểu hệ thống rủi ro theo sau việc tái cấu trúc ngân hàng,
điển hình là đã đạt được tiến bộ trong nâng cao hiệu quả của các trung gian tài chính. Sự
thiếu tiến bộ này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tái cơ cấu hoạt động và tạo ra các ưu
đãi thích hợp cho những người chủ sở hữu ngân hàng, quản lý, giám sát và thị trường để
giám sát các ngân hàng và để đảm bảo quản trị doanh nghiệp thận trọng.
1.4. Những khó khăn và rủi ro khi thực hiện tái cấu trúc
Bên cạnh những tác động tích cực từ việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, còn tồn
tại những khó khăn và rủi ro mà các quốc gia phải quan tâm xem xét khi tiến hành thực

hiện quá trình này trước, trong và sau khi tái cấu trúc:
Thứ nhất, khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích phát sinh trong quá trinh tái
cấu trúc. Đó là những mâu thuẫn có liên quan đến lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của
người vay,của các nhóm cổ đông khác nhau, của các nhóm ngân hàng khác nhau, sự phân
chia lợi ích giữa nhà nước với thị trường và giữa các nhóm lợi ích.
Thứ hai, khó khăn do những chi phí phát sinh trong quá trình tái cấu trúc và khả
năng chịu đựng của nền kinh tế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chi phí do quá trình tái
cấu trúc có thể lên đến từ 20% đến hơn 50% GDP nếu việc tái cấu trúc diễn ra sau khủng
hoảng (20% GDP ở Hàn Quốc, hơn 30% GDP ở Thái Lan và hơn 50% GDP ở
Indonesia), nếu việc tái cấu trúc chậm trễ hoặc tái cấu trúc không hiệu quả, gây kéo dài sẽ
càng làm cho chi phí tái cấu trúc càng cao hơn. Tái cấu trúc là một quá trình tốn kém đối
với không chỉ các TCTD mà còn gây ra tổn thất lớn trong ngân sách chính phủ và nguồn
lực xã hội. Ngoài chi phí trực tiếp thì chi phí cơ hội của việc tái cấu trúc cũng rất lớn.
Thứ ba, khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề sau khi tái cấu trúc như về vấn
đề nhân sự, vấn đề về quản trị…
Thứ tư, rủi ro kéo dài, không dứt điểm do thiếu cơ sở luật pháp, khoa học (cơ sở
dữ liệu…) và năng lực thể chế cho việc tái cấu trúc hệ thống (ví dụ, cơ chế xử lý tài sản).
Thứ năm, rủi ro lệ thuộc vào ngân hàng nước ngoài, do tỷ lệ các ngân hàng ở trong
tình trạng thiếu thanh khoản và có tài sản xấu chiểm tỷ trọng lớn; số lượng Ngân hàng
hoạt động hiệu quả để có khả năng mua lại, thâu tóm ít hơn nhiều so với số lượng các
ngân hàng yếu kém. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh tài chính– tiền tệ
quốc gia.
Thứ sáu, rủi ro mất niềm tin đối với hệ thống ngân hàng, do những ngân hàng
19
thuộc sở hữu nhà nước có thể có cơ chế bảo lãnh ngầm đối với người gửi tiền.
Trong khi đó, các ngân hàng tư nhân không được đảm bảo có thể khiến luồng tiền
ồ ạt rút khỏi những ngân hàng này, hoặc việc Chính phủ đóng cửa một số ngân hàng có
thể tạo ra nghi ngờ về sự lành mạnh của những ngân hàng khác trong hệ thống.
1.5. Vai trò của NHTW đối với quá trình tái cấu trúc hệ thống
ngân hàng

Ngân hàng trung ương với vị trí là cơ quan quản lý của các ngân hàng thương mại,
chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn hoạt động cho toàn bộ hệ thống ngân hàng sẽ không
thể đứng ngoài tiến trình tái cấu trúc. Có thể chỉ ra 5 vai trò quan trọng nhất của ngân
hàng trung ương khi tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng :
- Giải quyết vấn đề thanh khoản Trong thời gian diễn ra tái cấu trúc, việc thị trường
tài chính trở nên bất ổn là khó tránh khỏi. Rủi ro tín dụng lúc này là rất cao và các thành
viên thị trường suy giảm lòng tin vào đối tác. Do đó,vai trò của ngân hàng trung ương với
tư cách là người cho vay cuối cùng cần phải giải quyết tốt vấn đề thanh khoản để tạo dựng
lại niềm tin khi các ngân hàng hay tổchức cho vay lẫn nhau và đảm bảo tính ổn định của
thị trường tài chính. Tại một số quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ bảo lãnh cho các khoản
vay trên thị trường liên ngân hàng một cách công khai và tính phí bảo lãnh (thông thường
là rất cao) để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng đang gặp khó khăn về luồng tiền. Dĩ
nhiên những khoản hỗ trợ thanh khoản của NHTW chỉ là ngắn hạn và điều quan trọng
nhất là sự hỗ trợ thanh khoản không được có tác động lên ngân sách quốc gia.
- Ngoài ra, ngân hàng trung ương cũng có thể cho các ngân hàng thương mại vay với
điều kiện các khoản vay này được đảm bảo bằng các trái phiếu tốt.
- Trung gian giữa các ngân hàng thương mại:Các hình thức như mua lại, hợp nhất
hay sáp nhập là những biện pháp rất phổ biến để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân
hàng và được áp dụng tại rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, các ngân hàng
thương mại thường không chủ động sáp nhập ngay cả khi tình hình đã trở nên cực kỳ khó
khăn do việc điều phối lợi ích giữa các bên tham gia là rất phức tạp. Chính vì vậy, ngân
hàng trung ương phải đóng vai trò là cơ quan trung gian, là cầu nối cho việc đàm phán tái
cấu trúc giữa các bên có liên quan.
- Cải thiện các quy định pháp luật có liên quan Trong quá trình tái cấu trúc, có rất
nhiều vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, thậm chí là những vấn đề chưa từng xảy ra trong
lịch sử mà pháp luật hiện hành chưa bao quát hết. Đểcó thể hỗ trợ đắc lực cho các ngân
hàng nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trong giai đoạn phát triển mới đòi hỏi ngân
hàng trung ương phải xây dựng các văn bản pháp luật trong quy ền hạn của mình và tham
mưu cho chính phủ để cải thiện các quy định pháp luật có liên quan.
- Xây dựng môi trường vĩ mô ổn định: Các biện pháp tái cấu trúc hợp lý là điều kiện

cần, môi trường vĩ mô ổn định là điều kiện đủ đểquá trình tái cấu trúc có thể diễn ra thuận
lợi. Ngân hàng trung ương có trách nhiệm ổn định tiền tệ để ngân hàng và doanh nghiệp
xây dựng những kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai một cách chính xác, các
mối quan hệ kinh tế trên thị trường không bị méo mó.
- Cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài Khi nguồn lực trong nước là
không đủ để tài trợ cho quá trình tái cấu trúc, các nhà đầu tư nước ngoài là mục tiêu được
chính phủ các nước hướng đến để bù đắp cho các nguồn vốn thiếu hụt. Mặt khác, tái cấu
trúc ngân hàng chắc chắn không tránh khỏi những xáo trộn trong nước từ đó dẫn đến
những quan ngại của các nhà đầu tư nước ngoài vềtriển vọng ổn định, phát triển của quốc
gia đó. Do vậy, việc cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài để họ có thể yên tâm
đầu tư vào các ngân hàng thương mại trong nước là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là
đối với các quốc gia có nguồn ngân quỹ hạn hẹp.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của tiến trình tái cấu trúc là
20
việc xác định rõ vai trò của ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, bên cạnh những quan điểm
cho rằng NHTW có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng như đã chỉ ra ở trên thì cũng có những quan điểm cho rằng ngân hàng trung ương
chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ mà không nên lãnh đạo trực tiếp công cuộc tái cấu trúc. Bởi
vì, khi ngân hàng trung ương là cơ quan chủ quản, sẽ dễ bị lôi kéo vào việc tài trợ cho các
biện pháp tái cấu trúc, vượt quá các nguồn lực của mình, và có những hành động mâu
thuẫn với nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng trung ương là quản lý tiền tệ. Vì vậy chính phủ
ở nhiều nước đã thành lập một cơ quan chủ quản riêng biệt để thực hiện và giám sát quá
trình tái cấu trúc.
II. THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NHTM TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Tình trạng cơ cấu hệ thống NHTM đến năm 2012:
2.1.1. Nhìn nhận sự phát triển của hệ thống NHTM:
Phát triển nhanh về số lượng và nguồn vốn sở hữu: sau khi đổi mới, nhất là từ khi
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống các NHTM VN đã có bước phát
triển nhanh về mặt số lượng. Tính đến tháng 10/2012, hệ thống các NHTM VN có 39
NHTM cổ phần, 01 NHTM nhà nước, 54 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 05 ngân hàng

100% vốn nước ngoài, 05 ngân hàng liên doanh. Chính sự phát triển nhanh về mặt số
lượng, cho đến nay hệ thống các NHTM đã có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh,
thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xây dựng hệ thống các chi nhánh bao phủ
đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng
khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản
phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội
nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số
141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu
của các ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân hàng đã thực
hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng còn có số vốn điều
lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB , các chi nhánh ngân hàng
nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.
Dưới đây là một số ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn tại VN:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Tên ngân hàng Vốn điều lệ
1 NH TMCP Ngoại Thương VN (Vietcombank) 23.174,00
2 NH TMCP Đầu Tư và Phát triển VN 23.011,70
3 NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN 20.708,00
4 NH TMCP Công Thương VN 20.230,00
5 NH Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) 12.355,00
6 NH Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 10.740,00
7 NH Sài Gòn (SCB) 10.583,80
8 NH Á Châu (ACB) 9.376,00
9 NH Kỹ thương (TECHCOMBANK) 8.788,00
10 NH Hàng Hải 8.000,00
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những năm vừa qua: trên thực tế, hệ thống NHTM
VN đã và đang đóng vai trò chi phối thị phần tín dụng (86,47% toàn hệ thống). Tính đến
hết tháng 10/2012, dư nợ cho vay toàn ngành kinh tế đạt 2.939.892 tỷ đồng, đây là nguồn

vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như góp
phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.
21
Chính sách quản lý ngoại hối từng bước được tự do hóa: việc thực hiện chính sách
quản lý ngoại hối đã được tiến hành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý
nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các địa phương, đồng thời
tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân thực hiện các giao dịch ngoại hối, từ đó giúp
NHNN có điều kiện tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách theo mô hình NHTW hiện
đại. Bên cạnh đó, NHNN đã xóa bỏ nhiều loại giấy phép theo hướng phù hợp dần với yêu
cầu hội nhập quốc tế, từng bước đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, tạo ra sự
thông thoáng hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại.
Hệ thống công nghệ ngành ngân hàng đã có sự tiến bộ rõ rệt: Điều này được thể
hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 ngày đến
hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh toán, thì ngày nay nhờ có đổi
mới công nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí
bằng giây. Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới công nghệ mà hệ thống ngân hàng thương mại đã
đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ
thông tin, chẳng hạn như: dịch vụ như ATM, POS, EDC, Internet Banking, Telephone
Banking, ngân hàng trực tuyến từ đó đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
2.1.2. Những rủi ro, yếu kém chủ yếu của hệ thống NHTM giai đoạn này:
Trong những năm qua, hệ thống các TCTD phát triển nhanh và góp phần quan
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống các TCTD đã
bộc lộ nhiều yếu kém, rủi ro gây mất an toàn hoạt động và đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ
mô.
- Rủi ro trong hoạt động ngân hàng rất lớn, đặc biệt rủi ro tín dụng của các TCTD
Việt Nam: Tín dụng cho nền kinh tế tăng nhanh nhưng chất lượng tín dụng của các TCTD
thấp. Theo báo cáo của các TCTD, đến cuối tháng 09/2011 nợ xấu của toàn hệ thống là
82.700 tỷ đồng tương đương 3,31% tổng dư nợ cho nền kinh tế, trong đó: Nhóm TCTD Việt
Nam là 3,44% (NHTMNN: 3,62%, NHTMCP: 2,44%, Công ty tài chính: 3,11%, Công ty

cho thuê tài chính : 51,7%) và nhóm TCTD nước ngoài: 2,09% (Ngân hàng 100% vốn nước
ngoài: 1,21%; Ngân hàng liên doanh: 4,46%; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 1,63%;
Công ty tài chính: 5,52%, Công ty cho thuê tài chính: 5,88%).
Theo số liệu giám sát đến cuối tháng 6/2011 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân
hàng, tỉ lệ nợ xấu thực tế của hệ thống các TCTD hiện nay là 6,62% tổng dư nợ tín
dụng. Nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỉ lện nợ xấu của hệ thống các TCTD
có thể lên tới 02 chữ số (Tổ chức xếp hạng Fitch Rating đánh giá ở mức 13%), khi đó
trích lập dự phòng đầy đủ thì nhiều TCTD của Việt Nam bị lỗ, thậm chí không còn vốn
tự có.
Dự phòng rủi ro không được trích lập đầy đủ tương xứng với mức độ rủi ro. Đến
ngày 30/09/2011, dự phòng rủi ro (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) sẵn có chi
tương đương 47,85% nợ xấu (theo số liệu nợ xấu của TCTD báo cáo) hay tương đương
26,67% nợ xấu (theo nợ xấu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), thấp hơn so
với nhiều nước. Tỉ lệ này còn thấp hơn nhiều niếu phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Rủi ro của hệ thống các TCTD cao là do: (1) Hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều
rủi ro và phụ thuộc nhiều vào vốn của hệ thống các TCTD, nhất là hệ thống doanh
nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có tình hình tài chính kém lành
mạnh, kinh doanh kém hiệu quả; (2) Đạo đức của một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái
hóa, biến chất, câu kết với khách hàng vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân; (3) Chuẩn
mực, điều kiện cấp tín dụng thiếu chặt chẽ; Trình độ, năng lực thẩm định, đánh giá, quản
lý tín dụng của các TCTD còn nhiều yếu kém; (4) Mức độ tập trung tín dụng rất lớn vào
các lĩnh vực kinh doanh rủi ro và không có hiệu quả cao như bất động sản, doanh nghiệp
22
nhà nước, tập đoàn kinh tế; (5) Cấp tín dụng cho các bên liên quan, nhất là các cá nhan
hoặc doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, kiểm soát của các cổ đông lớn của ngân hàng.
+ Tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản quá lớn đặt sự an toàn của hệ
thống các TCTD phụ thuộc vào thị trường bất động sản. Theo báo cáo của các TCTD
dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 0 9/2011 là 2.3.600 tỉ
đổng (giảm 13,46% so với cuối năm 2010), tương đương 8,15% tổng dư nợ tín dụng.
Nếu bao gồm cả các khoản tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản thì dư nợ tín

dụng đối với bất động sản là 1.331.032 tỷ đồng tương đương 53,3% tổng dư nợ tín
dụng, trong đó dư nợ tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản của các TCTD Việt
Nam là 1.298.633 tỷ đồng, tương đương 57,3% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD Việt
Nam.
Dư nợ tín dụng đối với bất động sản lớn, song chất lượng tín dụng thấp và
đang có chiều hướng giảm do thị trường bất động sản suy giảm đang trở thành rủi ro rất
lớn đối với các TCTD. Giá trị bất động sản giảm tác động tiêu cực đến khả năng trả nợ
của khách hàng vay và gí trị tài sản đảm bảo bằng bất động sản. Theo số liệu của các
TCTD đến cuối tháng 09/2011, nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản là
8.445 tỷ đồng tương đương 4,15% dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Trong đó, các TCTD trong nước có nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản là
8.350 tỷ đồng tương đương 4.36% dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Ước tính tổn thất nợ xấu liên quan đến bất động sản: Trong tổng nợ xấu 143.013
tỉ đồn đến cuối tháng 6/2011 (theo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), ước tính có
76.226 tỷ đồng nợ xấu liên quan đến bất độn sản, trong đó có khả năng mất vốn là 30.000
tỷ đồng.
+ Mức độ tập trung tín dụng đối với một số khách hàng và nhóm khách hàng
liên quan rất lớn. Khi những khách hàng vay lớn gặp khó khăn về tài chính và kinh
doanh có khả năng gây tổn thất lớn cho TCTD. Đến cuối tháng 09/2011 dư nợ cho vay
doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồngtương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng,
trong đó dư nợ cho vay 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước là 218.738 tỷ đồng (riêng Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam 72.300 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực 62.800 tỷ đồng, Tập đoàn
Công nghiệp Than, Khoáng sản 20.500 tỷ đồng và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy
19.600 tỷ đồng) tương đương 8,76% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành và chiếm 52,66% dư
nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu đến cuối tháng 06/2011 của Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân hàng, trong tổng số 1.002.962 khách hàng được chọn xem xét có
dư nợ tín dụng tạ 60 TCTD trong nước có 88 khách hàng và nhóm khách hàng liên quan
có dư nợ lớn (trên 1.000 tỷ đồng) với hơn 2.300 món vay. Tổng dư nợ cấp tín dụng
của 88 khách hàng và nhóm khách hàng liên quan này là 400.972 tỷ đồng và chiếm tới
16,3% tổng dư nợ tín dụng của 60 TCTD trong nước.

+ Quy mô tín dụng của các TCTD rất lớn so với GDP làm cho hệ thống các
TCTD dễ bị tổn thương từ những thay đổi bất lợi của nền kinh tế và sự bất ổn của hệ
thống các TCTD cũng sẽ tác động rất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tổng dư nợ
tín dụng so với GDP đến cuối năm 2010 la 116%, cao hơn các nước Indonesia 35,56%,
Philippines 50,63%, Braxin 76,11%, Ấn Độ 49%, Hàn Quốc 105%, Singapore 85,73%,
Mỹ 43%.
- Hệ thống doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng nhưng hiệu quả
kinh doanh thấp, tài chính kém lành mạnh: Theo số liệu giám sát đến cuối tháng
06/2011 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, chỉ tính riêng 2.649 khách hàng
thua lỗ có tổng dư nợ tín dụng 67.911 tỷ đồng tương đương 2,7% tổng dư nợ tín dụng
của toàn ngành. 1% khách hàng vay ngân hàng chiếm 13,6% tổng dư nợ tín dụng có hệ
số nợ so vốn chủ sở hữu từ 03 lần trở lên.
23
- Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm cho rủi ro hệ thống rất
cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn hoặc đổ vỡ. Ngân hàng trong những năm
qua là ngành có tốc độ phát triển nhanh đã thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài
nước đầu tư vốn kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Đặc biệt, nhiều tập đoàn kinh tế
và tổng công ty nhà nước đầu tư, nắm giữ cổ phiếu và là cổ đông lớn hoặc chủ sở hữu
của ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Không ít TCTD đã bị các cổ đông lớn lạm dụng
trở thành kênh cung cấp vốn cho các cổ đông, doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu nhà
nước hoạt động chủ yếu phục vụ tập đoàn và doanh nghệp thành viên của tập đoàn.
Điều này dễ dẫn đến vi phạm các nguyên tắc quản trị rủi ro, xung đột lợi ích và sự an
toàn, ổn định của TCTD phụ thuộc vào các cổ đông lớn của TCTD. Luật các TCTD
quy định một số trường hợp không được cung cấp tín dụng (thành viên hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc của TCTD,…), một số trường hợp bị hạn chế cấp
tín dụng và giới hạn cấp tín dụng (không vượt quá 15% vốn tự có đối với một khách
hàng và không quá 25% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan). Tuy
nhiên, trên thực tế bằng nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các
quy định an toàn hoạt động tín dụng.
+ Về vấn đề sở hữu chéo cổ phần của cổ đông lớn giữa các TCTD, Luật Các

TCTD có các quy định chặt chẽ về giới hạn sở hữu cổ phần, góp phần, góp vốn, mua cổ
phần nhưng trên thực tế có trường hợp lách các quy định này thông qua ủy thác, giao vốn
cho bên thứ ba để vẫn có quyền kiểm soát, chi phối hoạt động của TCTD. Nhiều NHTM
thành lập các công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, cho thuê tài chính và
phi ngân hàng không có hiệu quả và tăng thêm rủi ro cho các NHTM, đồng thời gây khó
khăn hơn cho công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý.
+ Việc kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất khó khăn
do thiếu bằng chứng pháp lý. Sự đan xem sở hữu vố TCTD này với TCTD khác dẫn đến
không chỉ vấn đề vốn điều lệ tăng không thực chất mà còn giảm hiệu quả quản trị ngân
hàng, gia tăng xung đột lợi ích, đồng thời làm cho rủi ro có tính hệ thống lớn hơn khi
TCTD hoặc cổ đông lơn của TCTD này gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng tới không chỉ một
TCTD.
- Năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng
trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát
chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng
thành viên và các vị trí quản lý của TCTD. Nhiều cổ đông lớn và người đại diện cổ đông
lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhưng lại thiếu kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quả
trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các TCTD hoạt động
chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính
sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của các TCTD nhìn chung chưa có hiệu quả
cao dẫn đến chưa kiểm soát có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của
TCTD.
- Cạnh tranh giữa các TCTD thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các TCTD
dẫn đến kỷ cương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không
tôn trọng: Phương thức, chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của các TCTD trong
nước nhiều hạn chế. Mục tiêu chạy theo lợi nhuận đã lấn át yêu cầu bảo đảm an toàn
kinh doanh của các TCTD và dẫn tới vi phạm quy định pháp luạt về hoạt động ngân
hàng khá phổ biến. Phương pháp cạnh tranh chủ yếu của các TCTD Việt Nam là bằng
giá/lãi suất, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ.

Cùng với năng lực quản trị yếu kém, đạo đức kinh doanh ngân hàng chưa cao
làm gia tăng mứ độ rủi ro hoạt động và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
24
Canh tranh trong lĩnh vực ngân hàng có nơi, có lúc trở nên quá mức, không lành mạnh,
không có trật tự, kỷ cương đã làm gia tăng rủi ro và hành vi gian lận trong hoạt động
ngân hàng. Trên thị trường tiền tệ xuất hiện biểu hiện một số TCTD có quy mô lớn lũng
đoạn, thao túng thị trường, nhất là về lãi suất và tỷ giá, trong khi một số TCTD nhỏ
khác lại ngày càng bị chi phối bởi những TCTD lớn.
- Các TCTD trong nước nhìn chung có năng lực tài chính còn hạn chế và hiệu
quả kinh doanh thấp: Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP
các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010,
tuy nhiên đên nay còn 03 NHTM chưa đáp ứng được mức vốn tối thiểu nói trên. Số
NHTM có mức vốn điều lệ dưới 5.000 tỷ đồng (tương đương gàn 240 triệu USD) còn khá
lớn (30 NHTM). NHTM có mức vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (21 ngàn tỷ đồng tương đương 1 tỉ USD).
Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng
như các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Năm 2010, chênh lệch thu nhập, chi
phí so với vốn chủ sở hữu (ROE) là 17,19%
2
và chênh lệch thu nhập, chi phí so với tài
sản có (ROA) chỉ ở mức 1,44%
3
. Trong 9 tháng đầu năm 2011, ROE là 13,4% và ROA là
1,17% (cùng kỳ năm 2010, ROE 14,65% và ROA 9,88%). Nếu thực hiện phân loại nợ
và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và hạch toán theo chuẩn mực kế toán
quốc tế thì hiệu quả kinh doanh của các TCTD Việt Nam còn thấp hơn nữa.
- Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam hết sức yếu và dễ đổ vỡ trước
tác động bất lợi, đột ngột từ môi trường kinh doanh:
+ Chất lượng tài sản thấp, nợ xấu lớn và có chiều hướng tăng như trên đã trình
bày, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế trong ít nhất 02 năm tới chính sách tiền tệ, tài

khóa tiếp tục chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất kinh doanh khó khăn, thực
hiện cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiếp tục điều chỉnh
giảm và khó phục hồi nhanh;
+ Các TCTD Việt Nam rất dễ bị mất khả năng chi trả trên diện rộng dẫn đến
khủng hoảng hệ thống do một số nguyên nhân sau đây:
(1) Tăng trưởng tín dụng qua nhanh và nhanh hơn huy động vốn trong một thời
gian kéo dài làm cho bộ phận TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn từ NHNN và huy động
vốn từ thị trường liên ngân hàng để tài trợ thanh khoản thiếu hụt hoặc tạo nguồn mở
rộng tín dụng. Đến cuối tháng 9/2011, số dư NHNN cho vay TCTD qua các kênh tái cấp
vốn và thị trường mở chưa đến hạn là 121.112 tỷ đồng tương đương 6,33% tổng dư nợ tín
dụng bằng VNĐ của cả hệ thống; Số dư vốn huy động của các TCTD Việt Nam từ thị
trường liên ngân hàng là 702.527 tỷ đồng, tương đương 18,12% so với dư nợ tín dụng
của nền kinh tế. Quy mô thị trường liên ngân hàng đến cuối tháng 9/2010 là 831.066 tỷ
đồng tương đương 33,3% tổng dư nợ của toàn hệ thống cho thấy: Một khối lượng vốn
không nhỏ chảy lòng vòng trên thị trường liên ngân hàng tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa các TCTD; Rủi ro hệ thống rất lớn khi có thị trường biến động đột ngột; Thị
trường hình thành một nhóm ngân hàng chuyên đầu tư, cho vay TCTD khác để kiếm lời
và một bộ phận TCTD phụ thuộc vào nguồn vốn của thị trường liên ngân hàng.
(2) Cho vay quá mức dẫn đến hệ số sử dụng vốn của các TCTD Việt Nam rất cao
và vượt mức an toàn: Đến cuối tháng 09/2011, tỉ lệ tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế
so với huy động vốn từ nên kinh tế là 100,4%; Nếu tính cả các khoản đầu tư khác
(đầu tư, góp vốn, mua trái phiếu doanh nghiệp, các khoản phải thu khác) thì tổng đầu
tư của toàn hệ thống cho nền kinh tế là 2.813.591 tỷ đồng bằng 113% huy động vốn từ
nền kinh tế. Việc cho vay quá mức dẫn đến dự trữ thanh khoản thấp, TCTD phải vay
NHNN hoặc vay nước ngoài để tài trợ tăng trưởng tín dụng.
(3) Cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không ổn định; Mất cân đối nghiêm trọng
25

×