8 lưu ý cần thiết cho một chuyến du
lịch gia đình
1. Lên lịch, kiểm tra địa điểm, các điểm chơi và tình hình thời tiết
- Chọn thời điểm trong năm để đi cũng rất quan trọng. Thường các chuyến đi sẽ vào mùa hè hay
vào dịp nghỉ Lễ, Tết. Để đảm bảo, bạn nên đặt phòng khách sạn trước, liên hệ phương tiện đi lại,
mua sẵn vé tàu hoặc vé máy bay cho cả hai chiều đi và về.
- Tìm hiểu thời tiết ở nơi này sẽ giúp bạn có phương án mang đồ cần mang theo.
Lưu ý: Tránh đi vào mùa mưa bão hay trong thời tiết quá lạnh
2. Giấy tờ tùy thân
- Tiền bạc đầy đủ.
- Nếu bạn ra nước ngoài thì nên đổi trước đồng tiền của nước đó tại nhà để khi sang có thể dùng
ngay
- Hộ chiếu và chứng minh thư
- Bản sao giấy đăng ký kết hôn (để check-in khách sạn khi đi cùng gia đình)
- Bản sao giấy khai sinh của con cái (để check-in máy bay trong nước khi chưa có hộ chiếu,
CMND)
- Số điện thoại khẩn cấp – địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam (khi tự đi du lịch nước ngoài)
- 2 ảnh cá nhân (khổ làm hộ chiếu), bản sao thông tin cá nhân trong hộ chiếu (sử dụng khi mất
hộ chiếu)
- Bản sao danh sách đồ dùng mang theo (để kiểm tra khi mang về, hoặc khai báo khi mất hành
lý)
- Giấy phép lái xe, bảo hiểm (nếu bạn tự lái xe đi du lịch)
- Sổ tay nhỏ ghi chép những địa chỉ, số điện thoại có thể liên lạc nếu bạn có việc
Lưu ý: Các giấy tờ này bạn nên cất gọn gàng trong túi đeo bên người để tiện việc trình báo và
cẩn thận khi ở nơi đông người
3. Đồ điện tử mang theo
- Điện thoại di động
- Máy chụp ảnh, pin, sạc, thẻ nhớ
- Máy nghe nhạc Ipod/ Discman/MP3, pin
- Đồ sạc pin cho điện thoại di động, máy chụp ảnh, quay phim, laptop
- Ổ cắm điện phù hợp hoặc ổ cắm đa quốc gia (khi du lịch nước ngoài)
- Máy sấy tóc nhỏ, tiện và gọn
Lưu ý: Bạn nên xếp gọn trong túi chống thấm nước.
4. Thuốc men
- Thuốc tiêu hóa, tiêu chảy
- Thuốc cảm, viêm họng, hạ sốt
- Kem chống nắng, chống nẻ, chống dị ứng
- Kem chống côn trùng
- Dầu gió
- Vitamin C, B1
- Băng cứu thương, gel
- Thuốc chống say xe/máy bay/tàu
- Các loại thuốc đặc trị tùy theo nhu cầu của từng người
- Thuốc cho trẻ
Lưu ý: Bạn nên để nơi dễ lấy trong hành lý
5. Trang phục: Tùy theo số ngày và nơi bạn đến để mang đồ cho phù hợp
- Mũ có vành và có thể gấp gọn trong túi
- Kính mát
- Bịt mặt
- Áo thun thoải mái và thuận tiện, chất liệu không phải là càng tốt
- Quần dài, quần short, váy
- Quần áo ngủ (pijama)
- Giày thể thao và 1 đôi dép
- Đồ lót
- Tất, găng tay, khăn choàng, áo ấm, áo len (nếu đến vùng có thời tiết lạnh)
Lưu ý: Quần áo nên để trong túi nilon trước khi cho vào vali, tránh mùi tàu xe
6. Đồ dùng vệ sinh cá nhân:
- Bàn chải, kem đánh răng, lược, khăn mặt
- Dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt
- Kem và đồ dùng cạo râu cho nam
- Dung dịch súc miệng
- Mỹ phẩm: nên mang bằng những lọ nhỏ, gọn
- Keo xức tóc
- Dung dịch tẩy trang
Lưu ý: Mang theo bằng những lọ nhỏ, để ở ngăn ngoài của balo hoặc vali
7. Các đồ dùng khác:
- Túi đeo ngang vai đựng các đồ cần thiết và quan trọng
- Balô, vali đựng đồ
- Tạp chí, sách giải trí
- Giấy ghi chú, viết
- Bản đồ, sách hướng dẫn các điểm cần đến
- Túi kim chỉ, khuy…
- Túi nilon đựng đồ bẩn, túi nôn
- Bộ bài, đôminô, cờ tướng
- Nút nhét tai chống ồn (khi ngủ)/chống vào nước (khi bơi)
- Mặt nạ che mắt khi ngủ
- Gối ngủ (trên xe, máy bay)
- Con dao nhỏ để gọt hoa quả
- Bật lửa cho chàng<
- Một chiếc chăn mỏng
- Quần áo đi mưa, ô hoặc mảnh mưa
- Đồ ăn vặt: một chút bánh trái, nước uống, socola, kẹo caosu
Lưu ý: Các vật nhọn khi bạn mang theo, nhớ để trong hành lý kí gửi.<
8. Với trẻ nhỏ:
- Khăn lông
- Khăn giấy ướt (hộp)
- Tã giấy
- Mền đắp, quấn (nhẹ, mềm)
- Túi địu bé sau lưng/trước ngực
- Nhiều quần áo ngoài/lót ban ngày, ban đêm (để thay đổi), áo quần ấm, vớ
- Dầu, phấn trẻ em
- Đồ chơi/giải trí (tùy lứa tuổi)
- Kẹp, dây buộc tóc cho bé gái
- Sữa, nước trái cây đóng hộp, thức ăn trẻ em
- Hộp sữa, bình sữa, dụng cụ pha sữa, bình hâm sữa, máy khử trùng đồ dùng ăn uống của bé
- Giầy; dép
- Áo khoác (dù đến nơi có khí hậu nóng, do máy điều hòa trong nhà hàng có thể rất lạnh với bé)
- Dầu tắm, gội và đồ dùng vệ sinh cá nhân
Lưu ý: Cẩn thận với đồ cho trẻ, mang những thứ cần thiết và tiện dụng