NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI SOẠN
NỘI DUNG QUẢNG CÁO
Quảng cáo là công cụ hữu hiệu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người
tiêu dùng. Một quảng cáo thành công sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,
nhưng đây cũng là con dao 2 lưỡi khiến bạn có thể bị đẩy lùi ra khỏi thị trường.
Một số doanh nghiệp tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền vào quảng cáo mà chỉ
thu lại được những kết quả khiêm tốn vì đã lỡ quên những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
1/ Xác định khách hàng:
Phải phân tích và nắm rõ đối tượng của các chiến dịch quảng cáo bạn đang
hướng tới để xác định thông điệp phù hợp. Hãy phác hoạ bức tranh về khách hàng tiềm
năng, nghĩ về nhu cầu quan trọng nhất của họ, tình cảm của họ dành cho ai, cảm xúc
họ như thế nào…
2/ Nắm chắc câu trả lời:
“sản phẩm, dịch vụ của bạn đem lại lợi ích gì mà khách hàng phải cần đến?”
“Sản phẩm, dịch vụ của bạn có những ưu điểm và khác biệt nào so với sản phẩm cùng
loại?…
Theo nhiều nghiên cứu, 80% số người đọc báo thường không đọc những thông
tin chi tiết mà chỉ lướt rất nhanh và xem những gì nổi bật. Ngoài ra, khách hàng khách
hàng chỉ muốn biết 1 điều duy nhất: họ được gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
bạn. Chính vì thế, bạn cần làm sao để tiêu đề dù ngắn gọn nhưng phải đảm bảo cho
khách hàng thấy được những gì họ cần, giúp họ nhận ra một lợi ích nào đó và lợi ích
đó có thể đạt được một cách dễ dàng.
3/ Sử dụng dòng tiêu đề lôi cuốn:
Các chiến dịch tiếp thị, đặc biệt tiếp thị bằng thư điện tử rất cần một dòng tiêu
đề thu hút sự chú ý và thuyết phục người đọc nhất định phải mở email hay kết nối
quảng cáo. Có đến 1/3 đọc giả sẽ dừng lại sau khi đọc 50 từ đầu tiên, 25% tiếp theo sẽ
dừng lại sau khi đọc đến từ thứu 200, do vậy bạn không cần phải viết dài.
Nên tuyên bố một điều gì đó mới mẻ hoặc đặt câu hỏi gợi tính tò mò cho người
đọc. Câu quảng cáo “giảm 10kg trong 10 ngày!” có thể làm nhiều người chú ý xem
tiếp (dù có thể không tin). Câu “dễ dàng giảm 10kg trong 10 ngày!” sẽ thu hút hơn (vì
mọi người vẫn thích sự dễ dàng mà). Kết hợp với một lời tuyên bố, chẳng hạn như “đã
có cách giảm 10kg trong 10 ngày!” sẽ làm mọi người háo hức tìm đọc nhất.
4/ Có lời đề nghị mua hàng cụ thể:
Dù trực tiếp hay gián tiếp đề nghị, bạn vẫn phải kêu gọi hành vi mua hàng của
người xem quảng cáo, vì đó là mục tiêu đầu và chung nhất của quảng cáo. Doanh số là
thước đo chính xác nhất về hiệu quả của một quảng cáo. Hãy truyền thông điệp mua
hàng đến các khách hàng quen lẫn khách hàng mới.
5/ Tên công ty:
Đừng dùng tên công ty làm tiêu đề để quảng cáo trừ khi tên đó là lời tuyên bố
bán hàng mạnh mẽ. “Bệnh viện máy tính iCare” có thể xuất hiện được trên tiêu đề
nhưng “Công ty TNHH TMDV Tân Vinh” thì nên cân nhắc thêm.
6/ Viết nhiều tiêu đề khác nhau để chọn lựa:
Tiêu đề quảng cáo nên tác động vào cảm giác và tình cảm của con người. Một
lợi ích rõ ràng và mạnh mẽ sẽ khơi nguồn cho những cảm xúc. Nên đem đến những lợi
ích mà họ sẽ được hưởng chứ đừng mô tả đặc điểm của sản phẩm, công ty bạn, hãy đối
diện với những mong muốn và nhu cầu của con người và đáp ứng những điều đó.
7/ Tránh những từ ngữ không dứt khoát:
Khi viết các tiêu đề, đề mục và nội dung quảng cáo, những từ ngữ kiểu ra lệnh
trực tiếp, các từ viết tắt hay từ có tính ám chỉ không nên được sử dụng. Chẳng hạn như
những từ “có thể”, “có lẽ”, “hy vọng”, “mong muốn”, “cố gắng”, “tuy nhiên”, “dường
như” và “nỗ lực”. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các từ như “sẽ” và “chắc chắn” để
miêu tả những gì mà sảm phẩm, dịch vụ của bạn sẽ mang đến cho khách hàng.
8/ Luôn dùng thì hiện tại và ngôi thứ 2 trong quảng cáo:
Dùng danh xưng “bạn” bất cứ khi nào có thể. Hướng mọi thông tin đến khách
hàng chứ không phải bản thân bạn.
9/ Không sử dụng thể bị động :
Thể bị động sẽ làm suy yếu nội dung thông điệp của bạn, vì vậy bạn cần tránh
xa dạng này. Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn nhận ra sự khác biệt: “được bình chọn
là hàng Việt Nam chất lượng cao, dầu gội X cho bạn mái tóc sạch gầu, bóng mượt” và
“là hàng Việt Nam chẩt lượng cao, dầu gội X cho bạn mái tóc sạch gầu, bóng mượt”.
10/ Không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa phủ định:
Thay vì dùng những từ ngữ mang nghĩa phủ định, bạn hãy chuyển chúng sang
nghĩa khẳng định. Tránh sử dụng những từ như “phức tạp”, “sai lầm” mà nên dùng
thường xuyên những từ kiểu như “dễ dàng”, “chắc chắn”.
Từ mang nghĩa phủ định sẽ làm thiệt hại lớn đến kết quả công việc, bởi chúng
dễ tạo ra những cảm giác tiêu cực nơi người tiếp nhận.