Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp học: Bản đồ tư duy pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.29 KB, 6 trang )

Phương pháp học: Bản
đồ tư duy




Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sử dụng sức
mạnh của não bộ để tư duy, ghi nhớ. Đặc biệt, khi chúng ta đã tự thiết kế, tự
ghi chép bằng giấy và bút màu thì hiểu sâu hơn vì đã biết chuyển kiến thức
từ sách giáo khoa thành cách hiểu của riêng mình
Bản đồ tư duy (BĐTD) chính là “đề cương ôn tập chi tiết”

Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta kiểm tra lại
kiến thức đã học, làm tăng mức độ hiểu biết và nâng cao khả năng thuyết
trình trước đông người. Ngoài ra, BĐTD còn rèn thêm khả năng vẽ, kích
thích trí tưởng tượng, sáng tạo. Mỗi khi ôn tập cuối kỳ, chỉ cần nhìn vào
BĐTD là các bạn đã có thể tự hệ thống lại kiến thức mà không mất nhiều
thời gian làm “đề cương, đáp án”

Hiểu nôm na, bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây với nhiều
nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một hình ảnh
trung tâm, là ý tưởng chính. Nối với nó là các nhánh lớn, nhỏ thể hiện các
vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều
nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện vấn đề ở
mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh
luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể”
mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Đây là bản đồ “ý
tưởng”, tùy thích, không yêu cầu tỷ lệ chặt chẽ như bản đồ địa lý nên sẽ phát
huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.




Ứng dụng BĐTD cho thuyết trình

Với BĐTD bạn hãy đặt chủ đề, ý tưởng chính của bài thuyết trình ở
trung tâm của trang giấy và phát triển, liên kết ra các nhánh, làm nổi bật vấn
đề dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà bạn định trình bày. Với bản BĐTD
hợp lý, nó sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều và bạn chỉ cần nửa giờ đồng hồ để
trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, khoa học…

Sử dụng BĐTD để tóm lược cuốn sách

Phương pháp BĐTD này khai thác cả hai khả năng liên kết và tưởng
tượng. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một
vấn đề ra thành một dạng của lược đồ, liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau.

Đầu tiên nên đọc lướt qua cuốn sách một lượt, chia những mục chính
và tiêu đề của các chương thành các nhánh trong bản đồ, từ đó bạn có thể bổ
sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện.

Dựa vào BĐTD bạn sẽ nắm được diễn biến cuốn sách, tăng khả năng
hiểu và đọc hiểu của bạn, để khi xem lại bạn có thể nắm được toàn bộ nội
dung của nó giúp cho trí nhớ của bạn chính xác hơn.

BĐTD giúp hình thành ý tưởng

BĐTD được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách
nhanh nhất và hoàn toàn tự tin để trình bày nó. Môn văn cũng giống như
những môn khác, với một đề văn có sẵn, bạn hãy đặt nó vào trọng tâm bản
đồ tư duy và phát triển với những ý chung quanh. Mỗi nhánh của bản đồ tư
duy là một liên kết đề bài.

Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để
mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Phương pháp bản đồ tư duy này được phát
triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Theo ông, “Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh
chóng, linh hoạt, qua đó bạn có thể sáng tạo và đổi mới không ngừng trong
công việc và cuộc sống”. Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải tập
luyện nó (giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy).
Ông đưa ra ví dụ nếu tưởng tượng về một người bạn thân thì nhắm mắt lại
chúng ta không nhìn thấy chữ “người bạn thân” mà là hình ảnh người bạn
đó. Vậy nếu muốn ghi nhớ một trang giấy đầy những ghi chú, trí nhớ chúng
ta sẽ nhớ tới hình ảnh, bức tranh, ký hiệu, mã số, màu sắc, sự liên tưởng và
liên kết. Cách tốt nhất để liên kết hình ảnh trên một trang giấy là sử dụng các
mũi tên, khoảng cách, ký hiệu mà bạn nhớ được. Đó chính là bản đồ tư duy
vậy!

×