Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.56 KB, 4 trang )
Nhận biết những nguyên nhân tạo nên
căng thẳng khi làm bài thi
Không khí phòng thi trở nên nghiêm trọng từ lúc phát đề, tiếng bước
chân của giám thị, tiếng bật khóc vì không làm bài được của một thí sinh
nào đó…, không nhiều thì ít đều làm cho bạn bối rối. Rời khỏi phòng thi,
bạn phát hiện ra ngay những lầm lỗi mắc phải trong bài làm. “Chết rồi, sao
mình …!”. Rõ ràng với trường hợp này đề thi là không quá khó, nhưng tại
sao bạn bị “tai nạn” như vậy? Và rất nhiều sự cố nghễnh ngãng trầm trọng
hơn như: phạm quy, quên hoặc ghi sai số báo danh, không sử dụng máy tính
(để dưới hộc bàn lại cho rằng mình không mang theo) v.v…. Bài làm không
được như ý, cảm thấy lo lắng, rồi có thể bạn sẽ mất tinh thần ảnh hưởng đến
những môn thi sau đưa đến thất bại hoàn toàn cho một kỳ thi tưởng chừng
thắng lợi. Vì thế, thật đáng để khâm phục các thí sinh đã đạt được điểm cao,
không phải là họ không bị áp lực, nhiều nữa là khác. Đơn giản là vì khả năng
của các bạn ấy cao hơn hẳn đề thi. Nếu chỉ thi thử, cũng đề bài đó, ắt hẳn họ
sẽ hoàn thành bài làm nhanh và tốt hơn rất nhiều.
Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò,
nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như
biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực
càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ,
thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì
hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có,
dự tuyển vào các trường lớn cho “oai” dù biết trước rằng mình sẽ không đậu,
đương nhiên sẽ không bị một áp lực căng thẳng nào. Như vậy, áp lực – phát
sinh từ những động lực chính đáng – mặc dù thường gây rắc rối, làm bạn