Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.92 KB, 3 trang )
Những chú ý khi làm bài thi môn văn
Nếu là phân tích thơ, nhất thiết bài làm phải rõ cả phần nội dung lẫn phần
nghệ thuật, trong mỗi phần phải có nhiều ý nhỏ để thuyết phục
Thời gian ôn thi với các sĩ tử chỉ còn tính từng ngày, việc hệ thống lại kiến thức và
nắm vững kỹ năng làm bài là cần thiết trong thời gian này. Để làm bài thi môn ngữ
văn đạt hiệu quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, các thí sinh (TS) nên lưu ý 3
điểm sau đây:
Các sĩ tử mua tài liệu ôn thi ĐH- CĐ 2011
1. Cấu trúc đề thi
Ở kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, đề thi môn ngữ văn có 2 phần. Phần chung gồm 2
câu. Câu 1 (2 điểm) thuộc dạng tái hiện kiến thức (trình bày cuộc đời, sự nghiệp,
phong cách nghệ thuật của nhà văn lớn; giải thích nhan đề tác phẩm; nêu tình
huống truyện; khái quát một giai đoạn, một nội dung nào đó…). Câu 2 (3 điểm)
viết một bài văn nghị luận xã hội theo số chữ quy định với các nội dung nghị luận
về một tư tưởng đạo lý; một hiện tượng trong đời sống; một vấn đề xã hội trong
tác phẩm văn học.
Phần riêng có 2 câu (3a hoặc 3b, 5 điểm), TS chỉ chọn làm một câu với kiến thức
nghị luận văn học.
Rất đông thí sinh chọn mua sách tham khảo trong những ngày ôn thi ĐH, CĐ.
Ảnh: Minh Quyên
2. Trình bày nội dung tương ứng
Đối với câu 2 – nghị luận một tư tưởng đạo lý, TS nên làm theo hướng giải thích –
phân tích, bàn luận – nêu bài học kinh nghiệm; nếu nghị luận một hiện tượng trong
đời sống thì làm theo hướng thực trạng – nguyên nhân – giải pháp; nếu nghị luận
một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học thì nên kết hợp các cách trên và nêu
cảm nhận của bản thân về vấn đề được bàn luận. Điểm chú ý ở câu này là nên bám
sát yêu cầu, có cái nhìn, đánh giá đúng vấn đề.
Ở câu 3, có thể đề yêu cầu nghị luận một đoạn thơ, bài thơ, một nhân vật, một
đoạn trích hoặc một ý kiến bàn về tác phẩm, giai đoạn văn học. Đây là câu có số