Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các công việc sữa chữa thường gặp ở hệ thống điện nạp ắc quy potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 12 trang )

Các Công Việc Sửa Chữ ường Gặp Hệ Thống Điện

-72-
a Th
Nạp Ắc Quy

Khái quát
Ắc quy được nạp bằng cách cho dòng điện từ
máy nạp ắc quy chạy qua ắc quy.
Khi dòng điện chạy qua ắc quy, phản ứng hóa
học sẽ xảy ra và nồng độ của chất dung dịch
điện phân tăng lên. Trong khi phản ứng xảy ra,
chất khí dễ cháy sẽ sinh ra.
CHÚ Ý:

Dung dịch ắc quy có chứa axit sunphuarix loãng.
Nếu nó tiếp xúc với da hay quần áo, ngay lập tức
dùng thật nhiều nước rửa vùng bị ảnh hưởng.

Trong khi đang nạp, do ắc quy sinh ra khí hydro và
ôxy, bất kỳ ngọn lửa nào ở gần sẽ gây ra cháy nổ.


Máy nạp ắc quy
(1/1)

Công việc chuẩn bị trước khi nạp
1. Đo nồng độ dung dịch
Sử dụng tỷ trọng kế, đo nồng độ dung dịch của
dung dịch ắc quy.
2. Bổ sung dung dịch ắc quy


Đổ thêm nước cất đến mức UPPER.
CHÚ Ý:

Nếu dung dịch ắc quy được đổ vào quá mức
UPPER, lượng khí sinh ra trong quá trình nạp sẽ
tăng lên và dung dịch có thể trào ra.

Không đổ nước vòi v.v.
(1/1)
Nút thông hơi
Tỷ trong kế
Nước cất


Máy nạp ắc quy

Kẹp nạp

Bộ ngắt mạch

Công tắc thời gian


Đèn báo nhầm cực

Bộ điều chỉnh dòng

Nút thông hơi

Nạp ắc quy

1. Tháo nút thông hơi
Tháo nút để xả khí sinh ra khi nạp ắc quy.
2. Nối kẹp nạp của máy nạp ắc quy
(1)
Chắc chắn rằng bộ ngắt mạch ở phía đầu ra
của máy nạp ắc quy, công tắc thời gian và
bộ điều chỉnh cường độ dòng điện tắt.
CHÚ Ý:
Nếu kẹp được nối ở trạng thái ON, dòng điện cường độ
cao chạy qua và tia lửa có thể xảy ra.
(2)
Nối kẹp đỏ (+) của dây máy nạp ắc quy vào
cực dương (+) của ắc quy.
(3)
Nối kẹp đen (-) của dây máy nạp ắc quy vào
cực âm (-) của ắc quy.
CHÚ Ý:
Nếu nối nhầm dây đèn báo nhầm cực ắc quy sẽ sáng
lên và chuông báo kêu.
(1/9)
Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-73-

THAM KHẢO:
Ắc quy không cần bảo dưỡng
Ắc quy không cần bảo dưỡng sinh ra ít khí hơn
so với ắc quy thường (ắc quy này cần bảo
dưỡng định kỳ) và lượng dung dịch bay hơi
cũng ít hơn. Trong quá trình nạp, một ít khí

được tạo ra, nên không cần tháo nút.


Ắc quy thông thường
Ắc quy không cần bảo dưỡng
(1/1)
3. Nạp ắc quy
Có 2 phương pháp nạp ắc quy.
•Nạp thường
Cho dòng điện cường độ thấp chạy qua để nạp
ắc quy trong khoảng thời gian dài.
Nạp ắc quy trong khoảng thời gian và dòng như
vậy cho ắc quy ở trạng thái phóng hết điện.
•Nạp nhanh
Cho dòng điện lớn chạy qua để nạp ắc quy
trong vài giờ.
Cách nạp này ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy.


Nạp thường
Nạp nhanh
Ămpe kế
(2/9)
CHÚ Ý:

Những điểm cần chú ý khi nạp ắc quy đặt trên
xe
(1)
Phủ thân xe để phòng trường hợp dung dịch
ắc quy bắn ra.

(2)
Tháo trước cả hai cực dương và âm

Trục trặc trong khi nạp
(1)
Nếu quan sát thấy có những triệu chứng sau
đây, có thể có những trục trặc như ngắn
mạch. Do đó, ngay lập tức ngừng nạp.
• Thậm chí nếu ắc quy được nạp, điện áp và
nồng động dung dịch không tăng lên.
• Không có khí thóat ra.
• Nhiệt độ tăng cao.
(2)
Cẩn thận để nhiệt độ của dung dịch ắc quy
không vượt quá 45OC. Nếu nhiệt độ vượt
quá 45OC, hãy giảm dòng nạp hay tạm thời
ngừng nạp.

(3/9)
Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-74-

4. Nạp thường
(1)
Đặt thời gian đến mức SLOW.
(2)
Đặt dòng nạp.
Dòng nạp nên đặt khoảng 1/10 so với dung
lượng của ắc quy.

(3)
Thỉnh thoảng kiểm tra nồng độ dung dịch và
nhiệt độ của ắc quy.
CHÚ Ý:
Cẩn thận để nhiệt độ của dung dịch ắc quy không tăng
quá cao (vượt quá 45OC).


Công tắc thời gian
Bộ điều chỉnh cường độ dòng điện
Ămpe kế
(4/9)
Tính tóan thời gian và cường độ dòng điện nạp.

Tính tóan cường độ dòng điện nạp
Hãy tính đến kiểu của ắc quy.
Cường độ dòng điện nạp (A) = Dung lượng ắc
quy (AH) ÷ 10
Ví dụ:
24 ÷ 10 = 2.4 (A)

Tính tóan thời gian nạp
(1)
Tính toán mức độ phóng điện (%)
Tính tóan mức độ phóng điện bằng nồng độ
dung dịch của ắc quy.
Ví dụ:
Nồng độ dung dịch 1.16 = 50%

(2)

Tính toán dung lượng còn lại của ắc quy
(dung lượng còn lại AH)
Dung lượng của ắc quy phóng điện (AH) = Dung
lượng của ắc quy (AH) × Mức độ phóng điện (%)
Ví dụ:
24(AH) × 50(%)=12(AH)
(3)
Tính tóan thời gian nạp
Số giờ nạp (H) = Dụng lương của ắc quy phóng
điện (AH) ÷ Thời gian nạp (A) × hằng số từ 1.2
đến 1.5.
Ví dụ:
12(AH) ÷ 2.4(A) × 1.2 = 6 (H)

(5/9)








Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-75-

5. Nạp nhanh
(1) Đặt thời gian khoảng 30 phút.
(2) Đặt cường độ dòng điện nạp.

Dòng nạp nên đặt khoảng 2/3 so với dung
lượng của ắc quy.
(3) Thỉnh thoảng kiểm tra nồng độ dung dịch và
nhiệt độ của ắc quy.
CHÚ Ý:
Cẩn thận để nhiệt độ của dung dịch ắc quy không tăng
quá cao (vượt quá 45OC).


Công tắc thời gian
Bộ điều chỉnh cường độ dòng điện
Ămpe kế
(6/9)
Tính tóan cường độ dòng điện nạp

Tính tóan cường độ dòng điện nạp
Hãy tính đến kiểu của ắc quy.

Cường độ dòng điện nạp (A) = Dung lượng ắc
quy (AH) x 2/3

Ví dụ:
24 × 2/3 = 16 (A)

(7/9)
6. Kết thúc nạp
Khi ắc quy đạt đến trạng thái sau, hãy ngừng
nạp.
• Lượng khí sing ra tăng lên.
• Nồng độ dung dịch của dung dịch ắc quy nằm

trong khoảng 1.25 và1.28.
• Điện áp giữa các cực của ắc quy trong
khoảng 15 và 17 V.


Máy nạp ắc quy
Tỷ trọng kế
Đồng hồ đo điện
(8/9)







Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-76-

7. Rửa ắc quy và lau sạch hơi nước
Không lau khí sinh ra khi nạp và dung dịch ắc
quy bắn ra sẽ gây ra rỉ.
Do đó, đứng quên lau sạch chúng bằng nước,
sau đó lau sạch hơi ẩm.

8. Kiểm tra nồng độ dung dịch
Dùng tỷ trọng kế, đo nồng độ dung dịch của ắc
quy.


9. Kiểm tra mức dung dịch ắc quy
Đổ thêm nước cất đến mức UPPER.


Nước cất
Tỷ trọng kế
Giẻ
(9/9)
Thay Cao Su Gạt Nước

Khái quát
Khi thay cao su gạt nước, hãy tháo lưỡi gạt ra
khỏi tay gạt và tháo cao su gạt nước ra khỏi lưỡi
gạt.
Khi cao su gạt nước cũ đi, tính năng gạt bị giảm
và tiếng kêu gạt nước sẽ xuất hiện. Cũng như,
lưỡi gạt có thể làm hỏng kính chắn gió. Vì
những lý do đó, cao su gạt nước cần phải thay
thế định kỳ.
Hình dạng và chiều dài của cao su gạt nước
thay đổi tùy theo kiểu xe; hãy sử dụng đúng mã
số phụ tùng.


Tay gạt nước
Lưỡi gạt nước
Cao su gạt nước
Lưỡi thép đỡ cao su
gạt nước



Vết gạt nước

Gạt kém

(1/1)
Tháo lưỡi gạt nước
1. Tháo lưỡi gạt nước
(1)
Nhấc tay gạt nước ra khỏi kính chắn gió để
dễ tháo lưỡi gạt nước.

CHÚ Ý:
Vận hành gạt nước khi lưỡi gạt đã tháo ra khỏi tay gạt
đã được nâng lên có thể làm hỏng kính chắn gió hay
nắp capô.


Tay gạt nước

Cần

Lưỡi gạt nước Giẻ

Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-77-

(2)
Trong khí ép cần trên lưỡi gạt xuống, hãy

trượt lưỡi gạt nước xuống dưới và tháo lưỡi
gạt ra khỏi tay gạt.
(3)
Để không làm hỏng kính chắn gió, hãy quấn
giẻ xung quanh đầu của tay gạt nước và đặt
nó nhẹ nhàng lên kính chắn gió.

CHÚ Ý:
Vận hành gạt nước khi lưỡi gạt đã tháo ra khỏi tay gạt
đã được nâng lên có thể làm hỏng kính chắn gió hay
nắp capô.

GỢI Ý:
Loại được lắp bằng vít.
Một số loại lưỡi gạt được bắt chặt lên tay gạt bằng vít.
Khi tahy cao su của những lưỡi gạt nước như vậy, hãy
thay cao su khi lưỡi gạt vẫn còn nằm ở vị trí đó.
(1/1)
Thay cao su gạt nước
Có hai phương pháp để thay cao su gạt nước.
Hãy sử dụng phương pháp thích hợp.
Loại có thanh đỡ
Loại không có thanh đỡ


Thanh đỡ
(1/5)













Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-78-

Loại có thanh đỡ

1. Tháo cao su gạt nước
(1)
Trong khi ấn phía bên trong của lỗ cố đinh
trên phần cao su, trượt nó theo hướng của
rãnh, và kéo vấu hãm của lưỡi gạt nước ra
khỏi cao su.
(2)
Tháo cao su ra khỏi lưỡi gạt trong khi trượt
cao su.
(3)
Tháo thanh đỡ ra khỏi cao su.

GỢI Ý:
Chiều dài và hình dạng của cao su lưỡi gạt bên trái và
phải là khác nhau.



Vấu hãm

Thanh đỡ

Cao su gạt nước

Lỗ cố định

Lưỡi gạt



(2/5)
THAM KHẢO:
Loại hình dạng của thanh đỡ không giống nhau
Trong một số kiểu xe, hình dạng của thanh đỡ
khác nhau.
Do chiều gạt của thanh đỡ phía lái xe khác với
phía hành khách trước, hãy kiểm tra chiều của
từng bên khi tháo ra.


Cao su gạt nước
Thanh đỡ


Phía lái xe


Phía hành khách

(1/1)
2. Lắp cao su gạt nước
(1)
Lắp thanh đỡ vào cao su gạt nước theo
hướng đã kiểm tra khi tháo ra.
(2)
Đưa cao su qua tất cả vấu hãm trên lưỡi gạt
sao cho phần có lỗ cố định của bề mặt cao
su quay về phía gốc của tay gạt.
(3)
Trượt cao su vào vị trí vẫu hãm đầu tiên và
khớp nó vào lỗ cố định.


Thanh đỡ
Cao su gạt nước
Vấu hãm


Lỗ cố định

Vấu hãm đầu tiên

(3/5)

Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-79-


Loại không có thanh đỡ

1. Tháo cao cu gạt nước
(1)
Ép cao su gạt nước về phía không có vấu lồi
ở bên dưới và tháo cao su ra khỏi lỗ hãm.
(2)
Kéo nó ra dọc theo rãnh của lưỡi gạt.


Cao su gạt nước
Lưỡi gạt nước
Rãnh của lưỡi gạt
Vấu lồi
(4/5)
2. Lắp cao su gạt nước
(1)
Đẩy cau su mới qua lỗ của rãnh hãm của
lưỡi gạt nước theo hướng của vấu lồi nhỏ và
ấn nó vào dọc theo rãnh của cao su.
(2)
Đẩy và ép cao su xuống dưới, rồi khớp đầu
của cao su vào lưỡi gạt nước.
GỢI Ý:
Vấu lỗi cho biết hướng của cao su.


Rãnh của cao su
Phần lồi

(5/5)
Lắp lưỡi gạt nước
1. Lắp lưỡi gạt nước
(1)
Đưa lưỡi gạt nước qua tay gạt và trượt lưỡi
gạt nước lên trên để lắp nó.
GỢI Ý:
Ấn vào cần cho đến khi nghe thấy tiếng tách.

(2)
Đặt lưỡi gạt đã nhấc khỏi mặt kính xuống và
phun nước rửa kính và vận hành gạt nước
để kiểm tra hiệu quả gạt.


Tay gạt nước
Lưỡi gạt
Cần
(1/1)








Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-80-


Thay Bóng Đèn

Khái quát

Quy trình thay thế bóng đèn khác nhau tùy theo
loại của bóng đèn hay phương pháp lắp.
1. Loại mà chỉ thay bóng trong khi bộ đèn không
tháo ra.

Bóng đèn pha
2. Loại mà bộ đèn được tháo ra trượt khi thay
thế bóng đèn.

Bóng đèn xinhan
3. Loại mà nắp được tháo ra và chỉ bóng đèn
được thay thế.

Đèn hậu

Đèn trần

(1/1)
THAM KHẢO:
Loại bóng đèn

Phương pháp tháo và lắp khác nhau tùy theo
loại bóng đèn.

Trước tiên kéo và sau đó tháo ra

Trước tiên ấn và sau đó tháo ra

Tháo cực ở cả hai phía

(1/1)
Thay bóng đèn pha
1. Tháo bóng đèn pha
(1)
Tháo giắc đèn pha.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Giắc nối
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 42-45 của file PDF)

(2)
Tháo nắp cao su trong khi kéo vào tai của
nắp cao su.
(3)
Nhả lò xo giữ bóng đèn, và tháo bóng đèn.


Giắc nối
Nắp cao su
Tai


Lò xo

Bóng đèn pha



Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-81-

CHÚ Ý:

Nếu bóng đèn để ở bên ngoài sau khi tháo ra trong
thời gian dài, chất bẩn hay hơi nước có thể bám vào
kính. Để tránh hiện tượng này, hãy nhanh chónh
thay bóng đèn.

Nếu mỡ trên da người bám vào bóng đèn, tuổi thọ
của bóng sẽ giảm xuống. Vì vậy, không chạm vào
phần thủy tinh của bóng đèn.

Cầm vào bề mặt kính của bóng đèn quá mạnh sẽ
làm vỡ bóng và có thể gây ra thương tổn.


Giẻ
(1/3)


Tai của bóng đèn

Lò xo

Nắp cao su


Giắc nối
2. Lắp bóng đèn pha
(1) Gióng thẳng tai của bóng đèn với rãnh vát
của lỗ để lắp nó vào.
CHÚ Ý:
Khi thay bóng đèn bằng bóng mới, đừng quên sử dụng
loại có cùng công suất.

(2) Cố định bóng đèn bằng cách móc lò xo.
(3) Lắp nắp với dấu "TOP" trên nắp hướng lên
trên.
CHÚ Ý:
Nếu dầu "TOP" không hướng lên trên, nước có thể lọt
vào bên trong.

(4) Nối giắc đèn pha.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
GIắc nối
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 42-45 của file PDF)

(2/3)
3. Kiểm tra hoạt động
Kiểm tra rằng đèn sáng khi bật công tắc độ
sáng.


Công tắc độ sáng đèn pha
(3/3)


Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống ện

-82-
Đi


Thân đèn

Giắc nối

Bóng đèn

Vấu hãm
Thay bóng đèn xinhan bên sườn xe
1. Tháo thân đèn
Trượt thân đèn về phía trước của xe và nhả vấu
hãm trong khi nới lỏng vấu hãm .
CHÚ Ý:
Không sử dụng những dụng cụ như tôvít v.v. Nó có thể
làm hỏng thân đèn.
GỢI Ý:
Do vị trí của vấu khác nhau tùy theo kiểu xe, hãy tham
khảo Hướng dẫn sửa chữa.
2. Thay bóng đèn
(1) Xoay giắc nối ngược chiều kim đồng hồ và kéo ra
để tháo.
(2) Kéo bóng đèn và tháo nó ra khỏi giắc nối.
(3) Ấn bóng mới cùng với giắc nối.
(4) Khớp các vấu hãm của giắc nối với rãnh của thân
đèn, ấn chúng vào và xoay theo chiều kim đồng

hồ.

(1/2)
3. Lắp thân đèn
Móc vấu hãm trên thân xe và ấn vấu hãm
vào thân xe trong khi vấu hãm còn đang chưa
cố định.

4. Kiểm tra hoạt động
Kiểm tra rằng đèn nháy khi gạt công tắc độ sáng
đèn.




(2/2)
Thân đèn
Thay bóng đèn của cụm đèn hậu
1. Tháo nắp lỗ sửa chữa
Nhả khóa vấu hãm của nắp lỗ sửa chữa ra khỏi
tấm ốp khoang hành lý và tháo nắp lỗ sửa chữa
trong khoang hành lý.
2. Thay bóng đèn
(1)
Quay giắc nối ngược chiều kim đồng hồ và
kéo để tháo.
(2)
Kéo bóng đèn và tháo nó ra khỏi giắc nối.
(3)
Ấn bóng mới vào giắc nối.

(4)
Khớp vấu hãm của giắc nối và rãnh của thân
đèn hậu, ấn chúng vào và xoay theo chiều
kim đồng hồ đễ hãm lại.

Nắp lỗ sửa chữa

Bóng đèn
Tấm ốp khoang hành lý

Vấu hãm
Giắc nối

Thân đèn hậu

(1/2)

Các Công Việc Sửa Chữa Thường Gặp Hệ Thống Điện

-83-

3. Lắp nắp lỗ sửa chữa
Ấn vấu hãm của nắp lỗ sửa chữa vào trong tấm
ốp khoang hành lý để giữ chặt nắp lỗ sửa chữa.

4. Kiểm tra hoạt động
Kiểm tra rằng từng đèn sau sáng lên.
• Đèn hậu (đèn đỗ)
• Đèn phanh
• Đèn báo nguy hiểm

• Đèn lùi


Nắp lỗ sửa chữa
Tấm ốp khoang hành lý
(2/2)


Nắp đèn

Băng dính

Bóng
Thay bóng đèn trần
1. Tháo nắp đèn trần
Đặt tôvít vào rãnh của nắp đèn và nậy để tháo
nắp ra.
GỢI Ý KHI SỬA CHỮA:
Kẹp/Vấu hãm
(Xem mục “Các kỹ năng cơ bản” của Phần “Đại tu cơ
bản” ở trang 45-47 của file PDF)
CHÚ Ý:
Quấn băng dính quanh đầu tô vít sao cho nó không làm
hỏng chi tiết.
GỢI Ý:
Do vị trí của vấu hãm khác nhau tùy theo kiểu xe, hãy
tham khảo Hướng dẫn sửa chữa.

2. Thay bóng đèn
(1)

Ấn và mỡ một bên của cực rồi tháo bóng
đèn.
(2)
Trong khi lắp và ấn một đầu của bóng đèn
mới vào trong lỗ của cực, gắn đầu kia của
bóng vào cực còn lại.

(1/2)
3. Lắp nắp đèn trần
Khớp vẫu hãm của nắp đèn và phần vấu hãm
của thân đèn, rồi sau đó ấn chúng vào bằng tay.

4. Kiểm tra hoạt động
(1)
Kiểm tra rằng đèn sáng lên khi công tắc
được bật sang vị trí ON.
(2)
Kiểm tra rằng đèn sáng lên khi công tắc
được bật sang vị trí DOOR và cửa mở ra.


Vấu hãm
Nắp đèn
(2/2)

×