Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.57 KB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
Chuyên đề khoa học
Xu hướng đầu tư quốc tế
Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh
Trần Thị Thanh Ly
Đàm Trường Vân
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
1
MỤC LỤC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 1
ĐẠI HỌC KINH TẾ 1
Chuyên đề khoa học 1
Xu hướng đầu tư quốc tế 1
Nhóm 8: Nguyễn Thị Vân Anh 1
Đàm Trường Vân 1
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc 1
Hà Nội, tháng 12 năm 2013 1
MỤC LỤC 1
Bảng chú giải chữ viết tắt i
Danh mục các bảng ii
Danh mục các hình iii
Lời nói đầu 1
Chương 1 2
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 2
1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế 2
1.1.1. Khái niệm: 2
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế: 2
1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới 2
1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế 3


Chương 2 5
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ 5
2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế 6
2.2. Xu hướng M&A trong những năm tới 7
2.3. Thay đổi về dòng vốn đầu tư quốc tế 9
2.3.1. Thay đổi về nước nhận đầu tư 9
2.3.2. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới 11
2.4 . Thay đổi chủ đầu tư quốc tế 13
2.5. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư quốc tế 16
Chương 3 18
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 18
3.1. Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay 18
1
3.2. Xu hướng M&A ở Việt Nam: 19
3.3. Xu hướng FDI vào Việt Nam 21
3.4. Sự thay đổi về các đối tác đầu tư: 22
3.5. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư 23
3.6. Giải pháp cho vấn đề đầu tư quốc tế tại Việt Nam trong những năm tới 24
Kết luận 26
Tài liệu tham khảo: 27
2
Bảng chú giải chữ viết tắt
Chữ viết tắt Chú giải
CN Công nghiệp
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DV Dịch vụ
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
ĐTQT Đầu tư quốc tế
Gs Giáo sư

NN Nhà nước
NĐ-CP Nghị định – Chính phủ
ADB Asian Development Bank
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
FDI Foreign direct Investment
IMF International Monetary Fund
M&A Mergers &Acquisitions
NIEs Newly Industrialized Economies
NICs Newly Industrialized Countries
ODA Official Development Assistance
PFI Private finance initiative
TNCs Transnational corporations
UNCTAD United nations conference on trade and development
WTO World Trade Organization
SCIC State capital investment corporation
i
Danh mục các bảng
Bảng 1
Sự thay đổi những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam từ 2009 đến 2012
Bảng 2
Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009 -2012
ii
Danh mục các hình
Hình 1 Tốc độ tăng trưởng của FDI toàn cầu từ năm 2004 đến 2012 và dự đoán
trong 3 năm tới
Hình 2 Giá trị của các vụ mua bán và sát nhập xuyên biên giới từ 2003 đến 2012
Hình 3 FDI thế giới từ năm 1995 đến năm 2012
Hình 4 Thu hút FDI của các khu vực từ 2008 đến 2012
Hình 5 Sự thay đổi trong vai trò đầu tư ra nước ngoài từ năm 2000 đến 2012
Hình 6 Tỷ trọng vốn đầu tư quốc tế trong các ngành, lĩnh vực đầu tư từ 2003-2012

Bảng 1 Sự thay đổi những đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam từ 2009 đến 2012
Bảng 2 Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009
-2012
iii
Lời nói đầu
Ngày nay, hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra một cách sôi nổi và rộng khắp
do quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với qui mô và tốc
độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc
lẫn nhau của các nền kinh tế mỗi quốc gia ngày càng tăng. Quá trình này diễn ra
nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh đã chi phối thế giới trong nửa thế kỷ, làm cho
các nền kinh tế của từng quốc gia đều theo xu hướng mở cửa và theo quĩ đạo của kinh
tế thị trường, bằng chứng là phần lớn các quốc gia đã gia nhập tổ chức thương mại thế
giới (WTO), chấp nhận xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư. Các nước cũng đã
có nhiều thay đổi trong luật đầu tư trong hơn 10 năm qua để phù hợp với quá trình
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế thế giới đi cùng với sự
phát triển và phổ biến của công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, giao thông vận
tải… đã tạo nên sự dịch chuyển vốn nhanh chóng, mở rộng quy mô chuyển vốn giữa
các quốc gia và trên toàn thế giới.
Đầu tư quốc tế còn có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế
thế giới, trong đó có việc tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công
nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất, khơi dậy các nguồn lực đầu tư tại mỗi quốc gia;
phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ… Tại Việt Nam, đầu tư quốc tế cũng góp
phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, gián tiếp tạo
việc làm, hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp trong nước, khuyến khích đổi
mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, góp phần mở rộng
quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Xu hướng nói chung của đầu tư quốc tế là ngày càng tăng lên về số lượng, quy
mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn
trong các quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng nói trên. Việt Nam đã tham gia một số hiệp định song phương và đa

phương, các tổ chức quốc tế nhằm tự do hóa đầu tư quốc tế, các đối tác và lĩnh vực
đầu tư quốc tế tại Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.
Chính vì thế, chúng tôi đã đi nghiên cứu sâu hơn về đề tài “xu hướng đầu tư
quốc tế” để có được cái nhìn rõ hơn về những xu hướng chủ yếu của đầu tư quốc tế
trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề suất một số giải pháp cho vấn
đề đầu tư quốc tế ở Việt Nam, theo đúng xu hướng chung của thế giới, góp phần nâng
cao hiệu quả thu hút đầu tư vào nước ta, cũng như đầu tư của Việt Nam ra nước
ngoài.
1
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm:
“Đầu tư quốc tế là một quá trình kinh doanh trong đó hai hay nhiều bên (có quốc
tịch khác nhau) cùng nhau góp vốn, công nghệ, đất đai, kỹ năng quản lý… để thực
hiện một hay một số dự án đầu tư nhằm tạo ra lợi ích cho các bên tham gia”.
• Mục đích của hoạt động đầu tư là sinh lợi.
• Tính chất quốc tế của hoạt động đầu tư được thể hiện ở sự khác nhau về
quốc tịch của các bên tham gia.
Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về nhu cầu và khả
năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm nơi kinh doanh có lợi của các doanh
nghiệp, do viêc gặp gỡ lợi ích giữa các bên, do việc tránh các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan cũng như do các nguyên nhân chính trị và kinh tế xã hội khác.
Đầu tư quốc tế đưa đến những tác động tích cực khác nhau đối với bên đi đầu tư
và bên nhận đầu tư, đồng thời có thể đưa lại cả tác động tiêu cực. Điều đó phụ thuộc
nhiều vào những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trước hết là phụ thuộc
vào chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ.
Đầu tư nước ngoài ở các nhóm nước có sự khác nhau về qui mô, về cơ cấu, về
chính sách cũng như đưa đến những tác động khác nhau. Việc nghiên cứu đặc điểm
cơ bản của đầu tư quốc tế hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với

một quốc gia.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế:
Đầu tư quốc tế mang đặc điểm của đầu tư nói chung, đó là tính sinh lãi và tính
rủi ro. Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi
biên giới.
1.2. Nguyên nhân hình thành và phát triển đầu tư quốc tế trên thế giới
Trong thực tế, đầu tư quốc tế được thực hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong đó có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, do sự mất cân đối về các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia nên có sự
chênh lệch về giá cả các yếu tố, đầu tư quốc tế được thực hiện nhằm đạt được lợi ích
từ sự chênh lệch đó.
Thứ hai, do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia, cụ thể là:
Đối với các bên có vốn đầu tư: Cần tìm nơi đầu tư có lợi, cần tránh hàng rào bảo
hộ mậu dịch cũng như sự kiểm soát hải quan trong buôn bán quốc tế, cần khuếch
trương thị trường, uy tín, tăng cường vị thế và mở rộng quy mô kinh doanh.
2
Đối với bên tiếp nhận vốn đầu tư: Do thiếu vốn tích lũy, do nhu cầu tăng trưởng
nhanh, nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ và tiếp nhận kinh nghiệm quản lý tiên
tiến để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và tạo việc làm cho lao động trong
nước, đầu tư quốc tế được thực hiện để đáp ứng các nhu cầu đó. Đặc biệt, đối với các
nước đang phát triển, việc tiếp nhận đầu tư quốc tế còn nhằm mục đích chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp và khu công nghiệp cao, góp phần thực
hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Thứ ba, trong một số trường hợp, đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ
đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc
gia, đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia.
1.3. Các hình thức đầu tư quốc tế
Hình thức đầu tư trực tiếp (FDI): là hoạt động đầu tư dài hạn trong đó chủ đầu
tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đây dòng vốn có tính ổn
định cao, thời gian đầu tư thường dài, do chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu:
- Đầu tư mới (greenfield investment –GI): các chủ đầu tư thực hiện đầu tư
ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư
truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển
vào đầu tư ở các nước đang phát triển.
- Mua lại và sát nhập (Mergers and acquisitions – M&A): các chủ đầu tư
tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước
ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước công
nghiệp mới và rất phổ biến trong những năm gần đây.
Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài (PFI): là loại hình di chuyển vốn giữa
các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các
hoạt động sử dụng vốn. Nó phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh của
bên nhận đầu tư, hiệu quả đầu tư thường không cao.
Đầu tư nước ngoài gián tiếp được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau,
trong đó phổ biến là:
- Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm: cung cấp vốn cho các nhà đầu tư để đầu tư vào
những nơi (thị trường mới nổi) hoặc sản phẩm có độ mạo hiểm cao nhưng hứa hẹn
thu lợi nhuận lớn.
- Quỹ đầu tư cổ phần quốc tế: cung cấp vốn cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ
đầu tư ra nước ngoài. Quỹ này chia làm hai loại: phát hành số lượng cố định cổ phiếu
ban đầu (closed end funds) và số lượng cổ phiếu thay đổi (open end funds) tùy thuộc
vào nhà đầu tư vào quỹ
3
- Biên lai người gửi của Mỹ hoặc quốc tế: ngân hàng thương mại của Mỹ
phát hành giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các công ty chứng khoán không phải
của Mỹ và các ngân hàng có nghiệp vụ vãng lai ở nước ngoài.
- Trái khoán chuyển đổi hoặc có bảo đảm bằng cổ phiếu: cho phép người
cầm trái khoán có thể đổi ra cổ phiếu của công ty phát hành bất kỳ lúc nào.
Hình thức tín dụng thương mại quốc tế: là hình thức đầu tư quốc tế thông qua
hình thức đi vay và cho vay với lãi suất thị trường giữa hai chủ thể khác quốc gia.

Hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ODA: là hoạt động hợp tác phát triển
giữa nhà nước hoặc chính phủ một nước với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức
liên chính phủ hoặc liên quốc gia.
4
Chương 2
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Cho tới nay đầu tư quốc tế đã trải qua nhiều xu hướng phát triển: đầu tư truyền
thống (đầu tư một chiều, các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển, đầu
tư lẫn nhau giữa các nước phát triển… ). Xu hướng hướng đầu tư quốc tế ngày nay là
sự đan xen giữa các xu hướng này. Trong đó xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước
đang phát triển (đặc biệt là các nước NIEs nổi lên với vai trò là nước đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài) ngày càng gia tăng (hiện tượng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh
chóng của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa)
Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực, thế giới.
Trong hơn 10 năm qua, các nước đều đã có sự thay đổi nhiều về luật đầu tư (từ bảo hộ
chuyển sang giới hạn, kiểm soát và tự do hóa đầu tư quốc tế ở một số khu vực, đất
nước).
Xu hướng đầu tư theo hình thức M&A tăng mạnh trong những năm gần đây,
diễn ra phổ biến ở các công ty xuyên quốc gia TNCs lớn ở các ngành công nghiệp ô
tô, dược phẩm, viễn thông, tài chính, ngân hàng…
Về phía nhận đầu tư FDI, phần lớn vốn FDI được di chuyển giữa các nước phát
triển. Trong những năm gần đây, xu hướng này đang dịch chuyển dần sang các nước
đang phát triển.
Về lĩnh vực đầu tư quốc tế, vốn FDI được thực hiện trong ngành dịch vụ chiếm
tỷ trọng cao nhất, tiếp theo đó là ngành công nghiệp chế tạo, các ngành truyền thống
dần thu hẹp.
Hình 1: Xu hướng FDI toàn cầu từ năm 2004 đến 2012 và dự đoán trong những năm tới
Nguồn: unctad.org
5
Về xu hướng, FDI toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ nhất giai đoạn 2004 đến 2007

từ 600 tỉ USD lên hơn 2.000 tỉ USD. Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã làm
FDI toàn cầu giảm mạnh từ 2.000 tỉ USD xuống còn khoảng 1.200 tỉ USD năm 2009.
Theo dự báo của Liên Hợp quốc, FDI toàn cầu sẽ lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ từ
nửa cuối 2013 sau sự sụt giảm đáng kể do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và có thể
lấy lại được mức độ tăng trưởng cao như những năm 2006, 2007 trước khi xảy ra
khủng hoảng.
2.1. Xu hướng tự do hóa đầu tư quốc tế
Khái niệm: Tự do hóa đầu tư quốc tế là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại
bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để
tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi,
thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.
Xu hướng tự do hóa đầu tư đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Báo cáo giám sát đầu tư của UNCTAD cho biết khoảng 28 nền kinh tế đã thông
qua những biện pháp chuyên về đầu tư nhằm tự do hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào
các khu vực kinh tế từ lâu vẫn đóng kýn. Cụ thể là Australia và Canada đã tự do hóa
dịch vụ vận tải hàng không; Ấn Độ tự do hóa dịch vụ truyền hình trên mạng điện
thoại di động; Malaysia, Syria, Cameroon tự do hóa dịch vụ ngân hàng hoặc sở hữu
nhà ở; 9 nền kinh tế, trong đó có Nga, Mexico, Libya, Peru, đã triển khai các chính
sách đầu tư nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như thiết
lập các khu kinh tế tự do, khuyến khích những dự án năng lượng tái sinh.
Bên cạnh đó, các nước còn áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài
nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, ví dụ, Nam Phi đã loại bỏ các
hạn chế đối với việc chuyển dịch vốn nội địa và ra nước ngoài. Một số nước như Thái
Lan, Nam Phi, Madagascar…đã thực hiện các biện pháp ưu đãi ngoại hối, nới lỏng
các điều kiện đầu tư để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.
Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhấn mạnh những thách thức tiềm tàng đối với đầu
tư nước ngoài bao gồm sở hữu nhà nước, việc tăng cường kiểm soát các công ty trong
thời kỳ khủng hoảng tiếp tục tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài; sự thất bại
của chính sách thương mại cũng đã tác động đến hệ thống sản xuất trên quy mô toàn
cầu của các công ty xuyên quốc gia và chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty này.

Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa NIEs (newly industrialized Economies)
Châu Á đã thực hiện thành công mô hình chiến lược hướng ngoại trong đầu tư quốc
tế. Từ nước thu hút đầu tư nước ngoài trở thành nước đầu tư ra nước ngoài. Tiếp thu
và sử dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, trở thành nước
chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, ngành công nghiệp chế tạo phát triển nhanh.
Malaysia chuyển từ chính sách đầu tư quốc tế của giai đoạn 1: thu hút đầu tư nước
ngoài để phát triển các công ty và tập đoàn kinh tế lớn, thì giai đoạn 2: hỗ trợ các
công ty và tập đoàn lớn phát triển đầu tư sang các nước trong khu vực thông qua các
6
công ty xuyên quốc gia TNCs nước ngoài. Giai đoạn 3 là: các TNCs của Malaysia
hoạt động độc lập trên thị trường thế giới. Singapore và Hàn Quốc với mô hình chính
sách ĐTQT giai đoạn 1965-1990 là khuyến khích thu hút FDI để phát triển kinh tế,
giai đoạn 1991-nay là mô hình kết hợp giữa khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu
tư ra nước ngoài.
Trung quốc với mô hình con lăn trong chính sách ĐTQT, giai đoạn 1978-1995
khuyến khích thu hút FDI theo mô hình cuốn chiếu (không đầu tư dàn trải, chỉ tập
trung vào những khu vực trọng điểm) với phương châm thu hút FDI là “lấy thị trường
đổi lấy vốn và công nghệ”, giai đoạn 1996-nay kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI
và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài (chú trọng cung cấp ODA cho các nước giầu tài
nguyên, có trình độ phát triển thấp).
Nhật Bản thực hiện mô hình tập trung thu hút FDI từ 1945-1974 với các biện
pháp tự do hóa đầu tư nước ngoài từ cuối những năm 1960, giai đoạn 1975-nay tăng
cường hỗ trợ bảo hiểm đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật đối với các nước đang phát triển…
2.2. Xu hướng M&A trong những năm tới
Khái niệm: M & A được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh là Mergers (sát nhập) và
Acquisitions (mua lại). Điều 17, Luật Cạnh tranh quy định việc sát nhập doanh nghiệp
là “việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị sát nhập”, còn “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp
mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối

toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.
Mua bán sát nhập giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng hơn trong việc
tiếp cận với thị trường tại nước muốn đầu tư. Đó là bởi vì người dân đã quen thương
hiệu, doanh nghiệp nội địa hiểu được văn hóa mua sắm, ứng xử của người dân bản
địa…
Sát nhập đang là một hình thức hợp tác đang được các TNC ưa thích hiện nay.
Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều lần các công ty đã phải liên
doanh, hợp nhất với nhau để tăng sức cạnh tranh của mình. So với những lần sáp nhập
trước đây, làn sóng sáp nhập lần này có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, làn sóng sáp nhập lần này diễn ra rất sôi động trên khắp thế giới, từ
các nước công nghiệp phát triển tới các nước đang phát triển và mà các phương tiện
thông tin đại chúng thường xuyên nói đến các cuộc “kết hôn” giữa các công ty lớn,
sáp nhập để ra các công ty khổng lồ.
Thứ hai, làn sóng sáp nhập hầu như đụng đến tất cả các ngành, bao gồm các
ngành công nghệ cao và ngành công nghệ truyền thống, ngành chế tạo và cả ngành
dịch vụ.
7
Thứ ba, sự sáp nhập các công ty lớn với kim ngạch sáp nhập tới hàng chục tỷ đô
la, thậm chí mấy trăm tỷ đô la.
Thứ tư, các dịch vụ mua bán và sáp nhập công ty, xí nghiệp phần lớn diễn ra
trong nội bộ cùng một ngành hoặc giữa các xí nghiệp của ngành gần giống nhau. Hợp
nhất chỉ diễn ra giữa các quốc gia của các châu lục.
Thứ năm, sát nhập công ty để hình thành các công ty khổng lồ có mặt trên khắp
cá châu lục, chiếm thị phần quan trọng trên thị trường thế giới, hoạt động trên nhiều
lĩnh vực hơn và hơn hết, cơ cấu có hiệu quả và được vi tính hóa cao độ hơn.
Xét một cách tổng thể, hoạt động M&A đã tăng trưởng mạnh mẽ giai đoạn từ
2003 và đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức trên 1.000 tỉ USD. Tuy nhiên, khủng hoảng tài
chính năm 2008 đã tác động mạnh đến hoạt động M&A, giảm chỉ còn khoảng 200 tỉ
USD năm 2009. Hoạt động M&A đã phục hồi những năm sau đó.
Hình 2: Giá trị của các vụ mua bán và sát nhập xuyên biên giới từ năm 2003 đến 2012

Nguồn: unctad.org
Năm 2012, khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã tác động
không nhỏ tới hoạt động M&A, giảm 45% so với năm 2011 và trở lại mức của năm
2009 và 2010. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia, hoạt động M&A sẽ phục
hồi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ trong những năm sắp tới.
8
2.3. Thay đổi về dòng vốn đầu tư quốc tế
2.3.1. Thay đổi về nước nhận đầu tư
Xét ở góc độ khu vực, dòng vốn FDI trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ
các nước công nghiệp phát triển sang các thị trường mới nổi, đặc biệt là những nước ở
châu Á và Đông Nam châu Âu. Dòng vốn FDI vào khu vực Mỹ Latinh sẽ tiếp tục
phục hồi trong khi dòng vốn này vào châu Phi được dự đoán sẽ tăng lên.
Hình 3: FDI thế giới từ năm 1995 đến năm 2012
Nguồn: unctad.org
Tại báo cáo Global Investment Trends Monitor phát hành vừa qua tại Hội nghị
Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố: FDI toàn cầu
tăng 17% trong năm 2011 và giảm 18% trong năm 2012 do những ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Cụ thể, UNCTAD cho biết FDI toàn cầu đã tăng lên 1.650 tỷ USD năm 2011 từ
1.290 tỷ USD năm 2010 và giảm xuống 1.350 tỉ USD trong năm 2012, với các nền
kinh tế đang phát triển và chuyển đổi đạt kỷ lục 755 tỷ USD năm 2011, chiếm hơn
một nửa dòng vốn FDI của thế giới.
9
FDI vào các nước đang phát triển vẫn duy trì trong năm 2012 ở mức 700 tỉ USD,
thấp hơn một chút so với năm 2011. Ngược lại, FDI vào các nước phát triển giảm
đáng kể ở mức xuống 561 tỉ USD năm 2012, chỉ bằng 1/3 so với năm 2007. Năm
2012, lần đầu tiên, các nước đang phát triển hấp thụ FDI nhiều hơn các nước phát
triển, chiếm tỉ lệ 52%.
Xếp hạng toàn cầu của những nước nhận FDI lớn nhất cũng phản ánh sự thay đổi
của dòng vốn đầu tư. Ví dụ, bốn trong năm nền kinh tế tiếp nhận FDI lớn nhất(Mỹ,

Trung Quốc, Hồng Kong, Brazil, các quần đảo Virgin thuộc Anh) là các nước đang
phát triển; và trong số 20 nước tiếp nhận nguồn vốn FDI hàng đầu thì có tới 9 nước là
các nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Hồng Kong, Brazil, các đảo Virgin
thuộc Anh, Singapore, Chile, Ấn Độ, Indonesia, Colombia)
Trong các nền kinh tế đang phát triển, FDI vào các nước đang phát triển khu vực
châu Á giảm 6,7%, nguyên nhân bởi sự sụt giảm ở hầu hết các nền kinh tế trong khu
vực, bao gồm Trung Quốc , Hồng Kông (Trung Quốc), Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả Rập
Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ . Tuy nhiên , năm 2012 dòng vốn đến châu Á vẫn đạt mức cao
chỉ sau năm 2011, chiếm 58% dòng vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển.
FDI đổ vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng 2% và tăng ở
hầu hết các nước trong khu vực. FDI đổ vào các nước khu vực Tây Á giảm năm thứ
tư liên tiếp. Nguyên nhân do những bất ổn chính trị trong khu vực và triển vọng kinh
tế toàn cầu không mấy sáng sủa.
FDI đổ vào các nước khu vực Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe duy trì mức cao
của năm 2011, chỉ giảm nhẹ 2,2% trong năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do xu thế
phục hồi kinh tế của các nước trong khu vực, sự hấp dẫn của các thị trường mới nổi
và sự hồi phục về giá của các nguyên vật liệu. Điều này tiếp tục khuyến khích đầu tư
trong ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là ở Chile, Peru và Colombia. FDI vào
Brazil tuy có chậm lại nhưng vẫn ở mức cao, đứng thứ 4 thế giới . Dòng vốn FDI vào
khu vực Trung Mỹ giảm, chủ yếu do sự suy giảm dòng vốn vào Mexico.
Châu Phi là khu vực duy nhất được ghi nhận có dòng vốn FDI vào khu vực tăng
trong năm 2012 . Dòng vốn FDI chủ yếu đổ vào các nước khu vực Bắc Phi, trong đó
Ai Cập là nước phục hồi mạnh mẽ nhất. Nguyên nhân do sự phục hồi mạnh mẽ từ các
nhà đầu tư Châu Âu.
Thực tế rất nhiều nước có những chính sách khác nhau khi thu hút FDI, có nước
cởi mở thu hút; có nước lại chọn lọc dự án; có nước lại không chống lại được xu thế
M&A. Thực tế bức tranh FDI cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khi dòng vốn FDI ở khu vực
Đông, Đông Nam và Nam Á chỉ tăng 11,4% trong năm 2011, chậm hơn so với tăng
trưởng 17,8% trong năm trước đó.
Sự dịch chuyển những luồng vốn FDI cũng đang được các tổ chức/ định chế tài

chính quan sát kỹ lưỡng. Theo UNCTAD, FDI tăng trưởng ở các nền kinh tế đang
phát triển và chuyển đổi giờ đây chuyển sang châu Mỹ Latinh và vùng Caribe với
10
mức tăng trưởng đạt 34,6% năm 2011 so với 21,1% trong năm 2010 và sang các nền
kinh tế chuyển đổi (khu vực Đông Nam châu Âu và Cộng đồng các quốc gia độc lập),
tăng lên 30,6% năm 2011 từ 0,8% năm 2010.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn hấp dẫn khi ASEAN đang nổi lên kế
bước khu vực Đông Á đón nhận luồng vốn FDI. Báo cáo cho biết, dòng vốn FDI của
khu vực Đông Nam Á tăng 16% trong năm 2011, với Indonesia, Malaysia và Thái
Lan - những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh được coi là tín
hiệu đáng mừng Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, môi trường chính sách đang ngày
càng được cải thiện cùng với những cam kết chiến lược của các TNC đối với khu vực
là những nhân tố thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào khu vực này trong những năm tới.
Trong số các nước châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ được coi là những địa điểm
đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực, tiếp theo sau là Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia,
Indonesia, Việt Nam và Singapore.
2.3.2. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực hấp dẫn FDI nhất thế giới
Lợi thế của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương khiến đây là khu vực hấp dẫn
FDI nhất thế giới
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là khu vực có dân số đông nhất
thế giới, mà còn là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động nhất,
tập trung nhiều của cải nhất và cũng là nơi tồn tại nhiều “điểm nóng” của thế giới.
Châu Á - Thái Bình Dương hiện chiếm gần một nửa kim ngạch thương mại toàn
cầu và chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ. Hơn thế, châu Á trong vài
thập kỷ qua còn được nhắc tới như một khu vực phát triển năng động nhất của thế giới
với sự xuất hiện của các cường quốc tiềm tàng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo dự báo của các nhà phân tích, tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á
-Thái Bình Dương sẽ chậm lại đáng kể trong năm 2013 do một số nhân tố bất lợi tiếp
tục tác động đến các nền kinh tế khu vực. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng nợ công tại
châu Âu sẽ có những tác động nhất định đến nhiều nền kinh tế, kể cả những nền kinh

tế mới nổi ở châu Á. Mặc dù vậy, châu Á -Thái Bình Dương sẽ vẫn là khu vực có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và tiếp tục là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn
cầu.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh
tế đang phát triển ở khu vực này sẽ giảm từ 6,6% năm 2012 xuống còn 6,0% năm
2013. Kinh tế Trung Quốc sẽ giảm từ 7,8% năm 2012 xuống còn 7,6% năm 2013,
trong khi kinh tế Ấn Độ và Indonesia lần lượt tăng trưởng 4,7% và 6,6% năm 2013.
Trong vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có nguồn dự trữ ngoại tệ lên tới
3.310 tỉ USD (năm 2012), Trung Quốc thực sự là "nhà đầu tư" triển vọng để châu Âu
hiện thực hóa các giải pháp đối phó với vấn đề nợ công.
11
Tình tình của dòng vốn FDI vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Hình 4: Thu hút FDI của các khu vực từ 2008 đến 2012
Nguồn: unctad.org
Vào những năm cuối thế kỷ XX, khi Châu Á tiêu điều sau cuộc khủng hoảng tiền
tệ - không ít người hồ nghi với nhận định thế kỷ XXI sẽ là thời của châu lục này.
Thế nhưng, giữa lúc các nước phương Tây đang vất vả để thoát khỏi cuộc suy
thoái và khủng hoảng nợ công, Châu Á đã khẳng định như một điểm sáng trên bản đồ
kinh tế thế giới nhờ khả năng phục hồi thuyết phục.
Mặc dù nhiều quốc gia trong khu vực phải chật vật chống chọi với lạm phát như
một trận chiến mới, nhưng với tốc độ tăng trưởng trung bình ước đạt hơn 6% trong
năm qua, Châu Á thực sự trở thành một trụ cột mới trong cấu trúc kinh tế toàn cầu,
giúp thế giới trụ vững trong cơn chao đảo.
Báo cáo "Chỉ số tín nhiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011" cho thấy một
số nước trong khu vực châu Á đã lọt vào top 10 nước có chỉ số tín nhiệm đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) cao nhất năm qua, khẳng định thực tế Châu Á đang trở thành
điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch FDI từ Tây sang
Đông, từ các nước công nghiệp sang các nền kinh tế nhiều tiềm năng không chỉ thể
hiện một sự đổi thay ngoạn mục về mô hình đầu tư mà còn phản ánh vị thế của Châu
Á trong sân chơi kinh tế toàn cầu.

Theo kết quả điều tra kể trên của UNCTAD, dòng vốn FDI vào khu vực châu Á
– Thái Bình Dương được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
12
Châu Á - Thái Bình Dương đang ở vị trí trung tâm trên vũ đài chính trị, kinh tế
thế giới, đang trong hành trình của một trụ cột mới cho những phát triển quan trọng
nhất trên thế giới trong thế kỷ XXI.
2.4 . Thay đổi chủ đầu tư quốc tế
Cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nước đầu tư lớn
nhất trên thế giới là Anh và một số nước tư bản khác như Pháp, Hà Lan, Bồ Đào
Nha. Tuy nhiên, đến giữa 2 cuộc Chiến tranh thế giới (1917 - 1945) thì nước đầu tư
không chỉ là các nước tư bản châu Âu mà bắt đầu có sự tham gia đáng kể của Nhật và
Mỹ. Giai đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thập kỷ 50, chương trình
phục hồi kinh tế châu Âu và Nhật Bản của Mỹ đã thúc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
của nước này. Đến những năm 50 và 60, Mỹ dẫn đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài,
sau đó đến Anh và Pháp.Cuối những năm 60 và đầu 70: Mỹ vẫn là nước đầu tư lớn
nhất. Nhật Bản và Đức vượt qua Anh, Pháp. Từ cuối những năm 70 đến nay: Mỹ vẫn
là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất, đứng thứ 2 là Nhật Bản, sau đó là Anh, Đức.
Hình 5: nhóm 20 nước đầu tư lớn nhất thế giới năm 2012
Nguồn: unctad.org
13
Năm 2012, FDI từ các nhà đầu tư toàn cầu giảm 17% ở mức 1.400 tỷ USD so
với 1.700 USD năm 2011. Các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là những nước khu vực
đồng tiền chung châu Âu đã sụt giảm đáng kể về mức tương năm 2009, một phần vì
sự biến động của đồng Euro. Ngược lại, các nhà đầu tư từ các nước đang phát triển
tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của họ ở nước ngoài. Điều này làm
cho dòng vốn đầu tư FDI từ các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn thế giới.
Hình 6 : Sự thay đổi trong vai trò đầu tư ra nước ngoài từ năm 2000 đến 2012
Nguồn: unctad.org
Từ hình trên ta có thể thấy, các nước đang phát triển (đặc biệt là các nước có nền

kinh tế công nghiệp hóa NIEs Châu Á, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung
Quốc, Nam Phi)… ) đang nổi lên với vai trò là nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Năm 2000 mới chiếm khoảng 12%, nhưng qua cuộc khủng hoảng kinh tế vẫn giữ
nguyên tốc độ tăng (trên 20%) và trái ngược với sự sụt giảm mạnh của dòng vốn FDI
từ các nước phát triển, FDI từ các nền kinh tế đang phát triển vẫn tăng nhẹ trong năm
2012, lên mức 426 tỉ USD, kết quả thị phần của các nhà đầu tư từ các nước đang phát
triển đạt mức kỷ lục 35%, được dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa trong khi đó các nước
phát triển ngày càng giảm vai trò của mình trong đầu tư ra nước ngoài (từ 88% năm
2000 giảm xuống còn 65% năm 2012)
Trong khu vực các nền kinh tế đang phát triển, FDI từ khu vực châu Phi tăng gần
gấp ba lần, Châu Á vẫn duy trì ở mức năm 2011, Khu vực Mỹ latinh và Caribe giảm
nhẹ.
14
Hình 7: Thị phần đầu tư quốc tế của các khu vực trên thế giới từ 2008 đến 2012
Nguồn: unctad.org
Các nước đang phát triển khu vực châu Á vẫn là nguồn cung cấp vốn FDI lớn
nhất trong nhóm các nước đang phát triển, chiếm ¾ tổng lượng vỗn FDI từ các nước
đang phát triển và đạt 308 tỉ USD. Trung Quốc là một trong những nước cung cấp
nguồn vốn FDI chính của khu vực châu Á. Nguồn vốn FDI từ các nước Hàn Quốc,
Maylaysia, Ả rập Saudi, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng trong năm 2012.
Ngược lại, đầu tư ra nước ngoài của các công ty từ Hồng Kông (Trung Quốc),
Ấn Độ và Singapore đã sụt giảm so với năm 2011. Bên cạnh đó, vốn FDI từ khu vực
Mỹ Latin và vùng Caribe đã giảm 2% so với năm 2011, ở mức100 tỷ USD. Tuy
nhiên, FDI từ Mexico và Chile vẫn tiếp tục gia tăng.
FDI từ các nền kinh tế chuyển đổi đã giảm trong năm 2012, chủ yếu do sự sụt
giảm của các nhà đầu tư đến từ Nga.
Xếp hạng toàn cầu của các nhà đầu tư FDI cho thấy sự gia tăng đáng kể từ các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi: hai trong số năm nhà đầu tư hàng
đầu(Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kong, Anh) là các nền kinh tế đang phát triển, và
lần đầu tiên , Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ ba thế giới sau khi Hoa Kỳ và Nhật

Bản .
FDI từ các nước phát triển giảm hơn $ 274 tỉ USD trong năm 2012, chiếm gần
như toàn bộ lượng giảm trên toàn cầu. Trong đó, Bỉ, Hoa Kỳ và Hà Lan là những
nước giảm mạnh nhất. FDI đã giảm tại 22 trong 38 nền kinh tế phát triển, bao gồm
những nền kinh tế phát triển nhất. Khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu
Euro vẫn tiếp diễn đã cản trở các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư tại châu Âu. Các công ty
xuyên quốc gia (TNCs) của Châu Âu chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tài chính, rất
15
nhiều trong số họ đã thoái vốn ở nước ngoài. Ngược lại, Nhật Bản vẫn tiếp tục là nhà
cung cấp FDI lớn thứ 2 trên thế giới.
2.5. Thay đổi trong lĩnh vực đầu tư quốc tế
Vào những năm 60 trở về trước, đầu tư quốc tế tập trung vào các lĩnh vực truyền
thống như: khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng đồn điền và chế biến nông sản.
Từ những năm 70 đến cuối thế kỷ XX, lĩnh vực đầu tư có sự thay đổi: giảm tỉ lệ
đầu tư vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng (xây dựng cơ sở hạ tầng) và kinh tế nông
trại. Thay vào đó, đầu tư vào khai thác dầu khí và một số khoáng sản quan trọng như
uranium, titan, platin tăng lên, đặc biệt là đầu tư vào khai thác dầu khí. Lý do vì sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn này đã đẩy nhu cầu dầu mỏ tăng cao.
Hình 8: Tỷ trọng vốn đầu tư quốc tế trong các ngành, lĩnh vực đầu tư từ 2003 đến 2012
Nguồn: unctad.org
Từ năm 2003 đến nay, đầu tư mới tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, dịch
vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, vận tải, viễn thông và đầu tư vào lĩnh
vực khoa học công nghệ, tin học và sinh học. Đầu tư vào các lĩnh vực khai thác đã có
sự giảm xuống rõ rệt. Nhìn biểu đồ ta có thể thấy, từ năm 2003 đến nay, ngành truyển
thống chỉ chiếm dưới 20% trong lĩnh vực đầu tư quốc tế và có xu hướng ngày càng
giảm, từ gẩn 20% năm 2003 đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra thì ngành
này chỉ còn chiếm dưới 10%, đến năm 2012 thì chỉ còn khoảng 5% , ngành công
16
nghiệp sản xuất, chế tạo chiếm tỷ trọng nhiều nhất (khoảng 50%) và đang có xu
hướng tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Vốn đầu tư quốc tế được

thực hiện trong ngành dịch vụ cũng đang ngày càng chiếm tỷ trọng cao, và được dự
đoán sẽ tiếp tục tăng, trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao nhất.
17
Chương 3
XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
3.1. Xu hướng tự do hóa hoạt động đầu tư tại Việt Nam hiện nay
Mở rộng danh mục các lĩnh vực ngành nghề mà các nhà đầu tư nước ngoài được
phép đầu tư: hiện nay, danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư và được phép đầu tư
có điều kiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Chi
tiết, đối với danh mục các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư (tháng 9 năm 2006), có tất cả 8
lĩnh vực với 52 nhóm ngành nghề. Đối với danh mục các lĩnh vực được phép đầu tư
có điều kiện áp dụng cho các nhà đầu tư nước ngoài, có tất cả 16 nhóm ngành nghề.
Điều này cho thấy, Việt Nam đang dần mở cửa thị trường đầu tư, tạo sự cạnh tranh
bình đẳng giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước.
Ký kết và cam kết thực hiện theo lộ trình các hiệp định song phương và đa
phương về tự do hóa thương mại và đầu tư là điều kiện cần thiết để Việt Nam hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập vào nhiều
tổ chức kinh tế khu vực – liên khu vực, cũng như các tổ chức kinh tế thế giới khác và
đã ký kết, đồng thời từng bước thực hiện nhiều hiệp định quan trọng về tự do hóa
thương mại, tự do hóa đầu tư. Dưới đây là một số hiệp định song phương và đa
phương mà Việt Nam đã ký kết:
•Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN
Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN được ký kết tháng 10/1998 giữa các
nước thành viên ASEAN nhằm mục đích tạo ra đầu tư lớn hơn từ các nước ASEAN
và các nước ngoài ASEAN. Hiệp định đã thỏa thuận về các mục tiêu tự do hóa đầu tư
trong khu vực: chế độ đối xử quốc gia được dành cho các nhà đầu tư ASEAN vào
năm 2010, và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020; tất cả các ngành nghề được mở
cửa cho các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm
2020; có lưu chuyển tự do hơn về vốn, lao động lành nghề và chuyên gia, và công
nghệ giữa các quốc gia thành viên.

•Hiệp định đầu tư ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định đầu tư ASEAN – Hàn
Quốc
Được ký kết năm 2009. Hiệp định là bước tiến mới trong quan hệ kinh tế song
phương, giúp mở rộng thương mại và đầu tư giữa hai bên và góp phần tăng cường các
quan hệ về kinh tế. Nỗ lực thuận lợi hóa và bảo vệ đầu tư sẽ giúp tăng cường hoạt
động sản xuất, xuất khẩu và khối lượng hàng hóa sản phẩm giữa hai bên, dẫn đến việc
gia tăng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ xanh cũng như hoạt động tái đầu tư có lợi
nhuận. ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc cũng ủng hộ kế hoạch gia tăng nguồn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư hai bên vào thị trường của nhau, thúc đẩy
và bảo vệ vốn đầu tư của các bên ký hiệp định, đối xử công bằng và không phân biệt
18
đối với các nhà đầu tư, bồi thường trong một số trường hợp và giải quyết tranh chấp
theo quy định chung của nhà nước.
•Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP)
Ngày 01/4/2008, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam đã thay mặt Chính phủ
ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản trước sự chứng kiến của
Đại Sứ Nhật Bản và đại diện sứ quán của các nước ASEAN tại Việt Nam, đại diện
các Bộ, ngành hữu quan. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và một số
nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) vào ngày 01 tháng 12 năm 2008.
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là hiệp định
toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch
vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Cùng với dòng đầu tư trực tiếp từ
Nhật Bản tại Việt Nam đang ngày một gia tăng, việc giảm thuế trong các nhóm hàng
nguyên vật liệu, thiết bị sẽ là động lực quan trọng để các doanh nghiệp Nhật Bản mở
rộng đầu tư tại Việt Nam.
•Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong lĩnh vực thương mại, dịch
vụ
Các cam kết này có nội dung là những thỏa thuận của Việt Nam về việc mở cửa
thị trường trong một số lĩnh vực quan trọng như:
- Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính

- Cam kết mở cửa thị trường các dịch vụ kinh doanh
- Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ chuyển phát và viễn thông
- Cam kết chung về dịch vụ của Việt Nam trong WTO
Như vậy, theo các cam kết trên đây, Việt Nam sẽ từng bước thực hiện mở cửa
theo lộ trình các lĩnh vực, các nhóm ngành nghề, tạo ra môi trường đầu tư tự do và dễ
dàng để thu hút đầu tư của các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
3.2. Xu hướng M&A ở Việt Nam:
Xu hướng M&A tại Việt Nam đã tăng cao trong thời gian qua, góp phần vào việc
thu hút vốn đầu tư FDI. Nguyên nhân M&A phát triển là do:
Một là, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng những khó khăn
nội tại của nền kinh tế Việt Nam đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải sắp xếp lại và
sát nhập để tồn tại và phát triển.
Hai là, môi trường pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng trở nên
thông thoáng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Ba là, những nỗ lực của chính phủ nhằm thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam, trong đó hoạt động M&A sẽ đóng vai trò chủ đạo.
19

×