Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.56 KB, 11 trang )

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT
I. Một số khái niệm cơ bản.
1 Khái niệm về đầu tư
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến
hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hịên được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.
Đầu tư phát triển là hoạt động trong đó người có tiền bỏ tiền ra tiến hành
các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới trong nền kinh tế làm tăng tiềm lực sản
xuất kinh doanh và hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm
để nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Cụ thể đó là việc bỏ tiền
ra để xây dựng mới và sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng để mua sắm
trang thiết bị và lắp đặt chúng trong nền bệ, để thực hiện cáMc chi phí thường
xuyên gắn liền với sự hoạt động của tài sản này nhằm hai mục đích sau đây:
nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, để tạo ra các tiềm
lực mới cho nền kinh tế cho xã hội.
2. Phân loại hoạt động đầu tư.
Trong công tác quản lý và kế hoạch hóa hoạt động đầu tư các nhà kinh tế
phân loại hoạt động đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức phân loại
đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế khác nhau. Những tiêu thức
phân loại đầu tư thường được sử dụng là:
2.1 Theo bản chất của các đối tượng đầu tư hoạt động đầu tư bao gồm đầu
tư cho đối tượng vật chất (đầu tư vào các tài sản vật chất như tài sản thực như
nhà xưởng máy móc, thiết bị…) cho các đối tượng tài chính (đầu tư vào các tài
sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoác khác…) và đầu tư cho
các đối tượng phi vật chất (đầu tư cho các tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực như
đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế…).
Trong các loại đầu tư trên đây đầu tư cho đối tượng vật chất là điều kiện
tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực của nền kinh tế, đầu tư tài chính là điều
kiện quan trọng để thu hút mọi nguồn vốn từ mọi tầng lớp dân cư cho đầu tư các
đối tượng vật chất, còn đầu tư cho tài sản trí tuệ và các nguồn nhân lực là điều


kiện tất yếu để đầu tư cho các đối tượng vật chất tiến hành thuận lợi và đạt hiệu
quả kinh tế xã hội cao.
2.2 Theo cơ cấu tái sản xuất.
Có thể chia phân loại hoạt động đầu tư thành đầu tư theo chiều rộng và đầu
tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư theo chiều rộng cần vốn lớn để khê đọng lâu,
thời gian thực hiện đầu tư và thời gian để thu hồi đủ vốn lâu, tính chất kỹ thuật
phức tạp và độ mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi vốn ít hơn, thời
gian thực hiện đầu tư thấp hơn so với đầu tư theo chiều rộng.
2.3 Theo phân cấp quản lý.
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định 12/CP ngày 5
tháng 5 năm 2000 phân thành 3 nhóm A, B và C tùy theo tính chất và quy mô
của dự án, trong đó nhóm A do Thủ tưóng Chính phủ quyết định, nhóm B và C
do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ,
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
2.4. Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư.
Có thể phân chia các hoạt động đầu tư thành đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ
thuật và xã hội)… Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ với nhau.
Chẳng hạn đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện
cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn đầu tư phát
triếnản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho đầu tư phát triển
khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các hoạt động đầu tư khác.
2.5. Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư.
Các hoạt động đầu tư được phân chia thành:
- Đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định;
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất,
kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở
hiện có, duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất - kỹ thuật không thuộc các
doanh nghiệp.
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện

cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Không có đầu tư vận hành
thì kết quả của đầu tư cơ bản không hoạt động được, ngược lại không có đầu tư
cơ bản thì đầu tư vận hành chẳng để làm gì. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư dài
hạn, đặc diểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư để tái sản xuất mở rộng
các tài sản cố định là phức tạp, đòi hỏi số vốn lớn, thu hồi lâu (nếu có thể thu
hồi).
Đầu tư vận hành chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu, đặc điểm kỹ thuật
của qúa trình thực hiện đầu tư không phức tạp. Đầu tư vận hành cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh có thẻ thu hồi nhanh sau khi đua ra các kết quả đầu tư nói
chung vào hoạt động.
2.6. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản
xuất xã hội.
Có thể phân hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư
thương mại và đầu tư sản xuất.
Đầu tư thương mại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và
hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi đủ vốn đầu tư ngắn, vốn vận động
nhanh, độ mạo hiểm thấp do trong thời gian ngắn tính bất định không cao, lại dễ
dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn (5; 10; 20 năm hoặc lâu hơn), vốn
đầu tư lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, vì
tính kỹ thuật của hoạt động đầu tư phức tạp, phải chịu tác động của nhiều yếu tố
bất định trong tương lai không thể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về
nhu cầu, giá cả đầu vào và đầu ra, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học
kỹ thuật, thien tai, sự ổn định chính trị…). Loại đầu tư này phải được chuẩn bị
kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của
hoạt động đầu tư trong tương lai xa; xem xét các biện pháp xử lý khi các yếu tố
bất định xảy ra để đảm bảo thu hồi đủ vốn và có lãi khi hoạt động đầu tư kết
thúc, khi các kết quả đầu tư đã hoạt động hết đời của mình.
Trong thực tế, người có tiền thích đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương
mại. Tuy nhiên, trên giác độ xã hội, loại hoạt động đầu tư này không tạo ra của

cải vật chất cụ thể một cách trực tiếp, những giá trị gia tăng do hoạt động đầu tư
đem lại chỉ là sự phân phối lại thu nhập giữa các ngành, các địa phương, các
tầng lớp dân cư trong xã hội.
Do đó, trên giác độ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính
sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào lĩnh
vực thương mại mà cả vào lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu
đã dự kiến trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong cả nước.
2.7. Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ
ra của các kết quả đầu tư.
Có thể phân chia hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn (như đầu tư
thương mại) và đầu tư dài hạn (các lĩnh vực đầu tư sản xuất, đầu tư phát triển
khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng…).
2.8. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư.
Hoạt động đầu tư có thể phân chia thành đầu tư gián tiếp và đầu tư trực
tiếp.
- Đầu tư gián tiếp: Trong đó ngườibỏ vốn không trực tiếp tham gia điều
hành các kết quả đầu tư. Đó là việc các chính phủ thông qua các chương trình
tài trợ không hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các chính phủ của
các nước khác vay để phát triển kinh tế xã hội; là việc các cá nhân, các tổ chức
mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu… để hưởng lợi tức (gọi là
đầu tư tài chính).
- Đầu tư trực tiếp: Trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều
hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư trực tiếp lại được
phân thành hai loại: Đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển.
Đầu tư dịch chuyển là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số cổ
phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong trường
hợp này, việc đầu tư không làm gia tăng tài sản của doanh nghiệp, mà chỉ thay
đổi quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển là loại bỏ vốn đầu tư để tạo nên những năng lực sản xuất
phục vụ mới (về cả lượng và chất). Đầy là loại đầu tư để tái sản xuất mở rộng,

là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để
thực hiện đầu tư tài chính và đầu tư chuyển dịch.
Chính sự điều tiết của bản thân thị trường và các chính sách khuyến khích
đầu tư của nhà nước sẽ hướng việc sử dụng vốn của các nhà đầu tư theo định
hướng của nhà nước, từ đó tạo nên được một cơ cấu đầu tư phục vụ cho việc
hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý, có nghĩa là người có vốn sẽ không chỉ đầu
tư cho lĩnh vực thương mại mà cả cho lĩnh vực sản xuất, không chỉ đầu tư tài
chính, đầu tư chuyển dịch mà cả đầu tư phát triển.
2.9. Theo nguồn vốn.
- Vốn huy động trong nước (vốn tích lũy của ngân sách, của doanh nghiệp,
tiền tiết kiệm của dân cư).
- Vốn huy động từ nước ngoài (vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư trực tiếp).
Phân loại này cho thấy tình hình huy động vốn từ mỗi nguồn và vai trò của mỗi
nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa
phương và toàn bộ nền kinh tế.
2.10. Theo vung lãnh thổ (theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước).
Cách phân loại này phản ánh tình hình đầu tư của từng tỉnh, từng vùng kinh
tế và ảnh hưởng của đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở từng
địa phương.
Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế
người ta còn phân chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo quy mô và theo các tiêu
thức khác nữa.
3 Khái niệm khu chế xuất.
Trên thực tế có rất nhiều khái niệm khác nhau về khu chế xuất, theo ý kiến
của nhiều chuyên gia kinh tế, khu chế xuất ngày nay là sự phát triển, hoàn thiện
của các cảng tự do và khu vực mậu dịch tự do.
Theo khái niệm của tổ chức phát triển của Liên hiệp quốc, khu chế xuất là
một khu vực tương đối nhỏ, có phân cách về địa lý trong một quốc gia nhằm thu
hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hướng về xuất khẩu bằng cách
cung cấp cho các doanh nghiệp đó những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận

lợi đặc biệt so với các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, khu chế xuất cho
phép các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu
miễn thuế dựa trên kho quá cảnh.
Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, khu chế xuất được hiểu là”khu
công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và cho các hoạt động xuất khẩu, trong đó bao gồm một
hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động, có ranh giới về mặt địa lý xác định, do
chính phủ quyết định thành lập.
3.1 Đặc điểm của khu chế xuất
- Đó là một khu vực lãnh thổ của một nước, được quy hoạch độc lập,
thường được ngăn cách bằng tường rào kiên cố để hoạt động cách biệt với phần
nội địa.

×