Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Phát hiện những tác dụng thần kì của gạo lức gạo lức có tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh kì diệu ít ai biết đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.32 KB, 56 trang )

Phát hiện những tác
dụng thần kỳ của gạo
lứt
Gạo lứt là gạo thông thường nhưng
được xay sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên
ngoài nên có màu nâu. Ăn gạo lứt giúp phòng
được nhiều bệnh như béo phì, tăng huyết áp,
ung thư, tim mạch…
Gạo lứt rất giàu chất xơ và một số chất dinh
dưỡng cần thiết khác như chất bột, đạm, béo.
Gạo lứt còn chứa nhiều vitamin nhóm B và các
a-xít pantotenic, paraamin-obenzoic, can- xi,
sắt, ma-giê, selen, glutathione, ka-li, na-tri….
Ăn để phòng bệnh
Giàu các chất dinh dưỡng nên gạo lứt có tác dụng
phòng ngừa một số bệnh lý:
- Hàm lượng chất xơ cao hơn 3 lần so với gạo trắng nên gạo
lứt là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chế độ ăn nhiều
chất xơ sẽ giúp phòng chống táo bón, rối loạn mỡ máu và
một số bệnh lý tim mạch.
- Do có lớp cám bên ngoài nên chất bột đường có trong gạo
lứt sẽ được cơ thể tiêu hóa và chuyểnthành đường chậm,
không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Vì vậy, nó
có lợi trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân
tiểu đường.
- So với gạo trắng, gạo lứt có chỉ số no cao hơn, do đó sẽ tạo
cảm giác no nhanh, giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Vì vậy, cơm gạo lứt thích hợp cho bệnh nhân thừa cân, béo
phì. Ngoài ra, việc ăn gạo lứt cũng đòi hỏi ăn chậm, nhai kỹ.
Điều này giúp cho não nhận biết tình trạng no chính xác hơn.
Do vậy, quá trình điều khiển năng lượng nạp vào sẽ phù hợp


hơn, giúp phòng ngừa thừa cân, béo phì hiệu quả.
- Trong gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, giúp chuyển hóa
tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần
kinh. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa tình trạng phù do thiếu
vitamin B1.
- Trong lớp vỏ cám của gạo lứt còn có một loại dầu cám gạo,
chứa chất dầu tocotrienol fator (TRF) có tác dụng loại bỏ
những yếu tố gây huyết khối trong mạch máu, giúp chống
đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cám còn chứa
vitamin E có tác dụng chống lão hóa, chất selen có tác dụng
vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào,
giúp phòng ngừa được ung thư.
Đừng “ghiền” gạo lứt muối mè
Ăn nhiều gạo lứt với muối mè giúp phòng ngừa một số bệnh
về tim mạch và chống lão hóa do có chứa nhiều vitamin và
các chất béo chưa bão hòa. Chính vì lý do này nên rất nhiều
người thích ăn và có thể ăn trường kỳ. Đây là một sai lầm, vì
nếu chỉ ăn gạo lứt với muối mè trong 1 thời gian dài thì sẽ có
nguy cơ thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
như đạm (cần cho sự tăng trưởng của trẻ nhỏ), vitamin B12
cần cho sự tạo thành tế bào máu. Đồng thời, cũng không
đảm bảo nhu cầu vitamin (beta-caroten, vitamin C), khoáng
chất (sắt, kẽm), lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng.
Chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần phải đủ các
nhóm tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước. Nếu ăn cơm
gạo lứt, vẫn nên thêm các loại rau, nước trái cây, đậu hũ, sữa
đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa mới đảm bảo đủ dinh
dưỡng cho cơ thể phát triển và hoạt động.
Nếu muốn bắt đầu chế độ ăn hằng ngày bằng ăn gạo lứt
muối mè, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Sau đây là ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, chuyên
gia sức khỏe về những công dụng làm đẹp, trị bệnh của gạo
lứt!
Gạo lứt có tác
dụng gì với
sức khỏe?
Gạo lứt là gạo thông thường nhưng được
xay sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên
có màu nâu. Ăn gạo lứt giúp phòng nhiều bệnh
như béo phì, tăng huyết áp
1. Lớp cùi của gạo lứt có trên 120 chất kháng ôxy hóa, có
thể bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi bị xâm hại bởi các
gốc tự do
Các chất kháng ôxy hóa được coi như là những người lính
bảo vệ tế bào của cơ thể. Chúng “lấy đi viên đạn” khi tế bào
cơ thể bị gốc tự do tấn công, do đó tế bào tránh được sự hư
hại. Các chất kháng ôxy hóa mạnh ở trong lớp cùi của gạo
lứt như CoQ10, acid alpha-lipoic, các proanthocyanidin
oligomic, SOD, các tocopherol và tocotrienol, IP6,
glutathione, carotenoid, selen, các phytosterol, gamma-
oryzanol, lutein và lycopene đều đã giúp cho cơ thể phòng
chống và giảm rủi ro đối với các bệnh nói trên.
2. Gạo lứt điều chỉnh được hàm lượng glucose trong máu
ở những người bị bệnh đái tháo đường
Khoảng 180 triệu người trên thế giới bị bệnh đái tháo đường
và hàng năm có trên 1 triệu người đã bị chết do bệnh này. Ở
Việt Nam cũng có khoảng 6 triệu người bị bệnh đái tháo
đường.
Gạo lứt là gạo thông thường nhưng được xay
sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng gạo lứt có
khả năng kiểm soát, quản lý và làm giảm hàm lượng glucose
trong máu của những người bị bệnh đái đường. Lớp cùi của
gạo lứt có tác dụng làm giảm hàm lượng glucose trong máu,
hàm lượng hemoglobin đã được glycosyl-hóa và cải thiện sự
tổng hợp insulin ở các người bị bệnh đái đường type I và
type II. Các vitamin nhóm B, gamma-oryzanol, protein, các
phức hợp carbohydrate, crôm, polysaccharide,
hemicellulose, chất béo, chất xơ, các tocopherol, các
tocotrienol và các chất kháng oxy hóa ở trong gạo lứt đều
đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc chuyển hóa
glucose trong cơ thể, do đó có thể kiểm soát, quản lý và điều
hòa hàm lượng glucose trong máu ở người bị bệnh đái
đường.
3. Giảm cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch
Một số chất dinh dưỡng có trong gạo lứt như chất xơ,
carotenoid, phytosterol, acid omega 3 và inositol
hexaphosphate (IP6) đều có vai trò rất quan trọng trong việc
phòng chống sự ngưng kết các tiểu huyết cầu và làm giảm
hàm lượng cholesterol và triglyceride.
Các vai trò này và những cơ chế đồng hợp khác đã được thể
hiện rõ ở chỗ: làm giảm LDL-cholesterol (xấu) và làm tăng
HDL-cholesterol (tốt); giảm việc hấp thụ chất béo và
cholesterol; làm tăng việc bài tiết chất béo, cholesterol và
acid mật; làm giảm áp suất máu và triglyceride, ngăn ngừa
việc ngưng kết tiểu huyết cầu. Coenzyme Q10 cũng có
những hiệu ứng tích cực đối với áp suất máu và cholesterol
đồng thời cải thiện năng lượng của cơ tim. Nó cũng giúp cho
việc ổn định nhịp đập tim. Tất cả những chức năng này ở
trong gạo lứt hoạt động đồng thời đã làm giảm các nguy cơ

đột qụy hoặc các tai biến tim mạch.
4. Tăng hệ miễn dịch của cơ thể nhằm phòng chống các
bệnh thoái hóa và chặn đứng hiện tượng lão suy sớm
Các sterol và sterolin (luôn có trong thực vật) đều là những
tác nhân phù trợ quan trọng giúp cho hệ thống miễn dịch của
cơ thể chặn đứng các bệnh ưng thư, giết chết các vi khuẩn,
phá huỷ vi rút và làm chậm quá trình lão hóa. Chúng cũng
giúp cho các bệnh nhân nhiễm HIV không phát triển thành
AID. Các hiệu quả kháng vi rút và kháng vi khuẩn cũng đã
được chứng minh do nồng độ sterolin và phytosterol cao ở
trong gạo lứt.
5. Giảm nguy cơ của một số bệnh ung thư
Polyphenol và tocotrienol đều có tác dụng kìm hãm các
enzyme vi thể pha 1 và tiểu phần lipo-protein của gạo lứt có
tác dụng kìm hãm việc sinh sản nhanh các tế bào bất bình
thường. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mối
liên quan hết sức mật thiết giữa việc cung cấp chất xơ cao
trong chế độ ăn uống và việc giảm nguy cơ các bệnh ung thư
ruột kết, ung thư vú. Chất xơ cản trở việc phát triển các khối
u bằng cách kết hợp với estrogen ở trong đường ruột và ngăn
ngừa nó không bị tái hấp thụ ở trong dòng máu. IP6 trong
gạo lứt có hoạt tính chống ung thư rõ ràng và ngăn ngừa việc
phát triển tế bào khối u trong ung thư đường ruột và ung thư
gan.
6. Cải thiện bộ máy tiêu hóa, giúp việc đồng hóa thức ăn
tốt và tránh được các hiện tượng tiêu chảy, táo bón v.v…
Các chuyên gia cho rằng những người trưởng thành chỉ cần
một nửa lượng chất xơ (mà cơ thể họ cần) cũng đã có thể
phòng chống bệnh đái đường type 2 và bệnh tim mạch…Họ
khuyến cáo: tối thiểu lượng chất xơ trong khẩu phần phải

đảm bảo 14gam cho 1000 calo tiêu thụ. Đàn ông cần khoảng
30-38gam/ngày, còn đàn bà cần khoảng 25-30g/ngày từ các
loại thực phẩm toàn phần.
Hầu hết trẻ em ngày nay chỉ thu nhận được 20% lượng chất
xơ mà chúng cần hàng ngày. Điều đó đã giải thích được vì
sao đã xảy ra nạn dịch trẻ em phát triển bệnh đái đường type
2 trước lúc chúng bước sang tuổi teens.
7. Giảm cân ở những người bị bệnh béo phì
Gạo lứt cung cấp một phổ rất rộng về các chất dinh dưỡng
vốn có thể giúp cơ thể không bị kích động bởi cảm giác đói.
Chúng cũng giúp cơ thể quản lý được trọng lượng cơ thể
thông qua các cơ chế điều hòa lượng đường trong máu, giải
độc ruột kết và việc chuyển hóa chất béo. Gạo lứt cũng rất
giàu magiê thiên nhiên có khả năng phòng chống hội chứng
rối loạn trao đổi chất đồng thời cải thiện quá trình trao đổi
chất.
8. Giải độc cho cơ thể trong trường hợp cơ thể bị các chất
độc hại xâm nhập thông qua thực phẩm, không khí,
thông qua da v.v…

Các hợp chất trong gạo lứt có tác dụng giải độc: Acid alpha
Lipioc là một tác nhân rất tốt nhằm tinh lọc gan khỏi bị ngộ
độc bởi các chất hóa học. Các bác sỹ người Đức đã sử dụng
acid alpha lipoic ngay từ những năm 1960 để điều trị bệnh
xơ gan. Sau đó việc điều trị đã được mở rộng thêm đối với
việc ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc do nấm độc và các bệnh
liên quan đến oxygen.
9. Cải thiện chức năng của gan
Ngoài vai trò là chất giải độc của cơ thể vốn làm nhẹ gánh
nặng đối với gan, gạo lứt còn có nhiều chất dinh dưỡng có

thể phù trợ đặc biệt cho chức năng của gan. Inositol,
Phospholipid và vitamin nhóm B đều là những chất giải độc
cho gan, kiểm tra bệnh xơ gan và cải thiện sự tái tạo tế bào
gan. Tocotrienol, gamma oryzanol và những chất kháng oxy
hóa khác cũng có vai trò bảo vệ trong gan.
10. Giảm sỏi thận; đồng thời xây dựng bộ xương của cơ
thể chắc khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh loãng xương
Sỏi thận là một trong những rối loạn tổng quát nhất của
đường tiết niệu. Sỏi thận chủ yếu được hình thành từ canxi,
nhưng vấn đề không phải nguyên nhân của sỏi thận là do
canxi trong khẩu phần dinh dưỡng.
Thực tế hai công trình nghiên cứu được tiến hành ở Trường
Đại học Harvard đã chứng tỏ rằng khẩu phần thức ăn có hàm
lượng canxi cao thực sự đã làm giảm các nguy cơ phát triển
sỏi thận. Lớp cùi của gạo lứt là một nguồn canxi cùng với
magiê và kali có lợi cho sức khoẻ . Vitamin K và IP6 trong
gạo lứt có một vai trò hết sức quan trọng: Vitamin K giúp
chuyển vận canxi ra khỏi dòng máu và đưa canxi vào xương;
IP6 có tác dụng ức chế và ngăn cản việc kết tinh oxalate
canxi ở đường tiết niệu; và cơ chế này cũng song song mang
tới hiệu quả rõ rệt là xương của cơ thể chắc khoẻ và tránh
được bệnh loãng xương./.
Gạo lứt dinh dưỡng: Bạn
vàng của sức khoẻ.
Gạo lứt là gạo thông thường nhưng được
xay sơ, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài
nên có màu nâu. Ăn gạo lứt giúp phòng
được nhiều bệnh như béo phì, tăng huyết áp,
ung thư, tim mạch
Gạo lứt rất giàu chất xơ và một số chất dinh dưỡng cần thiết

khác như chất bột, đạm, béo. Gạo lứt còn chứa nhiều vitamin
nhóm B và các a-xít pantotenic, paraamin-obenzoic, can- xi,
sắt, ma-giê, selen, glutathione, ka-li, na-tri
Ăn để phòng bệnh
Giàu các chất dinh dưỡng nên gạo lứt có tác dụng phòng
ngừa một số bệnh lý:
- Hàm lượng chất xơ cao hơn 3 lần so với gạo trắng nên gạo
lứt là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể. Chế độ ăn nhiều
chất xơ sẽ giúp phòng chống táo bón, rối loạn mỡ máu và
một số bệnh lý tim mạch.
- Do có lớp cám bên ngoài nên chất bột đường có trong gạo
lứt sẽ được cơ thể tiêu hóa và chuyển thành đường chậm,
không làm tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Vì vậy, nó
có lợi trong việc giúp kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân
tiểu đường.
- So với gạo trắng, gạo lứt có chỉ số no cao hơn, do đó sẽ tạo
cảm giác no nhanh, giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Vì vậy, cơm gạo lứt thích hợp cho bệnh nhân thừa cân, béo
phì. Ngoài ra, việc ăn gạo lứt cũng đòi hỏi ăn chậm, nhai kỹ.
Điều này giúp cho não nhận biết tình trạng no chính xác hơn.
Do vậy, quá trình điều khiển năng lượng nạp vào sẽ phù hợp
hơn, giúp phòng ngừa thừa cân, béo phì hiệu quả.
- Trong gạo lứt còn chứa nhiều vitamin B1, giúp chuyển hóa
tinh bột và hỗ trợ tích cực cho việc dẫn truyền của dây thần
kinh. Ngoài ra, còn giúp phòng ngừa tình trạng phù do thiếu
vitamin B1.
- Trong lớp vỏ cám của gạo lứt còn có một loại dầu cám gạo,
chứa chất dầu tocotrienol fator (TRF) có tác dụng loại bỏ
những yếu tố gây huyết khối trong mạch máu, giúp chống
đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, trong dầu cám còn chứa

vitamin E có tác dụng chống lão hóa, chất selen có tác dụng
vừa chống lão hóa vừa chống lại sự hủy hoại, biến dị tế bào,
giúp phòng ngừa được ung thư.
Đừng “ghiền” gạo lứt muối mè
Ăn nhiều gạo lứt với muối mè giúp phòng ngừa một số
bệnh về tim mạch và chống lão hóa do có chứa nhiều
vitamin và các chất béo chưa bão hòa. Chính vì lý do này
nên rất nhiều người thích ăn và có thể ăn trường kỳ. Đây là
một sai lầm, vì nếu chỉ ăn gạo lứt với muối mè trong 1 thời
gian dài thì sẽ có nguy cơ thiếu một số chất dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể như đạm (cần cho sự tăng trưởng của trẻ
nhỏ), vitamin B12 cần cho sự tạo thành tế bào máu. Đồng
thời, cũng không đảm bảo nhu cầu vitamin (beta-caroten,
vitamin C), khoáng chất (sắt, kẽm), lâu ngày dẫn đến suy
dinh dưỡng.
Chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần phải đủ các
nhóm tinh bột, đạm, béo, chất khoáng, nước. Nếu ăn cơm
gạo lứt, vẫn nên thêm các loại rau, nước trái cây, đậu hũ, sữa
đậu nành, sữa và các sản phẩm từ sữa mới đảm bảo đủ dinh
dưỡng cho cơ thể phát triển và hoạt động.
Nếu muốn bắt đầu chế độ ăn hằng ngày bằng ăn gạo lứt
muối mè, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
TS. BS. Lê Nguyễn Trung Đức Sơn.
Nước gạo lức rang
Căn cứ vào cuộc phân tích máu của một số
người, bác sĩ Renée Welhouse xác định những
người thanh lọc gan bằng nước gạo lức cho
thấy ở họ: Kết quả là làm cho máu rất sạch.
Hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất
trong. Trong khi ở nơi những người khác:

Hồng huyết cầu một là méo mó, hai là đầy rẫy
những độc tố và ký sinh trùng (Para-sites).
Nước gạo lức rang:
Bác sĩ Renée Welhouse cho biết trước đây có một
bệnh nhân ban đầu người này bị sạn mật quá nhiều, nên phải
mổ để loại bỏ túi mật. Nhưng rồi sau lại phát giác ra tình
trạng gan của người ấy cũng có sạn nhiều, nên bệnh nhân lại
được gởi đi gắp lấy sạn, tuy nhiên da mặt và mắt của bệnh
nhân cứ ngày càng vàng ra. sức khỏe, ngày một giảm sút,
mệt mỏi và uể oải trong mọi sình hoạt. Cuốì cùng thì bệnh
viện cho hay là bệnh nhân ở trong tình trạng Chai Gan nặng,
uống thuốc chỉ là cầm chừng chứ không thể chữa. Nếu chịu
giải phẫu để cắt gan thì có hy vọng kéo dài thời gian sống
hơn, nhưng không bảo đảm sẽ khỏi hẳn. Do đó bệnh nhận từ
chối giải phẫu.
Bẵng đi ba năm sau, người này trở lại, bác sĩ Renée nhận
thấy da mặt ông ta hồng hào trở lại, không còn tình trạng
vàng vọt như xưa. Bác sĩ cho khám lại thì gan đã được tái
tạo cách đáng ngạc nhiên. Khi hỏi chuyện thì người đó cho
hay: Có lẽ do may mắn đọc được trang báo nói về tác dụng
của việc uống nước gạo lức rang có thể lọc gan được cách
hữu hiệu. Mặc dù không tin lắm nhưng vẫn thử, vì đã chẳng
hại gì, lại cũng không tốn kém, nên bắt tay vào việc thực
hành ngay, không chậm trễ, thì quả nhiên sau vài tháng thì
thấy có hiệu quả dần dần, tình trạng uể oải, mệt mỏi, biến
mất lúc nào không hay. Bác sĩ Renée tìm hiểu, hỏi: Ngoài
việc uống thứ nước ấy ra, ông có còn uống thứ thuốc, hay
thực hiện một lãnh vực y khoa nào khác nữa không ? Đương
sự cho hay: Vì thất vọng nên không còn uống thuốc bổ gan
nữa. Tuy nhiên, bài báo cho biết là phải tập thể dục mỗi

ngày, và phải kiêng cữ các thứ có hại cho gan, như: Rượu,
bia, mỡ màng, các thức ăn hoặc gia vị gây nóng cho cơ thể,
nhất là gan. Ông ta có xác nhận việc ăn uống theo chế độ
chay tịnh, rau trái nhiều hơn là thịt cá, uống nước gạo lức
rang thay cho trà, cà phê, nước ngọt …
Bác sĩ Renée Welhouse lấy kinh nghiệm từ một bệnh nhân
này, mà áp dụng thử nghiệm cho những bệnh nhân khác.
B.S. vẫn cho bệnh nhân uống thuốc, nhưng khuyên họ nên
uống thứ nước mới này. Không những vậy, ông còn làm các
cuộc thử nghiệm và phân tích máu, như đã nói ở trên.
Cách rang: Bạn có thể rang gạo lức bằng bất cứ cách nào:
dùng chảo, hoặc máy rang bắp (dùng máy thì chỉ 5 phút là
được, nhưng chỉ áp dụng cho gạo lức tròn. Nếu gạo lức dài
thì phải rang bằng chảo). Bạn muốn rang cho gạo có màu
vàng đậm, hay màu nâu, nâu xậm tùy ý, nhưng đừng rang
cháy.
Cách nấu: Phương pháp nấu tiện và sạch nhất là dùng nồi
Slow cooker và để mức độ thấp (low level).
Bạn có thể nấu từ sáng tới tối hoặc nấu qua đêm. Nếu bạn
nấu nồi trên bếp thì nước không trong, nhìn đục như nước
cơm vậy: Không đẹp mắt.
Cách uống: Nên uống thay thói quen uống nước trà. Uống
khi khát, uống bất cứ lúc nào. Nếu muốn uống nóng thì đổ
vô bình thủy giữ nhiệt, rồi uống dần ngày đêm.
Tác dụng cho sức khỏe: Không chỉ thanh lọc gan. Nó còn
giúp cho bạn có nước da hồng hào sáng, đẹp, nhờ làm cho
máu sạch, không chứa độc tố. Bớt hoặc không còn nhức mỏi
mỗi khi trời lạnh. Cộng với chế độ ăn uống tốt thì giảm mập
nhanh. Chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Miệng, mồ hôi
không còn mùi hôi thối. Trị nhức vai, mỏi xương sống. Uống

trường kỳ, uống theo thói quen của người uống trà sẽ hết
được bệnh “gao” (gout), chứng phong thấp của người già,
một thứ bệnh khó chữa. Cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy
uể oải hay mỏi mệt. Người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm
nhiều lần.
Chú-ý: Lúc khởi sự uống nước gạo lức, sau ba, bốn tuần, có
một số người bình thường ít ăn rau, hoặc những người nhiều
dương tính do thói quen ăn uống trước kia có thể sẽ cảm
thấy nóng trong người, đôi khi có người còn bị lở miệng,
nhưng đừng lo lắng, cứ việc uống tiếp tục vài ngày sẽ hết.
Sau đó cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường.
Công dụng thật sự
của "gạo lức muối
mè" là gì?
• Cung cấp complex carbonhydrate, lipit, gluxit, chất xơ,
khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9.
• Thay thế thực phẩm chức năng: phòng chống loãng
xương, viêm khớp, bệnh tiêu hóa, giảm cholesterol, ngăn
đông máu và tim mạch
• Gạo lứt đỏ nảy mầm rang ăn liền Như Châu ăn vặt hoặc
thay bữa chính sẽ giúp giảm cân nhanh chóng, lấy lại vóc
dáng thon thả mà vẫn tràn đầy năng lượng cho chị em.
• Gạo lứt nảy mầm nhiều dinh dưỡng hơn gạo lứt thường
đặc biệt là lysine và chất chống độc cho thận.
• Thành phần vừng rang giúp bổ gan, bổ thận, tăng hồng
cầu, trị táo bón, nhuận gan mật và lợi tiểu.

TẠI SẠO ĂN GẠO LỨT KHỎE HƠN
Phần lớn người ăn cơm không bao giờ dùng đến gạo lứt. Họ
thường xem đó là thực phẩm nhà quê hoặc cho gia súc ăn.

Tuy nhiên những bước chuyển biến về thực phẩm sức khoẻ
hiện đại đã chứng minh rằng ngũ cốc chưa qua xử lý bao
gồm cả gạo lứt tốt cho sức khoẻ hơn là gạo xát trắng. Chắc
chắn một điều rằng trong hàng ngàn năm qua, con người đã
ăn gạo lứt cho đến khi cỗ máy xát gạo trắng phức tạp được
phát minh ra vào năm 1860 ở Scôtlen.
Vậy những lý do nào đằng sau gạo xát trắng? Tờ Hinduism
ngày nay đã hỏi Tim O’Donnel, Phó Giám đốc phu trách bán
hàng và tiếp thị ở Nông trại gia đình Lundberg, một công ty
của người California chuyên sản xuất gạo hữu cơ. Ông nói
nguyên nhân chính là tự bản thân cuộc sống, Gạo trắng giữ

×