Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giải pháp với việc học tập của trẻ em tiểu học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.03 KB, 7 trang )

Giải pháp với việc học tập của
trẻ em tiểu học





Khi trẻ gặp những khó khăn trong việc học, các bậc cha mẹ khoan có
những đánh giá chủ quan là trẻ lười biếng hay ngu dốt, mà nên xem lại cách
học, cách tiếp thu bài vở của trẻ có phù hợp với tính khí của trẻ chưa, để từ
đó có những điều chỉnh thích hợp trong cách truyền đạt, cách tổ chức thời
gian và không gian cho trẻ để các em có được những thuận lợi nhất trong
việc tiếp thu kiến thức.
Với các em từ 6 – 12 tuổi thì những khó khăn trong việc tiếp nhận
kiến thức của trẻ thường do các yếu tố sau đây:
- Trẻ không được chuẩn bị những kiến thức cơ bản của các môn học.
- Trẻ có tính chất chậm chạp, thụ động hay quá đãng trí, hiếu động.
- Trẻ có những khó khăn về nghe/nhìn – phát âm và ghi nhớ.
Trẻ thiếu kiến thức cơ bản
Chương trình học của bậc học tiểu học nói chung và của lớp 1 nói
riêng còn nặng nề và có nhiều điều chưa hợp lý. Vì vậy, đại đa số các em
đều phải học trước chương trình, học thêm ngoài những giờ học chính khóa.
Nhưng chính vì mà các giáo viên, thường đẩy nhanh chương trình hay
lược bỏ một số phần trong chương trình vì cho rằng, các em đều đã biết rồi,
đã được học trước rồi.
Đây chính là sự mâu thuẫn trong vấn đề giáo dục. Nếu các em học
trước thì mới có thể theo kịp chương trình học, nhưng lại khiến cho những
em không học trước bị thiệt thòi, không đáp ứng được yêu cầu sinh ra chán
nản, không muốn học nữa và chính các em học trước chương trình cũng
không còn sự hứng thú trong học tập. Nhưng nếu không dạy trước thì các
em lại không theo kịp tiến độ của chương trình.


Giải pháp:
Để có thể giải quyết, phụ huynh nên lưu ý là không nên học trước
chương trình mà cần cho các em học những kiến thức cơ bản về chữ, số (
như nhận mặt chữ, cách viết các nét chữ, cách đọc các âm – vần. Cách nhận
mặt số – có hiểu biết về số lượng ) và các khái niệm về không gian và thời
gian (trước khi/sau khi – trên/dưới – phía trước/ phía sau – trong/ngoài –
nặng/nhẹ – nhỏ hơn / lớn hơn – Nhỏ nhất/ lớn nhất – ít nhất/ nhiều nhất) để
khi bước vào năm học các em vẩn hứng thú với chương trình và vẫn có đủ
nền tảng để theo kịp chương trình.
Khi trẻ chậm chạp, thụ động:
Đây là yếu tố thuộc về tính khí của trẻ, chúng ta nên biết là trẻ có 4
loại tính khí chính là: Nhóm trẻ sôi nổi – nhóm trẻ trầm tĩnh – nhóm trẻ
linh hoạt – nhóm trẻ chậm chạp.
Mỗi một nhóm trẻ đều có những mặt mạnh/yếu mà các bậc cha mẹ
cần hiểu rõ về con mình để có những biện pháp hướng dẫn thích hợp.
Nhóm trẻ sôi nổi
Các em này có những đặc điểm là nhanh nhẹn, có khả năng trực giác
tốt, tò mò, thực tế, có óc sáng tạo, làm việc theo cảm hứng.
Nhưng các em cũng có những điểm yếu là hấp tấp, làm việc tùy hứng,
nên hay đưa ra những nhận định thiếu suy nghĩ, không chính xác.
Nhóm trẻ trầm tĩnh
Các em này có khả năng phân tích cao, khách quan, tính cẩn thận, làm
việc có tổ chức, suy nghĩ có hệ thống, tư duy logic.
Các em thường phản ứng chậm chạp, cân nhắc, không dám thử
nghiệm các điều mới lạ.
Nhóm trẻ linh hoạt
Các em này rất nhạy cảm, khả năng cảm xúc tốt, có trí tưởng tượng,
đa cảm và duy tâm.
Các em dễ mất bình tĩnh, không làm việc gì đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Nhóm trẻ chậm chạp

Nhóm trẻ này làm việc cần cù, có quy tắc, suy nghĩ chính xác, tính
kiên định và thực tế.
Các em thường thụ động, hay kéo dài công việc và lề mề.
Giải pháp:
Vì thế khi trẻ gặp những khó khăn trong việc học, các bậc cha mẹ
khoan có những đánh giá chủ quan là trẻ lười biếng hay ngu dốt, mà nên
xem lại cách học, cách tiếp thu bài vở của trẻ có phù hợp với tính khí của trẻ
chưa, để từ đó có những điều chỉnh thích hợp trong cách truyền đạt, cách tổ
chức thời gian và không gian cho trẻ để các em có được những thuận lợi
nhất trong việc tiếp thu kiến thức.
Khi giác quan của trẻ có vấn đề
Khi trẻ có những khó khăn về các giác quan, tuy chưa đến mức khuyết
tật nhưng điều đó cũng gây ra những cản trở trong việc học tập cho trẻ. Như
chúng ta đã biết ngoài vấn đề thị lực, do ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố chủ
quan như xem Tivi nhiều, sử dụng máy vi tính, đọc sách dưới ánh đèn không
đủ sáng thì những yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường, ánh sáng nơi
học tập ở nhà và ở trường không đúng tiêu chuẩn cũng góp phần đáng kể
vào việc làm cho trẻ có những trở ngại về nhìn. Chúng ta cứ nhìn vào số học
sinh phải đeo kính thì sẽ thấy đây là một vấn đề không phải là nhỏ.
Yếu tố thị lực thường dễ thấy hơn yếu tố về thính lực, với một môi
trường ồn ào như đô thị, đủ loại ô nhiễm về tiếng ồn như tiếng còi xe, tiếng
xe cộ giao thông, tiếng nhạc đủ kiểu, cho đến việc trẻ đeo tai nghe để nghe
nhạc quá sớm cũng gây ra những trở ngại về nghe, điều này dẫn đến việc trẻ
không nghe rõ, nghe đủ lời giảng dạy hay nhắc nhở của giáo viên, đưa đến
những sai sót trong học tập.
Yếu tố kém tập trung, không nhớ cũng là một ảnh hưởng không nhỏ
đến việc học và tiếp thu kiến thức, các em bị quá nhiều yếu tố chi phối
(Games, TV, Nhạc, Truyện…) khiến không còn đủ năng lực tập trung vào
bài học, nhất là khi các bài học lại khô khan, đơn điệu và khó hiểu!
Yếu tố về phát âm cũng là một vấn đề vì các em không được khuyến

khích và hướng dẫn phát ấm chuẩn xác, sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau nên
dần dần ngôn từ trở nên nghèo nàn, đơn điệu và các em cũng ngại trao đổi,
trò chuyện với những người xung quanh.
Giải pháp:
Việc chăm sóc trẻ không chỉ là lo cái ăn cái mặc và đưa các em đến
trường, mà còn cần phải tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ để giúp các em
phát triển việc tiếp thu kiến thức của mình.
Chúng ta phải lưu ý đến thị lực, thính lực và khả năng tập trung của
trẻ để làm giảm thiểu đến mức tối đa trong khả năng có thể những tác động
từ bên ngoài và ngay từ chính các em. Nên đưa các em đi khám mắt, tai ít
nhất 3 – 6 tháng một lần và sắp xếp cho các em một góc học tập phù hợp với
những tiêu chuẩn về ánh sáng, âm thanh cũng như tìm những biện pháp giúp
các em có khả năng tập trung hơn.

×