Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Quyền được học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.46 KB, 13 trang )

Bài tập học kì Môn Pháp luật về Quyền trẻ em
Lời nói đầu
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc
biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em
có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công
dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn
hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó,
đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung
tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.
Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng, mọi trẻ em không phân
biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội học tập, được tạo điều
kiện để ai cũng được học hành.
Song vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia
đình trong việc chăm sóc, tạo điều kiệ cho trẻ em – những mầm non tương lai của
đất nước được học tập để trở thành những công dân có ích cho xã hội.
Chính vì vậy, em xin chọn đề tài: “Quyền được học tập của trẻ em và trách
nhiệm của gia đình trong việc đảm bảo thực hiện”
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu chắc chắn không khỏi nhầm lẫn và thiếu sót.
Vì vậy em rất mong thày ( cô) thông cảm.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Bài tập học kì Môn Pháp luật về Quyền trẻ em
I. Một số lý luận về quyền trẻ em và quyền được học tập của trẻ em
1. Quyền trẻ em
Quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng ngày nay trở thành vấn


đề quan tâm của cộng đồng quốc tế. Trẻ em ở tất cả các nước trên thế giới vẫn còn
sống trong những điều kiện khó khăn và chúng cần được quan tâm đặc biệt.
Quyền trẻ em là tất cả những gì cần có để trẻ em được sống và phát triển một
cánh toàn diện, lành mạnh và an toàn .Về mặt bản chất quyền trẻ em là quyền con
người được cụ thể hóa cho phù hợp nhu cầu và đặc trưng phát triển và tính cách
cuộc sổng của trẻ em.
Trẻ em là chủ thể của hiện tại và là những người xây dựng tương lai. Đó là
những đối tượng dễ bị tổn thương và có ảnh hưởng lâu dài về cả mặt sức khỏa cũng
như tâm lí . Việc nghi nhận quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trể em không chỉ là đối
tượng tiếp thu thụ động với người lớn mà trở thành chủ thể có quyền, có khả năng
tạo dựng cuộc sống phù hợp dảm bảo lợi ích được phát triển một cách toàn diện của
trẻ em. Việc quy định quyền của trẻ em còn là cơ sở đề các nhà làm luật xây dựng
các biện pháp để đảm bảo việc trẻ em được hưởng đúng các quyền đó.
Trẻ em là người chưa phát triển toàn diện về thể lực và trí tuệ, chưa có đầy đủ
năng lực hành vi dân sự. Do đó, để trẻ em làm chủ các quyền phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý của trẻ em thì Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam
quy định các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, trong đó lựa chọn 10 nhóm
quyền cơ bản nhất, đặc trưng nhất đối với trẻ em. Luật đã quy định trẻ em có 10
quyền cơ bản của trẻ em từ Điều 10 đến Điều 20 của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004 bao gồm các quyền như sau : Quyền được khai sinh và có
quốc tịch ; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng ;Quyền sống chung với cha mẹ ;
Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự ; Quyền
được chăm sóc sức khoẻ ; Quyền được học tập;Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động
văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch ; Quyền được phát triển năng khiếu;
Quyền có tài sản; Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt
động xã hội.
2
Bài tập học kì Môn Pháp luật về Quyền trẻ em
2. Quyền được học tập của trẻ em
Giáo dục là một trong những chính sách hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta đặc

biệt quan tâm, chú trọng. Bởi vì, "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam
phát triển toàn diện; có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc" (Điều 2 Luật giáo dục năm 2005). Với ý nghĩa đó, trẻ em
có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng để trở thành công
dân có đức, có tài, nắm chắc khoa học kỹ thuật và công nghệ mới phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo điều 59 hiến pháp năm 1992 qui định : “ học tập là quyền và nghĩa vụ của
công dân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền học
văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được nhà nước
và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chính sách học
phí, học bổng, nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp”
Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 xác định giáo dục tiểu học ở Việt Nam
là phổ cập bắt buộc và miễn phí. Phổ cập giáo dục tiểu học vừa là quyền, vừa là
nghĩa vụ của trẻ em. Điều 1 luật phổ cập giáo dục tiểu học còn xác định rõ: “ Nhà
nước thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối với tất
cả các trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi”. Như vậy, mọi trẻ em trong
độ tuổi qui định đều có quyền và nghĩa vụ học tập để đạt được trình độ giáo dục phổ
cập. Ngoài ra, khoản 3 điều 6 luật này còn qui định “ trẻ em có khả năng phát triển
đặc biệt thì được học lớp 1 trước 6 tuổi hoặc học vượt lớp nhằm tạo điều kiện bồi
dưỡng cho những học sinh có năng khiếu được phát triển tài năng”.
2.1. Trẻ em có quyền được học tập
Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn
hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó,
3
Bài tập học kì Môn Pháp luật về Quyền trẻ em
đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung
tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.

Theo khoản 1 điều 20 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948
trong đó nêu rõ “ mọi người đều có quyền được học tập, giáo dục phải miễn phí, ít
nhát là các bậc tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục tiểu học phải là bắt buộc, giáo
dục kĩ thuật và dạy nghề phải mang tính phổ thông và giáo dục đại học hay cao học
phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có khả năng”. Như vậy, quyền được
học tập là một trong những quyền trẻ em được hưởng, được xã hội tạo điều kiện để
cho học tập.
Theo khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định “Trẻ
em có quyền được học tập”. Đây là một quyền đương nhiên mà em được hưởng,
mọi trẻ em không phân biệt điều kiện và hoàn cảnh đều được bình đẳng về cơ hội
học tập, được tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Ngoài trẻ em bình thường thì tất cả trẻ em khuyết tật, trẻ em bị HIV, trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em lang thang...cũng đều được học chương trình giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, chương trình học của các em sẽ được
điều chỉnh phù hợp, linh hoạt với từng trẻ em trên cơ sở động viên, khuyến khích
trẻ em học tập tích cực, hiệu quả. Trẻ em dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình cùng Tiếng Việt để thực hiện phổ cập giáo dục bậc
tiểu học.
Theo thông tư về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành, mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập
bình đẳng trong các cơ sở giáo dục quốc dân.
Bên cạnh những qui định cho các trường hợp chung, luật phổ cập giáo dục
tiểu học còn qui định các trường hợp điều kiện bảo đảm quyền được phổ cập giáo
dục tiểu học cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em vì lý do sức khỏe vì hoàn
cảnh gia đình khó khăn đặc biệt hoặc ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi
hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn có thể được phổ cập giáo dục tiểu học ở
độ tuổi lớn hơn ( điều 6 và điều 8 luật phổ cập giáo dục). Nhà nước và xã hội có
4
Bài tập học kì Môn Pháp luật về Quyền trẻ em
trách nhiệm quan tâm , giúp đỡ, tạo điều kiện cần thiết để trẻ em là con em liệt sĩ,

thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt đạt được trình độ giáo dục tiểu học.
Ngoài giáo dục tiểu học còn có các bậc học khác mà trẻ em cũng được quyền
tiếp cận như giáo dục mầm non , giáo dục phổ thông. Theo điều 28 luật bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em “ cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông
phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để
bảo đảm chất lượng giáo dục”. “Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã
hội để thể hiện công bằng xã hội trong giáo dục”. Ngay cả những trẻ chưa thành
niên vi phạm pháp luật, nhà nước ta cũng dành cho các em một sự giáo dục đặc biệt
thông qua các trường giáo dưỡng. Theo qui định tại điều 64 luật giáo dục năm 2005,
trường giáo dưỡng có nhiệm vụ giáo dục người chưa thành niên vi phạm pháp luật
để các đối tượng này rèn luyện phát triển lành mạnh.
Học tập để đạt trình độ phổ cập trung học cơ sở là quyền và nghĩa vụ của
công dân nói chung, trẻ em nói riêng.
Điều 11 luật giáo dục năm 2005 qui định cùng với giáo dục tiểu học , giáo
dục trung học cơ sở là cấp học phổ cập, nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo
dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.
Việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được Đảng và nghị quyết của Quốc
hội ban hành số 41/QH10 ngày 9/12/2000. Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã
ban hành Nghị định số 88/ CP ngày 22/11/2001 về thực hiện phổ cập giáo dục trung
học cơ sở theo đó đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu
niên Việt Nam trong độ tuổi từ 11 đến hết 18 tuổi, đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt
nghiệp trung học cơ sở. Mục tiêu của phổ cập giáo dục trung học cơ sở là bảo đảm
cho hầu hết thanh niên, thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học để đạt
trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực,bồi đưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
5

×