Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giúp trẻ tập trung tốt ở nhà potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.07 KB, 7 trang )


Giúp trẻ tập trung tốt ở nhà





Mới ngồi bàn học được 10 phút, cu Bi (6 tuổi, học lớp 1) đã ngọ
ngoạy trên ghế, tay cu cậu vớ hết cái nọ đến cái kia, sau đó đòi uống nước,
đi tè và bé nêu ra đủ lí do để không phải ngồi học. Tình trạng của Bi cũng
là của nhiều trẻ mới bắt đầu đi học và ở những lớp đầu tiểu học. Làm sao để
trẻ học tập có hiệu quả và có thói quen học tốt ngay từ ở nhà?
Câu hỏi tưởng dễ nhưng các phụ huynh phải luyện cho trẻ từng bước
một và nên theo những gợi ý sau đây:
* Sắp xếp cho con góc học tập hợp lí: Đó là nơi dành riêng cho việc
học tập, tương đối yên tĩnh, đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng khí. Chỉ cần một
bộ bàn ghế vừa tầm với trẻ, một giá sách nhỏ (không phải là để truyện mà
chỉ để sách giáo khoa và vở). Trong phòng đèn thường được lắp ở giữa trần
nhà, nên nếu ngồi vào bàn học sẽ bị sấp bóng.
Do đó cần có thêm chiếc đèn bàn đủ tiêu chuẩn, tốt cho mắt trẻ và
phải thật sáng ở góc bên trái bàn học. Để nâng cao khả năng tập trung, đèn
trần nên để mờ, có thể lắp bóng đèn hạn chế ánh sáng, hoặc đèn huỳnh
quang loại vừa.
Góc học tập không nhất thiết phải rộng rãi, song cũng đừng quá hẹp.
Không nên bày nhiều thứ lỉnh kỉnh tạo cảm giác chật chội. Trên bàn, chỉ nên
để sách vở và bút viết. Hãy thu dọn hết những thứ linh tinh trên bàn học làm
trẻ mất tập trung.
Cũng không nên đặt máy vi tính trên bàn trong phòng của trẻ. Vì nếu
trẻ nhìn thấy máy vi tính ở trước mắt, nếu không được chơi game, trẻ sẽ cảm
thấy khó chịu và luôn có cảm giác thích chơi game. Nếu nhà chật, trẻ không
có bàn học, khi trẻ học có thể dùng bàn ăn làm bàn học để trẻ học mà không


nghĩ đến những việc khác.

Trong phòng trẻ, bàn học nên được kê vào sát tường. Nên chọn giấy
dán tường màu sắc nhã nhặn, không nên lèo loẹt quá hoặc giấy dán tường có
những nhân vật chuyện tranh mà trẻ yêu thích, cũng dễ làm trẻ mất tập
trung.

Nếu trẻ chưa đi học thì không sao, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì nên
thay bằng loại giấy có màu sắc nhẹ nhàng. Để giúp trẻ có thể tập trung học,
việc chọn màu giấy để hạn chế cảm xúc của trẻ là rất cần thiết.
Ngoài ra, xung quanh tường trong phòng học cũng không nên treo quá
nhiều loại tranh ảnh, nhất là những bức tranh nghệ thuật sặc sỡ. Khi trẻ ngồi
vào bàn, trước mặt không có cái gì bắt mắt thì trẻ sẽ tập trung học hơn.
Cửa sổ phòng học của trẻ nên treo mành hoặc rèm cửa, để có thể hạn
chế được ánh nắng mặt trời. Nếu ánh sáng tự nhiên quá nhiều, dễ ảnh hưởng
xấu đến mắt trẻ.
* Không cho trẻ ngồi ghế có bánh xe: Khi trẻ ngồi vào bàn học, nếu
muốn trẻ không bị mất tập trung, thì một cái ghế thoải mái là rất cần thiết.
Không nên cho trẻ ngồi vào ghế có bánh xe, tuy di chuyển thuận tiện nhưng
vì trẻ nghịch ngợm, chúng sẽ di chuyển bánh xe từ chỗ này sang chỗ kia nên
không thể tập trung học được. Nên sử dụng ghế không có bánh xe, trẻ có thể
chạm chân xuống đất, lưng ghế hơi ngả ra phía sau.
* Tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp: Thói bừa bãi, tiện đâu để đấy rất
phổ biến với học sinh. Cần dạy trẻ để đồ dụng học tập, sách vở, tài liệu tham
khảo… vào đúng chỗ quy định, để khi cần không phải lục tung lên làm mất
nhiều thời gian.
Cần có chỗ để trẻ tự sắp xếp đồ dùng cá nhân. Có nhiều trẻ không biết
mình đã để dụng cụ học tập hay đồ dùng cá nhân ở đâu, nên nhiều lúc phải
tìm kiếm rất vất vả. Nếu không muốn xẩy ra tình trạng đó, thì cần có chỗ để
trẻ tự sắp xếp, cất dọn. Cách tốt nhất nên bố trí một cái tủ nhỏ có nhiều ngăn

kéo để trẻ có thể cất dọn các loại đồ dùng như vở, bút, đồ mỹ thuật, các loại
dụng cụ khác… một cách ngăn nắp, gọn gàng.
Mỗi chu kì, cha mẹ nên cùng con sắp xếp lại góc học tập, cái gì cần
giữ thì để lại, cái gì không dùng tới nữa thì nên hủy để góc học tập sạch sẽ
hơn và trẻ không có cảm giác bị ngập trong đống sách vở. Nên nhớ, nếu bạn
tạo cho trẻ quen thói quen ngăn nắp ngay từ đầu, thì sẽ rất có lợi cho trẻ khi
trưởng thành.

* Cùng con ôn bài khi ở nhà: Sau giờ ăn cơm tối, cha mẹ hãy cùng
con giở sách vở trẻ đã học trong ngày ra giúp trẻ ôn lại kiến thức và tạo thói
quen ngồi học ở nhà cho con.
Vào những ngày trẻ được nghỉ học, cần dành một giờ nhất định trong
ngày để cho con học.
Nếu cô giáo cho bài tập về nhà, cần khuyến khích trẻ tự làm và có sự
trợ giúp của cha mẹ (nếu cần). Quan trọng là phải kiểm tra xem còn làm
đúng, sai? Tránh tình trạng tới hôm nào có môn học gì thì mới giở sách ra
kiểm tra. Như vậy, những điều trẻ nghe được ở lớp sẽ bị rơi rụng theo thời
gian, trẻ sẽ bị mất nhiều công sức hơn để hiểu và làm bài.
* Nên tìm hiểu điểm mạnh, yếu của con mình trong học tập: Mỗi
người có một đặc điểm tâm, sinh lí và năng khiếu riêng. Có trẻ rất thích học
toán và học tốt, nhưng cũng nhiều em chỉ thích học tiếng Việt, ngoại ngữ
hay những môn phụ: hát nhạc, vẽ…
Các phụ huynh cần theo dõi con thường xuyên và liên hệ chặt chẽ với
giáo viên chủ nhiệm xem con học tốt môn nào, điểm số ra sao và ngược lại.
Điều này giúp cha mẹ nắm bắt được xem con hứng thú với môn học gì, ngại
học môn nào, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ những kiến thức trẻ còn
thiếu và giúp trẻ học đều các môn, không bị tình trạng học lệch.
* Chăm sóc trẻ đúng cách và giữ gìn sức khỏe cho con: Trẻ học
giỏi mấy mà không có sức khỏe thì kết quả cũng không tốt. Ngoài việc cho
con ăn uống điều độ, đủ chất, phân bổ giờ học, giờ chơi, nghỉ ngơi… hợp lí,

cha mẹ còn nên cùng con tập thể dục và chơi thể thao. Đối với trẻ nhỏ, chơi
đá bóng, đi xe đạp, nhảy dây, tập thể dục nhịp điệu và các bài tập nhẹ
nhàng… là thích hợp nhất. Những hoạt động đó sẽ giúp trẻ tăng cường thể
chất. Trẻ có khỏe mới ăn ngủ tốt và có sức để học.
Khi cha mẹ theo dõi con học cũng cần kiểm tra tư thế ngồi học, cách
cầm bút, để vở, độ cao giữa mắt và vở xem đã đúng chưa và uốn nắn cho trẻ
nếu trẻ cầm bút sai hoặc ngồi lệch. Điều này rất quan trọng, bởi xương trẻ
con non, nếu cầm bút sai, ngồi lệch dễ bị những bệnh học đường như cận thị
hoặc cong, vẹo cột sống.

×