Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Câu hỏi “Tại sao?” - cầu nối đưa bé đến kho tàng kiến thức docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.87 KB, 4 trang )

Câu hỏi “Tại sao?” - cầu nối đưa bé
đến kho tàng kiến thức





Câu hỏi “Tại sao?” chính là cầu nối đưa trẻ đến kho tàng kiến thức
bao la, là dấu hiệu của một đứa trẻ sớm có óc quan sát tìm tòi. Vậy, làm sao
để trẻ luôn chủ động trong việc học hỏi và đặt ra những câu hỏi như “Tại sao
con cua lại bò ngang mà không bò dọc?”; “Tại sao mắt không mở sang hai
bên như cửa sổ?”
Trẻ học qua câu hỏi “Tại sao?”
Câu hỏi “Tại sao?” phản ánh sự quan sát, khả năng tư duy và mong
muốn tìm hiểu của bé với thế giới bên ngoài.
Từ 1-2 tuổi, bé chỉ biết hỏi những câu đơn giản như “Cái gì đây?”,
“Con gì?”, “Nó đâu rồi?”, “Màu gì?”…
Từ 3 tuổi trở lên, bé luôn miệng đặt câu hỏi “Tại sao?”. Điều này cho
thấy bé muốn tìm hiểu bản chất, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, không dễ
dàng chấp nhận những điều người lớn xem là hiển nhiên.
Ví dụ khi bé hỏi: “Tại sao mắt không mở sang hai bên như cửa sổ?”,
tức là bé đang so sánh sự khác biệt giữa hai sự vật, và thắc mắc muốn tìm
hiểu lý do. Những câu hỏi của trẻ thể hiện tính chủ động trong việc tìm hiểu
những sự vật xung quanh. Việc “dám hỏi”, “dám so sánh” của trẻ còn thể
hiện chính kiến của trẻ trước khi chấp nhận một vấn đề…

Theo một nghiên cứu tâm lý học ở Mỹ, trí lực con người đạt cao nhất
lúc 17 tuổi. Nếu coi mức đó là 100% thì trẻ lúc 4 tuổi có thể phát triển được
50%, 5-8 tuổi thêm 30%.
Như vậy, sự phát triển trí lực của 4 năm đầu bằng cả 13 năm sau. Điều
đó chứng tỏ giai đoạn từ 1-6 tuổi bé học hỏi rất nhiều, hình thành thói quen


tư duy, suy nghĩ và tìm tòi một cách chủ động.
Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu này để khuyến
khích con học hỏi và phát triển hơn nữa.
Về giáo dục, cần khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, cùng trẻ tìm ra cách trả
lời và học hỏi thông qua những đáp án đó.
Về dinh dưỡng, cần chú ý rằng đây là giai đoạn phải bồi dưỡng tối đa
cho bộ não trẻ, đừng để não trẻ bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạn chế khả
năng học hỏi của trẻ.

×