Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Dạy bé về thời gian qua từng độ tuổi pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.96 KB, 6 trang )

Dạy bé về thời gian qua
từng độ tuổi



Khi bé 2 tuổi, bạn có thể dạy con ghi nhớ các mốc thời gian bằng cách
kể cho bé nghe các câu chuyện có tình tiết mạch lạc rồi hướng dẫn để bé kể
câu chuyện theo trình tự sẵn có.
Hướng dẫn bé nắm bắt được các khái niệm về thời gian là cách giúp
con phát triển tư duy, trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ và cả ý thức tự lập. Ở mỗi
độ tuổi, bé lại có những khám phá riêng về thời gian.
Dưới 12 tháng tuổi
Bộ não chưa hoàn thiện nên bé chưa hiểu khái niệm về các mốc thời
gian. Bé chỉ có thể cảm nhận được lúc mình đói, muốn ăn hay đi ngủ. Vì thế,
bạn có thể cho con làm quen các cụm từ chỉ thời gian qua các bài hát ru.
12 - 15 tháng tuổi
Lúc này, bé có thể hiểu được một cách đơn giản ý nghĩa của các con
số. Chẳng hạn, khi bé đánh rơi 2 chiếc cốc xuống sàn và bạn nhắc bé: "Con
nhặt cả 2 cái cốc lên". Nhận biết được các con số là bước khởi đầu để bé làm
quen với khái niệm về thời gian. Bạn có thể dạy bé biết đếm số theo đúng
thứ tự 1 - 2 - 3 khi sắp xếp đồ chơi.
21 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, bé có thể hiểu và sử dụng tốt các cụm từ mang ý
nghĩa thời gian như "bây giờ" và "lát nữa". Bạn có thể giúp bé ghi nhớ các
mốc thời gian cơ bản qua một câu chuyện. Mẹ nên chú ý chọn các truyện có
tình tiết mạch lạc và chứa đựng những khoảng thời gian như thứ hai, thứ ba
hay buổi sáng, buổi chiều Sau đó, bạn hướng dẫn bé tự kể hết câu chuyện
theo trình tự sẵn có.
Bạn cũng có thể tóm tắt các ý chính trong truyện theo những mốc thời
gian cố định để bé dễ ghi nhớ. Điều này giúp bé phát triển tư duy logic cũng
như khả năng liên kết các sự vật, hiện tượng một cách có khoa học.


2 - 3 tuổi
Giai đoạn này, bé có thể nhận biết được những cụm từ chỉ thời gian
mà bạn thường sử dụng. Chẳng hạn, khi bạn nói "Cuối tuần mẹ sẽ đưa con đi
công viên", bé sẽ không đòi đi ngay nữa. Cho dù thực tế bé vẫn chưa phân
biệt được chính xác cuối tuần là khi nào nhưng bé cũng nhận biết được
không phải là ngày hôm nay.
Bạn cũng thấy bé có thể phân biệt được các mốc thời gian trong quá
khứ và tương lai. Vì vậy, bạn nên hướng dẫn để bé không nhầm lẫn. Chẳng
hạn khi bé nói: "Ngày mai mẹ đi làm", bạn có thể gợi ý để con đổi lại thành:
"Ngày mai mẹ sẽ đi làm".
3 tuổi là khoảng thời gian bé học hỏi nhiều từ vựng mới. Lúc này bạn
có thể cùng bé đề ra một thời gian biểu cho những công việc hằng ngày.
Mặc dù chưa biết xem đồng hồ hay lịch nhưng bé nhận biết rõ ràng được
hôm qua, hôm nay hay buổi sáng, buổi tối Bạn tập cho con làm mọi việc
theo thời gian biểu sẽ giúp bé hình thành ý thức cá nhân một cách có kỷ luật.
3 - 4 tuổi
Bé đã hiểu được một số mốc thời gian cơ bản khi trò chuyện với bạn.
Bé ghi nhớ tốt các khái niệm về hôm qua hay ngày mai, thậm chí còn hiểu
được nghĩa cụm từ "chủ nhật hàng tuần" khi nghe bạn hứa "Chủ nhật hàng
tuần mẹ sẽ đưa con về thăm bà ngoại".
Giai đoạn này, bạn nên tổ chức một số trò chơi giúp bé ghi nhớ tốt
như trò đếm số, xếp hình, ghép chữ Mẹ cũng có thể dạy bé làm quen và
ghi nhớ thứ tự các ngày trong tuần để giúp bé phát triển trí tuệ và tránh nhầm
lẫn.
4 - 5 tuổi
Giai đoạn này, bé có thể nhận biết được các mốc thời gian quan trọng
như sinh nhật mình hay các dịp lễ tết. Bé cũng dễ dàng sử dụng thành thạo
các cụm từ như "30 phút trước" hay "10 phút nữa" khi muốn đề nghị bạn
làm một việc gì.
Bạn có thể sắm cho con một chiếc đồng hồ cát và hướng dẫn bé sử

dụng. Chẳng hạn khi cát chảy hết tương đương với 15 phút, dốc ngược lại bé
sẽ được thêm 15 phút nữa.
Trên 5 tuổi
Bé thích nghe ông bà hay bố mẹ kể chuyện ngày xưa. Nếu nghe bà nội
nói: "Hồi xưa, bằng tuổi Bi, bố con cũng hay tè dầm lắm", bé sẽ rất thích
thú. Bạn có thể cho bé xem những bức ảnh chụp khi bé còn nhỏ để giúp con
hình thành ý thức về các khoảng thời gian rõ ràng hơn.
Khoảng 6 tuổi, bé có thể nói chính xác ngày tháng năm sinh của mình
khi có người hỏi. Bé cũng biết khoảng thời gian nào bạn yêu cầu bé đi ngủ
hay thời điểm cần đến lớp
Bạn cũng có thể đặt chuông báo thức đồng hồ để bé biết mình thức
giấc là 7 giờ. Dần dần, bé sẽ tự biết xem đồng hồ. Đây là cách giúp bé nhận
diện tương đối chính xác con số trên mặt đồng hồ. Vì vậy, bé sẽ bớt bỡ ngỡ
khi bước sang giai đoạn học vần.

×