Áp dụng kĩ thuật làm đầy khung
Đôi khi, việc áp dụng những kĩ thuật nhiếp ảnh đơn giản nhất lại có
thể phát huy hiệu quả một cách đáng ngạc nhiên trong các tác phẩm
của bạn.
Bài viết sẽ giới thiệu với các bạn một trong những bài học cơ bản và hữu
dụng, mà bất kì ai mới bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh cũng cần biết: kĩ
thuật Fill frame (Làm đầy khung hình)
Rất nhiều người khi chụp ảnh từ khoảng cách xa, thường không chú ý đến
bố cục ảnh, khiến cho vị trí của đối tượng chính bị lệch hoặc quá nhỏ,
không gây được ấn tượng cho người xem. Đây là một lỗi cơ bản trong
nhiếp ảnh, dù những khoảng không gian trống có thể được sử dụng hiệu
quả để tạo hiệu ứng stunning
Người
Kĩ thuật này đặc biệt quan trọng khi bạn chụp ảnh với đối tượng chính là
người. Các sắc thái biểu cảm, những chi tiết nhỏ đặc biệt trên khuôn mặt
của người thường sẽ khó có thể được ghi lại nếu bạn đứng cách họ xa
thêm chỉ vài mét.
Việc sắp xếp để đối tượng trông hài hòa với bối cảnh là cần thiết, nhưng
bạn cũng nên cẩn thận, vì đôi khi bạn sẽ khiến nhân vật chính bị lẫn vào
nền và gần như biến mất.
Tác giả cố gắng tiếp cận gần sân
đấu hơn để có thể chụp cận cảnh
vận động viên khi thi đấu. Các bạn
có thể thấy chất lượng và mức độ
thu hút của hai bức ảnh có sự khác
biệt đáng kể.
Tất nhiên, phần lớn nguyên nhân của sự khác biệt này nằm ở chiếc DSLR
và lens chất lượng cao so với một máy ảnh compact bình thường. Nhưng
bạn cũng có thể dễ dàng thấy một điểm quan trọng giúp cải thiện chất
lượng ảnh, là việc tác giả đã có ý thức tìm cách fill frame cho bức hình
của mình.
Bức ảnh trở nên sống động hơn hẳn khi có thể thấy rõ từng chi tiết như cơ
bắp đang căng lên, nét căng thẳng trên khuôn mặt, những giọt mồ hôi
văng ra khi vận động viên đánh trúng bóng…
Các bạn có thể cảm nhận ngay sự khác biệt ở các bức hình sau:
Chụp vật.
Làm đầy khung không chỉ quan trọng khi chụp ảnh người, mà còn là một
kĩ thuật rất hiệu quả kể cả khi không chụp người. Bạn sẽ dễ dàng học
được điều này nếu để ý một chút, rằng trong các tấm ảnh đem về từ
những chuyến đi của bạn, những tấm nhận được nhiều phản ứng tốt từ
mọi người nhất lại không phải là những tấm có kỹ thuật chụp phức tạp
nhất, mà là những tấm “đầy khung” nhất. Cho dù chúng có thể có góc
chụp không có gì đặc biệt, phơi sáng không chuẩn hoặc một vấn đề gì đó
về mặt kĩ thuật, đó vẫn là những bức ảnh thường được người xem trầm
trồ. Ví dụ như một số tấm hình sau:
Vậy làm thế nào để làm đầy khung hình cho bức ảnh của bạn?
Về cơ bản, bạn có 4 lựa chọn:
1. Sử dụng zoom quang học: Hầu hết các máy ảnh số ngày nay đều có
lens zoom, và đặc biệt là với các máy DSLR, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn
về lens. Hãy tận dụng chúng!
2. Sử dụng đôi chân của bạn: Nghe thì thật buồn cười, nhưng lại cực kì
quan trọng. Đôi chân của bạn chính là một bộ phận hỗ trợ zoom rất sẵn
có. Đừng ỷ lại vào lens của máy, mà quan trọng hơn, hãy liên tục di
chuyển một cách chủ động, tìm cho mình những vị trí phù hợp và đủ gần
đối tượng để tác nghiệp.
3. Crop ảnh: Một bức ảnh trông có vẻ bình thường, khi được crop hợp lý
để cân đối lại bố cục đôi khi có thể trở nên rất ấn tượng. Tất nhiên bạn
cũng không thể kì vọng nhiều vào việc này với mọi bức ảnh. Crop ảnh sẽ
là một lựa chọn tốt nếu bạn chỉ cắt xén một chút để tấm hình trông vừa
mắt hơn. Tuy nhiên khi cắt bỏ quá nhiều để thay đổi hẳn bố cục của ảnh,
bạn có thể làm giảm chất lượng ảnh của mình rất nhiều.
4. Zoom kĩ thuật số: Một lựa chọn khác của rất nhiều tay máy là việc tận
dụng zoom kĩ thuật số. Hầu hết các máy ảnh số ngày nay đều quảng bá
rất nhiều về việc sở hữu zoom số ấn tượng, nhưng lại không hề thành thật
với bạn về việc lạm dụng zoom số sẽ giảm chất lượng ảnh của bạn khá
nhiều, tương tự như khi lạm dụng crop ảnh vậy. Bạn có thể thu được một
bức ảnh kín khung như mong đợi, nhưng lại nhiễu và vỡ nét. Vì vậy, tốt
nhất là không nên đặt nhiều kì vọng vào tính năng này của máy ảnh.
Mục đích cuối cùng của một bức ảnh, là việc thu hút được người xem và
để lại cho họ ấn tượng tốt. Áp dụng hiệu quả kĩ thuật làm đầy khung
chính là một cách rất đơn giản để bạn đạt được mục đích đó