Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Dạy con từ thuở nằm nôi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.09 KB, 5 trang )

Dạy con từ thuở nằm nôi






Bé biết nghe ngóng, học mọi thứ xung quanh khi là thai nhi 5 tháng
tuổi. Bé chào đời, nhu cầu học hỏi càng cao hơn
Nếu trí thông minh là khả năng học hỏi thì bé vừa sinh ra đã là một
thiên tài. Bởi vì bộ não của bé từ khi mới sinh ra đã có xu hướng học mọi
thứ và cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó. Bạn là người
quyết định bé học được bao nhiêu, học ở đâu, khi nào…
Những nguyên tắc chủ yếu thúc đẩy quá trình học hỏi của bé:
1. Hãy mở cửa sổ và giúp bé nhìn ra thế giới
Thời gian: Từ khi bé được 5 tháng trong bụng mẹ tới khi bé được 5
tuổi.
Bộ não càng trẻ càng dễ ‘uốn nắn’, đó chính là lý do vì sao, trẻ con
giống như tờ giấy trắng, người lớn có thể viết vào đó. Chúng tiếp thu tất cả
những gì diễn ra xung quanh chúng, cả tốt, cả xấu. Bộ não hình thành và tiếp
nhận, xử lý thông tin thông qua những gì chúng nhận được. Thai nhi bắt đầu
phản ứng với âm thanh xung quanh từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Từ đây, thính
giác của bé tiếp tục phát triển đầy đủ hơn. Điều đó có nghĩa là bé bắt đầu
học những điều xung quanh trước khi được sinh ra.
Trẻ học và tìm hiểu mọi thứ
Sau khi sinh, bộ não của bé tiếp tục phát triển dựa trên những ‘trải
nghiệm’ của bé trong thế giới thực. Việc học lỏm và bắt chước là hai hành vi
đầu tiên của bé. Bé học nhanh hơn. Trong thời gian này, nếu bạn dạy ngoại
ngữ cho bé, bé học như học tiếng mẹ đẻ vậy.
Bạn thúc đẩy việc học và trải nghiệm của bé như thế nào? Chiếc cửa
sổ chính là một công cụ rẻ tiền, bổ ích nhất. Hãy mở cửa sổ và giúp bé nhìn


ra thế giới bên ngoài. Cái cây, hòn đá, ông mặt trời, bầu trời cao và xanh,
những đám mây trắng tựa bông hình thù kỳ dị… là một thế giới bình thường
với người lớn nhưng rất lạ lùng, thích thú với trẻ con.
2. Để bé thích việc học
Bộ não của trẻ thích thú với việc tiếp nhận những thông tin mới. Bạn
có thể thấy trẻ cười suốt khi nhìn thấy chó con vẫy đuôi. Chúng có thể đến
và kéo đuôi chó xem như thế nào. Bé đang trải nghiệm những tình huống
trong đời thường. Bạn hãy để bé trở thành một ‘học sinh nhiều tham vọng’.
Dạy bé làm những câu hỏi nhanh, trắc nghiệm và đố vui. Bé càng yêu thích
việc học hơn nữa.
Ngoài kia có nhiều điều thú vị mẹ nhỉ?

3. Việc học không nên bắt buộc
Thường xuyên thực hành là điều quan trọng trong việc học nhưng
không nên bắt buộc bé phải làm. Hãy để tự bé thích thú với việc học. Bài
học dạy trẻ không chỉ là những gì trẻ tiếp nhận, tiếp thu mà còn phải là bài
học mà trẻ không muốn kết thúc.
4. Thời gian chơi là chủ yếu
Không phải cứ cắm mặt vào làm toán, viết chính tả hay ngồi vào bàn
học là có thể học giỏi, thông minh, tự chủ. Trẻ con cần thời gian để khám
phá thế giới quanh chúng, nhặt những vật xung quanh và quan sát. Chúng có
thể phát hiện ra những quy luật của tự nhiên mà không một bài học nào có
thể dạy chúng ghi nhớ lâu như vậy.
Trẻ con lúc nào cũng thích sách!
5. Thoải mái và vui vẻ
Đừng bắt bé đạt tới một mục đích nào đó của bạn. Đối xử với bài học
của bé giống như một người bạn để bé tìm hiểu, khám phá. Đừng làm việc
học hành giống như một cái án treo lơ lửng trên đầu trẻ.
Cuối cùng, bạn nên nhớ kỹ điều này, nếu trẻ trở thành một thiên tài
toán học, âm nhạc hay văn học mà lại không có được những kỹ năng sống

cần thiết thì đó cũng không phải là một người có ích cho xã hôi, trẻ sẽ không
tự chủ, đảm bảo được cuộc sống của mình sau này. Do đó, việc dạy trẻ cần
hết sức thận trọng và đảm bảo quy luật phát triển tự nhiên.


×