Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Khởi đầu sự phát triển toàn diện của trẻ bằng âm nhạc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.33 KB, 8 trang )


Khởi đầu sự phát triển toàn diện
của trẻ bằng âm nhạc





Những trải nghiệm âm nhạc ở tuổi ấu thơ có tác động đến từng phần
một trong sự phát triển tòan diện của trẻ.
Những trải nghiệm âm nhạc ở tuổi ấu thơ có tác động đến từng phần
một trong sự phát triển tòan diện của trẻ. Để hiểu rõ mối liên kết giữa âm
nhạc và sự phát triển thể chất, nhận thức, cũng như cảm xúc, kỹ năng xã hội
thì điều quan trọng nhất là bạn nhận thức được nền tảng cho việc học tập của
trẻ trong những năm đầu đời chính là những trải nghiệm bằng tất cả các
giác quan.

Âm nhạc làm cho trẻ em năng động!
Những tác động hữu ích của âm nhạc trong thời niên thiếu có lẽ dễ
thấy nhất trong việc phát triển thể chất. Khi em bé của bạn tham gia vào hoạt
động như ca hát, các trò chơi vận động và chơi các nhạc cụ đơn giản, bé sẽ
có những trải nghiệm có tính thử thách giúp hỗ trợ sự phát triển kỹ năng vận
động: từ những cử động đơn giản đến các động tác đòi hỏi sự khéo léo, tinh
tế, sự phối hợp vận động tòan bộ cơ thể cũng như phân định thời gian cho
các động tác.
Ngay cả trước khi em bé có khả năng tự làm được những hoạt động
này, cha mẹ của bé, theo cách tự nhiên, nên tham gia vào việc ca hát, lắc lư,
nhảy múa, khiêu vũ và các hoạt động chơi nhạc cùng với trẻ. Những hoạt
động này tạo nên sự kích thích quan trọng đối với thần kinh cảm giác giúp
bé yêu của bạn phát triển sự kiểm soát vận động đầu, cổ và thân mình, sự
thăng bằng và khả năng nhận thức đối với cơ thể. Nhưng những lợi ích thể


chất vốn có trong các hoạt động âm nhạc chỉ là một phần của bức tranh phát
tiển tòan diện cho trẻ nhỏ.

Cha mẹ của bé nên tham gia vào các hoạt động chơi nhạc cùng với trẻ.
Những hoạt động này giúp bé yêu của bạn phát triển sự kiểm soát vận động
đầu, cổ và thân mình, sự thăng bằng và khả năng nhận thức đối với cơ thể.
Âm nhạc giúp bé phát triển xúc cảm và kỹ năng xã hội
Trẻ em trải nghiệm âm nhạc thường xuyên như là một phần của thời
gian chơi và những họat động thường nhật được thực hiện bởi cha mẹ của bé
và những thành viên khác trong gia đình. Đối với các em bé nhỏ, những ngữ
cảnh âm nhạc này tạo nên một cầu nối vững chắc đối với những người bé
tiếp xúc hàng ngày và xúc cảm liên quan đến chúng. Điều này làm cho âm
nhạc trở thành phương tiện truyền thông lý tưởng giúp kích thích sự phát
triển xúc cảm và kỹ năng xã hội cho em bé từ rất sớm.
Những ảnh hưởng có lợi mà âm nhạc giúp trẻ em phát triển xúc cảm
và kỹ năng xã hội là rất quan trọng. Trước khi trẻ biết nói, âm nhạc cung cấp
một hình thức giao tiếp còn quan trọng hơn cả lời nói. Rất lâu trước khi con
trẻ biết nói câu “Con yêu mẹ!”, bé đã có khả năng hiểu được sự ấm áp và an
toàn trong vòng tay của mẹ, nhìn thấy tình yêu trong mắt mẹ, và được vỗ về
bởi những cử động lắc lư của mẹ khi mẹ bé cất lời hát ru. Bằng cách này, âm
nhạc cải thiện sự gắn kết giữa mẹ và con và giúp phát triển niềm tin, điều
này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển xúc cảm.


Những bài hát tuổi thơ sẽ tự nhiên khuyến khích sự giao tiếp trong xã
hội trước hết là đối với những người chăm sóc trẻ và sau đó là với những
bạn nhỏ đồng trang lứa với bé, cả trong những ngữ cảnh âm nhạc thân mật
và trịnh trọng.
Âm nhạc, Trí tuệ và Trí nhớ.
Những lợi ích của những trải nghiệm với âm nhạc hiện vẫn tiếp tục là

chủ đề của nhiều nghiên cứu. Tác động của âm nhạc đối với sự phát triển
nhận thức chỉ ra hai lĩnh vực nghiên cứu: đó là sự phát triển ngôn ngữ và trí
nhớ.
Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy rằng trẻ nhỏ có trí nhớ tốt
đối với những bài hát được nghe từ khi còn trong bụng mẹ và có thể cảm
nhận và nhận biết nhiều khía cạnh của âm nhạc kể cả những thay đổi trong
giai điệu, độ ngân, độ cao và âm sắc. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trẻ sơ
sinh khoảng bảy tháng tuổi có khả năng phân biệt giữa một bản nhạc đã
quen thuộc và một bản nhạc mới, điều đó cho thấy rằng khả năng nhớ lâu
những âm nhạc mà chúng đã nghe.
Những bài hát thường hát cho trẻ nghe nhất nên có giai điệu, nhịp
điệu đơn giản và được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những điểm nổi bật trong
một bài hát. Những tiết tấu và chuyển tiến của giai điệu và nhịp trong các bài
hát, kết hợp với việc chơi nhạc nhờ tương tác giữa cha mẹ và con trẻ, giúp
kích thích hoạt động của não và thực sự giúp phát triển bộ não.Hãy thử xem
những bài hát ở thời thơ ấu hỗ trợ ngôn ngữ và trí nhớ như thế nào đối với
bé qua các bài hát với bảng chữ cái, các chữ số, tên và địa chỉ của bạn, các
địa danh. Bằng cách này, bạn đã giúp cho quá trình học tập và ghi nhớ
những thông tin cho bé trở nên dễ dàng và thú vị hơn.
Sân chơi Gymboree và âm nhạc


Các lớp âm nhạc tại Gymboree giúp bé và các bạn trong nhóm cùng
học tập và tạo dựng các kỹ năng xã hội trong một môi trường âm nhạc.
Các lớp âm nhạc tại Gymboree giúp bé và các bạn trong nhóm cùng
học tập và tạo dựng các kỹ năng xã hội trong một môi trường âm nhạc.
Chương trình được thiết kế nhằm thúc đẩy sự phát triển của bé và tình yêu
âm nhạc thông qua những bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc, vận động và
các nhạc cụ. Với phong cách âm nhạc đa dạng từ các lớp học của Gymboree
, chương trình sẽ giúp bé khám phá các giai điệu, nhịp điệu, tông và phách

nhạc, đồng thời nuôi dưỡng các kỹ năng thể chất, xã hội và trí năng.
Bản thân âm nhạc có khả năng chuyển tải xúc cảm và kết nối mọi
người với nhau. Những em bé tham gia các lớp âm nhạc Gymboree có cơ
hội phát triển xúc cảm và kỹ năng xã hội thông qua những mối quan hệ mật
thiết mà các bé tạo dựng, như là một phần của những trải nghiệm âm nhạc
được chia sẽ với cha mẹ, những người chăm sóc bé và bạn bè của bé.

×