Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số giải pháp mang tính định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ Việt Nam – EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.4 KB, 12 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nền tảng chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, cùng với việc nhận thức sâu sắc xu thế và yêu cầu chung của
thời đại, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương thực hiện chính
sách đối ngoại rộng mở, “đa dạng hóa”ù, “đa phương hoá”, “sẵn
sàng làm bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng
đồng quốc tế”.
Liên hiệp châu Âu
(*)
(European Union – EU) là một thực thể
liên minh khu vực lớn, rất cần tới sự hợp tác của các nước châu Á
nói chung, Việt Nam nói riêng.
Việt Nam quan hệ hợp tác toàn diện với EU trở thành nhu cầu
tất yếu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ Việt Nam – EU
thời kỳ 1990-2004 không chỉ mang ý nghóa khoa học, mà còn đáp
ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong chính sách đối ngoại của Việt
Nam. Từ kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài
học kinh nghiệm, thấy được những khó khăn, cản trở trong quá khứ,
để có những giải pháp đúng, chủ trương chính sách phù hợp nhằm
phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả hơn trong
hiện tại và tương lai.
Mặt khác, từ trước đến nay, việc nghiên cứu mối quan hệ này
của các nhà nghiên cứu lòch sử Việt Nam còn rất ít, đặc biệt là
quan hệ Việt Nam - EU trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ
XX, đầu thế kỷ XXI. Những công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại
ở mặt này hay mặt khác của mối quan hệ, mà chưa đi sâu, cập nhật
một cách toàn diện và có hệ thống. Chúng ta cần phải tiếp cận các


vấn đề liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế và khu vực mang

2
tính lợi ích của Việt Nam một cách khách quan, tổng quát trên
những cơ sở khoa học thực sự, góp phần làm cơ sở cho việc hoạch
đònh chủ trương, chính sách, tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - EU
ngày càng phát triển. Đó là trách nhiệm đặt ra cho các nhà nghiên
cứu lòch sử hiện nay.
Từ ý nghóa khoa học và thực tiễn nói trên với mong muốn đóng
góp một phần nhỏ vào lónh vực nghiên cứu này, chúng tôi quyết
đònh chọn vấn đề : “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1990
– 2004)”.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu châu
Âu được đặt ra với giới nghiên cứu ở các nước châu Á nói chung,
Đông Nam Á nói riêng. Các tổ chức nghiên cứu châu Âu ở các
nước ASEAN đã nhiều lần họp mặt (1997 , 1999) bàn đến sự hợp
tác giữa các tổ chức và các nước trong việc thực hiện triển khai
nghiên cứu châu Âu. Nghiên cứu châu Âu đã trở thành một bộ môn
khoa học (European Studies) thuộc chuyên ngành khu vực học
(Area studies) .
Các tổ chức chuyên nghiên cứu châu Âu chủ yếu tập trung
khai thác về quá trình liên kết châu Âu, sự hình thành và tiến trình
mở rộng EU dưới các góc độ khác nhau. Ví dụ các công trình: “Mở
rộng thành viên của Liên minh châu Âu” (Expanding Membership
of the European Union, 1995) của Richard E. Baldwin, Pertti
Haaparanta và Jaakko Kiander, “Hội nhập châu Âu: mối đe dọa
các nền kinh tế chuyển đổi” (Integrating Europe: The Transition
Economics at Stake, 1996) của Jozef M. van Brabant, “Sự chuyển
đổi ở Trung và Đông Âu: quan hệ EU với những nước kém phát

triển” (Transition in Central and Eastern Europe: Implications for
3

3
EU-LDC Relations, 1996) của Arie Kuyvenhoven, Olga
Memedovic và Nico van der Windt, “Trung, Đông Âu trên con
đường tới Liên minh châu Âu” (Central and Eastern Europe on its
Way to European Union, 1999) của Raymond Courbis và
Wladyslaw Welfe, “Đẩy lùi biên giới: Liên minh châu Âu và
Trung, Đông Âu” (Pushing back the Boundaries: The European
Union and Central and Eastern Europe, 1999) của Mike Mannin,
“Mở rộng Liên minh châu Âu sang phía Đông và cuộc khủng
hoảng chuyển giao của Nga” (The EU Eastern Enlargement and
the Russian Transformation Crisis, 1999) của Paul J.J Welfens,
“Xlôvenia: Chuyển đổi kinh tế và tiếp cận Liên minh châu Âu”
(Slovenia: Economic Transformation and EU Accession, 1999) của
World Bank, “Sự mở rộng của Liên minh châu Âu: Những vấn đề
và chiến lược” (The Enlargement of the European Union: Issues
and Strategies, 1999) của Vitoria Curzon Price, Alice Landau và
Richard G. Whitma, “Liên minh châu Âu: Cấu trúc và cơ chế”
(The European Union: Structure and Process, 2000) của Clive
Archer, “Kinh tế chính trò trong cạnh tranh ở châu Âu mở rộng”
(The Political Economy of Competitiveness in an Enlarged Europe,
2001) của Julie Pellegrin, “Mở rộng sang hướng Đông của Liên
minh châu Âu” (The Eastern Enlargement of the EU, 2001) của
Marek Dabrowski và Jacek Rostowski, “Đàm phán về châu Âu
mới: Liên minh châu Âu và Đông Âu” (Negotiating the New
Europe: the European Union and Eastern Europe, 2002) của
Dimitris Papadimitriou và “Mở rộng Liên minh châu Âu sang các
nước Trung và Đông Âu: Cạnh tranh thương mại, đòa phương hóa

sản phẩm và những tác động tới các nền kinh tế trong liên minh”
(EU Enlargement to the CEECs: Trade Competition,

4
Delocalisation of Production, and Effects on the Economies of the
Union, 2002) của Salvatore Baldone, Fabio Sdogati và Lucia
Tajoli.
Theo hiểu biết của chúng tôi, đến nay hầu như chưa có công
trình nào của các nhà khoa học nước ngoài nghiên cứu về quan hệ
của Việt Nam với Liên hiệp châu Âu.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu châu Âu như là một chuyên
ngành khoa học (European Studies) tập trung chủ yếu ở Trung tâm
nghiên cứu châu Âu thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội & Nhân văn
Quốc gia, nay là Viện nghiên cứu châu Âu thuộc Viện khoa học Xã
hội Việt Nam, còn ở Vụ châu Âu thuộc các Bộ ngoại giao, thương
mại và ở một số cơ quan khác, châu Âu được nghiên cứu ở các góc
độ chuyên biệt hơn. Có thể điểm các công trình tiêu biểu đã được
công bố như sau :
1- Sách Liên minh châu Âu của tác giả Đào Huy Ngọc, Nhà
xuất bản Chính trò Quốc gia, Hà Nội – 1995. Nội dung của công
trình này tập trung trình bày quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức,
hoạt động của EU. Đây là cuốn sách có giá trò giúp cho người đọc
hiểu khái quát về tổ chức này.
2- Sách Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu của tác giả
Trần Thò Kim Dung, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội -
2000. Công trình được hình thành trên cơ sở luận án tiến só bảo vệ
năm 1999. Có thể nói trong các công trình nghiên cứu của các tác
giả đi trước, dường như đây là công trình sử học đầu tiên nghiên
cứu khá toàn diện quan hệ Việt Nam - EU cho đến thời điểm 1998,
do đó công trình này gần gủi với luận án của Nghiên cứu sinh hơn

cả và chúng tôi đã được kế thừa kết quả nghiên cứu của công trình
này như phương pháp tiếp cận vấn đề, những kết quả bước đầu của

5
mối quan hệ EU – Việt Nam như đã được chỉ rõ trong các ghi chú
của luận án. Tuy nhiên công trình nghiên cứu của tác giả Trần Thò
Kim Dung được hình thành trên cơ sở một luận án tiến só đã bảo vệ
thành công năm 1999, nên có sự khác nhau cơ bản về thời đoạn
nghiên cứu, về chủ thể nghiên cứu, về bối cảnh quốc tế, khu vực
trong giai đoạn nghiên cứu. Luận án thuộc chuyên ngành lòch sử
thế giới nên việc nghiên cứu chủ thể của mối quan hệ là EU. Do đó
tác giả đã giành hẳn một chương để trình bày quá trình hình thành
phát triển của EU và quan hệ của EU với Mỹ, châu Á. Quan hệ
Việt Nam – EU được tác giả trình bày một cách khái quát trên các
lónh vực chính trò, thương mại, đầu tư, hợp tác viện trợ trong thời
gian từ năm 1990 đến năm 1998. Cũng từ góc độ lấy EU là chủ thể
do đó tác giả đã đi sâu phân tích quan hệ của từng nước thành viên
EU với Việt Nam.
3- Sách “Thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa Liên
Hiệp châu Âu và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu
thế kỷ XXI”, của tác giả Bùi Huy Khoát (chủ biên), Nhà xuất bản
Khoa học xã hội – 2001. Công trình này đã làm rõ hơn những cơ
hội và thách thức mà sự liên kết kinh tế - tiền tệ của EU đang tạo
ra trước nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh vượt qua ảnh hưởng
tiêu cực của khủng hoảng kinh tế (1997), để tiếp tục thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu thế kỷ
XXI.
4- Sách “Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam”, được
biên soạn bởi các tác giả Carlo Filippini, Bùi Huy Khoát, Stefan
Hell, Nhà xuất bản Chính trò quốc gia, Hà Nội – 2004. Các bài viết

tập trung phân tích quá trình mở rộng của EU và ý nghócủa lần mở
rộng thứ năm ( 2004) trong tiến trình phát triển của EU.

6
5- Nhiều bài nghiên cứu về một số mặt có liên quan đến EU
hoặc đến mối quan hệ của EU với các đối tác đã được đăng trên
các tạp chí khoa học chuyên ngành như Nghiên cứu châu Âu,
Nghiên cứu quốc tế… Tuy nhiên trong quy mô của một bài viết
chưa nêu việc nghiên cứu toàn diện mối quan hệ này trong những
năm gần đây.
Như vậy, quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu cần được tiếp
tục nghiên cứu trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi cố gắng góp
một phần làm đầy thêm, phong phú thêm những tri thức về mối
quan hệ Á – Âu nói chung, quan hệ Việt Nam – EU nói riêng,
bằng một đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về
mối quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu trong thời kỳ 1990 -
2004.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc trình bày lòch sử hình thành và phát triển quan
hệ Việt Nam - EU, luận án trình bày tổng quát thực trạng của mối
quan hệ này trong thập niên cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế
kỷ XXI, chỉ ra nguyên nhân của những thành công và hạn chế,
phân tích những cơ hội, thách thức, bài học kinh nghiệm và những
xu hướng, triển vọng của quan hệ.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất làm cơ sở
cho việc đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn
diện quan hệ Việt Nam – EU trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết

những nhiệm vụ sau:

7
Thứ nhất, phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực hai thập niên
cuối thế kỷ XX, đầu XXI, để thấy rõ những tác động của thế giới
và khu vực đến sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU. Tập trung
làm sáng rõ tiến trình đổi mới tư duy, triển khai đường lối đối ngoại
“đa dạng hoá”, “đa phương hoá” quan hệ quốc tế, của Đảng và
nhà nước Việt Nam
Thứ hai, phục dựng lại tiến trình quan hệ Việt Nam - EU thời
kỳ trước năm 1990, phân tích nguyên nhân của thực trạng ấy. Qua
đó làm rõ những cơ sở nền tảng và quá trình phát triển quan hệ
Việt Nam - EU. trên các lónh vực: chính trò, kinh tế, văn hoá, khoa
học và công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, du lòch, v.v… trong thời
kỳ thời kỳ 1990 – 2004 và đây là trọng tâm của luận án.
Thứ ba, từ việc nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm, dự báo
triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ
Việt Nam - EU trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam-EU trong sự tác động
của tình hình thế giới và khu vực, sự điều chỉnh chiến lược, sách
lược, biện pháp cụ thể trong chính sách đối ngoại của Đảng cộng
sản Việt Nam và Chiến lược mới hướng về châu Á, Đông Nam Á
trong đó có Việt Nam của EU. Luận án xem xét mối quan hệ này
dưới góc độ Việt Nam với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và
chủ thể của đối tượng nghiên cứu, EU được xem xét như một khối
liên kết chứ không nghiên cứu riêng rẽ theo từng nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi thời gian, giới hạn đề tài này bắt đầu từ năm 1990

đến năm 2004, dựa trên lý do căn bản là:
8

8
Năm 1990, Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới đề ra tại Đại
hội VI của Đảng (1986) được 5 năm.Việt Nam đã phá vỡ được sự
cô lập về ngoại giao và bao vây kinh tế của các nước phương Tây
kéo dài hơn mười năm bởi “vấn đề Campuchia” (1979 - 1989). Sự
chủ động khai thông quan hệ với các nước trong khu vực và phương
Tây đã dẫn đến kết quả to lớn của ngoại giao Việt Nam là ngày 22
tháng 10 năm 1990, Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao
chính thức, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam – EU.
Phạm vi thời gian nghiên cứu dừng lại ở năm 2004, là thời
điểm quan hệ Việt Nam – EU đã đạt được tầm cao mới trên mọi
lónh vực chính trò, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo, khoa
học, công nghệ v..v. Đặc biệt tháng 10 năm 2004, Việt Nam đã tổ
chức Hội nghò thượng đỉnh ASEM V thành công. “Một nửa thế
giới” đã đến với Việt Nam thông qua Hội nghò này. Cuộc họp giữa
Việt Nam với các nhà lãnh đạo EU bên lề sự kiện này đã tăng
cường hơn nữa các mối quan hệ song phương Việt Nam – EU.
Ngoài ra, trong năm 2004, EU thực hiện mở rộng lần thứ năm tăng
thêm 10 quốc gia gia nhập, sự kiện này có tác động không nhỏ đến
quan hệ Việt Nam – EU.
Về không gian, được xác đònh cụ thể là nghiên cứu toàn diện
mối quan hệ Việt Nam - EU.
Việc nghiên cứu lòch sử quan hệ Việt Nam - EU trong phạm vi
thời gian và không gian nói trên, được đặt trong sự tác động của bối
cảnh quốc tế và khu vực đến mối quan hệ trên các lónh vực: Kinh
tế, chính trò, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ
thuật…




9
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận của luận án
Luận án dựa trên nền tảng lý luận chủ nghóa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng
sản Việt Nam về quan hệ quốc tế. Trọng tâm là dựa vào chủ nghóa
duy vật lòch sử để giải quyết các vấn đề mang tính lý luận đặt ra
trong quá trình thực hiện đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin,
luận án kết hợp sử dụng phương pháp lòch sử và phương pháp logic,
các phương pháp chuyên ngành, liên ngành.
Dựa vào phương pháp lòch sử, luận án dựng lại toàn bộ quá
trình lòch sử quan hệ Việt Nam – EU qua những sự kiện, dấu mốc
và các giai đoạn phát triển đa dạng của mối quan hệ dưới tác động
của tình hình thế giới, khu vực, và sự phát triển, đổi mới chính sách
đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam, làm nổi bật tính lòch sử
của luận án.
Trên cơ sở của bức tranh lòch sử toàn cảnh, phương pháp logic
vạch ra bản chất của mối quan hệ Việt Nam – EU, một biểu hiện
sinh động cho phương châm đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ quốc tế của Đảng và nhà nước Việt Nam. Rút ra những
đặc điểm, chiều hướng phát triển của mối quan hệ Việt Nam – EU,
đảm bảo tính khoa học của luận án.
Luận án nghiên cứu lòch sử mối quan hệ Việt Nam – EU nên
Nghiên cứu sinh đã vận dụng các phương pháp của các khoa học có
liên quan như phương pháp nghiên cứu kinh tế . Đặc biệt là những

phương pháp của khoa học quan hệ quốc tế như phương pháp phân
tích lòch sử, phương pháp phân tích tổng thể và toàn cục, phương
10

10
pháp so sánh lực lượng, phương pháp phân tích giai cấp. Luận án
còn sử dụng các phương pháp diễn dòch, quy nạp, hệ thống – cấu
trúc và các phương pháp khác..
5.3. Tài liệu sử dụng
Để thực hiện được đề tài này, chúng tôi dựa vào và sử dụng các
nguồn tài liệu sau đây:
- Các văn kiện ngoại giao của Chính phủ Việt Nam, EU, Ủy
ban châu Âu (EC) và chính phủ các nước thành viên EU do văn
phòng ngoại giao của các nước này xuất bản (như các văn bản,
hiệp đònh ký kết song phương, các số liệu…)
- Các bài phát biểu, các báo cáo, tuyên bố, của những người
đứng đầu chính phủ và một số quan chức ngoại giao của Việt Nam
và các nước (như các bài trả lời phỏng vấn và phát biểu của Bộ
trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Nguyễn Mạnh Cầm, phát
biểu của chủ tòch Ủy ban châu Âu, Báo cáo của Ủy ban châu u
v..v...
- Các tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam
- Những kết quả nghiên cứu về quan hệ quốc tế của các cơ
quan như Viện nghiên cứu châu Âu, Viện kinh tế và chính trò thế
giới thuộc Viện KHXH Việt Nam, Viện Quan hệ quốc tế thuộc
Học viện chính trò quốc gia Hồ Chí Minh … , của các hội thảo khoa
học về những vấn đề có liên quan đến đề tài.
- Các ấn phẩm như sách báo, tạp chí bằng tiếng Anh của một
số nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới.
- Một số bài viết được đăng trên các báo, tạp chí tiếng Việt có

liên quan đến đề tài như tạp chí Nghiên cứu châu Âu, tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới…

×