Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.33 KB, 5 trang )

Cho con đi học mẫu giáo
lúc mấy tuổi?





Nhiều phụ huynh cho rằng nên đưa trẻ đi học sớm, trẻ sẽ phát triển
được nhiều hơn, học được nhiều ở bạn bè và cô giáo. Một số phụ huynh
khác lại cho rằng không nên cho trẻ đi học sớm, nên cho trẻ đi học muộn vì
không đâu chăm sóc tốt bằng gia đình mình.
Nhiều phụ huynh cho rằng nên đưa trẻ đi học sớm, trẻ sẽ phát
triển được nhiều hơn, học được nhiều ở bạn bè và cô giáo. Một số phụ
huynh khác lại cho rằng không nên cho trẻ đi học sớm, nên cho trẻ đi
học muộn vì không đâu chăm sóc tốt bằng gia đình mình.
Không nên cho trẻ đến lớp quá sớm hay quá muộn
Việc cho trẻ đi mẫu giáo sớm là không nên, nhất là đối với những trẻ
dưới 2 tuổi. Lứa tuổi này, bé chưa quen xa cha mẹ và xa người chăm sóc,
chưa tự đi vệ sinh, chưa biết ăn bằng thìa. Bé chưa hiểu rõ được người khác
nói gì cũng như chưa đủ ngôn ngữ để bày tỏ nhu cầu của mình. Trong giai
đoạn này, bé rất cần sự chăm sóc chu đáo từ người thân, trong khi đó ở nhà
trẻ thì một lớp có đông học sinh mà lại ít cô giáo nên không thể chăm sóc
chu đáo cho trẻ nhỏ.
Song phụ huynh cũng không nên cho bé đến trường muộn (sau 4
tuổi). Giáo dục mầm non là giáo dục nền tảng, không nặng về cung cấp kiến
thức mà chủ yếu là giúp các bé hình thành những thói quen đầu tiên về cách
suy nghĩ, sinh hoạt, xử lý công việc hay ứng xử,… Nếu phụ huynh vì lo
lắng, sợ con mình sẽ không được chăm sóc tốt ở nhà trẻ mà cho bé ở nhà thì
sẽ tạo nên tính tự thu mình với bạn bè sau này. Mặt khác, sự cạnh tranh
trong vui chơi giải trí cũng như học tập của trẻ sẽ bị hạn chế so với những trẻ
đi học rất nhiều.


Độ tuổi tới truờng
3 tuổi, đó là độ tuổi thích hợp nhất cho bé tới trường. Độ tuổi này, phụ
huynh nên cho con đi nhà trẻ, bởi giai đoạn này bé có nhu cầu được giao tiếp
với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình
không còn đủ với trẻ, bé sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh
quẩn bên bố mẹ, ông bà.
Lúc này, đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các
tính cách đa dạng sẽ giúp bé học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai
đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học. Nếu không
được học mầm non, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng quan hệ với
bạn, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là khả năng giao tiếp.
Trong độ tuổi này, bé tiếp thu cũng như nhận thức hay khám phá
những sự việc xung quanh rất nhanh nên nếu cha mẹ có điều kiện, có thể
cho trẻ đi học thêm năng kiếu như: múa, hát, họa,… giúp bé tăng khả năng
nhận thức của mình.
Nhưng đừng vì muốn con phát triển trí tuệ một cách nhanh nhất mà
cha mẹ nhồi nhét trẻ học tập, không có thời gian vui chơi giải trí. Làm như
vậy, bé sẽ cảm thấy không thoải mái, tính tự khám phá của trẻ bị hạn chế,
thay vào đó là tâm trạng sợ hãi, học để đối phó, thậm chí nhiều trẻ còn cảm
thấy sợ mỗi khi phải đi học,…
Giúp bé vui vẻ tới trường
Thực tế, rất ít trẻ tự nguyện đến lớp. Các bậc phụ huynh và các cô
giáo thường rất vất vả trong những ngày đầu bé đi nhà trẻ. Sự thay đổi môi
trường từ gia đình đến nhà trường, từ chỗ thân thuộc đến nơi mới lạ sẽ làm
nhiều bé cảm thấy bất an. Đa số các bé đều khóc, thậm chí có những trẻ còn
ốm hay tỏ vẻ thất thần.
Chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề này, chị Minh Thanh mẹ bé Quang
Minh tâm sự: Khi bé sắp đi học, mình đưa bé tới trường trước 2 đến 3 lần,
để bé làm quen với trường học như quan sát môi trường mới, nhìn các bé
khác chơi đùa, làm quen với cô giáo dạy bé sau này, Ban đầu, bé cảm thấy

rụt rè, ngại ngùng nhưng dần dần bé bắt đầu làm quen với các bạn mới, các
trò chơi mới ở trường, bây giờ thì bé hứng thú tới trường lắm rồi.
Những ngày bé tới trường các bậc cha mẹ cần lưu ý chăm sóc sức
khỏe cho bé thật tốt. Nên cho bé đi ngủ sớm, dậy đúng giờ để buổi sáng tỉnh
táo thì khi đến lớp, bé sẽ đỡ cáu bẳn hơn.
Ngoài ra, bạn chớ chiều theo ý bé mà cho con nghỉ học nhiều hoặc
trong những ngày nghỉ vui chơi thái quá, bởi sau đó trẻ sẽ không muốn đi
học nữa vì phải thích nghi lại. Bạn nên thường xuyên trao đổi với cô giáo về
cá tính, thói quen của con, cố gắng làm sao để nề nếp sinh hoạt giữa ở lớp
và ở nhà không khác biệt quá.

×