Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đau đầu khi con thiếu tập trung học bài pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.82 KB, 5 trang )

Đau đầu khi con thiếu tập
trung học bài

’’’


Các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và hướng dẫn con mình tập trung trở
lại bài học bằng những trò chơi rèn luyện mỗi ngày.
Không tập trung học, luôn bị điểm kém
Bé Hà Anh đã vào học lớp 1 được mấy tháng rồi nhưng luôn bị điểm
kém. Không phải vì bé học dốt, mà vì bé thường xuyên bị cô giáo trừ điểm.
Ở lớp, bé hay nói chuyện, không tập trung nghe cô giảng bài. Bài kiểm tra
giữa kỳ tiếng Việt của bé được 7, trừ 2 còn 5 điểm, bài kiểm tra toán được 9,
trừ 2 còn 7 điểm với lời phê: “Trong lớp còn nói chuyện riêng với các bạn,
hay nhìn ra ngoài cửa sổ, không chú ý nghe giảng”.
Hầu như tất cả những bài cô giáo chấm ở lớp bé Hà Anh đều bị trừ
điểm vì nói chuyện riêng hoặc làm một việc gì đó trong lúc cô giảng bài. Ở
nhà học bài, Hà Anh cũng không tập trung chút nào. Cả buổi tối, bé chỉ tập
viết mỗi chữ “chào cờ”. Sáng hôm sau đến lớp, bé lại viết thành chữ “trào
cờ”. Hỏi ra mới biết, bé chỉ ngồi tập chép chữ “chào cờ” từ hàng trên xuống
hàng dưới theo đúng nét chữ để nhanh hết trang giấy. Bé còn đang mải nghĩ
đến gói kẹo chíp chíp mẹ vừa mua để trong tủ lạnh.
Bé Hùng từ nhỏ rất xem tivi. Đi học lớp 1,bé lại duy trì một thói quen
mới là vừa xem tivi, vừa học bài. Đơn giản vì không có tivi, cu cậu không
muốn học bài.
Một lần, bố kiên quyết tắt tivi, bắt con ngồi học. Hùng vẫn ngồi học
bài nhưng tai thì cứ dỏng tai lên nghe tivi nhà hàng xóm
Bố hỏi: - 3 cộng 4 bằng mấy?
- Bằng 7 ạ.
- Thế 4 cộng với 3 bằng mấy?
- Ơ, đến chương trình Ai là triệu phú rồi, bằng 7 ạ .


Thế 2 có bằng 2 không?
- Không ạ. Thế là cái cô ở thành phố Hồ Chí Minh là người trả lời
nhanh nhất, được vào chơi rồi.
Bé Hùng học toán rất thông minh. Nhưng cũng chỉ vì sự thiếu tập
trung, bé thường hay làm tính sai ở những bài toán đơn giản nhất.
Rèn luyện cho bé bằng các trò chơi .
Để bé tập trung vào việc học, bố mẹ cần có sự khéo léo, hiểu tâm lý
của con trẻ. Nhiệm vụ của bố mẹ không chỉ là dạy kiến thức mà còn rèn cho
bé tính tập trung vào một công việc nhất định. Khi bé thiếu tập trung, có thái
độ thờ ơ, thực hiện các thao tác trong học tập và những công việc khác một
cách lơ đãng, bố mẹ nên chấn chỉnh ngay cho bé.
Rất nhiều các bậc phụ huynh đã rèn luyện điều này cho con trẻ thông
qua các trò chơi.
Có nhiều mẹ cho con mình chơi xâu hạt. Bạn tìm mua cho bé đủ các
loại hạt cườm theo lứa tuổi ở các chợ đồ chơi. Xâu hạt cườm vừa giúp bé
luyện tay khéo léo, vừa giúp bé tập trung chú ý vào công việc mình đang
làm. Ban đầu bạn nên cùng làm với bé để hướng dẫn bé cách xâu. Để bé có
hứng thú chơi trò này, bạn nên gợi ý cho các bé xâu các chuỗi hạt tặng mẹ,
tặng bà, tặng các bạn. Đừng quên khen ngợi những chuỗi hạt mà bé đã xâu
được. Trò chơi này giúp bé tập trung vào công việc mình làm và dần dần bé
cũng sẽ tập trung vào việc học.
Hoặc bạn và bé hãy thử cùng nhắm mắt, thi xem ai lắng tai nghe được
nhiều tiếng động ở xung quanh hơn. Sau đó, bạn đề nghị bé kể cho mình
nghe những tiếng động mà bé đã nghe thấy. Bạn cũng kể cho bé nghe những
gì mình nghe thấy. Mỗi ngày, bạn lại khuyến khích bé chơi trò này lâu hơn
và chú ý lắng nghe những tiếng động nhỏ hơn. Trò chơi này áp dụng theo
nguyên tắc tăng dần đều về mặt thời gian và độ tinh tế, giúp bé tập trung một
cách cao nhất vào công việc mình làm.

×