Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đôi nét độc đáo về thủ đô Hà Nội pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.27 KB, 4 trang )

Đôi nét độc đáo về thủ đô Hà Nội
Không chỉ với những người ở xa, mà những người đang sống ở Hà Nội, nhiều khi cũng không
để ý rằng trong lòng thủ đô ngàn năm tuổi có rất nhiều kỷ lục, hết sức thú vị và độc đáo.

Quả chuông cổ nhất

Đến nay quả chuông được coi là cổ nhất ở Hà Nội hiện đang lưu giữ ở thôn Đông Ngạc, Từ
Liêm – Hà Nội. Quả chuông này được đúc từ năm Mậu Thân (năm 948). Chuông cao 0,82m,
nặng 5,4kg, đường kính miệng chuông 0,19m. Quai chuông uốn cong, làm thành hai đầu thú có
sừng. Trên mặt chuông có khắc một bài Minh gồm 210 chữ Hán.
Ngôi chùa cổ nhất

Trong làng Hà Nội có hàng trăm ngôi chùa, song chùa Trấn Quốc nằm ở phường Yên Phụ, quận
Tây Hồ được coi là ngôi chùa cổ nhất. Chùa Trấn Quốc được xây dựng từ thời Lý Nam đế (541-
547) khi Phật Giáo được truyền bá vào Việt Nam. Ban đầu chùa có tên là Khai Quốc, đến đời Lê
Thánh Tông (1440-1442) được gọi là An Quốc. Tên gọi Trấn Quốc có từ đời Lê Hy Tông (1680-
1705).
Đường dài nhất

Đó là đường mang tên Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh dài 5,7km, nối từ đầu đường 5 đến
đoạn cắt của đường vành đai S, đoạn quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Tiếp theo là đường Láng dài 4km,
chạy bên bờ sông Tô Lịch từ ngã tư Cầu Giấy đến ngã tư Sở. Đường Láng có hình cong, vì xưa
kia chính là bức tường đất vòng nguôi cùng của thành đại La. Sau đường Láng về độ dài là các
đường Lạc Long Quân dài 3,8km, đường Giải phóng dài 3,4km, đường Hoàng Hoa Thám dài
8,3km, đường Linh Nam dài 3,3km, đường Kim Giang dài 3,1km, đường Bạch Đằng dài 3,1km.
Phố ngắn nhất

Phố Hoàn Kiếm dài khoảng 45m, bắt đầu từ phố Cầu Gỗ đến phố Đinh Tiên Hoàng. Vì phố Hồ
Hoàn Kiếm quá ngắn nên nhiều người, đặc biệt là người sống ở ngoại thành và mới sống ở Hà
Nội đã không biết tới sự có mặt của nó. Nhiều khi đi qua cũng chỉ nghĩ như một cái ngách (hẻm)
để đi tắt cho nhanh.


Giếng cổ nhất

Nằm quẩn quanh trong các xóm thôn vùng ngoại thành Hà Nội hiện nay còn khá nhiều giếng cũ
với các hình dáng, kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, giếng Ngọc nằm trong quần thể di tích cổ Loa “Đông Anh, Hà Nội” được coi là chiếc
giếng cổ nhất. Tương truyền giếng Ngọc có từ thời Thục Phán An Dương Vương (257-179 trước
Công nguyên). Trước đây, giếng Ngọc có thành cao bằng đất đường kính giếng rộng 30m, nằm
lọt trong một hồ nước rộng. Ngày nay, giếng Ngọc đã được sửa chữa, tôn tạo lại như là một
minh chứng của lịch sử.
Lang thang một tuần ở Hà Nội, người viết mới sưu tầm được chừng đó những nét độc đáo thú vị
như đã kể trên.
Trong cuộc sống sôi động hôm nay, Thủ đô Hà Nội vẫn còn nhiều điều lý thú đang chờ được
mọi người bổ sung, phát triển.

×