Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Di tích căn cứ Minh Đàm – Vũng Tàu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.94 KB, 3 trang )

Di tích căn cứ Minh Đàm –
Vũng Tàu
Núi Châu Long – Châu Viên:

Nằm ở Đông Nam huyện Long Đất. Từ Đông sang Tây – Bắc dài 8km, điểm cao nhất là 355m.
Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Dãy núi này là căn cứ kháng chiến chông Pháp,
Mỹ.
Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của 2 ông Bùi Công Minh và Mạc Thanh
Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ huyện Long Điền hy sinh tại đây.
Sườn núi phủ đầy cây rừng rậm rạp và nhiều hang động tự nhiên, có suối nước ngọt quanh năm
thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến lâu dài. Do vi trí chiến lược quan trọng, địa hình
hiểm trở nên từ năm 1948 đến đầu năm 1975 Tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh đã xây dựng tại đây
căn cứ kháng chiến. Giữa vòng vây quân địch, Minh Đạm vẫn đứng vững trước sự tàn phá hủy
diệt bằng đủ loại vũ khí tối tân, nuôi dưỡng lực lượng cách mạng trưởng thành, thắp sáng niêm
tin thắng lợi trong nhân dân. Toàn bộ căn cứ bao gồm bốn khu vực chính:
+ Khu Đá chẻ:

Địa danh này được đặt ra vì đỉnh núi có tảng đá bị nứt dọc tựa như vết chẻ. Đây là nơi bám trụ
của các cơ quan, đơn vị trọng yếu của huyện Long Đất. Các hang đá và địa điểm được gọi theo
tên của đơn vị đóng quân tại đó như: hang Huyện ủy, hang B2, hang Huyện đội, hang Quân y,
hang Quân giới và hang Tuyên huấn.
+ Khu chùa Giếng Gạch:
Ở độ cao 150m phía bắc núi Minh Đạm. Địa danh này mang tên một ngôi chùa cổ đã. Bị phá
hủy hoàn toàn. Đây là nơi trú quân của huyện Long Đất bao gồm các hang Quận ủy, hang Quân
nhu, hang Quân đội và hang Quân báo trung ương.
+ Khu Châu Viên:


Ở phía tây núi Minh Đạm, nơi trú chân của các Ban An ninh, anh tài, Quân y, và căn cứ bám trụ
của xã Phước Hải, núi Ngãi trong một giai đoạn ngắn từ 1963 – 1964.
+ Khu Đá Giăng:



Nằm ở chân núi Minh Đạm. Lực lượng cách mạng các xã Phước Tỉnh, Long Điền, An Ngãi và
Tam An đã xây dựng căn cứ bám trụ tại đây. Nay di tích này hâu như không còn. Khu căn cứ
Minh Đạm đã được Bộ văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận
là di tích lịch sử theo quyết định số 57/VHQĐ ngày 18 tháng 1 năm 1993.
Cùng với các di tích cách mạng, khu căn cứ Minh Đạm còn có tiềm năng phát triển du lịch rất
thuận lợi. Địa thế tự nhiên có núi cao tới 327m, rừng cây xanh mát bốn mùa. Dọc theo chân núi
là bãi biển chạy dài từ đông sang tây qua núi Thùy Vân với rừng dương reo vui trong gió tạo nên
một thắng cảnh đẹp nên thơ. Đến với căn cứ Minh Đạm, du khách có thể leo núi, len lỏi giữa
rừng cây gộp đá, tham quan các di tích lịch sử, đùa giỡn với sóng biển tại bãi tắm Hàng Dương
hoặc thả bộ theo con đường trải nhựa chạy dọc ven biển. Hai bên đường hoa anh đào, hoa mai
tỏa hương thơm dịu ngọt. Thật là một chuyến tham quan du lịch bổ ích và lý thú.

×