Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

13 nguyên tắc về các kỹ năng học tập (Phần 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.79 KB, 7 trang )


13 nguyên tắc về các kỹ năng
học tập (Phần 1)




Đây là lúc ôn lại tính thiết yếu của những vấn đề đã bàn luận và nhấn
mạnh nội dung của các bài viết tiếp theo: 13 nguyên tắc chung về các kỹ
năng trong học tập.
Nguyên tắc 1: Tin vào bản thân
Bộ não là yếu tố sinh kỹ thuật nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết. Tất
cả các bộ não, trong đó có não của bạn, đều có khả năng thiên tài. Cần có
thời gian, nỗ lực và nghiên cứu theo hướng dẫn để tiếp cận tiềm năng này và
ai cũng có thể làm được nếu người đó mong muốn.
Hãy đặt ra mục tiêu cho bản thân và phát triển các kế hoạch để đạt
được những mục tiêu đó. Bạn nên xem chương 8 để biết thêm chi tiết về
cách sử dụng bộ kĩ năng chưa được tận dụng tối đa này.
Để đạt được thành công trên con đường tiến tới các mục tiêu của bạn,
bạn cần phải tin vào chính mình. Trong các bài viết trước, bạn đã học cách
tạo ra những thông điệp tích cực và lời nhắc nhở về thành công trong quá
khứ. Nên nhớ rằng, bạn là một người học tập tự tin và có tài. Bạn có thể học
bất kì điều gì. Bạn có tiềm năng thiên tài và mọi kỹ thuật trong cuốn sách
này sẽ giúp bạn hoàn thiện khả năng đó.
Nguyên tắc 2: Chuẩn bị
Điều khác biệt giữa học tập ở mừc trung bình với những điểm số tuyệt
vời thường nằm ở chất lượng của sự chuẩn bị. Việc chuẩn bị môi trường học
tập, thái độ và sự tập trung sẽ ảnh hưởng tích cực đáng ngạc nhiên đến hiệu
quả học tập của bạn.

Những nét cơ bản trong các bài viết trước là dành cho việc học ở nhà,


trước khi đến lớp, chuẩn bị cho bài kiểm tra, trước một bài nói - ở mọi thời
điểm! Đây không phải là công việc bận biệu một cách ngớ ngẩn. Đây là
những bước học tập hiệu quả, quan trọng nhất mà mọi người thường bỏ qua.
Nhưng những sinh viên thông minh không bỏ qua chúng.

Nguyên tắc 3: Tổ chức bản thân và công việc
Hãy tổ chức bản thân và công việc của bạn. Luôn có một kế hoạch
cho việc học và viết nó ra. Hãy luôn xem lại và thường xuyên ôn lại kế
hoạch của bạn.
Điều đó thật đơn giản. Cái kho là làm cho kế hoạch đó đạt hiệu quả vì
hiếm khi một kế hoạch đạt hiệu quả ngay từ lần đầu tiên.
Hầu hết mọi người đều thất bại ở công đoạn này vì họ bỏ cuộc khi
thấy nỗ lực lên kế hoạch đầu tiên không đem lại hiệu quả. Việc làm thích
hợp nhất là trông chờ những thay đổi và sẵn sàng tiến hành. Nhu cầu tạo ra
những thay đổi trong kế hoạch không có nghĩa là thất bại - nó có nghĩa là
chưa có kinh nghiệm trong trong việc lên kế hoạch và dự định trong cuộc
sống của chúng ta chắc hẳn sẽ bị khinh xuất. Hủy bỏ tất cả các kế hoạch khi
mọi thứ đều đi trật đường – ĐÓ mới thật là thất bại.
Lên kế hoạch là một loại cơ bắp tinh thần: bạn càng thường xuyên sử
dụng nó, nó sẽ ngày càng hoàn thiện.
Nguyên tắc 4: Dành thời gian cho những việc quan trọng
Đặt ra những ưu tiên và khẳng định bạn sẽ dành thời gian cho công
việc nào sẽ giúp bạn hoàn thành các mục tiêu. Đó chính là sự ưu tiên. Để đạt
được điều đó, bạn nhất thiết phải lập kế hoạch. Nếu mục tiêu là vượt qua bài
kiểm tra quan trọng hoặc kỳ thi tốt nghiệp trung hôc, hay đạt được một bằng
cấp nào đó thì bạn phải làm rất nhiều việc.
Trong khi viết ra những kế hoạch của mình, bạn hãy thiết lập kỷ luật
của bản thân, lập ra thời gian biểu. Nhiều sinh viên đang cảm thấy trường
học đang làm lãng phí cuộc đời họ. Điều đó là sai.
Dù sao thì công việc vẫn còn ở đó. Bạn không thể trốn tránh nó. Học

và làm bài về nhà là phần chính đối với một sinh viên và một người học tập.
Bạn có thể học tậo hiệu quả hơn nhờ thông tin trong cuốn sách này, song vẫn
có những công việc liên quan khác. Nhưng bạn có thể chọn nơi để kiểm soát
trong tình huống này. Liệu bạn sẽ kiểm soát công việc hay để công việc chi
phối cuộc sống của bạn?
Công việc có thể chi phối nếu bạn bỏ bê việc lập kế hoạch và những
kỹ thuật học tập đúng đắn cho đến khi cơn khủng hoảng của một chuỗi
khủng hoảng chôn vùi bạn. Nếu bạn để các công việc được giao và sự chuẩn
bị cho bài kiểm tra chồng chất cho đến giữa năm, bạn sẽ mất khả năng kiểm
soát cuộc sống của mình trong nữa năm còn lại. Còn quá ít thời gian trước
hạn định hoặc trước kỳ kiểm tra trong thời gian biểu của bạn, nên bạn không
thể dễ dàng nghĩ ngơi, dành thời gian cho bạn bè, hoặc chỉ để thư giãn. Bạn
bận rộn với vì sự tổn hại khả năng kiểm soát – một tình huống rất căng thẳng
và không bao giờ dẫn đến việc học tập thuận lợi nhất hoặc những điểm số
cao.
Nguyên tắc 5: kỷ luật với bản thân
Không gì có thể thay thế sự tự chủ và tính kỷ luật. Những kỷ luật, thủ
thuật và hướng dẫn học tập sẽ vô dụng nếu bạn không có ý chí để thực hành
chúng. Nó giúp ích cho kỷ luật của bạn nếu bạn có mục đích, kế hoạch hành
động và niềm tin mãnh liệt vào bản thân, nhưng bạn cũng phải có ước muốn
duy trì nó khi mọi việc trở nên khó khăn. Đây chính là chức năng thức hai
của các kỹ thuật học tập – giúp phát triển các khả năng của bạn.
Có kỷ luật với bản thân khi theo đuổi những mục tiêu và ước mơ của
bạn không có nghĩa là giới hạn tự do của bạn. Những thứ làm bạn phân tán
tư tưởng mới là giới hạn thật sự. Nếu một trong những mục tiêu của bạn đạt
được khả năng tiếp cận với tiềm năng thiên tài bên trong bạn, giúp bạn trở
thành một người siêu đẳng và tự tin như mong ước, thì bất kỳ tính kỷ luật
cần thiết nào để bạn trụ vững trên con đường đó đều là sự giải phóng, chứ
không phải là sự bóp nghẹt.
Nguyên tắc 6: Bền bĩ

Hãy không ngừng tiến bước. Tính bền bĩ quan trọng hơn tài năng,
thiên tài hay sự may mắn. Tất cả sẽ vô ích nếu thiếu tính bền bĩ, nhưng tính
bền bĩ sẽ mang tới những thành công mà không cần tới những yếu tố trên.
Lâu dài, kiên trì và bền bỉ dù cho có gặp phải mọi khó khăn, chán nản
và những việc bất khả thi. Chính là tất cả những điều này giúp chúng ta
phân biệt một tinh thần mạnh mẽ với một tinh thần yếu đuối Thomas
Carlyle

×