Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo kinh tế vĩ mô và thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.56 KB, 11 trang )

BÁO CÁO KINH TẾ
VĨ MÔ &THỊ TRƯỜNG
THÁNG 8/2012
Ngày 10/09/2012
Phòng Phân Tích
CTCP Chứng Khoán Bảo Việt
Trụ sở chính Hà Nội
Số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN
Tel: (84-4)-3928 8080
Fax: (84-4)-3928 9888
Email:
Website:www.bvsc.com.vn
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Số 233 Đồng Khởi, Quận I, HCM
Tel: (84-8)-3914 6888
Fax: (84-8)-3914 7999
KINH TẾ VĨ MÔ
• Chỉ số CPI tháng 9 được dự báo sẽ tiếp tục đà
tăng trước sức ép điều chỉnh giá xăng dầu
liên tiếp gần đây. Dự báo mức tăng trong
tháng 9 của lạm phát sẽ khoảng 0,5-0,7%.
• Chỉ số sản xuất công nghiệp và hàng tồn kho
tiếp tục cho thấy sự cải thiện chậm chạp trong
tháng 08. Tuy nhiên, mức tăng trưởng khá ấn
tượng của doanh số bán lẻ đang mang đến hi
vọng về sự phục hồi sớm của kinh tế trong các
tháng cuối năm.
• Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ
bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Mặc dù vậy, sự
chủ động và vào cuộc mạnh mẽ của NHNN đã
giúp tình hình sớm ổn định.


THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
• Các thông tin liên quan đến xử lý vi phạm
trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ảnh
hưởng tiêu cực đến thị trường. Tình trạng bán
tháo diễn ra trong nhiều phiên, đẩy các chỉ số
giảm sâu và đi ngược với xu thế tăng điểm
của chứng khoán thế giới.
• Rủi ro ngắn hạn tăng cao do thị trường thiếu
dòng tiền và các thông tin tích cực.
• Tuy nhiên, việc giảm đồng loạt của tất cả các
cổ phiếu sẽ khiến mặt bằng P/E của thị
trường trở về mức hấp dẫn. Chúng tôi kỳ vọng
khối ngoại sẽ tiếp tục duy trì giải ngân ở vùng
giá thấp như trong tháng 08, tạo sự ổn định
cho thị trường trước các cú sốc ngắn hạn.
1
KINH TẾ VĨ MÔ
Lạm phát so với tháng trước và cùng kỳ năm trước Diễn biến giá một số nhóm hàng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Giá trị sản xuất công nghiệp
FDI các tháng Cán cân thương mại
Lãi suất liên ngân hàng Lượng bơm OMO các tuần
Nguồn: Bloomberg, GSO, BVSC
2
• Chỉ số CPI tháng 9 được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trước sức ép điều chỉnh giá xăng dầu liên tiếp
gần đây. Dự báo mức tăng trong tháng 9 của lạm phát sẽ khoảng 0,5-0,7%.
• Chỉ số sản xuất công nghiệp và hàng tồn kho tiếp tục cho thấy sự cải thiện chậm chạp trong
tháng 8. Tuy nhiên, mức tăng trưởng khá ấn tượng của doanh số bán lẻ đang mang đến hi vọng
về sự phục hồi sớm của kinh tế trong các tháng cuối năm.
• Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Mặc dù vậy, sự chủ

động và vào cuộc mạnh mẽ của NHNN đã giúp tình hình sớm ổn định.
Lạm phát: nhiều khả năng sẽ nối tiếp đà tăng trong
tháng 9
Diễn biến chỉ số giá tháng 8 của một số mặt hàng
Nguồn: Bloomberg, BVSC
CPI tháng 8 tăng mạnh trở lại sau 2 tháng âm liên tiếp.
Đứng như dự báo của BVSC, chỉ số CPI của Việt Nam
trong tháng 8 đã tăng trở lại sau 2 tháng âm trước đó. Mức
tăng cũng khá đáng kể, đạt 0,63%, cao nhất trong vòng 6
tháng trở lại đây. Với số liệu này, CPI YoY vào thời điểm
cuối tháng 8 giảm về mức 5,04% (do CPI MoM cùng kỳ
năm 2011 có mức tăng khá cao 0,93%) và lạm phát tích
lũy trong 8 tháng đầu năm đã tăng lên mức 2,84% (trung
bình mỗi tháng tăng khoảng 0,35%).
Một số nhóm hàng chịu sức ép tăng rõ rệt. Như chúng tôi
đã đề cập trong báo cáo tháng 7, trong tháng 8, một số
nhóm hàng đã chịu áp lực tăng rất lớn từ diễn biến giá cả
thế giới cũng như lộ trình điều chỉnh giá trong nước. Điển
hình là nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế có mức tăng lên
tới 5,44% (đã có lộ trình tăng giá ban hành từ nhiều tháng
trước); nhóm hàng giao thông có mức tăng 1,07% (ảnh
hưởng từ quyết định tăng giá xăng thêm 900 đồng/lít kể từ
ngày 1/8); nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng
2,03% (điển hình là việc điều chỉnh giá gas).
Ở chiều ngược lại, giá cả nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn
uống trong tháng 8 được kiểm soát khá tốt, không bị tình
trạng “tát nước theo mưa” theo giá xăng khi ghi nhận mức
giảm 0,18% so với tháng 7.
Dự báo lạm phát tháng 9: sẽ tiếp tục đà tăng? Theo quan
sát của chúng tôi, chỉ số CPI trong tháng 9 sẽ tiếp tục chịu

áp lực tăng từ nhóm hàng giao thông (sau quyết định tăng
giá xăng thêm 650 đồng/lít kể từ ngày 28/8); nhóm hàng
nhà ở, vật liệu xây dựng; nhóm hàng văn hóa, giải trí và
du lịch (do ảnh hưởng dịp nghỉ lễ 2/9). Ngoài ra nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng có thể đảo chiều tăng
nhẹ trở lại trong tháng này trước tình hình mưa bão nhiều
sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cũng như tác động của việc
liên tiếp điều chỉnh tăng giá xăng gần đây.
Theo dự báo của BVSC, CPI trong tháng 9 nhiều khả
năng sẽ tăng khoảng 0,5%- 0,7%. Mặc dù vậy, chúng tôi
vẫn tin tưởng chỉ số CPI sẽ duy trì ở mức khá thấp trong
cả năm nay. Chúng tôi giữ nguyên dự báo cho lạm phát
YoY của Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2012 ở mức 5-
6%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm
Doanh số bản lẻ tăng tốt trong tháng 8: tín hiệu phục
hồi sớm của tổng cầu?
Chỉ số sản xuất công nghiệp có sự cải thiện qua từng tháng
với tốc độ tăng chậm. Trong tháng 8, chỉ số sản xuất công
nghiệp tăng 4,1% so với tháng trước, tuy nhiên so với
cùng kỳ năm trước thì chỉ số này chỉ tăng 4,4% (giảm so
3
Nguồn: GSO, BVSC
Tốc độ tăng YoY của chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến
Nguồn: GSO, BVSC
Doanh số bán lẻ
Nguồn: GSO, BVSC
với mức tăng 6,1% so với cùng kỳ của tháng 7). Tính
chung tám tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp
tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công

nghiệp khai khoáng tăng 4,9%, đóng góp 1 điểm phần
trăm vào mức tăng của toàn ngành; ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 3,9%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm; sản
xuất phân phối điện, khí đốt tăng 12,7%, đóng góp 0,9
điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước
thải, rác thải tăng 9,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Chỉ số hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chưa có
nhiều cải thiện. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho
tại thời điểm 1/8/2012 của ngành công nghiệp chế biến
tăng 20,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so sánh với
tháng 7 thì số liệu này chỉ giảm nhẹ 0,2%- một sự cải thiện
khá khiêm tốn so với các tháng trước.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao là: sản xuất xi
măng tăng 50,6%; sản xuất pin và ắc qui tăng 40,2%; chế
biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản tăng
34,5%; may trang phục tăng 24,6%; sản xuất thức ăn gia
súc, gia cầm và thủy sản tăng 22,2%. Một số ngành có chỉ
số tồn kho tăng thấp hoặc giảm là: sản xuất xe có động cơ
tăng 11,1%; sản xuất giày, dép tăng 9,1%; sản xuất sắt,
thép, gang tăng 7,4%; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
tăng 6,9%; sản xuất linh kiện điện tử tăng 5,2%.
Chỉ số hàng tồn kho là một trong những chỉ số quan trọng
và có độ nhạy tương đối cao phản ánh triển vọng phục hồi
kinh tế trong tương lai. Sự cải thiện của chỉ số hàng tồn
kho bất ngờ chậm lại trong tháng 8 khiến chúng tôi có
chút lo ngại về khả năng kinh tế Việt Nam sẽ sớm vượt
qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Sự phục hồi có thể sẽ
diễn ra từ từ và chậm hơn so với kỳ vọng của nhiều nhà
đầu tư.
Doanh số bán lẻ có sự cải thiện đáng kể trong tháng 8 khi

bất ngờ tăng 0,7% so với tháng trước (mức tăng theo
tháng cao thứ ba kể từ đầu năm, chỉ sau tháng 1 và tháng 4
năm nay). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước thì tốc độ
tăng trưởng YoY của doanh số bán lẻ tiếp tục sụt giảm về
mức 12,4% (thấp hơn so với mức tăng YoY 14,1% đạt
được trong tháng 7). Sự tăng trưởng trở lại của doanh số
bán lẻ rất có thể là tín hiệu sớm cho sự cải thiện của tổng
cầu trong các tháng cuối năm. Điều này là có cơ sở bởi
theo yếu tố mùa vụ, các tháng cuối quý 3 và quý 4 thường
là thời điểm tăng tốc của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi
vẫn giữ quan điểm thận trọng khi cho rằng cần đợi thêm
số liệu của thêm một vài tháng nữa trước khi có sự tin
tưởng về việc doanh số bán lẻ đã chạm đáy trong quý 2
năm nay.
Thị trường tiền tệ có đôi chút xáo trộn sau vụ bắt giữ
ông Nguyễn Đức Kiên
Được biết đến với tư cách là người có nhiều mối quan hệ
cũng như nắm giữ nhiều cổ phần tại một số ngân hàng tại
Việt Nam, việc ông Nguyễn Đức Kiên bất ngờ bị bắt giữ
hôm 20/8/2012 đã gây ra một chút xáo trộn trên thị trường
tiền tệ. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng đã bất ngờ tăng vọt
4
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt sau vụ ông Nguyễn Đức Kiên bị
bắt giữ
Nguồn: Bloomberg, BVSC
NHNN bơm ròng mạnh qua OMO
Nguồn: Bloomberg, BVSC
trong khi hoạt động trên thị trường OMO cũng bất ngờ sôi
động sau nhiều tháng “ngủ đông”.
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt trong 3 ngày từ 22 đến

24/08. Sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý
Xuân Hải – Tổng giám đốc ngân hàng Á Châu (ACB)
chính thức bị bắt giữ, thị trường liên ngân hàng ngay lập
tức đã cho phản ứng. Lãi suất các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần,
2 tuần tăng vọt lên mức rất cao (8,5-9%). Mặc dù những
ngày cuối tháng 8, lãi suất các kỳ hạn này đã hạ nhiệt đáng
kể về mức 5-6%, tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn cao
hơn khá nhiều so với mặt bằng chung 3-4% trước đó. Điều
này phần nào cho thấy dư âm của vụ bắt giữ ông Kiên vẫn
còn và sự thận trọng vẫn đang phần nào chi phối các thành
viên trên thị trường tiền tệ.
Thị trường OMO bất ngờ sôi động sau nhiều tháng ngủ
đông. Trước ảnh hưởng từ vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức
Kiên, để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng (trực
tiếp là ngân hàng ACB), NHNN đã kịp thời bơm ròng trên
23.000 tỷ đồng qua thị trường OMO trong tuần từ 20-
24/8. Đây được coi là con số bơm ròng kỷ lục trên thị
trường OMO trong vòng 6 tháng trở lại đây, vốn vẫn chỉ
quen với quy mô giao dịch từ vài trăm đến vài nghìn tỷ
đồng/tuần. Ở một khía cạnh khác, việc bơm ròng mạnh mẽ
qua OMO cũng cho thấy sự chủ động và phản ứng kịp thời
của NHNN trong việc xử lý khủng hoảng thanh khoản (dù
chỉ là tạm thời). Nhờ đó, sự thiếu hụt thanh khoản tạm thời
tại ACB đã được khoanh vùng, không lan rộng sang các
ngân hàng khác.
Nhìn chung cho tới thời điểm này, ảnh hưởng từ vụ bắt giữ
ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải đối với thị
trường tiền tệ đã được kiểm soát khá tốt. Lãi suất liên ngân
hàng những ngày đầu tháng 9 đã hạ nhiệt, NHNN hút ròng
trên OMO và lượng tiền gửi đã dần tăng trở lại tại ACB.

Mặc dù đã có những giải pháp linh hoạt giúp khống chế
thành công khủng hoảng, ACB nói riêng và NHNN nói
chung chắc chắn đã có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu
để xử lý những tình huống tương tự phát sinh trong tương
lai.
Triển vọng chính sách
Như vậy, sau 8 tháng, tình hình lạm phát vẫn đang được
kiểm soát khá tốt. Tuy nhiên, việc CPI có mức tăng khá
cao trở lại trong tháng 8 sau 2 tháng âm liên tiếp là tín
hiệu cảnh báo sớm cho nguy cơ lạm phát tăng trở lại trong
các tháng còn lại của năm nay cũng như các tháng đầu
năm 2013. Theo dự báo của BVSC, chỉ số CPI tháng 9
nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng của tháng 08 do ảnh
hưởng từ việc điều chỉnh giá xăng kể từ ngày 28/8. Với
sức ép lạm phát tăng dần trong các tháng cuối năm,
NHNN sẽ phải thận trọng hơn trong các quyết định nới
lỏng chính sách tiền tệ. Chúng tôi duy trì quan điểm như
đã nêu trong báo cáo tháng 7 khi cho rằng nhiều khả năng
từ giờ cho tới cuối năm, NHNN sẽ khó có thêm động thái
nào nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Việc cắt
giảm trần lãi suất huy động (nếu có) sẽ chỉ tối đa từ 1-2%.
5

×