HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/NQ/BTVTƯĐ ngày 10 tháng 2 năm 2003 của
Ban Thường vụ Trung ương Đòan TNCS Hồ Chí Minh khóa VIII)
Căn cứ vào điều lệ Đòan do Đại hội Đòan tòan quốc lần thứ VIII thông quan (ngày 8-
12-2002), Ban Thường vụ Trung ương Đòan quy định và hướng dẫn thực hiện Điều lệ
Đòan như sau
Phần thứ nhất: Những vấn đề về Đoàn viên
I- Xét kết nạp Đoàn viên trong một số trường hợp đặc biệt
1- Trường hợp thanh niên thực sự muốn vào Đòan, hăng hái tham gia kcác họat động do
Đòan tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có thân nhân bị giam giữ; cải tạo; xuất
cảnh hoặc ở lại nước ngòai bất hợp pháp; vi phạm pháp luật bị truy tố, trước khi kết nạp
phải xin ý kiến cơ quan chức năng và cấp ủy Đảng cùng cấp.
2- Trường hợp kết nạp đòan viên ở ngòai nước nơi chưa có tổ chức Đòan thì do cấp ủy
Đảng cùng cấp xét và quyết định.
3- Trường hợp thanh niên đang làm việc trong các doanh nghiệp ngòai quốc doanh,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai nơi chưa có tổ chức Đòan và tổ chức Đảng, hăng
hái tham gia các họat động do Đòan tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và
có nguyện vọng vào Đòan thì do chi đòan nơi cư trú xét, đề nghị Ban Chấp hành Đòan
xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.
II- Những trường hợp chưa kết nạp vào Đoàn
- Những thanh niên vi phạm pháp luật hoặc bị kỷ luật mà chưa được công nhận tiến bộ.
- Những thanh niên mà lịch sử chính trị gia đình, bản thân chưa rõ ràng.
III- Thủ tục kết nạp Đoàn viên
1- Thanh niên vào Đòan TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của
mình với Đòan.
2- Được học Điều lệ Đòan và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đòan trước khi kết
nạp.
3- Được một đòan viên hoặc một đảng viên cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu
(với những nơi chưa có tổ chức Đòan).
- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới
thiệu.
- Đối với Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi
hội giới thiệu.
4- Được hội nghị chi đòan xét kết nạp từng người với sự biểu quyết tán thành của qúa
nửa (1/2) số đòan viên có mặt tại hội nghị kvà được đòan cấp trên trực tiếp ra quyết định
chuẩn y.
- Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều
kiện họp được tòan thể chi đòan, nếu được cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do
Ban Chấp hành chi đòan xét và Đòan cấp trên trực tiếp chuẩn y.
IV- Quy trình công tác phát triển Đoàn viên
Bước 1: Tuyên truyền giới thiệu về Đòan cho thanh thiếu niên, thông qua các lọai hình tổ
chức và các phương thức họat động của Đòan, Hội, Đội.
Bước 2: Xây dựng kế họach kết nạp đòan viên.
- Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành.
- Phân lọai, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đòan viên.
- Phân công đòan viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp.
Bước 3: Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đòan.
- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đòan và tổ chức các họat động của Đòan, Hội, Đội để
lựa chọn những thanh, thiếu niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp
giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đòan cho thanh, thiếu niên).
Bước 4: Tiến hành các thủ tục và tổ chức xét kết nạp đòan viên mới.
- Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu Sổ đòan viên).
- Hội nghị chi đòan xét, quyết định và báo cáo lên Ban Chấp hành Đòan cấp trên hồ sơ
kết nạp đòan viên mới gồm: Sổ đòan viên, đề nghị kết nạp đòan viên của Ban Chấp hành
chi đòan, giấy đảm bảo thanh niên vào Đòan.
- Ban Chấp hành đòan cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp.
- Chi đòan tổ chức lễ kết nạp đòan viên mới.
- Hòan chỉnh hồ sơ để quản lý đòan viên, tiếp tục tạo điều kiện để đòan viên mới rèn
luyện, tiến bộ trưởng thành.
V- Quyền của Đoàn viên trong việc ứng củ, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đoàn
1- Quyền ứng cử
- Tất cả đòan viên đều có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đòan, dù
đòan viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.
- Đòan viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào Ban Chấp hành từ cấp huyện
và tương đương trở lên phải gửi đến Ban Chấp hành cấp triệu tập đơn xin ứng cử, sơ yếu
lý lịch và nhận xét của Ban Chấp hành cơ sở Đòan nơi đòan viên sinh họat, chậm nhất 15
ngày trước khi đại hội.
- Tại đại hội đòan viên, mọi đòan viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại
hội Đòan cấp trên, (trường hợp đòan viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng
đơn). Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử, đề cử
để bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đòan cấp trên.
- Ủy viên Ban Chấp hành các cấp có quyền ứng cử để bầu vào Ban Thường vụ, Ủy ban
kiểm tra; ủy viên Thường vụ có quyền ứng cử để bầu Bí thư, Phó Bí thư; ủy viên Ủy ban
kiểm tra có quyền ứng cử để bầu chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
2- Quyền đề cử
- Tại đại hội đòan viên, tất cả đòan viên đều có quyền đề cử mọi đòan viên để bầu vào
Ban Chấp hành và bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu cấp trên.
- Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức của đại hội đều có quyền đề cử những đòan
viên là đại biểu và những đòan viên không phải là đại biểu Ban Chấp hành (trường hợp
đề cử cán bộ đòan ngòai tuổi đòan viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc
đề cử đại biểu chính thức của đại hội vào danh sách bầu đòan đại biểu di dự đại hội Đòan
cấp trên.
- Các ủy viên Ban Chấp hành có quyền đề cử ủy viên Ban Chấp hành để bầu vào Ban
Thường vụ, đề cử ủy viên Ban Thường vụ để bầu làm Bí thư, Phó Bí thư.
- Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hội về công tác
chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, được quyền giới thiệu danh sách để bầu vào
Ban Chấp hành đòan khóa mới và đòan đại biểu dự đại hội đại biểu Đòan cấp trên.
- Khi đề cử người vào danh sách bầu cử, người đề cử phải cung cấp hồ sơ của người được
đề cử cho đại hội, hội nghị.
3- Quyền bầu cử
Đại biểu đủ tư cách có quyền bầu cử trong đại hội, hội nghị.
VI- Việc kết nạp Đoàn viên danh dự
Ban Thường vụ Đòan cơ sở, Ban Thường vụ huyện Đòan và tương đương xét và ra quyết
định kết nạp đòan viên danh dự đối với những đồng chí thực sự là tấm gương sáng cho
đòan viên, thanh thiếu niên noi theo, có tâm huyết và có nhiều đóng góp với Đòan, có uy
tín trong thanh thiếu niên và xã hội.
VII- Việc xoá tên trong danh sách Đoàn viên
- Chi đoàn xem xét ra quyết định trong danh sách xóa tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàn
cấp trên trực tiếp đối với các trường hợp sau:
+ Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong
một năm mà không có lý do chính đáng.
+ Đoàn viên thiếu ý thức đối với sinh hoạt Đoàn, không đăng ký chương trình rèn luyện
đoàn viên, sau thời gian hướng dẫn và giúp đỡ của chi đoàn (chậm nhất không qúa 6
tháng) mà chưa sửa chữa tiến bộ.
- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa nhưng trong
thời gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn
tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí và có những đóng góp cho hoạt động của chi đoàn, thì
không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên.
VIII- Việc quản lý hồ sơ Đoàn viên, trao và quản lý thẻ Đoàn viên, thủ tục chuyễn
sinh hoạt Đoàn
Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều có sổ đoàn viên, Huy hiệu Đoàn và được trao
Thẻ đoàn viên.
1- Hồ sơ và quản lý công tác đoàn viên
- Hồ sơ đoàn viên gồm Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban
hành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến qúa trình học tập, công
tác, sinh hoạt của đoàn viên.
- Ban Chấp hành chi đoàn phải có “Sổ chi đoàn” theo mẫu do Ban Thường vụ Trung
ương Đoàn ban hành.
- Ban Chấp hành đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõ kết nạp đoàn viên,
trao Thẻ đoàn viên; Sổ tiếp nhận và giới thiệu sinh hoạt Đoàn.
- Hàng năm Ban Chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm (gồm
cả khen thưởng và kỷ luật) và kết qủa phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên.
- Chi đoàn hàng tháng. Đoàn cơ sở hàng qúy, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6
tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác tổ chức Đoàn của đơn vị
mình cho Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên,
đồng thời có trách nhiệm tham gia những hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nơi cư
trú. Đoàn viên là đảng viên tham gia sinh hoạt Đoàn phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và
quyền của đoàn viên (trừ nhệim vụ đóng đoàn phí).
2- Sử dụng Huy hiệu Đoàn
- Cán bộ, đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn vào các ngày lễ của Đoàn, lễ kết nạp đoàn viên và
các sinh hoạt, hội họp của Đoàn.
- Nơi có điều kiện, cấp bộ Đoàn quy định đeo huy hiệu Đoàn trong giờ hành chính hoặc
thời gian làm việc.
- Huy hiệu Đoàn được đeo phía ngực trái, cách bầu vai khoảng 5-10 cm.
3- Trao Thẻ đoàn viên và quản lý Thẻ đoàn viên
a- Đối tượng trao Thẻ đoàn viên
- Thẻ đoàn viên trao cho đoàn viên đang sinh hoạt trong các cơ sở Đoàn, nếu có điều kiện
đoàn viên được trao Thẻ ngay khi kết nạp do Ban Thường vụ huyện Đoàn (tương đương)
quyết định.
- Những trường hợp sau vẫn được trao Thẻ đoàn viên:
Đoàn viên bị kỷ luật đã được xét công nhận tiến bộ; đoàn viên bị đình chỉ công tác, sinh
hoạt (không phải là hình thức kỷ luật) trong thời gian 3 tháng, nếu kết luận không vi
phạm đến mức kỷ luật.
b- Quy định việc sử dụng Thẻ đoàn viên
- Thẻ đòan viên có gía trị chứng nhận tư cách người có Thẻ là đòan viên Đòan TNCS Hồ
Chí Minh.
- Đòan viên được dùng Thẻ để biểu quyết trong hội nghị hoặc đại hội Đòan.
- Khi đi lao động, học tập và công tác được xuất trình Thẻ với cơ sở Đòan nơi đến, để
đăng ký và tham gia sinh họat Đòan tạm thời.
- Khi trưởng thành Đòan, đòan viên được giữ lại Thẻ để ghi nhận thời gian đã rèn luyện
cống hiến và trưởng thành trong tổ chức Đòan.
c- Quản lý Thẻ đòan viên
- Đòan viên được trao Thẻ có trách nhiệm sử dụng và quản lý Thẻ theo đúng quy định.
- Đòan cơ sở quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của đòan viên đơn vị mình.
- Đòan cấp huyện (tương đương) quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của từng cơ sở.
Đòan cấp tỉnh (tương đương) theo dõi các đòan cấp huyện (tương đương) về số lượng và
số hiệu Thẻ.
- Trung ương Đòan thống nhất phát hành Thẻ đòan viên và quản lý các Đòan cấp tỉnh
(tương đương) về số lượng và số hiệu Thẻ.
d- Thu hồi Thẻ đòan viên
- Những đòan viên sau khi được trao Thẻ bị thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đòan thì bị
thu hồi lại Thẻ.
- Những trường hợp dùng thẻ sai mục đích khi phát hiện thì phải thu hồi lại Thẻ.
- Bí thư chi đòan hoặc Bí thư Đòan cơ sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ nộp về Đòan cấp
trên. Số Thẻ thu hồi do Đòan cấp huyện (tương đương) quản lý.
4- Nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh họat Đòan
a- Cấp bộ Đòan được giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan
- Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành chi đòan cơ sở (riêng đối với các trường đại
học, cao đẳng là Ban Chấp hành Đòan trường).
- Ban Chấp hành Đòan cơ sở trung đòan và tương đương trong các lực lượng vũ trang.
b- Nguyên tắc, thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan
Nguyên tắc:
- Đòan viên khi thay đổi đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh họat Đòan (kể cả đòan
viên là đảng viên). Việc chuyển sinh họat Đòan đều phải qua cấp bộ Đòan có thẩm quyền
giới thiệu và tiếp nhận.
- Hồ sơ giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan là “Sổ đòan viên”, trong đó có nhận xét
của Ban Chấp hành chi đòan và xác nhận của Ban Chấp hành Đòan cơ sở nơi đòan viên
tham gia sinh họat, ngòai ra có Thẻ đòan viên và những văn bản liên quan đến qúa trình
học tập, công tác, sinh họat của đòan viên.
Thủ tục chuyển sinh họat Đòan:
- Đòan viên chuyển từ chi đòan này sang chi đòan khác trong cùng một đòan cơ sở: Ban
Chấp hành chi đòan giới thiệu lên Ban Chấp hành đòan cơ sở, Ban Chấp hành Đòan cơ
sở giới thiệu đòan viên về sinh họat tại chi đòan mới.
- Đòan viên chuyển từ chi đòan thuộc Đòan cơ sở này sang chi đòan thuộc Đòan cơ sở
khác: Ban Chấp hành chi đòan giới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành
Đòan cơ sở giới thiệu đến Ban Chấp hành Đòan cơ sở mới, Ban Chấp hành Đòan cơ sở
mới giới thiệu về chi đòan nơi đòan viên đến học tập, công tác.
- Những chi đòan trực thuộc Đòan cấp huyện và tương đương (không phải là chi đòan cơ
sở) khi chuyển sinh họat cho đòan viên thì Đòan cấp huyện (tương đương) làm thủ tục
chuyển sinh họat Đòan.
- Đòan viên gia nhập các lực lượng vũ trang: Ban Chấp hành chi đòan giới thiệu lên Ban
Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành Đòan cơ sở giới thiệu đến tổ chức Đòan thuộc
đơn vị lực lượng vũ trang nơi đòan viên nhập ngũ.
- Đòan viên từ các lực lượng vũ trang chuyển ra: Ban Chấp hành chi đòan, liên chi đòan
giới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở trung đòan (hoặc tương đương), Ban Chấp hành
Đòan cơ sở trung đòan (hoặc tương đương) giới thiệu đến Ban Chấp hành Đòan cơ sở
mới, Ban Chấp hành Đòan cơ sở mới giới thiệu về chi đòan nơi đòan viên đến học tập,
công tác, hoặc cư trú.
- Chuyển sinh họat Đòan ra nước ngòai và từ nước ngòai về nước.
+ Đối với đòan viên ra nước ngòai từ 3 tháng trở lên: Ban Chấp hành chi đòan nơi đòan
viên đòan viên đang sinh họat giới thiệu lên Ban Chấp hành Đòan cơ sở, Ban Chấp hành
Đòan cơ sở giới thiệu với Ban cán sự Đòan hoặc cấp ủy nước đến (ở những nơi chưa có
Ban cán sự Đòan theo chương trình phối hợp số 05/1998-CTLT ngày 3 tháng 11 năm
1998 giữa Trung ương Đòan TNCS Hồ Chí Minh và Ban cán sự Đảng ngòai nước). Ban
cán sự Đòan hoặc cấp ủy nước đến giới thiệu về tổ chức cơ sở Đòan nơi đòan viên học
tập, lao động, công tác. Nếu tại địa bàn chưa có tổ chức Đòan thì cấp ủy nước đến giới
thiệu và phân công chi bộ Đảng tại cơ sở phụ trách, quản lý và giáo dục đòan viên trong
thời gian ở nước ngòai. Tại những nơi chưa có tổ chức Đòan hoặc chi bộ Đảng, đòan viên
có trách nhiệm liên hệ thường xuyên và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đòan
hoặc cấp ủy (trong trường hợp chưa có Ban cán sự Đòan).
+ Đối với đòan viên chuyển từ nước ngòai về nước: Ban Chấp hành Đòan cơ sở hoặc
hoặc chi bộ Đảng nơi đòan viên đang sinh họat giới thiệu lên Ban cán sự Đòan hoặc cấp
ủy (trong trường hợp chưa có Ban cán sự Đòan) để cấp giấy giới thiệu với Ban Chấp
hành Đòan cơ sở trong nước, Ban Chấp hành Đòan cơ sở giới thiệu về chi đòan nơi đòan
viên đến nhận công tác hoặc cư trú.
- Một số trường hợp giới thiệu và tiếp nhận sinh họat Đòan khác:
+ Trường hợp đòan viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt
nghiệp các trường đang trong thời gian chờ chuyển sang lĩnh vực công tác, học tập, lao
động mới mà thời gian chờ đợi từ 3 tháng trở lên thì chuyển sinh họat về tổ chức Đòan
nơi đòan viên cư trú.
+ Trường hợp chuyển sinh họat Đòan tạm thời: đòan viên thường xuyên đi học tập, lao
động, công tác ở xa nhưng thời gian không ổn định; đòan viên là học sinh, sinh viên đang
trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế; đòan viên có công việc phải thay đổi nơi ở và
nơi công tác với thời gian dưới 3 tháng thì chuyển sinh họat Đòan tạm thời đến cơ sở
Đòan nơi công tác, học tập và nơi cư trú mới. Đòan cấp huyện (tương đương) có trách
nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc chuyển sinh họat Đòan tạm thời của các cơ sở Đòan.
Chuyển sinh họat Đòan tạm thời bằng Thẻ đòan viên hoặc giấy chuyển sinh họat Đòan
tạm thời theo mẫu do Trung ương Đòan quy định thống nhất (không phải nộp sổ đòan
viên).
Trong thời gian sinh họat tạm thời, đòan viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đòan TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử và
bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đòan nơi đang sinh họat tạm thời.
Đòan viên nộp đòan phí tại cơ sở sinh họat tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì Ban Chấp
hành cơ sở Đòan nơi đó xét và quyết định và thông báo với cơ sở Đòan nơi quản lý hồ sơ
đòan viên.
+ Trường hợp do thất lạc hồ sơ đòan viên thì thủ tục chuyể sinh họat phải có bản tường
trình và xác nhận của cơ sở Đòan nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến.
Trường hợp còn Thẻ đòan viên, hoặc những văn bản xác nhận là đòan viên, thì làm lại sổ
đoàn viên tại nơi chuyển đến.
+ Đòan viên đến những nơi chưa có tổ chức Đòan vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh họat
Đòan như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng,
khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới
thiệu về Ban Chấp hành Đòan cơ sở nơi tiếp nhận đòan viên. Trường hợp nơi đòan viên
lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đòan thì đòan viên đó phải sinh họat
ở nơi cư trú.
+ Đoàn viên đang học tập, lao động, công tác tại các trường học; doanh nghiệp, cơ quan
tham gia sinh họat Đòan ở địa bàn dân cư cần được các cấp bộ Đòan khuyến khích, giúp
đỡ. Đòan viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đòan, được
xét khen thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở chi đòan. Trong trường
hợp cần thiết về công tác cán bộ nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đòan
ở địa bàn dân cư thì phải chuyển sinh họat Đòan (hồ sơ đòan viên) về nơi đó trước khi
được bầu.
Phần thứ hai: Những vấn đề tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
I- Nguyên tắc bầu cử
1- Về việc bỏ phiếu kín
Việc bầu cử các ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, đại
biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu Đòan cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết); bầu bổ
sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư; bầu Ủy ban kiểm tra, Chủ
nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra được tiến hành bằng bỏ phiếu kín.
2- Về hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban kiểm tra
và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
a- Tại hội nghị lần thứ của Ban Chấp hành (sau đại hội Đòan).
Bí thư hoặc Phó Bí thư Đòan khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của
Ban Chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu Chủ tọa của hội nghị.
b- Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư (các
Bí thư đối với Trung ương Đòan), ủy viên Ủy ban kiểm tra, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm
tra. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không qúa một phần ba (1/3) số lượng ủy viên Ban
Chấp hành. Số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên Ban
Thường vụ.
c- Việc tiến hành bầu Ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (trong số ủy viên
Ủy ban kiểm tra) tại phiên họp lần thứ nhất hoặc lần thứ hai do Ban Chấp hành cùng cấp
quyết định.
d- Chức danh Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra do Ủy ban kiểm tra bầu trong số ủy viên
Ủy ban kiểm tra.
3- Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội chi đòan và Đòan cơ sở
Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng với những chi đòan, Đòan cơ sở được xếp
lọai chất lượng đạt từ khá trở lên (nếu được đại hội đồng ý). Tiến hành bầu theo một
trong các cách sau đây:
- Đại hội bầu Ban Chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
- Đại hội bầu Bí thư sau đó bầu số ủy viên Ban Chấp hành còn lại.
- Phó Bí thư, các ủy viên Ban Thường vụ (nếu có) do Ban Chấp hành bầu.
- Trường hợp chi đòan có từ 3 đến 8 đòan viên thì tiến hành bầu trực tiếp Bí thư tại đại
hội.
4- Phiếu bầu: Là phiếu bầu do Ban tổ chức đại hội hoặc hội nghị phát hành. Phiếu bầu
được in sẵn hoặc viết tay danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo
vần chữ cái A, B, C… Nếu danh sách bầu cử nhiều, dễ nhầm lẫn trong khi bầu, có thể in
hoặc viết danh sách theo từng khu vực hoặc đối tượng (theo vần chữ cái trong từng khu
vực hoặc đối tượng đó).
Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết
định; phiếu không bầu ai (phiếu trắng) phiếu xóa giữa hai dòng chữ ghi họ tên người
trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu viết tên người ngòai danh sách bầu cử đã được
đại hội thông qua; phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu; phiếu không có dấu
của Ban Châp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (trừ đại hội chi đoàn, liên chi đoàn).
Trường hợp số lượng định bầu là một người và danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị
đã thông qua chỉ là 1 người thì phiếu gạch tên (phiếu không bầu người trong danh sách
bầu cử) vẫn là phiếu hợp lệ.
Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
5- Điều kiện trúng cử: Người được bầu trúng cử khi có quá nửa (1/2) số phiếu bầu đồng ý
(số phiếu bầu là số phiếu thu về cả hợp lệ hay không hợp lệ)
6- Những nguyên tắc khác: Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định
bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không
tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đòan thì báo cáo với cấp
ủy và Đòan cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đòan cấp trên
thì báo cáo để Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
Nếu số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ lấy đủ số
lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có hai người trở lên có số phiếu bằng
nhau và đều quá nửa số phiếu bầu, thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó để
chọn lấy người cao phiếu hơn.
Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu cấp trên cần thiết phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng
đại biểu dự khuyết do đại hội quyết định.
Không được lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại
biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết.
II- Việc tổ chức đại hội Đoàn các cấp
1- Về đại biểu đại hội:
a- Số lượng đại biểu:
Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội cần xem xét để quyết định số lượng đại biểu trên cơ
sở hướng dẫn của Đòan cấp trên.
b- Thành phần đại biểu:
- Đại biểu là Ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở
lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đòan thể)
Đại biểu là Ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính
thức của đòan đại biểu của đơn vị đó
- Đại biểu do đại hội Đòan, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của
Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội
Việc phân bổ số lượng đại biểu căn cứ chủ yếu vào ba yếu tố sau đây:
+ Số lượng đòan viên
+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó
+ Tính đặc thù và những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Đại biểu chỉ định: chỉ định những trường hợp thật cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn
đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở đại hội cấp dưới không trúng cử làm
đại biểu của đại hội. Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội.
Đại biểu chỉ định là thành viên của các đòan đại biểu nơi đại biểu đó công tác.
- Khi đại biểu chính thức không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay (trừ đại biểu
đương nhiên), việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội
sẽ xem xét, quyết định, chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban thường vụ Đòan cấp dưới.
2- Về xây dựng Ban chấp hành mới:
a- Xây dựng Ban chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn do Trung ương Đòan quy định.
- Đảm bảo hòan thành nhiệm vụ
- Đảm bảo tính thiết thực
- Đảm bảo tính kế thừa
- Đảm bảo độ tuổi bình quân và trẻ hóa cán bộ.
b- Cơ cấu Ban Chấp hành: Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp, đòan viên
tiêu biểu có đủ điều kiện và khả năng quy họach. Coi trọng số cán bộ trưởng thành từ
phong trào thanh niên, tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
trẻ … Trong dự kiến cơ cấu Ban chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công
sau đại hội
c- Số lượng ủy viên Ban chấp hành mới:
- Chi đòan:
+ Có từ 3 đến 8 đòan viên: Bầu Bí thư, nếu cần thiết thì có thể bầu một Phó Bí thư.
+ Có 9 đòan viên trở lên: Bầu Ban chấp hành có từ 3 – 5 ủy viên, trong đó có Bí thư và
Phó Bí thư
- Đòan cơ sở: Bầu Ban chấp hành có từ 5 – 15 ủy viên. Nếu Ban chấp hành có dưới 9 ủy
viên thì có Bí thư và một Phó Bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu Ban thường vụ gồm
Bí thư, Phó bí thư và các ủy viên thường vụ (trường hợp cần thiết Ban chấp hành có thể
quyết định bầu 2 Phó bí thư sau khi xin ý kiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan
cấp trên trực tiếp)
- Đòan cấp huyện và tươn g đương: Được bầu từ 15 đến 33 ủy viên Ban chấp hành, Ban
thường vụ được bầu từ 5 đến 11 ủy viên. Trong Ban thường vụ có Bí thư và 1- 2 Phó Bí
thư (trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban chấp hành quyết định sau khi xin ý
kiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan cấp trên trực tiếp)
- Đòan cấp tỉnh và tương đương: Được bầu từ 21 đến 41 ủy viên Ban chấp hành, Ban
thường vụ được bầu từ 7 đến 13 ủy viên. Trong Ban thường vụ có Bí thư và 1- 3 Phó Bí
thư
Riêng Thành đòan Hà Nội, Thành đòan Thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa là
51 ủy viên Ban chấp hành, 17 ủy viên Ban thường vụ, từ 2 đến 4 Phó Bí thư
III- Về hội nghị đại biểu:
1- Số lượng đại biểu:
Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ
Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại
biểu đại hội Đòan.
2- Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu:
- Ủy viên Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả
kỷ luật Đảng, chính quyền, đòan thể).
- Các đại biểu do Ban chấp hành cấp dưới cử lên gồm:
+ Cán bộ chủ chốt của Ban chấp hành cấp dưới
+ Một số cán bộ Đòan chuyên trách, không chuyên trách
+ Đòan viên tiêu biểu
Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do Ban chấp hành cấp dưới thảo luận,
thống nhất đề nghị; Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.
3- Hội nghị đại biểu có quyền:
- Thảo luận thực hiện nghị quyết của Đại hội Đòan. Thảo luận, quyết định nội dung,
chương trình công tác của Đòan
- Bầu bổ sung ủy viên Ban chấp hành
IV. Việc cho rút tên , xoá tên, thôi giữ chức vụ và việc bổ sung uỷ viên BCH, BTV,
Phó Bí thư, Bí thư BCH các cấp
Việc này áp dụng cả đối với ủy viên Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra các
cấp tương ứng.
1- Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ:
Do hội nghị Ban chấp hành thảo luận, xem xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên
Đòan cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết có thể do Ban thường vụ thảo luận,
xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên Đòan cấp trên nhưng sau đó Ban thường vụ
có trách nhiệm báo cáo với Ban chấp hành trong phiên họp gần nhất.
Đối với các chức danh Bí thư và Phó Bí thư Đòan các cấp trước khi cho rút tên khỏi danh
sách Ban chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan cấp trên
trực tiếp.
Nếu rút tên hoặc xóa tên trong Ban chấp hành thì không còn là ủy viên thường vụ và
không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có). Nếu rút tên hoặc thôi giữ trách nhiệm
ủy viên Ban thường vụ thì vẫn còn là ủy viên Ban chấp hành
Nếu chỉ thôi giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư thì vẫn còn là ủy viên Ban thường vụ.
2- Việc bổ sung:
Chỉ bổ sung ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư khi
khuyết các chức danh đó, việc bổ sung ủy viên Ban chấp hành, ủy viên Ban thường vụ,
Bí thư, Phó Bí thư phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đòan cấp trên
trực tiếp.
a- Bổ sung ủy viên Ban chấp hành (đối với cấp tỉnh trở xuống) trong phạm vi hai phần ba
(2/3) số ủy viên Ban chấp hành do đại hội quyết định, thì hội nghị Ban chấp hành thảo
luận, bầu bằng bỏ phiếu kín. Lập biên bản báo cáo (kèm theo công văn đề nghị và lý lịch
trích ngang của người được đề nghị bổ sung) Đòan cấp trên trực tiếp của cấp đó xét xét ra
quyết định công nhận.
Bổ sung ủy viên Ban chấp hành quá phạm vi hai phần ba (2/3) số ủy viên Ban chấp hành
do đại hội quyết định, thì phải tổ chức hội nghị đại biểu để bầu cử.
b- Bổ sung ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư:
- Người bổ sung vào Ban thường vụ phải là ủy viên Ban chấp hành. Người bổ sung làm
Bí thư, Phó Bí thư phải là ủy viên Ban thường vụ và được hội nghị Ban chấp hành bầu.
Sau đó gửi biên bản bầu cử, công văn đề nghị, sơ yếu lý lịch của người được bầu lên
Đòan cấp trên, Đòan cấp trên xét quyết định công nhận.
- Trường hợp bổ sung người vào Ban thường vụ, làm Phó Bí thư, Bí thư mà chưa phải là
ủy viên Ban chấp hành của cấp đó, thì có 2 cách:
+ Cách thứ nhất: Ban chấp hành họp bầu bổ sung vào Ban chấp hành sau đó bầu làm ủy
viên Ban thường vụ, bầu làm Bí thư, Phó Bí thư (trong cùng một cuộc họp, người vừa
được bầu bổ sung vào Ban chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó). Sau đó làm
công văn báo cáo lên đòan cấp trên xét quyết định công nhận.
+ Cách thứ hai: Trường hợp đặc biệt do phải sớm ổn định tổ chức bộ máy thì Ban chấp
hành họp thống nhất đề nghị, có ý kiến đồng ý của cấp ủy cùng cấp và Đòan cấp trên thì
Đòan cấp trên chỉ định vào Ban chấp hành và giữ chức danh đề nghị (không nhất thiết
tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín).
c- Trường hợp thật cần thiết, Đòan cấp trên trực tiếp có quyền: chỉ định tăng thêm số
lượng ủy viên Ban Chấp hànhcấp dưới (nhưng đảm bảo số lượng ủy viên Ban Chấp hành
cấp đó phải theo quy định của Ban Thường vụ Trunng ương Đòan và không vượt qúa
10% so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được đại hội quyết định); điều động, chỉ
định chức danh một hoặc một số ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới (kể cả ủy viên Ban
Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư) theo đề nghị của Đòan cấp dưới, sau khi đã trao đổi
thống nhất với cấp ủy Đảng cùng cấp.
V- Về hội nghị thường kỳ của BCH chi Đoàn và Đoàn cơ sở những nơi đặc thù
- Chi đòan, Đòan cơ sở những vùng sâu, vùng xa, miền núi có địa hình hiểm trở hoặc ở
các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đặc thù, đòan viên phân tán (được Đòan cấp trên
trực tiếp xét chứng nhận), nếu không thể tiến hành họp 1 tháng 1 lần thì hội nghị thường
kỳ của Ban Chấp hành chi đòan và Đòan cơ sở 3 tháng họp 1 lần.
VI- Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách cấp tỉnh và cấp
huyện
A- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Về nhiệm vụ, quyền hạn.
- Nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan về các
chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế họach công tác của Đòan và phong trào thanh
thiếu nhi ở địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị kế họach
công tác, các chương trình, dự án của Đòan ở các tổ chức Đòan, Hội, Đội ở địa phương.
- Tổng hợp, thông tin về tình hình họat động của Đòan và phong trào thanh thiếu nhi ở
địa phương phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ
tỉnh, thành Đòan.
- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan các chủ trương,
biện pháp nhằm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và có kiến nghị với
cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối
với thanh, thiếu nhi và tổ chức Đòan, Hội, Đội.
- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan phối hợp với các cơ quan hữu
quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước
đối với thanh thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi.
- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
Đoàn, Hội, Đội và công tác đối ngoại của Đoàn. Tổ chức và quản lý các doanh nghiệp,
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, thành Đoàn.
- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đòan; quản lý công tác tổ chức cán bộ, biên chế và lao
động, ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung
của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Trung ương Đoàn.
- Được sử dụng con dấu, mở tài khoản theo quy định và thực hiện những quyền hạn của
cơ quan cấp tỉnh, thành phố.
2. Về bộ máy:
Bộ máy cơ quan chuyên trách Đoàn ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ
chức gồm các Ban, đơn vị sau đây:
1. Ban Tư tưởng văn hóa.
2. Ban Tổ chức - Kiểm tra.
3. Ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân Viên chức và Đô thị.
4. Ban Thanh, thiếu nhi trường học (thường trực Hội đồng Đội, thường trực Hội Sinh
viên đối với các tỉnh, thành có Hội Sinh viên).
5. Ban Mặt trận thanh niên (thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên).
6. Văn phòng.
7. Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc (nếu có).
Ngoài những đơn vị trên đây, ở những địa phương mà tỉnh, thành Đoàn thấy có yêu cầu
cần lập thêm bộ phận công tác chuyên trách khác thì phải báo cáo, được sự đồng ý của
cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Bí Thư Trung ương Đoàn.
B- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành.
1. Về nhiệm vụ và quyền hạn:
- Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có
nhiệm vụ tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phố
các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
ở địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các mặt công tác, các nghị quyết,
chỉ thị, kế hoạch, chương trình, dự án của Đoàn ở các cơ sở Đoàn, Hội, Đội tại địa
phương.
- Tham mưu với cấp ủy, thực hiện mối quan hệ với các cơ quan hữu quan để tiến hành
công tác thanh, thiếu nhi và những vấn đề liên quan đến thanh, thiếu nhi.
- Quản lý tổ chức tốt bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản cơ quan chuyên trách Đoàn cấp
huyện.
- Được sử dụng con dấu theo quy định và được thực hiện những quyền hạn của cơ quan
cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
2- Về bộ máy:
- Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có
Bí thư, các Phó Bí thư và một số cán bộ chuyên trách để phụ trách các mặt công tác của
Đoàn, Hội, Đội.
VII- Về việc công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện
1- Điều kiện để xét và công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:
- Đơn vị có từ 500 đoàn viên trở lên và những đơn vị chưa có đủ 500 đoàn viên song có
đông thanh niên, có khả năng phát triển thêm đoàn viên trong một năm hoặc khi bàn giao,
tiếp nhận các cơ sở Đoàn sẽ có đủ số lượng đoàn viên theo quy định.
- Đơn vị có cấp bộ Đoàn được công nhận tương đương cấp huyện là đơn vị có nhiệm vụ
chính trị quan trọng, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác và sinh
hoạt hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, tính chất công việc độc lập.
- Có cán bộ đoàn chuyên trách (đối với trường hợp tương đương cấp huyện nhưng trực
thuộc huyện, quận Đoàn thì có thể là cán bộ kiêm nhiệm).
- Có văn phòng Đoàn và có nguồn kinh phí hoạt động ổ định.
- Được cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận và đề nghị
công nhận là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện.
2- Quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:
Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có 2 loại:
Loại thứ nhất: Trực thuộc tỉnh, thành Đoàn và tương đương, có đầy đủ nhiệm vụ, quyền
hạn như Đoàn cấp huyện, con dấu như cấp huyện.
Loại thứ hai: Trực thuộc huyện, quận Đoàn nhưng được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn
tương đương cấp huyện, con dấu theo quy cách của con dấu Đoàn cơ sở. Các quyền hạn
đó là:
- Được ra quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp
dưới trong phạm vi quản lý như cấp huyện.
- Được trích tỷ lệ đoàn phí để lại cơ sở như quy định đối với cấp huyện.
3- Quyền hạn đối với cấp bộ Đoàn được xem xét quyết định tổ chức Đoàn cơ sở tương
đương cấp huyện.
- Căn cứ đề nghị của huyện Đoàn (và tương đương) căn cứ các điều kiện đã quy định (ở
phần trên) Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xét ra quyết định công nhận tổ
chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện và báo cáo về Trung ương Đoàn.
- Tổ chức bộ máy và biên chế của tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện do Đoàn cấp
trên và cấp ủy cùng cấp quyết định.
- Nếu các Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có sự thay đổi không còn đủ các điều kiện
quy định thì Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xem xét, quyết định lại cho phù
hợp và báo cáo về Trung ương Đoàn.
VIII- Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn:
1- Điều kiện:
- Việc chuyển giao và tiếp nhận một tổ chức Đoàn được tiến hành khi có sự thay đổi địa
giới hành chính, cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành…
- Đơn vị có tổ chức Đoàn chuyển đến nơi mới không tiếp tục nằm trong sự quản lý lãnh
đạo của địa phương và cơ quan quản lý cũ.
- Trường hợp một bộ phận đoàn viên của tổ chức Đoàn ở quá xa trung tâm điều hành và
quản lý, gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo và sinh hoạt Đoàn, sau khi xin ý kiến của
Đoàn cấp trên trực tiếp, có thể chuyển giao bộ phận đó về sinh hoạt với tổ chức Đoàn
theo khu vực hành chính nơi cơ quan, đơn vị đóng (như các phân hiệu của các trường đại
học, cao đẳng, các cơ sở 2,3 của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp…).
2- Cấp bàn giao, tiếp nhận:
- Chuyển giao chi đoàn, do Đoàn cơ sở nơi chuyển đi và Đoàn cơ sở nơi chuyển đến bàn
giao và tiếp nhận.
- Chuyển giao Đoàn cơ sở từ huyện (tương đương) này chuyển sang huyện (tương
đương) khác trong cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố, do Ban Thường vụ hai
huyện (tương đương) bàn giao và tiếp nhận.
- Chuyển giao huyện Đoàn (tương đương) từ tỉnh này đến tỉnh khác do Ban Thường vụ
hai tỉnh (tương đương) bàn giao và tiếp nhận.
3- Thủ tục bàn giao và tiếp nhận:
- Công văn đề nghị của tổ chức Đoàn chuyển đi gửi cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp
bộ đoàn tiếp nhận.
- Công văn của của cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp có tổ chức Đoàn chuyển đi gửi cấp bộ
Đoàn tiếp nhận.
- Danh sách Ban Chấp hành Đoàn, Ủy ban kiểm tra, cán bộ đoàn chuyên trách (nếu có);
bảng thống kê số lượng, chất lượng đoàn viên, đội ngũ cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn của
đơn vị chuyển đi.
- Quyết định của cấp bộ Đoàn có trách nhiệm tiếp nhận.
4- Nội dung bàn giao và tiếp nhận:
- Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
- Công tác tổ chức, cán bộ.
- Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết.
- Các loại văn bản, sổ sách đoàn vụ và tài chính, tài sản (nếu có)
Phần thứ ba: Những vấn đề tổ chức cơ sở Đoàn
I- Về điều kiện thành lập chi đoàn cơ sở
- Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặc
đối tượng, có từ 9 đoàn viên trở lên, được sự thống nhất của cấp ủy Đảng cùng cấp thì
thành lập chi đoàn cơ sở và do Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định.
- Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn tương
đương Đoàn cơ sở.
II- Tổ chức Đoàn trong cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghid65p có
vốn đầu tư nước ngoài
- Trường hợp đơn vị chủ quản cấp trên của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có tổ chức Đoàn thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trực
thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn. Nếu đơn vị chủ quản cấp trên có tổ chức Đoàn khối, Đoàn
ngành thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trực thuộc Đoàn khối, Đoàn ngành.
- Trường hợp có từ 3 đoàn viên trở lên đang làm việc trong cùng doanh nghiệp ngoài
quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi chưa có tổ chức Đoàn song
các đoàn viên này hiện đang cư trú trên cùng một địa bàn thì Đoàn cơ sở nơi cư trú hoặc
Đoàn cấp huyện có thể ra quyết định thành lập chi đoàn. Những đoàn viên này có trách
nhiệm làm nòng cốt chính trị để tiến tới thành lập tổ chức cơ sở Đoàn trong doanh nghiệp
ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đang làm việc.
- Quy trình thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Hướng dẫn số 03/HD/TƯĐTN ngày 25-
5-1998 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa VII.
III- Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi Đoàn
Liên chi đoàn được thành lập chủ yếu ở khu vực trường học và lực lượng vũ trang. Liên
chi đoàn có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các chi đoàn trong việc thực hiện nghị quyết, chương
trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên.
- Xét và đề xuất với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp những đề nghị của về công
tác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật đoàn viên và cán bộ Đoàn.
- Nhiện kỳ của liên chi đoàn theo nhiệm kỳ của Đoàn cấpn trên trực tiếp.
- Số lượng ủy viên Ban Chấp hành liên chi đoàn từ 3 – 11 ủy viên và không nhiểu hơn số
lượng ủy viên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp trên trích tỷ lệ đoàn phí cho các liên chi đoàn hoạt động trong tỷ lệ đoàn phí
được trích của cấp mình.
IV- Về việc thành lập chi Đoàn tạm thời và tổ chức Đoàn ở một số đối và đại bàn tập
trung đông Đoàn viên
- Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung
kích, các đội hình lao động trẻ nếu có thời gian từ 1 tháng và có từ 3 đoàn viên trở lên
chuyển đến sinh hoạt, lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì Đoàn cấp trên trực tiếp
nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ
định Ban Chấp hành lâm thời, Bí thư của cho đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận.
- Nhiệm vụ của chi đoàn sinh hoạt tạm thời là tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của
Đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác; quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí
và giữ mối liên hệ với cấp bộ Đoàn nơi thành lập.
- Đoàn viên trong chio đoàn sinh hoạt tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn
viên chuyển sinh hoạt tạm thời (khoản 4, mục VIII phần thứ nhất, hướng dẫn thực hiện
điều lệ Đoàn).
- Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do nhưng cá đăng ký tạm trú thì
Đoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương đương) nơi đó có thể thành lập cơ
sở Đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động
Phần thứ tư: Tổ chức Đoàn khối, Đoàn ngành, Đoàn ở nước ngoài, ban cán sự
Đoàn, ban tổ chức thanh niên và Đoàn trong các trường Đại học
I- Đoàn khối
Đoàn khối là một cấp bộ Đoàn hoàn chỉnh được thành lập từ cấp huyện trở lên tương ứng
với cơ cấu tổ chức của Đảng, do Đoàn cấp trên quyết định thành lập và quy định nhiệm
vụ quyền hạn cụ thể.
Điều kiện thành lập Đoàn khối trực thuộc cấp tỉnh trở lên là:
- Có từ 500 đoàn viên trở lên.
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách.
- Có văn phòng Đoàn và được cấp nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
II- Đoàn ngành
Đoàn ngành là một hệ thống tổ chức Đoàn trong cùng một ngành, đậy là một cấp bộ
Đoàn hoàn chỉnh do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định thành lập. Nhiệm vụ, quyền hạn
của Đoàn ngành được quy định trong quyết định trong quyết định của Đoàn cấp trên trực
tiếp.
Điều kiện thành lập Đoàn ngành:
- Có tổ chức Đảng, chính quyền trực tiếp và thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo theo hệ thống
ngành dọc.
- Có từ 500 đoàn viên trở lên.
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách.
- Có văn phòng Đoàn và được cấp nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
* Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan chuyên trách của Đoàn khối,
Đoàn ngành trực thuộc tỉnh, huyện Đoàn do Ban Thường vụ Đoàn và cấp ủy Đảng cùng
cấp quyết định.
III- Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc trung ương Đoàn
- Nhiệm vụ
+ Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thanh,
thiếu nhi, triển khia các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của Ban
Chấp hành Trung ương Đoàn và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanh thiếu nhi
của khối hoặc ngành trong từng giai đoạn.
+ Tổ chức các hoạt động tạo môi trường, điều kiện để tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn
viên thanh niên thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối, ngành và của Ban Chấp hành
Trung ương Đoàn.
+ Tham mưu với cấp ủy Đảng và phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong khối hoặc
ngành làm tốt công tác thanh thiếu nhi, chăm lo công tác xây dựng Đoàn, thanh htiếu nhi
trong khối, ngành.
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Đảng ủy khối, ngành và Trung ương Đoàn giao.
Định kỳ báo cáo với Ban Thuờng vụ Đảng ủy khối, ngành và Ban Bí thư Trung ương
Đoàn về tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong khối, ngành.
+ Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tài chính tài sản; công tác thi đua khen thưởng của
Đoàn theo quy định.
- Quyền hạn:
+ Được thực hiện quyền hạn của cấp bộ Đoàn trực thuộcTrung ương Đoàn.
+ Được chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn khối, ngành.
+ Quản lý tổ chức bộ máy, tài sản, tài chính (nếu có).
+ Được sử dụng con dấu theo quy định.
- Tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan chuyên trách:
+ Bộ máy cơ quan chuyên trách của Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc Trung ương Đoàn
từ 3- 12 cán bộ. Căn cứ vào quy mô tổ chức và các chức danh theo quy định của Điều lệ
Đoàn, Ban Thường vụ Đoàn khối, Đoàn ngành tham mưu để cấp ủy Đảng quyết định
biên chế cụ thể.
IV- Ban cán sự Đoàn
Các tổ chức Đoàn cùng một ngành hoặckhác ngành hoạt động trên cùng một địa bàn, một
lãnh vực (Đại học Quốc gia, Đại học khu vực, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và
ở ngoài nước) có nhu cầu phối hợp hoạt động và được sự thống nhất của cấp ủy Đảng ở
các đơn vị đó có thể thành lập Ban cán sự Đoàn. Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định
thành lập hoặc cấp ủy ra quyết định thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
Ban cán sự Đoàn là một cấp bộ Đoàn không hoàn chỉnh gồm các Bí thư, Phó Bí thư và
các ủy viên Ban cán sự. Ban cán sự Đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Nếu ở tỉnh, thành phố thì trực tỉnh, thành Đoàn, ở ngoài nước thì trực thuộc Trung ương
Đoàn. Nhiệm kỳ của Ban cán sự Đoàn là 5 năm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban cán sự
1- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi
trong đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch,
chương trình công tác của Đoàn cấp trên và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanh
thiếu nhi.
+ Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên thanh niên.
+ Xây dựng và phát triển tổ chức cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Thực hiên công tác quản lý
đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn trong phạm vi phụ trách.
2- Quyền hạn:
+ Được sử dụng con dấu theo quy định.
+ Được trích tỷ lệ đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn và một số quyền hạn như
một cấp bộ Đoàn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
+ Được ra quyết định khen thửơng (giấy khen) và đề nghị Đoàn cấp trên trực tiếp các
hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo
điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
V- Ban công tác thanh niên
Ban công tác thanh niên được thành lập ở các Bộ, Ngành, Tổng công ty … lãnh đạo tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên và giám sát thực hiện các chủ
trương, chính sách về thanh niên…
Nhiệm vụ của Ban công tác thanh niên được quy định trong nội dung liên tịch của Ban Bí
thư Trung ương Đoàn và lãnh đạo Bộ, Ngành liên quan.
VI- Đoàn ở nước ngoài
1- Hệ thống tổ chức Đoàn:
- Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở) do Ban cán sự Đoàn cấp trên hoặc
cấp ủy Đảng cùng cấp (đối với những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn) ra quyết định thành
lập và Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp trực tiếp (đối với những nơi chưa có
Ban cán sự Đoàn) ra quyết định công nhận. (Việc thành lập chi đoàn, liên chi đoàn do
Đoàn cơ sở quyết định, Ban cán sự Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy Đảng cùng cấp công
nhận).
- Ban cán sự Đoàn cấp tỉnh, thành phố, khu vực do Ban cán sự Đoàn nước hoặc cấp ủy
Đảng cùng cấp (tại những nước chưa có Ban cán sự Đoàn) ra quyết định thành lập và cấp
ủy nước ra quyết định công nhận. Chỉ thành lập Ban cán sự Đoàn trong trường hợp thực
sự cần thiết tại những địa bàn có từ 3 tổ chức Đoàn cơ sở trở lên.
- Ban cán sự Đoàn ở nước nào do cấp ủy nước đó thành lập và Ban Bí thư Trung ương
Đoàn ra quyết định công nhận. Tại những nước chưa có điều kiện thành lập Ban cán sự
Đoàn nước, tổ chức Đoàn lập ra trực thuộc Trung ương Đoàn và chịu sự quản lý trực tiếp
của cấp ủy nước đó (theo chương trình phối hợp số 05/1998-CTLT ngày 3 tháng 11 năm
1998 giữ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban cán sự Đảng ngoài nước).
2- Nhiệm vụ và quyền hạn:
a- Nhiệm vụ:
- Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
- Giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức các phong trào hành động của tuổi trẻ, rèn luyện
đoàn viên, thanh niên.
- Xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, các tổ chức Hội của thanh niên (Hội Sinh viên,
Hội Doanh nghiệp trẻ…) Đội TNTP Hồ Chí Minh, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ
Đảng góp phần xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, thịnh vượng
huớng về quê hương, đất nuớc.
- Thực hiện công tác tổ chức quản lý Đoàn và đoàn viên ngoài nước, công tác kiểm tra
của Đoàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định.
- Phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các tổ chức thanh niên tiến bộ và thanh niên,
nhân dân nước sở tại.
b- Quyền hạn
- Ngoài những quyền hạn quy định tại Điều 17 chương III Điều lệ Đoàn, Đoàn cơ sở và
Ban cán sự Đoàn ở nước ngoài được quyền quyết định và trao Thẻ đoàn viên.
- Ban cán sự Đoàn ở ngoài nước được quyền ra quyết định khen thưởng (giấy khen) và đề
nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
(những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn nước, tổ chức Đoàn trực tiếp đề nghị với Ban Bí
thư Trung ương Đoàn có ý kiến của cấp ủy nước).
- Các cấp bộ Đoàn được trích lại 50% tiền đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn.
- Chỉ có Ban cán sự Đoàn nước được sử dụng con dấu. Con dấu được Ban Bí thư Trung
ương Đoàn đề nghị Tổng cục Cảnh sát Bộ công an nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cấp
và được đăng ký cấp ủy nước, Đại sứ quán và các cơ quan chức năng.
c- Chế độ báo cáo:
- Các tổ chức Đoàn ở ngoài nước có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tình hình đoàn
viên, thanh niên, kết qủa hoạt động và đề xuất, kiến nghị của tổ chức mình lên tổ chức
Đoàn cấp trên trực tiếp 6 tháng 1 lần.
- Ban cán sự Đoàn nước hoặc tổ chức cơ sở Đoàn (ở những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn
nước) định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo với cấp ủy nước và Ban Bí thư Trung ương Đoàn
về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên đơn vị mình.
3- Chuyển giao và tiếp nhận tổ chức Đoàn:
Cấp bàn giao, tiếp nhận tổ chức Đoàn chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển từ nước ngoài
về nước là Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn (hoặc tương đương) ở trong nước và Ban cán
sự Đoàn nước hoặc cấp ủy nước (trong trường hợp không có Ban cán sự Đoàn nước) ở
nước ngoài, sau đó báo cáo với Ban Bí thư Trung ương Đoàn
VII- Đoàn trong các trường Đại học
1- Đoàn trong các trường đại học và cao đẳng:
- Là cấp bộ Đoàn tương đương cấp huyện có nhiệm vụ, quyền hạn và con dấu như Đoàn
cấp huyện do Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn ra quyết định thành lập (áp dụng cho các
trường không phải là thành viên Đại học Quốc gia, Đại học khu vực)
Nhiệm kỳ đại hội: 5 năm 2 lần
2- Đoàn trong đại học quốc gia, đại học khu vực:
- Đoàn trong đại học quốc gia, đại học khu vực được thành lập theo cơ cấu tổ chức đặc
thù của ngành giáo dục và đào tạo, được cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo và đề nghị
thành lập gồm:
+ Đoàn đại học quốc gia, đại học khu vực: Là cấp bộ Đoàn tương đương cấp huyện do
Ban thường vụ tỉnh, thành Đoàn ra quyết định thành lập; có nhiệm vụ, quyền hạn, con
dấu như Đoàn cấp huyện và có một số nhiệm vụ, quyền hạn do cấp bộ Đoàn thành lập
quy định.
Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần.
Các đoàn trường thành viên là Đoàn trực thuộc Đoàn đại học quốc gia, đại học khu vực
có nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện loại thứ hai
được quy định tại khoản 2 mục VII, phần thứ hai - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn.
Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 2 lần.
+ Ban cán sự Đoàn Đại học quốc gia, Đại học khu vực: là cấp bộ Đoàn không hoàn chỉnh
do Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn được
quy định tại mục IV phần thứ tư - Hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn và có một số nhiệm
vụ, quyền hạn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
Nhiệm kỳ đại hội 5 năm 1 lần.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ của Đoàn các trường thành viên với Ban
cán sự Đoàn Đại học Quốc gia, Đại học khu vực do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
3- Liên chi đoàn khoa:
Liên chi đoàn khoa được thành lập theo các khoa chuyên ngành, ngành học trong các
trường đại học, học viện, viện, cao đẳng và trực thuộc đoàn trường. Liên chi đoàn khoa
chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng khoa và Ban Thường vụ Đoàn
trường.
Điều kiện thành lập:
+ Có tổ chức Đảng và Ban Chủ nhiệm khoa trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.
+ Có từ 3 chi đoàn trở lên.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của liên chi đoàn khoa:
Ngoài chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại mục III, phần thức ba - Hướng
dẫn thực hiện điều lệ Đoàn, liên chi đoàn khoa có nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Đề xuất và phối hợp với Ban Chủ nhiệm khoa, các tổ bộ môn và các đoàn thể trong
khoa làm tốt công tác thanh niên, sinh viên.
+ Đại diện cho sinh viên tham gia các hội đồng, các cuộc họp của khoa liên quan đến vấn
đề sinh viên, được phát biểu ý kiến về các vấn đề liên quan đến quyền , nghĩa vụ của sinh
viên.
Phần thứ năm: Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân
dân Việt Nam
A- Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam
I- Những vấn đề cơ bản về tổ chức và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong
Quân đội nhân dân Việt Nam
1- Tổ chức Đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh. Tổ chức và hoạt động của Đoàn trong quân đội thực hiện theo Điều lệ Đoàn,
nghị quyết của đại hội Đoàn toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn,
nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương, quy định của Bộ Quốc phòng, chỉ thị của
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và sự hướng dẫn của Ban công tác
thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong quân đội chỉ tổ chức ở đơn vị cơ sở: cấp
trung đoàn, lữ đoàn và tương đương trở xuống đến các đại đội và tương đương.
2- Nhiệm vụ của tổ chức Đoàn trong quân đội:
- Tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên có đủ phẩm chất và năng
lực hoàn thành chức trách quân nhân. Thường xuyên bổ sung lực lượng nòng cốt cho
phong trào cách mạng ở địa phương.
- Tổ chức các hoạt động của thanh niên phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ
góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của quân đội, góp phần
xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, xứng đán glà đội dự bị tin cậy của Đảng.
3- công tác thanh niên trong quân đội do Đảng ủy quân sự Trung ương lãnh đạo, ở mỗi
cấp do cấp ủy trực tiếp lãnh đạo.
- Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi mặt đối
với công tác thanh niên và tổ chức Đoàn trong toàn quân.
- Cơ quan chính trị các cấp trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi mặt đối với công tác thanh niên
và tổ chức Đoàn trong các đơn vị thuộc quyền.
- Đảng ủy, phó chỉ huy về chính trị, cơ quan chính trị ở đơn vị cơ sở trực tiếp lãnh đạo,
chỉ đạo, quản lý mọi mặt đối với tổ chức Đoàn cơ sở theo sự chỉ đạo của cơ quan chính
trị và hướng dẫn của Ban công tác thanh niên cấp trên.
- Cán bộ chỉ huy và cơ quan các cấp có trách nhiệm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và
hướng dẫn Đoàn tổ chức hoạt động.
4- Để giúp Đảng ủy, cơ quan chính trị lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thanh niên, từ
cấp trên trực tiếp cơ sở đến toàn quân có trợ lý thanh niên và Ban công tác thanh niên do
Chủ nhiệm chính trị trực tiếp lãnh đạo.
Ban công tác thanh niên có 2 chức năng chủ yếu: Nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện
pháp tiến hành công tác vận động thanh niên và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của tổ
chức Đoàn ở cơ sở.
5- Tổ chức Đoàn thuộc bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ
quan quân sự địa phương và bộ đội biên phòng địa phương được tổ chức và hoạt động
theo cơ chế tổ chức Đoàn trong quân đội; chịu sự quản lý về đoàn số, đoàn phí và hướng
dẫn công tác tổ chức Đoàn địa phương. Đoàn viên được tham gia hội nghị, đại hội Đoàn
địa phương, có quyền bầu cử, ứng cử vào các cấp Đoàn địa phương. Cán bộ phụ trách
công tác thanh niên của phòng chính trị được giới thiệu tham gia vào Ban Chấp hành
tỉnh, thành Đoàn.
6- Đại hội Đoàn cấp trên cơ sở do cơ quan chính trị triệu tập và tổ chức theo quy định của
Điều lệ và hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và Tổng cục Chính trị Quân
đội nhân dân Việt Nam.
II- Tổ chức cơ sở Đoàn trong Quân đội nhân Việt Nam
a- Về tổ chức:
1- Tổ chức cơ sở Đoàn do Đảng ủy cơ sở hoặc cơ quan chính trị cấp trên quyết định
thành lập theo Điều lệ Đoàn và phù hợp với đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị và quân đội.
- Tổ chức Đoàn cơ sở được thành lập ở trung đoàn, lữ đoàn và đơn vị tương đương; ở tiểu
đoàn, đại đội độc lập và tương đương, Ban chỉ huy quân sự các huyện, quận (tương
đương) ở các tiểu đoàn, đại đội hoặc hệ học viên trong các học viện, nhà trường đào tạo
sĩ quan; các phòng, cục ở các cơ quan, bệnh viện, xí nghiệp quốc phòng, các công ty của
đơn vị sản xuất kinh tế.
2- Hình thức tổ chức:
Tổ chức cơ sở Đoàn trong quân đội nhân dân Việt Nam có Đoàn cơ sở 3 cấp, Đoàn cơ sở
2 cấp, Đoàn cơ sở 1 cấp.
Đoàn cơ sở 3 cấp ở trung đoàn, lữ đoàn và tương đương có liên chi đoàn ở tiểu đoàn, chi
đoàn ở đại đội và tương đương. Đoàn cơ sở 2 cấp ở tiểu đoàn và tương đương có các chi
đoàn ở đại đội và tương đương. Đoàn cơ sở 1 cấp (chi đoàn đại đội độc lập hoặc chi đoàn
trực thuộc cơ quan cấp phòng, cục và tương đương).
Phân đoàn được tổ chức ở trung đội hoặc tiểu đội, khẩu đội và tương đương do Ban Chấp
hành Đoàn cơ sở quyết định.
3- Về Ban Chấp hành Đoàn các cấp:
Việc bầu Ban Chấp hành Đoàn các cấp tiến hành theo Điều lệ Đoàn và hướng dẫn của
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
- Trong điều kiện không thể tổ chức đại hội được thì cấp ủy Đảng cơ sở chỉ định Ban
Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Đoàn cấp
dưới. Trường hợp cần bổ sung thì tiến hành bầu bổ sung hoặc chỉ định Ban Chấp hành
như quy định trên.
- Bầu Bí thư đoàn trực tiếp tại đại hội chỉ thực hiện ở cấp chi đoàn.
Ban Chấp hành Đoàn ở trung đoàn, lữ đoàn và tương đương có 9 đến 15 ủy viên. Ban
Thường vụ có 3 đến 5 ủy viên, nhiệm kỳ 5 năm 2 lần.
Ban Chấp hành Đoàn ở tiểu đoàn và tương đương, liên chi đoàn có 5 đến 9 ủy viên,
nhiệm kỳ 5 năm 2 lần.
Ban Chấp hành chi đoàn có 3 đến 7 ủy viên, nhiệm kỳ là 1 năm.
b- Về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở.
* Nhiệm vụ:
1- Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng XHCN, lòng yêu
nước và truyền thống cách mạng, truyền thống quân đội, ý thức công dân, trách nhiệm
quân nhân, giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho đoàn viên thanh niên.
2- Tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
3- Chủ động, tích cực tham gia có hiệu qủa vào các hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hóa ở đơn vị, góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và giải quyết những
nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của thanh niên.
4- Quan hệ với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân, tổ chức các hoạt động phối hợp
giữa thanh niên trong và ngoài quân đội góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn
vị và địa phương, tham gai xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh ở địa phương nơi đóng
quân và chăm sóc, giáo dục bảo vệ thiếu niên, nhi đồng.
5- Đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng Đoàn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ
chức và tích cực tham gia xây dựng Đảng.
* Quyền hạn:
- Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của cán bộ đoàn viên thanh niên
trước pháp luật, điều lệnh quân đội và công luận.
- Tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, các họat động văn hóa,
xã hội, tạo nguồn kinh phí cho Đoàn hoạt động theo quy định của Tổng cục Chính trị.
- Giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng, bồi dưỡng kết nạp và tạo nguồn đào tạo cán bộ
trong quân đội.
* Quyền hạn giải quyết công việc nội bộ Đoàn:
- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở ở trung đoàn và tương đương:
+ Chuẩn y kết nạp đoàn viên.
+ Công nhận Ban Chấp hành liên chi đoàn trực thuộc.
+ Quyết định biểu dương, cấp giấy khen của Đoàn, đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ,
đoàn viên và tổ chức Đoàn.
+ Yêu cầu chi đoàn xét và quyết định xóa tên trong danh sách đoàn viên đối với những
đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng trong 1 năm
mà không có lý do chính đáng.
+ Quyết định thi hành kỷ luật đến hình thức khai trừ đối với đoàn viên và cách chức ủy
viên Ban Chấp hành liên chi đoàn; khiển trách, cảnh cáo đối với ủy viên Ban Chấp hành
Đoàn cơ sở. Các hình thức kỷ luật cao hơn do Ban Chấp hành Đoàn cơ sở xét và đề nghị,
cấp ủy Đảng cơ sở chuẩn y.
- Ban Chấp hành liên chi đoàn ở tiểu đoàn và tương đương:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các chi đoàn làm công tác phát triển Đoàn; xét duyệt và đề nghị
lên Đoàn cấp trên chuẩn y đề nghị của chi đoàn về kết nạp đoàn viên, giới thiệu đoàn
viên ưu tú với chi bộ.
+ Công nhận Ban Chấp hành chi đoàn, chỉ định bổ sung ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
+ Biểu dương và đề nghị cấp trên khen thưởng cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn.
+ Quyết định thi hành kỷ luật đối với hình thức khiển trách, cảnh cáo đoàn viên và khiển
trách đối với ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn.
- Ban Chấp hành chi đoàn:
+ Xét, đề nghị kết nạp đoàn viên.
+ Biểu dương hoặc đề nghị chi đoàn xem xét quyết định xóa tên trong danh sách đoàn
viên đối với đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí 3 tháng
trong năm mà không có lý do chính đáng.
+ Quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với đoàn viên.
+ Xét và đề nghị cấp trên thi hành kỷ lụât đối với cán bộ, đoàn viên từ cảnh cáo trở lên.
+ Nhận xét đoàn viên có đủ tiêu chuẩn vào Đảng, giới thiệu với chi bộ và đề nghị Ban
Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định giới thiệu đoàn viên ưu tú vào Đảng, nếu là chi
đoàn cơ sở thì được quyền giới thiệu đoàn viên vào Đảng thay cho một đảng viên chính
thức.
+ Ban Chấp hành đoàn cơ sở ở tiểu đoàn và tương đương được quyền như Ban Chấp
hành Đoàn cơ sở ở trung đoàn, nhưng không có quyền cấp giấy khen cho cán bộ, đoàn
viên.
+ Ban Chấp hành Đoàn cơ sở 1 cấp có quyền hạn như chi đoàn thuộc Đoàn cơ sở 2,3 cấp.
Các quyền hạn cao hơn do cấp ủy đảng cơ sở quyết định.
III- Mối liên hệ và phối hợp hoạt động giữa tổ chức đoàn trong quân đội nhân dân
Việt Nam với tổ chức Đoàn địa phương nơi đóng quân.
1- Tổ chức Đoàn trong quân đội liên hệ chặt chẽ và phối hợp hoạt động với tổ chức Đoàn
địa phương nơi đóng quân theo các nội dung:
- Giáo dục và chuẩn bị tốt về mọi mặt cho thanh niên làm nghĩa vụ quân sự, nâng cao ý
thức trách nhiệm của thanh niên đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng an ninh, tham gia chính sách hậu phương quân đội; giáo dục truyền thống
cách mạng và tuyên truyền đoàn viên thanh niên địa phương thực hiện các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.
Phát huy trách nhiệm của các đoàn thể, gia đình, nhà trường góp phần giáo dục, động
viên thanh niên làm tốt nghĩa vụ quân sự trong thời gian tại ngũ.
- Giúp đỡ thanh niên và nhân dân địa phương đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống, xây
dựng lực lương dân quân tự vệ, xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt.
- Phối hợp và tham gia các phong trào của Đoàn ở địa phương, động viên, cổ vũ, giúp đỡ
và học tập lẫn nhau để xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn; góp phần giữ vững an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, bài trừ các tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan,
đấu tranh với các phần tử xấu, phản động.
2- Tổ chức Đoàn trong quân đội được giới thiệu người tham gia Ban Chấp hành Đoàn ở
địa phương:
- Các đơn vị bộ đội chủ lực làm nhiệm vụ lâu dài ở địa phương có thể cử cán bộ làm công
tác thanh niên tham gia cấp bộ Đoàn ở địa phương.
- Căn cứ điều kiện, hoàn cảnh, tính chất, nhiệm vụ cụ thể của đơn vị, cán bộ làm công tác
thanh niên cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng và đơn vị trực thuộc Bộ có thể tham gia
Ban Chấp hành tỉnh, thành, quận, huyện Đoàn nơi đóng quân.
- Cán bộ làm công tác thanh niên tù cấp sư đoàn trở xuống đến Đoàn cơ sở có thể tham
gia vào Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện, quận, phường xã và Ban Chấp hành Đoàn các
cơ quan, xí nghiệp nơi đóng quân.
Việc giới thiệu người tham gia Ban Chấp hành Đoàn địa phương phải được Đảng ủy, cơ
quan chính trị đơn vị đồng ý.
B- Tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân
Việt Nam
I- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trongCông an
nhân dân Việt Nam.
1- Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Công an nhân dân là một bộ phận của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh. Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
và Đảng ủy Công an Trung ương.
2- Công tác thanh niên trong công an nhân dân ở mỗi cấp do cấp ủy Đảng cấp đó trực
tiếp lãnh đạo.
- Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân giúp Đảng ủy Công an Trung ương
quản lý chỉ đạo thanh niên ở các tổng cục, Bộ tư lệnh cảnh vệ, V26 và các đơn vị trực
thuộc Bộ Công an. Chỉ đạo công tác thanh niên ở công an các tỉnh, thành phố cho phù
hợp với tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của công tác công an.
- Thủ trưởng cơ quan Xây dựng lực lượng, các tổng cục, Bộ tư lệnh cảnh vệ, V26, giúp
cấp ủy cùng cấp quản lý, chỉ đạo công tác thanh niên các 9ơn vị thuộc công an tỉnh, thành
phố; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh niên ở các quận, huyện.
- Ở đơn vị cơ sở, cấp ủy Đảng trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên.
3- Để giúp cấp ủy Đảng và thủ trưởng cơ quan Xây dựng lực lượng các cấp trong Công
an nhân dân lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên từ cấp trên cơ sở lập Ban công tác
thanh niên. Ban công tác thanh niên là cơ quan thường trực của một cấp bộ Đoàn là cơ
quan trực tiếp quản lý về công tác thanh niên ở cấp đó.
4- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ
chức và hoạt động theo mô hình tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong Công an nhâ;
chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của tỉnh, thành Đoàn và sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ban
thanh niên công an.
5- Sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên trong Công an nhân dân.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Công an chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an
Trung ương, của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo của Tổng cục Xây
dựng lực lượng Công an nhân dân.
- Đoàn các tổng cục, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, V26 chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy
tổng cục, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, V26, sự chỉ đạo của cơ quan chính trị (Xây dựng lực
lượng) cùng cấp và Ban thanh niên công an.
- Đoàn công an quận, huyện và tương đương chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy công
an quận, huyện và tương đương và Ban Chấp hành quận, huyện Đoàn; sự hướng dẫn, chỉ
đạo của Ban thanh niên công an tỉnh, thành phố.
- Chi đoàn công an phường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Đoàn phường
và cấp ủy công an phường.
II- Tổ chức cơ sở Đoàn trong Công an nhân dân.
a- Tổ chức cơ sở Đoàn trong Công an nhân dân được thành lập ở các vụ, viện, trường,
trại, bệnh viện, công ty, xí nghiệp, các đơ vị trực thuộc các tổng cục, Bộ Tư lệnh cảnh vệ,
V26; các phòng, ban thuộc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công an quận,
huyện và tương đương; công an phường:
Tổ chức cơ sở Đoàn trong Công an nhân dân bao gồm Đoàn cơ sở va 2 chi đoàn cơ sở.
- Đoàn cơ sở gồm:
+ Đoàn cơ sở 3 cấp (Đoàn cơ sở - liên chi đoàn – chi đoàn).
+ Đoàn cơ sở 2 cấp (Đoàn cơ sở - chi đoàn).
+ Chi đoàn cơ sở (là chi đoàn do Ban thanh niên các cấp trong Công an nhân dân trực
tiếp quản lý, chỉ đạo).
b- Việc thành lập, giải thể tổ chức Đoàn:
1- Điều kiện thành lập tổ chức cơ sở:
- Đơn vị có ít nhất 3 đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ 3 đoàn viên
thì được giới thiệu sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở thích hợp.
- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có 2 chi đoàn trở lên và có ít nhất
30 đoàn viên có thể thành lập Đoàn cơ sở.
- Chi đoàn do Ban thanh niên các cấp trong Công an nhân dân trực tiếp quản lý chỉ đạo
đều là chi đoàn cơ sở, có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn tương đương Đoàn cơ sở.
- Những đơn vị cơ sở có đông đoàn viên, trong đó có các bộ phậntrực thuộc tổ chức Đảng
và chuyên môn tương ứng như: Tiểu đoàn (thuộc trung đoàn), khoa, hệ đào tạo, khóa học
(trong các học viện, trường Công an nhân dân) phòng nghiệp vụ chuyên môn (thuộc các
vụ, cục, bộ tư lệnh) và các đội, bộ phận công tác (thuộc các phòng, ban ở công an tỉnh,
thành phố) … có thể thành lập liên chi đoàn.
- Trường hợp các đơn vị cơ sở có qúa ít đoàn viên, có thể thành lập chi đoàn ghép bao
gồm đoàn viên của một số đơn vị có tính chất công việc và điều kiện sinh hoạt giống
nhau.
2- Thẩm quyền thành lập, giải thể tổ chức cơ sở Đoàn:
- Việc thành lập, giải thể tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở) do cấp ủy
Đảng trực tiếp quyết định. Đối với cơ sở Đoàn công an huyện (tương đương) do Ban