Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Các môn điền kinh giành cho giới trẻ: Tìm môn thể thao phù hợp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.79 KB, 11 trang )

Các môn điền kinh giành cho giới trẻ:
Tìm môn thể thao phù hợp

Chơi thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ. Về mặt thể chất, nó
cải thiện thể lực, phối hợp động tác và kiểm soát cân nặng. Nhưng các
chuyên gia còn nhấn mạnh đến lợi ích về mặt phát triển quan hệ giao tiếp và
tâm lý.
Những môn thể thao có tổ chức mang lại nhiều kinh nghiệm sống
trong một thời gian ngắn. Chúng có thể là những kinh nghiệm rất có ý nghĩa
đối với trẻ.
Trong một mùa thi đấu, trẻ sẽ học được cách:
 Đảm nhiệm vai trò
 Tương tác với người khác
 Làm việc dưới áp lực
 Tuân theo các chỉ dẫn
 Chấp nhận sự phản hồi
 Đương đầu với thất bại
Ngoài ra, trẻ còn học được:
 Kỷ luật
 Cam kết
 Trung thực
 Tôn trọng
 Trách nhiệm
Đó đều là những kĩ năng mà trẻ sẽ phải thành thạo khi lớn lên. Các
nghiên cứu cũng cho thấy chơi thể thao sẽ cải thiện thành tích học tập, hình
ảnh cơ thể và lòng tự tôn.
Hãy tự hỏi những câu hỏi sau khi cân nhắc việc cho trẻ chơi thể thao
Trẻ có hứng thú không?
Câu hỏi đầu tiên cần đặt ra là con bạn có thật sự muốn chơi thể thao
không? Mặc dù bước này có vẻ rất rõ ràng, nhưng nó rất dễ bị bỏ qua. Nếu
con bạn thực sự không muốn tập thể thao ngay lúc này, thì cũng chẳng sao.


Đôi khi các bậc cha mẹ thường ép con làm một điều gì đó vì những lý do sai
lầm.
Cần nhớ rằng trẻ không cần những môn thể thao có tổ chức để phát
triển kỹ năng thể thao hoặc để có hoạt động thể lực. Một lối sống khỏe mạnh
không nhất thiết phải bao gồm cả thể thao. Điều quan trọng là con bạn có
tham gia một dạng hoạt động thể chất nào đó, cho dù đó là đi bộ và đi xe đạp
cùng gia đình hay chơi một môn thể thao có tổ chức.
Trẻ có thời gian để chơi thể thao không?
Hãy xem thời gian biểu hiện giờ của con bạn. Trẻ đã đăng kí học nhạc
và tập kịch ở trường có thể sẽ rất vội vã nếu phải tập thêm cả thể thao.
Đặc điểm của từng môn thể thao?
Tìm hiểu xem các môn thể thao khác nhau như thế nào, bao gồm
 Chú trọng vào kỹ năng cá nhân
 Chú trọng vào thành tích của toàn đội
 Số lượng người trong đội
 Lượng va chạm cơ thể
 Lượng trang thiết bị cần thiết và chi phí
Tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của bạn. Ví
dụ, nếu bạn muốn con học cách làm việc theo nhóm, thì bóng đá hoặc bóng
chày có lẽ tốt hơn là tennis đơn.
Giúp trẻ tìm được môn thể thao phù hợp nhất như thế nào?
Nơi bạn sống có thể có những môn thể thao của cộng đồng dần cư.
Nếu vậy, hãy để trẻ tham gia một số hoạt động đơn giản. Trẻ sẽ được lợi nếu
được tìm hiểu nhiều lựa chọn trước khi chọn lấy một hoặc hai môn.
Hãy thử những môn thể thao đồng đội như bóng mềm và bóng đá,
cũng như những môn thể thao cá nhân như tennis, chạy và gôn. Hãy quan sát
xem trẻ có thấy thoải mái với những va chạm không. Trẻ có phối hợp động
tác mắt-tay tốt để thi đấu trong những môn thể thao có sử dụng bóng không?
Kỹ năng này có thể phát triển ở những giai đoạn khác nhau trên những trẻ
khác nhau.

Khi con bạn đã bộc lộ sự ham mê một môn thể nào nào đó, hãy cân
nhắc xem môn thể thao đó có phù hợp với chiều cao, cân nặng, sức bền và
sự phối hợp động tác của trẻ không. Trẻ thuộc cùng một khối lớp trong
trường có thể khác nhau rõ rệt về sự phát triển thể lực. Nếu con bạn thấp bé
hơn bạn cùng lớp, hãy tìm những hoạt động mà trong đó cơ thể thấp bé có
thể là một lợi thế, như thể dục dụng cụ, chạy hoặc bơi.
Xem liệu môn thể thao mà trẻ chọn có phù hợp với tâm lý của trẻ
không. Một số trẻ ngoan ngoãn nghe theo huấn luyện viên và sẵn sàng tham
gia nhiều buổi tập và một buổi thi đấu mỗi tuần. Một số khác thích độc lập
hơn và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với nếp tập luyện cá nhân.
Giúp trẻ tránh bị chấn thương khi chơi thể thao như thế nào?
Tất cả các môn thể thao đều có nguy cơ gây chấn thương. Nói chung,
chấn thương thường tăng khi mệt mỏi và sự va chạm giữa các cầu thủ tăng.
Hãy thực hiện những bước sau để giảm thiểu nguy cơ.
 Có chương trình tập thể lực trước khi tham gia. Chọn chương
trình tập sức mạnh, sức bền và độ mềm dẻo. Bao gồm những bài tập thiết kế
cho môn thể thao mà trẻ đã chọn.
 Khám sức khỏe trước khi tham gia. Khám sức khỏe là một ý
hay nếu con bạn định chơi một môn thể thao có mức độ ganh đua vừa phải.
Điều này sẽ trở nên cần thiết khi con bạn tham gia các môn thể thao trong
trường trung học.
 Nhắc trẻ khởi động và giải lao. Công cụ tốt nhất để phòng ngừa
chấn thương là gia đoạn khởi động và giải lao trong mỗi buổi tập hoặc thi
đấu. Điều này có nghĩa là kéo giãn từ từ, nhẹ nhàng tay và chân. Tránh kéo
giãn quá mức với những động tác mạnh, có thể gây hại nhiều hơn là lợi.
 Tránh kì vọng quá cao. Trong những cuộc đấu không chính
thức, một số ít trẻ sẽ lặp đi lặp lại một động tác dẫn đến chán nản. Nhưng khi
phải chịu sức ép từ bản thân, bạn bè, cha mẹ hoặc thầy cô, một số trẻ sẽ quay
trở lại trận đấu mặc dù bị đau. Việc làm này sẽ làm chấn thương nặng thêm.
 Đảm bảo các trang thiết bị luôn được đổi mới và phù hợp. Tuỳ

thuộc vào môn thể thao, các trang thiết bị này có thể gồm mũ bảo hộ, đệm
lót, găng, mặt nạ và một số thứ khác.
 Uống đủ nước. Trước khi thi đấu, các vận động viên điền kinh
trẻ cần uống ít nhất 1 cốc nước 30 phút - 1h một lần. Trong khi thi đấu, họ
cần uống ít nhất 180-240ml 15 - 20 phút một lần, tuỳ theo nhiệt độ không
khí và cường độ tập.
 Nhắc trẻ kể về tình trạng đau thấy trong khi tập luyện hoặc thi
đấu. Bằng sự theo dõi chặt chẽ và đáp ứng nhanh chóng, bạn có thể tránh
được phòng cấp cứu và giúp con mình tận hưởng một cuộc sống sôi nổi và
khỏe mạnh.
Tôi nên tìm kiếm điều gì trong một đội thể thao?
Theo Hội Phẫu thuật Chỉnh hình Mỹ, chấn thương dễ xảy ra trong các
trò chơi tự do hơn trong các môn thể thao có tổ chức. Mặc dù vậy, chấn
thương vẫn thường xảy ra. Có hai yếu tố cần tính đến khi chọn một đội:
 Chất lượng huấn luyện. Nếu huấn luyện viên luôn la hét trọng
tài hoặc quát mắng trẻ hoặc chỉ để cho những cầu thủ giỏi nhất tham gia thi
đấu, thì con bạn có thể chán nản. Hãy tìm hiểu về ban huấn luyện. Bạn có
thể hỏi những thành viên cũ của ban huấn luyện về kinh nghiệm của họ.
 Sự phân công trong đội. Liệu các trẻ trong đội thể thao của con
bạn có được tập hợp chỉ đơn thuần theo tuổi, làm tăng nguy cơ chấn thương
hay không? Hay trẻ được tập hợp theo năng lực thể chất và kỹ năng? Trẻ có
thời gian để khởi động và giải lao trước và sau mỗi buổi tập hoặc cuộc đấu
không? Cách cơ quan chủ quản phân công đội và chú trọng vào việc khởi
động và giải lao có thể là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của cơ quan đó đến
việc phòng ngừa chấn thương.
Tôi nên tìm kiếm điều gì ở một huấn luyện viên
Với sự huấn luyện tốt, con bạn sẽ có được những kinh nghiệm chơi
thể thao an toàn và hứng thú. Tuy nhiên, nếu được huấn luyện kém, kết quả
sẽ ngược lại.
Để đánh giá xem con bạn có được dẫn dắt bởi những bàn tay tốt hay

không, trước tiên hãy nhìn vào thái độ đối với tính an toàn. Huấn luyện viên
có yêu cầu các cầu thủ tuân theo những qui định và sử dụng trang bị bảo vệ
phù hợp không? Liệu sân chơi có luôn được dọn sạch những chỗ lồi lõm và
những vật nguy hiểm khác không? Có phương án xử trí chấn thương hoặc
các cấp cứu khác không?
Cũng thận trọng xem xét lượng thời gian mà huấn luyện viên dành
cho những bài tập cơ bản. Điều rất quan trọng là trẻ phải học được cơ sở của
tư thế và cử động cơ thể sao cho chúng không sa vào những thói quen xấu.
Thời gian dành cho các bài tập cơ bản sẽ cải thiện thành tích và giúp trẻ
giảm nguy cơ bị chấn thương.
Cuối cùng, hãy tìm sự chú trọng đến tính vui vẻ, sự lôi cuốn và xây
dựng kỹ năng chứ không nhấn mạnh vào chiến thắng. Điều này đặc biệt
đúng đối với trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ, thì tính vui vẻ và bồi đắp kỹ năng càng
là mục tiêu quan trọng.
Khi trẻ được 11 hoặc 12 tuổi, trẻ sẽ sẵn sàng chú trọng hơn đến sự
ganh đua và chiến thắng. Nhưng ban huấn luyện đừng lạm dụng điều này.
Thái độ "phải chiến thắng bằng mọi giá" sẽ khiến nhiều trẻ bỏ chơi thể thao -
thế còn là tốt. Với những trẻ còn tiếp tục chơi, nó có thể làm tăng nguy cơ
chấn thương.
Tôi đã sẵn sàng để con chơi thể thao chưa?
Hãy nghĩ đến những phản ứng của bạn. Bạn sẽ chấp nhận chiến thắng
và thất bại của con như thế nào? Hãy tự hỏi xem bạn có thể giao phó con cho
huấn luyện viên trong nhiều giờ mỗi tuần không. Cho phép con tham gia
chơi thể thao là một bài tập cách để con tự lập - một kỹ năng mà các bậc cha
mẹ phải thực hành suốt đời.
Tất nhiên, bạn cũng có thể tự nguyện tham gia vào công tác huấn
luyện hoặc cố vấn cho đội của con. Được chứng kiến con mình hoặc những
đứa trẻ khác trưởng thành lên là một phần thưởng rất lớn.
Tôi cần làm gì để hỗ trợ con
Khi các bậc phụ huynh và huấn luyện viên chấp nhận thái đội chiến

thắng bằng bất kể giá nào hoặc thi đấu cho dù bị đau, thì họ đang làm tăng
nguy cơ chấn thương. Thay vào đó, hãy chú trọng đến sự vui vẻ ngang vớii
sự đua tranh. Sau trận đấu, hãy lái cuộc nói chuyện ra khỏi tỉ số. Hãy nhìn
vào những lợi ích - kỹ năng con bạn đạt được và những bạn bè mới mà con
bạn có.
Hãy tỏ ra lạc quan và khích lệ. Hãy nhấn mạnh đến sự nỗ lực và tiến
bộ hơn là chiến thắng hoặc thành tích cá nhân. Thay vì hỏi số điểm mà con
bạn đã ghi được, hãy hỏi xem bé thích nhất điều gì trong trận đấu hoặc bé đã
tiến bộ như thế nào.
Hãy tham dự các buổi tập và trận đấu mỗi khi thời gian cho phép - nếu
bản thân bạn có thể là một tấm gương tốt về tinh thần thể thao.
Hãy ủng hộ, nhưng đừng quá chú ý đến việc trẻ chiến thắng hay thất
bại.
Tôi nên phản ứng thế nào khi con muốn bỏ cuộc
Sự ham mê thể thao của trẻ thường diễn ra theo chu kì. Trẻ có thể
chạy tới chỗ bạn ngay trong lần chơi đầu tiên với tuyên bố "Chẳng vui gì cả.
Con không chơi nữa". Nếu trẻ muốn bỏ cuộc, hãy hỏi trẻ lí do và lắng nghe.
Có thể con bạn bị những cầu thủ già dặn hơn đe doạ, sợ huấn luyện hoặc đặt
ra kì vọng quá cao. Hoặc có thể chỉ đơn giản là con bạn buồn chán và muốn
chơi trong một đội nhiều thách thức hơn. Khi hiểu được nguồn gốc của vấn
đề, bạn có thể có hành động thích hợp.
Trong một số trường hợp, để con xả hết nỗi bức xúc là đủ. Những
cũng cần tìm những dấu hiệu stress có liên quan chặt chẽ với thể thao. Nếu
con bạn sút cân, than phiền là bị đau đầu, khó ngủ hoặc xa lánh bạn bè, thì
bỏ cuộc lúc này là khôn ngoan. Trẻ có thể chơi thể thao vào một lúc nào đó
sau này hoặc rèn luyện thể lực thông qua một hoạt động khác, như võ thuật
hoặc khiêu vũ.

×