PHƢƠNG PHÁP THU THẬP NGUỒN GEN
CÂY SINH SẢN BẰNG HẠT GIỐNG DỄ TÍNH (ORTHORDOX)
Đỗ Mạnh Thụ, Trung tâm Tài nguyên thực vật
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trên thế giới, Đông Nam Á được đánh giá là khu vực giàu có nhất về tài nguyên thực vật,
nhiều giống loài quan trọng đã được thuần hóa rất sớm từ khu vực này, điển hình trong số đó là
lúa, chuối, khoai môn sọ, cam, chanh, bưởi, quýt Khoảng trên 40 loài cây trồng quan trọng có
giá trị đã được xác định là có nguồn gốc dẫn xuất từ khu vực Đông nam Á, trong đó Việt nam
được coi là có vị trí hàng đầu với nhiều giống lúa nổi tiếng về chất lượng gạo ngon như Tám
thơm ở miền Bắc, Gié ở miền Trung và Nàng hương ở miền Nam.
Việt nam cũng được coi là quê hương của nhiều giống cây ăn quả đặc sản và cây công
nghiệp quý như nhãn Lồng Hưng yên, vải Thanh hà, cam Xã đoài, bưởi Phúc Trạch, chè Thái
Nguyên, chè Tuyết Sơn Giàng. Bởi vậy Việt nam đang được coi là 1 trong 10 Trung tâm đa dạng
sinh học lớn của thế giới. Đa dạng sinh học ở Việt nam được thể hiện về sự phong phú của thành
phần loài, số loài đặc hữu và có nhiều loài mới đối với thế giới. Hơn nữa đa dạng sinh học ở nước
ta còn được thể hiện ở sự đa dạng về nguồn gen, hệ sinh thái và cảnh quan. Bởi vậy công tác bảo
tồn tài nguyên di truyền thực vật nói chung, giống cây trồng nói riêng luôn có một ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong công tác phát triển nông lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế xã hội nói
chung ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Tuy vậy, nguồn gen thực vật nước ta đã và đang
đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, có nguy cơ xói mòn, thậm chí có thể làm mất
đi vĩnh viễn những nguồn gen vô giá nếu chúng ta không sớm thực hiện một quá trình điều tra,
thu thập và bảo tồn.
Tại Việt Nam công tác thu thập cần được tiến hành khẩn trương trong trong thời gian tới
để ngăn chặn nguy cơ xói mòn. Sau gần 20 năm hoạt động và phát triển, Trung tâm TNTV đã thu
thập đang lưu giữ thành công trên 20 nghìn nguồn gen của 115 loài, trong đó cây có hạt
(orthordox) chiếm trên 18 nghìn nguồn gen của gần 100 loài thực vật, vì vậy tổ chức tập huốn và
thảo luận về phương pháp thu thập nguồn gen sinh sản hạt giống dễ tính (Orthordox) (nhóm Hòa
thảo, Đậu đỗ, Rau gia vị) là nhiệm vụ hết sức quan trọng mang tích cấp bách nhằm hiện nay.
PHƢƠNG PHÁP THU THẬP NGUỒN GEN HẠT GIỐNG DỄ TÍNH (ORTHORDOX)
I-Giới thiệu chung về Hạt dễ tính (Hạt chính thống) (Orthodox seed)
Để thu thập và bảo quản hạt giống, trước tiên cần phải biết đặc tính tồn trữ của mỗi loài
hạt. Năm 1973, GS EH Roberts của Đại học Reading (Anh Quốc) chia hạt của thực vật thành 2
nhóm:
Hạt dễ tính (Orthodox seed)một số tài liệu gọi là hạt chính thống hay nôm na là “hạt-ưa-
khô” - là nhóm hạt “có thể rút khô (dry, desiccation) mà không ảnh hưởng đến khả năng nẩy
mầm, và trong một giới hạn rộng rãi của môi trường tồn trữ, tuổi thọ hạt càng tăng khi ẩm độ hạt
và nhiệt độ tồn trữ càng thấp, theo một quy luật có thể tính toán và tiên đoán được”. Tóm lược,
được gọi là Orthodox seed, hạt phải có đủ 3 điều kiện:
(i) Hạt có thể làm khô đến ẩm độ 2-5% (moisture content, mc), hay tương đương với 10% ẩm độ
tương đối không khí (air relative humidity, rh).
(ii) Trong giới hạn từ 2-5% tới 20% ẩm độ, có sự tương quan logarithm nghịch (negative
logarithmic relation) giữa tuổi thọ và ẩm độ hạt tồn trữ.
(iii) Có tương quan nghịch (negative relation) giữa gia tăng tuổi thọ và gia tăng nhiệt độ (tuổi thọ
càng gia tăng khi nhiệt độ tồn trữ càng thấp).
Vì vậy, hạt-ưa-khô khi tồn trữ ở ẩm độ thấp và nhiệt độ thấp, sẽ có tuổi thọ lớn. Chẳng hạn, các
ngân hàng hạt giống (seed genebank) tồn trữ hạt ở ẩm độ 3-5% và nhiệt độ -20ºC tin tưởng là có
tuổi thọ từ vài trăm năm đến vài ngàn năm.
Hạt khó tính (Recalcitrant) một số tài liệu gọi là hạt phản loạn, hay nôm na “hạt-ưa-ẩm” là
loại hạt sẽ bị chết hoàn toàn khi đưa ẩm độ xuống dưới 25-20%. Vì không thể rút khô, nên không
2
thể tồn trữ lạnh ở nhiệt độ <10ºC, vì vậy tuổi thọ rất ngắn, chỉ vài tuần đến vài tháng. Ví dụ: hạt
mít, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, v.v.
Năm 1990, một nhóm hạt thứ 3 được Ellis, Hong và Roberts khám phá, đặt tên là “Hạt
trung gian” (Intermediate seed storage behaviour). Ở nhóm hạt này, tuổi thọ gia tăng khi hạt được
làm khô và tuổi thọ đạt tối đa khi hạt có ẩm độ khoảng 8-12%, tương đương với ẩm độ tương đối
không khí 50% rh, rút khô dưới ẩm độ này hạt chết. Về nhiệt độ tối thích để tồn trữ là 10ºC, trên
nhiệt độ này tuổi thọ giảm, dưới nhiệt độ này hạt bị chết. Ví dụ: hạt cà phê arabica, hạt đu đủ, hạt
cam quít, v.v. Tuổi thọ của nhóm hạt này cũng ngắn. Tồn trữ ở điều kiện tối thích (10% ẩm độ,
10ºC) hạt cà phê arabica có tuổi thọ tối đa là 10-15 năm, tùy giống.
Chi tiết bản chất tồn trữ và phương pháp tồn trữ tối thích cho 3 nhóm hạt này đã được mô tả trong
một số tài liệu. Trong khoảng 7.000 loại thực vật hiện được biết bản chất tồn trữ (trong số khoảng
250 ngàn thực vật có hạt) thì 88.6% là hạt-ưa-khô, 2% là trung gian, và 7.4% là hạt-ưa-ẩm.
II. Phƣơng pháp thu thập.
1.Thu thập và xử lý thông tin:
*Đây là một trong những khâu quan trọng, quyết định nhiều đến sự thành công của mỗi
chuyến thu thập.
- Thu thập thông tin ban đầu: Trước mỗi chuyến thu thập, cần tìm hiểu kỹ về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và các đặc điểm nổi bật khác của địa phương đó, qua các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương: Khi đến địa bàn nghiên cứu cần
thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, giao thông, điều kiện sinh thái và sự
đa dạng cây trồng từ cán bộ địa phương lâu năm, có hiểu biết về nông nghiệp để có kế hoạch thu
thập hiệu quả.
- Trao đổi với cán bộ địa phương để họ nắm được tầm quan trọng yêu cầu, mục đích, kế hoạch
của đoàn thu thập.
- Cần có cán bộ địa phương hiểu biết về cây trồng và thông thạo ngôn ngữ vùng đó tham gia cùng
đoàn thu thập.
- Người trưởng đoàn phải có khả năng tổ chức cùng với các thành viên trong đoàn, khai thác tối
đa thông tin từ cán bộ địa phương qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và các báo cáo để có được
các thông tin cơ bản sau:
+ Đặc điểm về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng của nơi thu thập
+ Thông tin về dân số, thành phần và sự phân bố của các dân tộc, phong tục tập quán, đặc thù
về kinh tế, cơ sở hạ tầng của địa phương.
+ Thông tin về thành phần giống cây trồng địa phương, cơ cấu mùa vụ và đặc thù về nông
nghiệp nói chung.
* căn cứ vào các thông tin thu thập được, Đoàn cùng nhau thảo luận để thống và đưa ra quyết
định chọn địa điểm điều tra, thu thập cho phù hợp.
2. Xác định địa điểm điều tra, thu thập:
*Là việc làm quan trọng để công tác thu thập mang lại hiệu quả cao nhất.
- Nếu lấy huyện làm đơn vị thu thập: Chia huyện ra thành các vùng sinh thái, mỗi vùng có sự đa
dạng về giống cần thu tương đối thuần nhất và thu hết số giống của mỗi vùng. Mỗi vùng có nhiều
xã thì điều tra thu thập tại một xã đại diện nhất, cho vùng sinh thái đó. Tại xã thì phỏng vấn, Thu
thập thông tin chung về quỹ gen cây trồng bằng hình thức phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ hội nông
dân, để chọn thôn (bản). Đến các thôn (bản)Trực tiếp phỏng vấn trưởng bản và Già làng để chọn
hộ đến thu thập. Các thông tin liên quan đến cây trồng được điền đầy đủ vào phiếu điều tra.
3
- Điều tra, thu thập thường được thực hiện ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nơi có nhiều đồng bào
các dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc lại có phương pháp trồng trọt và sử dụng giống cây
trồng riêng. Tìm hiểu giới nào (đàn ông, hay phụ nữ) quan tâm sản xuất nông nghiệp nhất, để
khai thác thông tin và thu thập.
3. Phƣơng pháp thu mẫu đối với hạt giống dễ tính (Orthordox).
* Thu thập ngoài đồng:
Lấy mẫu trong toàn vùng bằng cách ngẫu nhiên theo cách chia ô khu vực, kích thước của
một vị trí thu thập phụ thuộc sự khác nhau của môi trường. Nếu một vùng tương đối đều về khí
hậu, đất đai, cây trồng, biện pháp canh tác, giống cây trồng, độ cao thì phạm vi từ 20-50 km làm
một điểm thu thập. Nếu những yếu tố trên thay đổi nhiều, đặc biệt là độ cao thì khoảng cách thu
thập hẹp hơn (đôi khi phạm vi chỉ cách nhau 1 km, về độ cao thì cách 100m)
* Thu thập trong kho, ở ngoài chợ:
Trường hợp này áp dụng cho cuộc thu thập định hướng với nhiều cây trồng, thì kho giống
của nguời nông dân hoặc các sạp hàng ở chợ là một nguồn đảm bảo cho tất cả các cây cần thu
thập. Tuy nhiên khi thu mẫu cần phải xem xét độ lẫn của hạt giống, đặc biệt là những loại hạt
dùng làm lương thực, thực phẩm hay hàng hoá (hạt không được sử dụng làm hạt giống)
* Thu thập trong vƣờn:
Thu thập trong các vườn gia đình có thể thấy các dạng di truyền đa dạng, ít bị xói mòn
nguồn gen như trên đồng ruộng. Số loài trong vườn cũng rất phong phú mặc dù số cá thể không
nhiều. Do đó lấy mẫu quần thể trong một số vườn gần nhau hoặc thậm chí tất cả các vườn trong
làng chứ không chỉ lấy mẫu ở một vườn duy nhất trong làng.
* Cách lấy mẫu:
Nên áp dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc không lựa chọn, mẫu càng lớn thì sai số lấy
mẫu càng nhỏ, điều này rất cần thiết trong trường hợp biến dị của quần thể lớn.
Nếu loài cây nào chỉ cho một số hạt rất ít trên một bông (hoặc bắp, quả) thì phải lấy trên 5
bông (bắp, quả) từ 3 cây cạnh nhau trên các khoảng cách 3 bước.
Trường hợp loài cây có bông chứa nhiều hạt như kê, cao lương chỉ cần lấy một phần bông
để thu nhiều cá thể. Đối với ngô thì có thể cách 10-20 bước thì lấy một bắp ở các hàng khác nhau.
Nếu quần thể thực vật biến đổi nhiều, người ta có thể:
- Lấy mẫu tương đối lớn
- Lấy nhiều mẫu trên các phần khác nhau
* Làm sạch và xử lý hạt:
- Với những cây trồng hạt có sẵn trên bông: việc làm sạch hạt tiến hành vào lúc kết thúc cuộc thu
thập.
- Với những cây trồng hạt phải tách khỏi quả: nếu có điều kiện nên giữ cho quả không bị dập nát
trên hành trình thu thập, trường hợp không thể được thì chà quả qua rây rửa sạch, để ráo nước rồi
tãi ra, phơi trên tờ báo. Đối cà chua trường hợp thu quả tươi thì tách lấy hạt ngâm trong hộp nhựa,
để lên mem sau 24 đến 36 h đem ra đãi hạt rồi phơi trong túi lưới.
- Các hoạt động làm sạch và xử lý hạt nên tiến hành hàng ngày vào buổi tối.
*Phương pháp bảo quản mẫu:
-Các mẫu hạt khô được bảo quản trong bao giấy hoặc bao vải.
-Các mẫu hạt ướt được đựng trong túi lưới phơi hàng ngày khi có nắng, treo nơi khô thoáng.
4
*. Làm tiêu bản
Làm tiêu bản thực vật rất quan trọng vì: thứ nhất chúng dễ dàng cho việc xác định hình
thái thực vật, sử dụng trong công tác phân loại sau này. Thứ hai: chúng hữu ích trong việc ghi
nhận những nét đặc trưng, đặc biệt những nơi có nhiều biến dị trong phạm vi mẫu. Thêm vào đó
chúng dùng để đối chiếu lại sau khi mẫu đã được nhận lại tránh sự nhầm lẫn.
Cách làm rất đơn giản bằng cách ép mẫu giữa các lớp giấy báo và bó trong khung gỗ rồi
đem hong khô.
4. Kinh nghiệm qua một số năm làm công tác điều tra, thu thập quỹ gen cây trồng.
4.1.Phong tục tập quán của một số dân tộc vùng núi phía Bắc.
*Tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc, điều này rất quan trọng trong
hoạt động thu thập, khi đến với người dân tộc thiểu số, phải biết được phong tục, tập quán của họ
kiêng kỵ những gì. Vì mục đích cuối cùng (quan trọng nhất) của công tác thu thập là gặp trực tiếp
người nông dân đang lưu giữ, canh tác và sử dụng những giống cây trồng bản địa, ngoài ra còn
phải thu thập thông tin về kiến thức bản địa như phương pháp lưu giữ, canh tác, sử dụng các
giống cây trồng.
- Đây là công việc không hề đơn, do khác nhau về phong tục tập quán và bất đồng ngôn ngữ, đòi
hỏi, phải hết sức linh hoạt, ứng sử trong từng hoàn cảnh cụ thể.
-Khi đến nhà, cần chủ động chào hỏi bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà sẽ xoá đi mặc cảm
bất đồng ngôn ngữ.
- Người dân tộc Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ (Hao) khi vào nhà phụ không được bước vào của
chính giữa nhà.
- Người Mảng Hệ, Mảng Gứng (Mảng) khách đến nhà không được mang theo cành cây khô
- Trước khi vào nhà đồng bào các dân tộc, cần quan sát kỹ, nếu thấy ở trước cửa nhà, ở đầu cầu
thang cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai hoặc cắm một tấm phên đan hình mắt cáo
Đó là những dấu hiệu kiêng cấm, gia đình không muốn người lạ vào nhà.
- Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào cửa thứ nhất. Nếu muốn vào
cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý.
- Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không
được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc
đầu nhà sàn) là nơi thờ tổ tiên.
- Trang trí nơi thờ tổ tiên mỗi dân tộc có khác nhau, nhưng đều chung một quan niệm: Nơi thờ tổ
tiên là chốn linh thiêng nhất. Khách không dược đặt mũ, nón, tư trang và đồ dùng khác ở nơi đó,
không được sờ tay lên các đồ thờ cúng. Khi ngồi không được quay lưng vào nơi thờ. Ở vùng
người Thái Đen, phụ nữ không được đến gian đầu ngôi nhà sàn - nơi thờ tổ tiên.
- Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi
thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp
lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê địch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niện của một số
dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng,
Giáy, Bố Y, Lào, Lự đều chú ý đặt chảo, nồi lên bếp không được để hai quai nồi, chảo theo
hương cây xà ngang (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà.
- Ở vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan
niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, không quay lưng và giẫm chân
vào bếp.
- Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc, cửa và cây cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần
cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. Ở
vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau xanh
vào cửa chính.
Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão giông.
5
- Không xoa tay lên đầu trẻ em người Mông, Dao, vì theo quan niện của họ, hồn người trú ngụ ở
đầu, người lạ sờ vào, hồn hoảng sợ bỏ trốn, làm cho trẻ hay bị ốm đau.
Khi ăn uống: Mỗi dân tộc có quan niện khác nhau về vị trí chỗ ngồi, vì vậy cần lưu ý không ngồi
vào một số vị trí đặc biệt như:
- Vùng người Giáy, Dao phía dãy ghế ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách
quý nhất.
- Đồng bào Mông khi bố mẹ mất, vị trí đầu bàn (gần bàn thờ) luôn bỏ trống với ý niệm nơi đó
giành cho hồn bố mẹ.
- Người Thái, Tày, Mường nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp
khách, khách không ngồi ở vị trí đó.
- Trước khi ăn uống cần kiên trì nghe gia chủ tiến hành các nghi lễ mời tổ tiên, chúc tụng các điều
tốt lành. Khách không rót rượu trước, không gắp thức ăn trước, khi dùng xong tuyệt đối không úp
chén, úp bát xuống mâm.
4.2. Cách hỏi để thu thập thông tin nguồn gen.
Đối với hạt giống dễ tính (Orthordox). (nhóm Hòa thảo, Đậu đỗ, Rau gia vị) ngoài việc
tuân thủ theo phương pháp thu thập chung, như đã được trình bầy phần trên, như ngoài đồng, thu
thập trong kho, ở ngoài chợ, trong vườn. Để cho công tác thu thập mẫu có hiệu quả cao nhất, có
được thông tin đầy đủ và chi tiết, thu được số lượng mẫu nhiều nhất mà không bị trùng lặp đó là
cả một vấn đề nghệ thuật, cách hỏi để thu thập thông tin nguồn gen khi tiếp cận với người nông
dân trực tiếp trồng trọt và sử dụng các giống cây trồng này.
-Trước hết phải giải thích cho người dân hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thu thập
để bảo tồn các giống cây trồng mà người ta hiện có là gìn giữ những giá trị văn hóa được đúc kết
trong nguồn gen cây trồng địa phương và cây trồng bản địa, yếu tố cơ bản cho phát triến kinh tế
nông nghiệp nông thôn.
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã hiểu được và tin tưởng thì người ta rất nhiệt tình ủng hộ
công việc thu thập mẫu sẽ vô cùng thuận lợi.
- Tuy nhiên khó khăn nhất khi tiến hành thu thập nhiều loài cây trồng trong một chuyến công tác,
tại đồng bào các dân tộc thiểu số là người cán bộ thu thập, không thể thuộc hết được tên gọi của
tất cả tên địa phương của tất cả loài cây trồng của các dân tộc được.
- Để khác phục tình trạng này, cần có những phương pháp sau:
* Mỗi đoàn cần có một bộ ảnh tiêu bản tất cả các loài cây trồng mà đoàn có kế hoạch thu
và khi đến thu thập tại các hộ gia đình, thì người cán bộ thu thập, giới thiệu các giống loài mà
mình định thu trên hình ảnh cụ thể thì người dân sẽ hiểu được.
* Trước tiên phải tìm hiểu cách bảo quản và đặc biệt là nơi lưu giữ hạt giống của người
dân tộc thiểu số, thu mẫu được thuận lợi và thu được tối đa số giống mà người ta hiện có. Mỗi
một dân tộc thì lại có cách bảo quản và lưu giữ hạt giống riêng.
Ví dụ: như người Thái, Dao, Mường, Tày, Nùng cách bảo quản và lưu giữ hạt giống
người ta bảo quản bằng cách cho vào túi vải trộn với tro bếp và vôi bột để trong gác bếp, đối với
nhóm cây Rau, cây Đậu đỗ và một số nhóm cây Hòa thảo, các giống lúa để trong kho hoạc treo
trên sàn nhà.
Người H’mông, xạ phang, Hà nhì,Cao Lan, Sán chỉ. . . thì cho vào chai lọ treo trên tường,
hoạc để góc nhà, đối với nhóm cây Rau, cây Đậu đỗ và một số nhóm cây Hòa thảo, các giống lúa
để trong kho hoặc trên nương rẫy.
Khi đó có thể trực đến những vị trí lưu giữ giống, để tìm tòi những loài giống mà đoàn có
kế hoạch thu thập, sau khi được sự đồng ý của chủ hộ.
4.3. Phƣơng pháp phân biệt nhanh các mẫu trùng lặp:
6
Muốn thu được số lượng mẫu nhiều nhất, mà không bị trùng lặp thì một trong những việc
quan trọng nhất là trong cùng một loài ở cùng điều kiện sinh thái, thì phải mô tả lại ngay một vài
tính trạng cơ bản nhất của loài đó, để phân biệt giữa các giống khác nhau trong cùng loài. Điều
này là rất quan trọng vì trong quá trình tác nghiệp thu thập nhiều loài cây trồng trong một chuyến
công tác, số lượng mẫu thu tại một điểm là rất lớn, vì thế cần phải loại bỏ ngay hoặc bổ sung
những mẫu trùng lặp gây lãng phí. việc này không hề đơn giản vì số lượng loài thu là rất lớn, mà
trong cùng một loài để phân biệt được sự khác nhau giữa các giống trong cùng một loài, người ta
phải mô tả từ 30 đến 50 tính trạng về đặc điểm hình thái, tùy vào mỗi loài. Tuy nhiên qua quá
trình thực tế làm công tác thu thập, nhân giống, đánh giá nguồn gen, và học hỏi từ thế hệ đi trước,
cũng như tham khảo từ tài liệu. Chúng tôi bước đầu đưa ra phương pháp để phân biệt nhanh các
mẫu trùng lặp đối với một số nhóm cây sinh sản hạt giống dễ tính (Orthordox) như sau:
- Thời gian sinh trưởng nói chung đối với tất cả các nhóm cây.
- Nhóm Hòa thảo: Đối với lúa thì mô tả kích cỡ hạt, mầu sắc vỏ trấu, độ phủ lông vỏ trấu, mầu mày
hạt, mỏ hạt, râu và lông. Ý dĩ mô tả Màu sắc hạt, hình dạng hạt, độ sáng của vỏ hạt, độ rỗng của hạt.
Cao lương quan tâm tới, độ phủ hạt bởi mày vào giai đoạn chín, mầu mày, mầu sắc hạt.
- Nhóm Đậu đỗ: Mô tả hình dạng hạt, kích cỡ, mầu sắc, rốn hạt, màu rốn hạt, độ nhẵn vỏ hạt. Đối
với cây vừng quan tâm tới hình dạng quả, màu quả khô, vách ngăn của quả, mầu sắc hạt
- Nhóm Rau: Có rất nhiều loài, đối với họ cây bầu bí, cây họ cà thì mô tả về đặc điểm của hạt như
hình dạng hạt, kích cỡ, mầu sắc, độ bóng, độ nhẵn bề mặt hạt, riềm mép hạt. Cây họ cải và rau
thơm như thì là, rau mùi quan tâm tới mầu sắc của hoa, mầu sắc hạt. Cây rau dền mô tả hình
dạng, mầu sắc hoa, mầu sắc hạt
(Trong mục này Chúng tôi rất cần sự đóng góp thêm từ các nhà chuyên môn):
III. Kết luận.
- Để cho công tác thu thập mẫu có hiệu quả cao nhất, thu được số lượng mẫu nhiều nhất, có chất
lượng tốt, không bị trùng lặp, có được thông tin đầy đủ và chi tiết, ngoài việc làm tốt công tác lập
kế hoạch và tổ chức công tác thu thập, đòi hỏi mỗi người cán bộ trực tiếp tham thu thập quỹ gen
cây trồng nói chung, phải có lòng đam mê, tinh thần tự giác cao và nhiệt huyết với công việc.
- Ở nước ta công tác thu thập cần được tiến hành khẩn trương trong trong thời gian tới để ngăn
chặn nguy cơ xói mòn.
- Thu thập và lưu giữ quỹ gen cây trồng là gìn giữ những giá trị văn hóa được đúc kết trong
nguồn gen cây trồng địa phương và cây trồng bản địa, yếu tố cơ bản cho phát triến kinh tế nông
nghiệp nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Linh Chi, (2010) Thu thập quỹ gen cây trồng.
2. Lã Tuấn Nghĩa, Trần Danh Sửu và các cs (2011) Tài nguyên di truyền thực vật Viêt Nam
thanh tựu và đinh hướng phát triển
3. Abebe Demissie, 2006. Brief Crop Genetic Resources Field Collecting Manual. Eastern Africa
Plant Genetic Resources Network (EAPGREN), 2006
4. Hawkes, J.G. (1980) Crop Genetic Resources Field Collection Manual. IBPGR and EUCARPIA,
Rome.
5. />gi-moi.aspx.
7
Phụ lục:
Yêu cầu khi kết thúc chuyến thu thập thu thập của Dự án phát triển ngân hang gen cây
trồng Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015
- Về quản lý:
+ Đơn vị triển khai thu thập phải thông báo cho Ban quản lý dự án (BQLDA): trước thời
điểm xuất phát 03 ngày; trước khi kết thúc chuyến thu thập 01 ngày.
+ Chậm nhất 07 ngày sau khi kết thúc chuyến thu thập: Đoàn thu thập phải nhập xong
nguồn gen thu thập cho Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen và có xác nhận với các bên liên quan
bằng văn bản;
+ Nguồn gen cây sinh sản vô tính thì chậm nhất 24 giờ sau khi về đến Trung tâm phải
nhập xong mẫu cho Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen;
+ Chậm nhất 08 ngày sau khi kết thúc chuyến thu thập (01 ngày sau khi hoàn thiện nhập
giống với Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen): Đoàn thu thập phải nhập xong Phiếu điều tra và các
tư liệu, hình ảnh khác có liên quan cho Bộ môn Dữ liệu &Thông tin tài nguyên thực vật. Số
lượng Phiếu điều tra, thu thập; tư liệu, hình ảnh liên quan phải đảm bảo đúng với các nguồn gen
đã nhập cho Bộ môn Quản lý Ngân hàng gen;
+ Thông báo cho BQLDA và các đơn vị có liên quan trước khi nhập giống, thông tin 02
ngày;
+ Nộp hồ sơ (Báo cáo đoàn thu thập, biểu mẫu xác nhận, tài liệu liên quan khác) cho
BQLDA bằng bản in và bản điện tử chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc chuyến thu thập; Số
lượng hồ sơ yêu cầu 02 bộ.
+ Gửi báo cáo Kết quả thu thập nguồn gen cho Phòng Kinh tế (Phòng Nông nghiệp) các
địa phương đã đến thu thập chậm nhất 10 ngày sau khi kết thúc chuyến thu thập.
- Về chuyên môn:
+ Thu thập quỹ gen của tất cả các loài cây trồng bao gồm các giống trồng trọt của từng loài
và các đơn vị phân loại có quan hệ di truyền gần gũi với loài đó (nhóm hòa thảo, đậu đỗ, rau gia
vị, cây có củ…)
+ Thu thập các Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, các loại bản đồ của xã,
huyện…
+ Nguồn gen thu thập về phải đảm bảo số lượng, chất lượng nhập Bộ môn Quản lý Ngân
hàng gen
+ Toàn bộ Phiếu điều tra, thu thập phải điền đầy đủ thông tin; Ảnh chụp mẫu gốc các
nguồn gen được thu thập và các hoạt động thu thập nộp Bộ môn Dữ liệu &Thông tin tài nguyên
thực vật
+ Có báo cáo kết quả chuyến công tác (theo mẫu)
- Yêu cầu về khối lượng và chất lượng nguồn gen cây có hạt khi thu thập và giao nộp
*Yêu cầu về chất lượng là: Hạt đạt độ chín sinh lý, đã được làm sạch, loại bỏ hạt xanh, hạt
lép, hạt mọt và các hạt có vết bệnh.
TT
Loại cây trồng
Mức tối thiểu (g)
1
Đậu đũa
50
8
TT
Loại cây trồng
Mức tối thiểu (g)
2
Đậu tương
80
3
Củ đậu
50
4
Đậu cowpea
40
5
Đậu xanh
30
6
Đậu bắp
20
7
Đậu kiếm
200
8
Đậu ngự
80
9
Đậu mèo
100
10
Đậu triều
40
11
Đậu ván
60
12
Đậu rồng
60
13
Đậu răng ngựa
80
14
Đậu Adzukibean
30
15
Đậu nho nhe
30
16
Đậu dại và các loại đậu khác
50
17
Đậu Hà Lan
60
18
Đậu đũa
50
19
Đậu cô ve
80
20
Lạc
150
21
Vừng
5
22
Vừng dân tộc
5
23
Hướng dương
40
24
Lúa
800
26
Lúa mỳ
80
27
Kê
10
28
Cao lương
10
29
Ý dỹ
40
30
Mạch ba góc
10
31
Bầu
50
32
Bí đỏ
60
33
Bí xanh
30
34
Dưa các loại
30
35
Dưa hấu
40
36
Dưa trời
60
37
Mướp đắng
40
38
Mướp các loại
30
39
Mướp khía
30
40
Rau đay
5
41
Rau giền
5
42
Mào gà
3
9
TT
Loại cây trồng
Mức tối thiểu (g)
43
Rau Mồng tơi
10
44
Cà các loại
5
45
Cà chua
5
46
ỚT
5
47
Rau giền chua
6
48
Tía tô
5
49
Rau Kinh giới
5
50
Rau Mùi tàu
3
51
Húng
5
52
Rau muống
15
53
Cà rốt
5
54
Rau cải các loại
5
55
Cải củ
7
56
Bắp cải
5
57
Cần tây
3
58
Hành hoa
3
59
Cải cúc
5
60
Rau diếp, Xà lách
5
61
Rau mùi
10
62
Thìa là
5