Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Học như thế nào để có hiệu quả hơn pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.83 KB, 3 trang )

Học như thế nào để có hiệu quả hơn?
Việc học hỏi có thể là khó khăn và nhiều thách thức, đặc biệt
khi người dạy không mang lại sự hứng thú cho người hoc.
Trong khi, được khám phá một mối quan tâm mới nào đó thì
lại rất hào hứng. Chúng ta học một cách rất dễ dàng, hiệu
quả khi làm những chuyện mà chúng ta không cảm thấy có
vẻ gì hoàn toàn là việc học tập. Vì vậy, cách học của bạn là
gì,
nên học như thế nào để có thể lưu lại niềm vui thích học
tập tự nhiên, phù hợp hơn, hiệu quả hơn? Mỗi người trong
chúng ta học và xử lý thông tin theo một cách ưa thích riêng,
trong khi những người khác có thể tiếp cận tình huống theo
một cách khác hơn. Đó có thể thường là cách con người ta
nhìn, nghe, nói và di chuyển như thế nào để học. Dù vậy,
chúng ta vẫn chia sẻ một số khuôn mẫu, sở thích và
những
cách tiếp cận cùng nhau.
Sau đây là 3 khuôn mẫu chính và những hành động phù
hợp để điều chỉnh sự tiếp cận của bạn:
1) Khi học bằng thị giác. Hãy
hình dung đề tài trong suy
nghĩ của bạn vì sự tiếp nhận hình ảnh luôn nhanh hơn từ
ngữ, nó tạo ấn tượng ngay lập tức.
- Thêm những hình ảnh hiển thị vào tài liệu cần học. Đặt rải
rác những hình này vào tài liệu đọc của bạn để làm sáng tỏ,
minh họa những chi tiết quan trọng, nó sẽ thúc đẩy sự ghi
nhớ của bạn.
- Vẽ biểu đồ. Khi bạn thấy những tỉ lệ % được ghi, hãy vẽ
một đồ thị bên cạnh để ghi nhớ bằng mắt ý nghĩa của nó.
- Bạn không cần có khiếu hội họa nhưng nên nguệch ngoạc
những hình ảnh về cái gì bạn đang học. Vẽ cái gì mà bạn


thấy có thể giúp bạn nhớ lại chủ đề.
- Viết những công thức, những điều cần và khó nhớ bằng
chữ hoa trên giấy dán ghi chép, đính vào những vị trí mà
bạn thường nhìn thấy mỗi ngày. (Vẽ những biểu tượng và
hình ảnh chung quanh đường viền để tăng sự lôi cuốn thì
càng tốt).
2) Khi học bằng thính giác.
Chăm chú nghe giảng bài, biết
lắng nghe. Khi lắng nghe, chú ý đến giọng điệu và từ ngữ
của người nói, giúp bạn góp nhặt thêm những ý nghĩa mới.
- Lắng nghe những cuốn sách khó hiểu, khó nhớ bằng cách
đọc và ghi âm lại.
- Sắp xếp theo trình tự những gì bạn lắng nghe, sử dụng ghi
chú để tóm lược. Việc ghi chú lại toàn bộ có thể khiến bạn
không nghe được những gì quan trọng, chỉ tóm lược những
điểm chính yếu.
- Lập lại những gì bạn nghe, lập lại số điện thoại, nhắc lại
tên người đã giới thiệu với bạn…
- Nghe và nói chuyện trực tiếp cùng nhau hơn là dựa trên
thư điện tử.
3) Khi học theo xúc giác. Hữu ích khi tham gia vào những
trò chơi liên kết, những mô phỏng hay hoạt động bằng tay,
nhất là khi ở phòng thí nghiệm. Nó cho chúng ta những
thông tin về kích cở, hình dáng, chất liệu và nhiệt độ…
Ngoài ra, di chuyển vòng quanh hoặc chơi với một món đồ
chơi nhỏ trong tay cũng giúp bạn giảm căng thẳng và có thể
sẽ
tập trung hơn.
“Mỗi một giây sẽ có một lượng trao đổi thông tin khổng lồ
đang xảy ra trong cơ thể bạn. Hãy tưởng tượng, một trong

những hệ thống này sở hữu một âm điệu cụ thể, ngân nga
nhạc dạo đầu, dâng lên rồi hạ xuống, thịnh rồi suy, trói lại rồi
cởi ra, và nếu chúng ta nghe được âm nhạc cơ thể này với
đôi tai của chúng ta, sau đó tổng hợp lại, những âm thanh
này sẽ cho ra cái mà chúng ta gọi là cảm xúc”. (Candace
Pert).
Hãy nhớ rằng,
không ai trong chúng ta chỉ học theo một
cách. Vì thế, khi bạn có một lựa chọn về kiểu học nào để sử
dụng,
hãy chọn nhiều hơn một cách. Quan tâm đến việc viết
và đọc, vẽ phát họa và viết lại từ ngữ, đọc lớn những gì bạn
viết ra, và quan sát những hình ảnh trong khi miêu tả cái gì
bạn thấy. Khi bạn chấp nhận thông tin thông qua một vài
giác quan, bạn sẽ duy trì nó nhiều hơn nữa trong não bộ của
bạn.

×