Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Khoa Học Bầu Trời - Khí Tượng Môi Trường phần 8 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.86 KB, 23 trang )

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


153

2.4. Ðộ ẩm không khí

Ðộ ẩm tương ñối ở miền Bắc biến ñộng khá nhiều tuỳ thuộc vào từng mùa và mỗi ñịa
phương. Ở Bắc Bộ, thời kỳ khô hanh nhất tập trung vào các tháng XI, XII,. trị số ñộ ẩm trung
bình thời gian này khoảng 80%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là các tháng II, III, ñộ ẩm tương ñối ñạt
tới 90%. Các tháng mùa nóng ñộ ẩm không khí trung bình biến ñộng xung quanh 85%.
Ở ven biển miền Trung, diễn biến của ñộ ẩm khá ñặc sắc do ảnh hưởng của gió fohn
khô nóng và mùa mưa, mùa ñông là mùa ẩm, trị số ñộ ẩm trung bình khoảng 90%. Mùa hạ ñộ
ẩm xuống rất thấp, ñặc biệt, tháng VI, VII ñộ ẩm không khí trung bình khoảng 75%, cực tiểu
trong những ngày gió Lào có thể chỉ ñạt 30%. Từ tháng IX trở ñi ñộ ẩm không khí lại bắt ñầu
tăng lên.
Các tỉnh phía Nam, sự phân hóa 2 mùa khô và ẩm thể hiện rõ rệt, Nam Bộ, Tây
Nguyên hàng năm có khoảng 5 tháng ñộ ẩm trung bình dưới 80%, ñó là các tháng mùa khô từ
tháng XII ñến tháng IV. Ðối lập với mùa khô, mùa mưa 5-6 tháng ñộ ẩm vượt quá 85% kéo
dài từ tháng V ñến tháng XI. Thời kỳ khô nhất vào tháng III có ñộ ẩm từ 72-75%. Thời kỳ ẩm
nhất vào tháng IX (Nam Bộ) và tháng VII (Tây Nguyên) ñộ ẩm lên tới 86-88% (bảng 8.14).
Bảng 8.14. Ðộ ẩm không khí tương ñối trung bình ở một số nơi (%)

Ðịa ñiểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Cao Bằng 79 79 80 80 79 82 84 86 83 81 81 80
Lạng Sơn 78 81 84 83 81 82 84 85 84 80 78 78
Móng Cái 79 83 87 87 85 86 86 86 82 78 76 76
Hà Giang 85 84 83 82 81 84 85 86 84 83 84 85
T Nguyên 80 82 85 86 82 83 83 86 83 81 79 78
Việt Trì 84 85 86 86 82 82 81 85 84 82 81 81
Hà Nội 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81


Ðiện Biên 83 80 78 80 81 85 86 87 86 85 84 84
Sơn La 79 76 73 75 78 84 85 87 85 83 81 80
Hoà Bình 84 85 85 84 82 83 84 86 86 82 84 83
Thanh Hoá

86 88 90 88 84 82 81 85 86 84 83 83
Vinh 89 91 91 88 82 76 74 80 87 86 89 89
Ðồng Hới 88 89 90 87 80 73 71 75 84 86 87 86
Huế 88 89 86 82 77 89 73 74 82 86 88 88
Kon Tum 71 68 67 73 80 85 86 87 87 82 77 74
BM Thuột 78 74 71 73 81 85 87 87 88 87 85 82
TP. HC M 72 70 70 72 79 82 83 83 85 84 80 77
Ðà Lạt 80 77 77 82 87 88 89 89 88 87 85 83
Nguồn: Chương trình 42A, Viện Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội 1989.

2.5. Các hiện tượng thời tiết

a) Dông

Ở miền Bắc, số ngày dông dao ñộng từ 70-100 ngày/năm, vùng nhiều dông nhất là
vùng Tiên Yên - Móng Cái (100-110 ngày/năm), các tháng nhiều dông từ tháng VII- VIII có
tới 25 ngày/tháng. Vùng ít dông nhất là Quảng Bình, hàng năm chỉ dưới 80 ngày có dông.
Mùa dông ở Bắc Bộ từ tháng V-IX, ở Tây Bắc ngay từ tháng IV ñã có dông.
Ở miền Nam, số ngày dông từ 40-100 ngày/năm. Khu vực nhiều dông nhất là Ðồng bằng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


154

Nam Bộ (TP. Hồ Chí Minh- 138 ngày/năm, Hà Tiên 129 ngày/năm). Vùng ít dông nhất là ven

biển miền Trung (Nha Trang 39 ngày/năm, Qui Nhơn 46 ngày/năm). Tây Nguyên cũng có ít
dông hơn ở Nam Bộ (Ðà Lạt có 52 ngày dông/năm, Pley Ku 91 ngày). Mùa dông ở Nam Bộ
từ tháng IV-XI, ở Tây Nguyên từ tháng III-X.

b) Bão

Theo thống kế 55 năm (1911-1965) trung bình hàng năm có 3,7 cơn bão ñổ bộ vào bờ
biển Việt Nam. Năm nhiều bão nhất có 11 cơn (1964), năm ít nhất chỉ có 1 cơn (1922, 1945 ).
Miền Bắc nhiều bão hơn miền Nam. Trung bình miền Bắc có 2,5 cơn/năm, miền Nam 1,2
cơn/năm. Phân bố bão từ cuối tháng V và kết thúc vào cuối tháng XI, bão tập trung nhiều nhất
vào tháng IX, sau ñó là tháng VIII và tháng X. Ðoạn bờ biển từ Bắc Bộ vào Thanh Hóa bão
ñến sớm nhất, từ tháng V ñến tháng X, ñoạn bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An ñến Ba Làng An
bắt ñầu từ tháng VII ñễn tháng X; Từ Ba Làng An ñến Mũi Dinh có sự chuyển biến trong mùa
bão, mãi tới tháng IX mới bắt ñầu mùa bão, kết thúc vào tháng X. Vào tới bờ biển Nam Bộ,
bão chỉ gặp rất ít vào ñầu mùa gió mùa Ðông Bắc với tần số nhỏ.
Về cường ñộ gió bão: ở vịnh Bắc Bộ ñã quan sát ñược tốc ñộ gió tới 50m/giây (Ðài Bạch
Long Vĩ, ngày 30/V-1960, 9/IX-1963, Ðài Phủ Liễn, ngày 9/IX-1968, Văn Lý, Nam Ðịnh,
ngày 9/IX-1963).

Bảng 8.15. Tần số bão ñộ bộ vào bờ biển Việt Nam (cơn)

Tháng
Vùng khí hậu
IV V VI VII VIII IX X XI XII

Năm
Bắc Bộ, Thanh
Hoá (Bắc 19
0
5' B)

-

0,04

0,11

0,3

0,47

0,32

0,18

-

-

1,42

Trung Trung Bộ
(15
0
5' B - 19
0
4' B)
0,02

0,04


0,05

0,20

0,15

0,56

0,31

0,02

-

1,35

Nam Trung B

(15
0
4' B- 11
0
5' B)
0,02

0,04

0,02

-


-

0,07

0,31

0,31

0,05

0,82

Nam Bộ (Nam
11
0
4' B)
0,02

0,02

-

-

-

-

0,02


0,05

0,04

0,15

Nguồn: Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất ðắc, Khí hậu Việt Nam NXB KHKT 1975
Ở bờ biển Nam bộ, tốc ñộ gió bão thường nhỏ hơn Bắc bộ, tốc ñộ cực ñại là 30-35
m/giây (Quảng Ngãi ngày 19/X-1971). Nhìn chung, từ Trung Bộ trở vào ảnh hưởng của bão
giảm ñi rõ rệt, chỉ có 50% số năm gặp gió bão trên 15m/giây.
Về diện mưa bão cũng có qui luật tương tự: ở Bắc Bộ, diện mưa bão thường lớn; Trung
Bộ do ảnh hưởng của ñịa hình nên diện mưa bão ít; ở Nam Bộ diện mưa nhỏ và thường có các
cơn bão gây mưa ít nhất.

c) Gió khô nóng

Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất của gió khô nóng (gió Lào) là giải ñất ven biển Trung Bộ,
vùng núi Tây Bắc và Ðồng bằng Bắc Bộ: ở Trung Bộ và Tây Bắc hàng năm có trên 50 ngày
khô nóng (ñộ ẩm dưới 65%, nhiệt ñộ trên 33
0
C), ở Ðồng bằng Bắc Bộ có từ 25-30 ngày/năm.
Nhìn chung, ñại ña số các ngày khô nóng tập trung vào khoảng tháng IV - V ở Tây Bắc, tháng
V- VI ở Bắc Bộ và tháng VII-VIII ở Trung Bộ.

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


155


Bảng 8.16. Các ñặc trưng khí hậu trung bình năm ở một số nơi

ðịa ñiểm Nắng (giờ) Nhiệt ñộ (
0
C) Mưa (mm) ðộ ẩm (%) Bốc hơi (mm)
Lai Châu 1833,1 23,0 2066,1 82 895,6
Sơn La 1986,6 21,0 1444,3 80 884,1
Mộc Châu 1905,0 18,5 1559,9 85 895,7
Lào Cai 1588,4 22,9 1764,4 86 815,8
Yên Bái 1407,9 22,7 2106,9 87 678,2
T.Quang 1559,0 22,9 1641,4 84 760,3
Cao Bằng 1568,9 21,6 1442,7 81 1020,1
Việt Trì 1642,0 23,3 1663,0 83 977,3
Móng Cái 1633,0 22,7 2749,0 83 973,0
Hà Nội 1464,6 23,5 1676,2 84 989,1
Hưng Yên 1668,7 23,2 1728,9 85 878,6
Thái Bình 1654,9 23,2 1804,7 86 971,0
Thanh Hoá 1668,0 23,6 1744,9 85 820,7
VInh 1556,6 23,9 1944,3 85 954,3
Huế 1893,6 25,2 2867,7 83 1000,0
Ðà Nẵng 2096,9 25,7 2044,5 82 1122,7
Nha Hố 2787,5 27,1 794,0 75 1656,0
Plei Ku 2377,0 21,8 2272,1 80 1136,7
BM Thuật 2480,3 23,7 1773,0 82 1631,5
Ðà Lạt 2318,5 18,3 1729,6 84 898,2
TP HCM 2408,8 27,1 1931,0 78 1686,3
Cà Mau 2212,1 26,7 2365,7 84 835,5
Nguồn: Chương trình 42A, Viện Khí tượng - Thuỷ văn, Hà Nội 1989.

Như vậy, mùa gió khô, nóng có sự xê dịch chậm dần từ Tây sang ðông và từ Bắc xuống

Nam phù hợp với quy luật hoạt ñộng của gió mùa mùa hạ. Số ngày gió khô nóng xảy ra ở một
số ñịa ñiểm như sau:
Lai Châu: tháng IV-13,6 ngày; tháng V- 17,4 ngày, tháng VI - 6,1 ngày
tháng VII- 3,6 ngày, tháng VIII - 6,6 ngày
Hà Nội: tháng IV-0,1 ngày; tháng V- 6,3 ngày, tháng VI - 9,1 ngày
tháng VII- 6,6 ngày, tháng VIII - 2,9 ngày
Vinh: tháng IV-2,0 ngày; tháng V- 5,3 ngày, tháng VI - 9,9 ngày
tháng VII - 10,6 ngày, tháng VIII - 5,0 ngày
Ðồng Hới: tháng IV-2,0 ngày; tháng V- 6,1 ngày, tháng VI - 11,0 ngày
tháng VII - 9,9 ngày, tháng VIII - 6,6 ngày
Gió khô, nóng giảm dần tới khu vực Quảng Nam, Quảng Ngãi vì phía Tây có nhiều rừng rậm;
nhưng lại hoạt ñộng mạnh lên ở khu vực Bình Ðịnh, Phú Yên.

d) Sương muối

Khu vực bị ảnh hưởng của sương muối là các tỉnh miền Bắc. Ở Ðồng bằng Bắc Bộ có
xác suất xảy ra sương muối 1 lần trong 10-15 năm. Ðại ña số sương muối xảy ra vào tháng I,
ở vùng núi phía Bắc sương muối có khả năng xuất hiện nhiều, 3 - 5 năm xaỷ ra 1 lần. Tuy
nhiên, có thời kỳ sương muối xuất hiện 1 ñợt tới 10 ngày liền, gây thiệt hại nghiêm trọng ñối
với sản xuất nông nghiệp.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


156

Trong một số trường hợp, tuy hạt sương không ñóng băng nhưng có nhiệt ñộ rất thấp ñó là
sương giá. Sương giá có tần suất xuất hiện nhiều hơn sương muối.

3. PHÂN VÙNG KHÍ HẬU VIỆT NAM


Dựa theo ñiều kiện tự nhiên, khí hậu Việt Nam ñược chia thành 7 vùng khác nhau.
Mỗi vùng lại ñược chia ra các tiểu vùng tuỳ theo ñiều kiện ñịa hình.

3.1. Vùng khí hậu ðông Bắc

Giới hạn từ sườn ðông Bắc dãy Hoàng Liên Sơn tới biên giới Việt Trung và biển
ðông, gồm các tỉnh vùng ðông Bắc và Việt Bắc. ðặc ñiểm chung của vùng khí hậu này là
hàng năm có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt : Mùa nóng (mùa hạ) từ tháng IV ñến tháng IX , mùa
lạnh (mùa ñông) từ tháng X ñến tháng III năm sau. Mùa lạnh có thể xem là trường hợp dị
thường của khí hậu nhiệt ñới, biên ñộ dao ñộng các yếu tố khá lớn, gây khó khăn cho sản xuất
và ñời sống. Vùng khí hậu ðông Bắc bao gồm các tiểu vùng sau ñây :

a) Tiểu vùng ven biển Quảng Ninh :

Gồm dải ñất hẹp ven biển ñược giới hạn bởi cánh cung ðông Triều. ðộ cao ñịa hình
từ 2 ñến 500m (kể cả các ñảo như Cái Bầu, Cô Tô, Vĩnh Thực …). Khí hậu chia làm 2 mùa.
Mùa ñông : Chịu ảnh hưởng của gió mùa ðông Bắc từ rất sớm, mùa ñông thường kéo dài và
kết thúc muộn. Nhiệt ñộ tháng lạnh nhất dưới 15
o
C, nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 1
o
C, có trên
4 tháng nhiệt ñộ t < 20
0
C.
Mùa hạ : Mát dịu, nhiệt ñộ cao nhất tuyệt ñối 39
o
C. ðây cũng là mùa mưa, lượng mưa
thường rất lớn, mỗi năm trung bình ñạt trên 2000mm (trung tâm mưa lớn Móng Cái có lượng
mưa từ 2500mm - 3000mm). Thường gặp bão ñầu mùa với tấn suất lớn nhất vào tháng VI ñến

tháng VIII. Thời kì tối ưu sinh thái kéo dài khoảng 8 tháng.

b) Tiểu vùng khí hậu Cao - Lạng :

Gồm vùng máng trũng và lòng chảo Cao - Lạng có ñộ cao từ 200 - 500m. ðịa hình phức
tạp, xen kẽ với các thung lũng là ñồi bát úp với các dãy núi thấp như Mẫu Sơn, Ngân Sơn.
Mùa ñông : Do ñiều kiện ñịa hình hình cánh cung, gió mùa ðông Bắc ảnh hưởng từ rất sớm.
Mùa ñông thường kéo dài tới trên 5 tháng. Nhiệt ñộ tháng lạnh nhất t = 13 - 15
0
C, số ngày
nhiệt ñộ dưới 15
0
C chiếm từ 120 ñến 150 ngày. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0
0
C. ðây là
vùng lạnh và khô nhất ñất nước ta. ðộ ẩm không khí từ 75 - 80%, lượng mây nhỏ, ñộ nắng
lớn. kiểu hình thời tiết mưa phùn thường rất hiếm (dưới 30 ngày trong cả mùa).
Mùa hạ : Nhiệt ñộ thấp do ảnh hưởng của ñộ cao ñịa hình. Số ngày mưa, ẩm không nhiều
lắm, lượng mưa chỉ ñạt từ 1276 - 1736 mm. ðôi khi thời tiết chịu ảnh hưởng của bão nhưng
tần suất giảm, sức gió yếu. Số giờ nắng trung bình ñạt 180 - 200 giờ/tháng. ðây là vùng khí
hậu tương ñối thuận lợi có thể phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Hệ thống cây trồng gồm các
loại cây chịu lạnh mùa ñông và cây chịu nóng mùa hè.

c) Tiểu vùng khí hậu Việt Bắc :
ðây là vùng khí hậu có ñịa hình phức tạp, các dãy núi cao xen kẽ với các triền sông hẹp,
chạy theo nhiều hướng khác nhau. ðộ cao ñịa hình từ 100 - 500m, Cá biệt, có một số ñỉnh núi
cao như Phu luông (2985m).
Khí hậu vùng Việt Bắc có 2 mùa nóng lạnh tượng tự như ở ñồng bằng nhưng ñộ ẩm không
khí quanh năm thường cao hơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió khô nóng. Do ảnh hưởng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp



157

của ñịa hình phức tạp nên sự phân hoá nhiệt ñộ tương ñối lớn.
Mùa ñông : Nhiệt ñộ thấp hơn ở vùng ñồng bằng Bắc Bộ từ 1 - 2
0
C do ñộ cao ñịa hình. ðộ
dài mùa ñông cũng khá, dài hơn vùng ñồng bằng từ 1 - 3 tháng (ñộ cao trên 1500m hầu như
không có mùa hạ). Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0
0
C, một vài nơi có tuyết như Sa Pa, Bảo Hà.
Số ngày có nhiệt ñộ t < 15
0
C chiếm 30 - 60% tổng số ngày trong mùa lạnh. ðộ ẩm thường
trên 85%, hầu như không có kiểu hình thời tiết khô hanh trong các tháng ñầu mùa lạnh. Các
thàng I, II, III mưa phùn rả rích, rất ít có ngày nắng.
Mùa hạ : Kéo dài từ tháng IV - VIII, ñộ ẩm không khí khá cao, ít nóng. Nhiệt ñộ cao nhất
tuyệt ñối là 41,2
0
C (Văn Chấn). Lượng mưa và số ngày mưa ñều tăng so với vùng ñồng bằng.
Một số trung tâm mưa lớn như Bắc Quang, Sa Pa … ( lượng mưa trên 4000mm/năm ). ðặc
biệt, trong mùa hạ vùng Việt Bắc tương ñối nhiều dông nhiệt (có khoảng trên 100 ngày/năm),
mưa ñá có từ 1 - 3 ngày/năm.
Về mặt sinh học, tiểu vùng Việt Bắc có khí hậu ít thuận lợi do ñộ ẩm cao, dao ñộng chế ñộ
nhiệt lớn.

3.2. Vùng khí hậu Ðồng bằng và Trung du Bắc bộ:

Là vùng châu thổ có ñộ cao ñịa hình 2 - 30 m. Khí hậu mang tính chất nhiệt ñới, gió

mùa. Khí hậu ñược chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa lạnh (từ tháng X ñến tháng IV năm sau) và
mùa nóng (từ tháng IV ñến tháng IX).
Mùa ðông: tương ñối lạnh, tuy nhiên nhiệt ñộ ñã cao hơn vùng Ðông Bắc một cách ñáng kể
(nền nhiệt ñộ cao hơn 1 - 3
0
C). Số ngày có nhiệt ñộ dưới 15
0
C có khoảng từ 40 - 50 ngày.
Thời kỳ lạnh kéo dài khoảng 3 tháng, tập trung vào tháng I. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 2
0
C.
Mùa lạnh phân biệt 2 nửa mùa rõ rệt: Thời kỳ lạnh khô từ tháng X ñến tháng XII, thời kỳ lạnh
ẩm từ tháng I ñến tháng III.
Thời kỳ lạnh, khô: là thời kỳ chịu ảnh hưởng của khối không khí cực ñới xuất phát từ trung
tâm khí áp cao Xibiri thổi theo hướng Bắc, bị biến tính qua lục ñịa Trung Quốc, ñộ ẩm không
khí giảm xuống dưới 75%.
Thời kỳ lạnh, ẩm: là thời kỳ chịu ảnh hưởng của khối không khí cực ñới xuất phát từ trung
tâm khí áp cao Xibiri thổi qua biển Nam Trung Hoa, bị biến tính nên mang theo nhiều hơi
nước, ñộ ẩm không khí cao (85 - 99%). Thời tiết thường nhiều mây, có mưa phùn rả rích, ít
nắng, nhất là ở vùng ven biển.
Mùa Hạ: Nền nhiệt ñộ tương ñối cao, nhiệt ñộ trung bình các tháng từ 25 - 28
0
C, nhiệt ñộ cao
nhất tuyệt ñối là 43
0
C. Số ngày có nhiệt ñộ trên 35
0
C chiếm khoảng 8 - 10 ngày. Tần suất
những ngày khô nóng cực ñoan (thời tiết gió Lào: t > 35
0

C, RH < 50%) là 10 -15%. ðây cũng
là mùa mưa ở ðB và TDBB, lượng mưa trung bình 1500 - 1800mm. Bão thường hoạt ñộng
mạnh, chiếm tần suất 5% số ngày trong cả mùa, tập trung vào các tháng VII, VIII, IX. Khí
hậu ðB và TDBB tương ñối thuận lợi ñối với sản xuất và ñời sống. Quanh năm ñều có thể
phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng hải sản.

3.3. Vùng khí hậu Tây Bắc

Bao gồm các cao nguyên và núi thấp Tây Bắc, giới hạn từ sườn Tây Nam của dãy
Hoàng Liên Sơn ñến biên giới Việt - Lào. Ðây là vùng cực Tây của Tổ quốc. Do ñiều kiện ñịa
hình, khí hậu ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Ðông Bắc.
Mùa Hạ dài hơn các vùng khác do hoạt ñộng của hệ thống phía Tây mạnh. Vùng khí hậu Tây
Bắc ñược chia thành 2 tiểu vùng khí hậu như sau:

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


158

a) Tiểu vùng Nam Tây Bắc
Bao gồm phần núi và cao nguyên phía Nam từ ñèo Pha Ðin ñến Hoà Bình. Ðộ cao ñịa hình
500 - 1000m. Gió mùa Ðông Bắc chỉ thâm nhập theo thung lũng sông Ðà, nhiệt ñộ ñã nâng
cao thêm một cách ñáng kể so với vùng ñồng bằng và trung du Bắc Bộ. Khí hậu mang tính
chất nhiệt ñới lục ñịa.
Mùa ñông: Nền nhiệt ñộ thấp do ñộ cao ñịa hình. Ðộ dài thời kỳ lạnh xấp xỉ vùng Ðồng bằng
Bắc Bộ. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 0
0
C, số ngày có nhiệt ñộ dưới 15
0
C khoảng 70 - 90

ngày ở vùng thấp, 100 - 120 ngày ở vùng cao. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñêm lớn hơn 11 -12
0
C.
Ðộ ẩm không khí ở vùng này tương ñối thấp, mùa ñông ít có kiểu hình thời tiết mưa phùn,
nhiều nắng. Tần suất sương muối thường rất cao, một số nơi có tần suất cao như Sơn La (2,6
ngày/năm), Cò Nòi (2,9 ngày/năm), Mộc Châu (5,1 ngày/năm). Mùa ñông thường kết thúc
sớm hơn vùng Ðồng bằng Bắc Bộ.
Mùa Hạ: Kéo dài từ tháng IV ñến tháng IX. Khí hậu ít nóng, nhiệt ñộ trung bình tháng cao
nhất 26 - 27
0
C. It gặp những ngày có nhiệt ñộ trên 35
0
C. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối là 43
0
C.
Mùa hạ thường chịu ảnh hưởng của gió Tây khô, nóng (T >33
0
C, RH < 70%). Số ngày khô
nóng toàn mùa chiếm khoảng 25 -30 ngày. Lượng mưa vùng Nam Tây Bắc ít hơn ở vùng
ñồng bằng Bắc Bộ nhưng số ngày mưa lại nhiều hơn. Một số nơi có lượng mưa rất thấp như
Sông Mã, Yên Châu. ðây là những trung tâm ít mưa của nước ta. Mùa Hạ ít bị ảnh hưởng của
bão nhưng có nhiều giông và mưa ñá. Như vậy khí hậu vùng Nam Tây Bắc có ñộ ẩm thích
hợp, nhiều nắng, ñối lập nhiệt ñộ giữa 2 mùa không lớn. Ðây là những mặt thuận lợi ñối với
sản xuất nông nghiệp.

b) Tiểu vùng Bắc Tây Bắc:

Giới hạn từ ñèo Pha Ðin ñến biên giới Việt - Lào. Ðộ cao ñịa hình từ 300 - 900 m, ñịa
hình xen kẽ giữa ñồi núi và thung lũng hẹp. Khí hậu mang ñặc ñiểm nhiệt ñới lục ñịa, ảnh
hưởng của gió mùa chỉ thể hiện trong mùa mưa.

Mùa Ðông: Nhiệt ñộ tương ñối cao, ở thung lũng ðiện Biên có nền nhiệt ñộ cao hơn vùng
Ðồng Bằng và Trung du Bắc Bộ 2 -3
0
C. ñộ dài mùa lạnh chỉ khoảng 3 tháng là XII, I, II.
Những ngày nhiệt ñộ dưới 15
0
C ít gặp (khoảng 15 - 20 ngày). Càng lên cao nhiệt ñộ càng
thấp, ở ñộ cao 700 -900 m có tới trên 50 ngày nhiệt ñộ dưới 15
0
C. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối
là 1
0
C. Số ngày xảy ra sương muối khoảng 2 -12 ngày/năm. (Sìn Hồ - 11,9 ngày/năm, Tam
ðường 2,1 ngày/năm). Mùa ñông khô ráo, nhiều nắng.
Mùa Hạ: Thường ñến sớm hơn Ðồng bằng và Trung du Bắc Bộ do hệ thống gió mùa Tây
Nam hoạt ñộng mạnh, ngay từ tháng III ñã có thời tiết khô nóng, ñặc biệt là ở các vùng thấp
như Ðiện Biên. Lượng mưa trung bình khoảng 2000 mm, Một số nơi có mưa lớn như Sìn Hồ
(2800mm), Tam ðường (2700mm), Mường Tè (2500mm) .Giông xảy ra 10 - 12 lần/tháng.
Nhìn chung khí hậu Bắc Tây Bắc có nhiều hạn chế do nhiệt ñộ biến ñộng mạnh, sương muối
và gió lào hay xảy ra. Sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

3.4. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ

Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa ñến ñèo
Hải Vân. Ðặc ñiểm chung của khí hậu là sự phân hoá mùa theo chế ñộ mưa, ẩm rất rõ rệt. Ảnh
hưởng của gió mùa mùa Ðông ñã suy yếu dần. Trong mùa Hạ, gió Lào ảnh hưởng mạnh tạo
nên một thời kỳ khô nóng ñầu mùa khá nghiêm trọng. Do ñiều kiện ñịa hình, khí hậu phân
hoá các tiểu vùng khác nhau.



Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


159

a) Tiểu vùng Khu 4 cũ:
Giới hạn ñịa lý từ dãy Tam ðiệp vào tới ðèo Ngang, bao gồm ñịa phận 3 tỉnh Thanh
Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh. ðịa hình dốc thoải từ phía Tây về Biển ðông. ðộ cao từ 2 - 700
m. Khí hậu mang tính chất chuyển tiếp.
Mùa ðông: Ẩnh hưởng của gió mùa cực ñới ñã suy yếu một cách ñáng kể. Nền nhiệt ñộ ñược
nâng lên rõ rệt so với ðB và TDBB, cao hơn từ 1 - 2
0
C. ðộ dài thời kỳ lạnh cũng rút ngắn từ
nửa tháng ñến 2 tháng. Số ngày có nhiệt ñộ dưới 15
0
C từ 35 ñến 50 ngày, nhiệt ñộ tối thấp
tuyệt ñối là 2
0
C. Sương muối vẫn có khả năng xảy ra nhưng với tần số khá thấp: ở Quỳ Hợp
tần số sương muối là 0,7 ngày/năm; Ở Tây Hiếu là 0,8 ngày/năm. Thời tiết mùa ðông chịu
ảnh hưởng của vịnh Bắc Bộ nên thường hay có sương mù và mưa phùn. Thời kỳ khô hanh
ñầu mùa không rõ rệt.
Mùa hạ: Thường ñến sớm hơn vùng ðB và TDBB, nhiệt ñộ trung bình cũng cao hơn từ 0,5
ñến 1
0
C. Nhiều ngày có gió Tây khô, nóng với nhiệt ñộ trên 35
0
C, ñộ ẩm dưới 70%. Tần số
xuất hiện gió Lào khô nóng khoảng 20 - 30 ngày, tập trung vào tháng VI , VII. Nhiệt ñộ tối
cao tuyệt ñối là 43

0
C. ðặc ñiểm nổi bật trong mùa hạ là có một thời kì khô nóng ñầu mùa,
lượng mưa rất thấp kèm theo gió Lào. Nửa sau mùa hạ lượng mưa ñột ngột tăng lên, nhiệt ñộ
hạ thấp. Ở Vinh lượng mưa tháng VII là 131mm, tháng IX tăng lên 457mm, tháng X là
372mm; ở Hà Tĩnh tháng VII lượng mưa là 151mm, tháng IX tăng lên 526mm, tháng X là
427mm. Trong mùa hạ, bão thường ñổ bộ tập trung vào các tháng VIII , IX , X . Trong vùng
có một số trung tâm mưa lớn ở Bắc ðèo Ngang (Kỳ Anh có lượng mưa >3000mm), Bái
Thượng (>2000mm). Vùng Mường Xén (Nghệ An) là trung tâm ít mưa, lượng mưa chỉ ñạt
<1000 mm/năm.
Về mặt sinh thái, do vùng Bắc Trung Bộ có khí hậu mùa ñông tương ñối ẩm ướt, ít lạnh, mùa
hạ khô nóng, thời tiết có nhiều bất lợi như sương muối, gió Lào, hạn hán, giông bão, mưa
lớn,…, hạn chế khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp.

b) Tiểu vùng Quảng Bình - Hải Vân
Gồm các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và phần phía Bắc ðà Nẵng. ðặc
ñiểm chính của tiểu vùng này là:
• Ảnh hưởng của gió mùa mùa Ðông không rõ lắm, nhiệt ñộ mùa ñông không thấp lắm. Từ
sau ñèo Hải Vân không khí cực ñới ñã hoàn toàn bị hất ra ngoài biển Ðông. Nhiệt ñộ trung
bình tháng I ở Ðà Nẵng ñã cao hơn Huế 1,3
0
C, Quảng bình 2
0
C.
• Ðây là khu vực rất ẩm ướt, lượng mưa trung bình năm 2000 - 2200 mm ở ñồng bằng, lên
tới 2500 - 3000 mm ở miền núi. Một số nơi có lượng mưa khá cao như Nam ðông (3500
mm/năm, A Lưới >3000 mm/năm, Huế 3000 mm/năm, Bà Nà >5000 mm/năm) ðộ ẩm
không khí cao, trung bình ñạt 83 - 85%. Bão hoạt ñộng nhiều và tương ñối sớm (tập trung
vào tháng IX, tháng X). Giông hàng năm có khoảng 60 - 80 ngày, tập trung vào mùa Hạ.
• Hoạt ñộng của gió Lào tương ñối gay gắt ở phần phía Bắc, giảm dần ở phía Nam ñèo Hải
Vân. Nhiệt ñộ trung bình năm 24 - 26

0
C, tổng nhiệt ñộ 9000 - 9500
0
C.
Mùa ðông: Nhiệt ñộ trung bình ñạt tới 22 -23
0
C, số ngày có nhiệt ñộ dưới 20
0
C rất ít. Nhiệt
ñộ tối thấp tuyệt ñối 13
0
C ở vùng ñồng bằng và 10
0
C ở miền núi. Mùa ðông cũng chính là
mùa mưa, bắt ñầu từ tháng VIII ñến tháng I năm sau. Hai tháng có lượng mưa cao nhất là
tháng X và XI, lượng mưa trung bình 500 - 600 mm/tháng. Tổng lượng mưa cả năm khá lớn.
Trung tâm Bà Nà (ðà Nẵng) có lượng mưa lên tới 4000 - 5000 mm/năm. Chế ñộ mưa ở tiểu
vùng này biến ñộng rất nhiều, lượng mưa hàng năm chênh lệch so với trung bình lên tới hàng
nghìn mm.
Mùa Hạ: Kéo dài từ tháng II ñến tháng X. Mùa Hạ rất nóng, ở ñồng bằng có trên 4 tháng
nhiệt ñộ trung bình trên 28
0
C. Tháng nóng nhất là tháng VII có nhiệt ñộ trung bình 29,5
0
C.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


160


Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 42
0
C, biên ñộ nhiệt ñộ khoảng 8
0
C. Lượng mưa mùa hạ khá thấp,
trung bình chỉ ñạt 20 - 80 mm/tháng. Hiện tượng khô nóng cực ñoan (gió Lào) khá nhiều, tập
trung vào các tháng VI, VII, VIII. ðộ ẩm tối thấp tuyệt ñối là 25 - 30%. Số giờ nắng trung
bình 1600 - 1800 giờ/năm, có tháng ñạt tới trên 180 giờ/tháng.

3.5. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ

Giới hạn ñịa lý từ ðà Nẵng tới Ninh Thuận, Bình Thuận. Khí hậu tương ñối khô, hạn.
Nhiệt ñộ quanh năm khá cao, chênh lệch giữa các tháng không nhiều lắm. Vùng này cũng có
thể phân biệt 2 tiểu vùng khí hậu rõ rệt.

a) Tiểu vùng ðà Nẵng - Khánh Hòa.
Bao gồm phần nam tỉnh ðà Nẵng, toàn bộ tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú
Yên và Khánh Hoà, kéo dài tới vịnh Cam Ranh.
• Sự phân hoá nhiệt ñộ giữa các tháng không rõ rệt, không có tháng nào nhiệt ñộ thấp dưới
23
0
C. Chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chỉ khoảng 5 - 6
0
C.
• ðây là vùng ít mưa, lượng mưa trung bình 1300 - 1700mm. Mùa mưa ngắn, kéo dài từ
tháng IX ñến tháng XII, số ngày mưa khoảng 110 ngày. Thời kì ít mưa kéo dài 8 tháng từ
tháng I ñến tháng VIII, lượng mưa trung bình thời kỳ này chỉ ñạt 50 - 60 mm/tháng.
• ðộ ẩm không khí thấp, trung bình dưới 80%. Nhiều nắng, cả năm có khoảng 2000 -
2200giờ. Bão thường ñến muộn, tập trung vào tháng X, XI. Gió Lào khá gay gắt với ñộ
ẩm trung bình dưới 70% (tuy mức ñộ ñã giảm hơn so với vùng Quảng Bình, Quảng Trị),

tập trung vào 3 tháng VI, VII, VIII. ðặc biệt, những ngày có gió Lào nghiêm trọng thì ñộ
ẩm không khí chỉ ñạt 20 - 25%, t > 35
o
C.
• Nhiệt ñộ trung bình năm là 26,5
o
C, nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối là 40
o
C. ðộ dài thới kì nóng
khoảng 8 tháng, từ tháng I - VIII.

b) Tiểu vùng cực Nam Trung Bộ.

Bao gồm toàn bộ tỉnh Ninh Thuận và một phần tỉnh Bình Thuận với ñặc ñiểm ñịa hình hết
sức ñặc biệt, bị che khuất bởi một vòng cung núi, chắn các luồng gió trong cả 2 mùa.
Tình trạng khô hạn xẩy ra nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình năm chỉ ñạt từ 700 -
800mm (Phan Rang - 653mm), chỉ có 3 tháng lượng mưa vượt 100m/tháng, ñây là vùng khô
hạn nhất ñất nước ta. Số ngày mưa trung bình 50 - 70 ngày. ðộ ẩm không khí thấp hơn 80%,
thời kì rất khô kéo dài từ tháng I ñến tháng III, ñộ ẩm xuống dưới 75%.
Diễn biến chế ñộ nhiệt tương tự như phần phía Bắc (Khánh Hoà). Số giờ nắng có khoảng
2300 - 2400giờ/năm. Trong ñó 4 tháng kéo dài từ tháng I ñến tháng IV số giờ nắng ñạt trên
230 giờ/tháng.

3.6. Vùng Khí hậu Tây Nguyên

a) Tiểu vùng Bắc Tây nguyên.

Gồm các cao nguyên Kontum, Playku , ðắk Lắk, ñộ cao ñịa hình từ 500 - 1000m. Phía
Bắc là một vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn, khối núi Kontum có ñộ cao lớn hơn 2000
mét, ñỉnh Ngọc Linh cao 2598m. ðịa phận cao nguyên ðăk Lăk chỉ cao từ 300 - 600 m, ñỉnh

Chư Pha cao 922m. Khí hậu nhiệt ñới núi cao, ít phân hoá theo mùa, chế ñộ nhiệt dịu hoà.
Nhưng sự phân hoá lại chỉ thể hiện trong chế ñộ mưa, ẩm.
1. Nhiệt ñộ trung bình năm 24 - 25
0
C (giảm xuống ở ñộ cao cao hơn). Tổng nhiệt ñộ năm là
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


161

8700
0
C (ở ñộ cao 500m), 7700
0
C (ở ñộ cao 1000m). Ở vùng thấp có 3 tháng nhiệt ñộ
trung bình dưới 22
o
C và 3 - 4 tháng nhiệt ñộ trên 25
o
C (ñó là các tháng III, IV, V, VI).
Tháng IV có nhiệt ñộ trung bình là 27
o
C, nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 39 - 40
o
C. Có 3 tháng
nhiệt ñộ trung bình dưới 22
o
C ( các tháng XII, I, II), tháng lạnh nhất là tháng XII (21
o
C).

Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối là 9 - 10
0
C. Biên ñộ nhiệt ñộ ngày ñạt từ 9 - 11
o
C, biên ñộ lớn
nhất khoảng 12 - 15
o
C, tập trung vào tháng I, II, III.
2. Bắc Tây Nguyên là vùng mưa khá nhiều và lượng mưa thay ñổi tuỳ từng vùng. Khu vực
mưa nhiều như Pleyku, Yaput ( 2500 - 3000mm). Khu vực ít mưa như Buôn Ma Thuột,
Kontum (1700 - 1800mm). Lượng mưa trung bình cả vùng khoảng 1800 - 2000mm, số
ngày mưa từ 130 - 150 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V ñến tháng X. Thàng mưa nhiều
nhất là tháng VII, trung bình ñạt 300 - 400 mm/tháng. Mưa thường tập trung vào 4 tháng
(VI, VII, VIII, IX).
3. Thời kì ít mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng XI ñến tháng IV. Mưa ít nhất là tháng giêng,
lượng mưa chỉ 1 - 2mm. ðộ ẩm không khí trung bình năm 80 - 85%. Thời kì ẩm nhất là
các tháng mùa mưa, ñộ ẩm trên 80%. Thời kì khô hạn vào các tháng mùa khô (từ tháng
XI - IV), ñộ ẩm không khí dưới 75%, tháng III ñộ ẩm xuống dưới 70%.
4. Số giờ nắng lên tới 2000 - 2200 giờ/năm. Gió tương ñối thoáng, mùa ñông có hướng
thịnh hành là ðông - Bắc, mùa hè có hướng thịnh hành là Tây, Tây - Bắc. Giông ở Bắc
Tây nguyên không nhiều lắm, toàn năm có khoảng 50 - 90 ngày giông, tập trung vào ñầu
và cuối mùa hè. Sương mù thường dầy và chậm tan vào mùa lạnh.

a) Tiểu vùng Nam Tây Nguyên.
Bao gồm toàn bộ vùng núi và cao nguyên Lang - Biang, Gi - Ring - Mơ - Nông, ñộ
cao ñịa hình là 800 - 1500m. ðỉnh núi cao nhất là Chư - Yang - Shin - 2405m. Về khí hậu,
khác biệt so với bắc Tây Nguyên chủ yếu ở một số ñiểm sau ñây :
• Nền nhiệt ñộ thấp hơn từ 2 - 4
o
C do ñịa hình cao hơn.

• Lượng mưa ít hơn, trung bình chỉ từ 1600 - 2000mm.
• Biến trình năm của các yếu tố khí hậu mang dáng dấp của dạng xích ñạo với 2 cực ñại và
2 cực tiểu, gần giống với khí hậu Nam Bộ.
• Nhiệt ñộ các tháng dao ñộng rất ít, chỉ khoảng 3 - 4
0
C. Nhiệt ñộ trung bình năm 20 - 21
o
C
ở vùng thấp (800 - 1000m ). Tổng nhiệt ñộ 7500 - 7700
o
C. Chỉ có khoảng 3 tháng nhiệt
ñộ xuống dưới 20
o
C ( XII, I, II). Tháng lạnh nhất là tháng XII, nhiệt ñộ từ 18 - 19
o
C.
Tháng nóng nhất là các tháng từ tháng IV ñến tháng VIII, nhiệt ñộ ñạt ñược từ 21 - 22
o
C.
Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối 4 - 5
o
C, tối cao tuyệt ñối không quá 33
o
C. Biên ñộ nhiệt ñộ
ngày ñêm khá lớn, từ 10 - 11
o
C ( lớn nhất là trong mùa khô). Lượng mưa phân bố không
ñều, phía Tây cao nguyên Gi - Ring , Mơ - Nông và Bắc Lang - Biang lượng mưa ñạt
khoảng 2400 - 2800mm. Phần ñông Gi - Rinh , Mơ - Nông và Nam Lang - Biang lượng
mưa chỉ ñạt khoảng 1600 - 2000mm. Số ngày mưa tương ñối nhiều, trung bình từ 150 -

160 ngày trong toàn mùa. ðấy là vùng có số ngày mưa lớn nhất ở nước ta.
• Mùa mưa kéo dài từ tháng IV ñến tháng XI, kết thúc muộn hơn ở Bắc Tây Nguyên.
Lượng mưa phân bố khá ñồng ñều, có 2 cực ñại nhỏ vào tháng V và tháng X. Thời kì ít
mưa tương ñối ngắn, chỉ 4 hay 5 tháng, từ tháng XII ñến tháng IV. Hiện tượng khô hạn ít
trầm trọng hơn vùng Bắc Tây Nguyên. ðộ ẩm không khí trung bình là 83 - 84%. Bốn
tháng mùa khô kéo dài từ tháng I ñến tháng IV ñộ ẩm dưới 80%. Tuy vậy, một số nơi có
ñộ ẩm tối thấp tuyệt ñối xuống khá thấp, chỉ 10 - 15% (ðà Lạt - 3%)
• Số giờ nắng ít hơn vùng Bắc Tây Nguyên, trung bình khoảng 1700 - 2000 giờ/năm.
Giông hàng năm có 50 - 70 ngày, chủ yếu xảy ra trong mùa mưa. Cũng có nhiều sương
mù chậm tan vào mùa lạnh như vùng ở Bắc Tây Nguyên.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


162

3.7. Vùng khí hậu Nam Bộ

Bao gồm toàn bộ ñồng bằng Nam Bộ và một phần cực Nam Trung Bộ. ðộ cao ñịa
hình từ 0 - 200m. Ở Châu ðốc, Hà Tiên lẻ tẻ có một số dãy núi thấp như Núi Con Voi.
Khí hậu Nam Bộ mang ñầy ñủ những nét ñiển hình của nền khí hậu nhiệt ñới, gió mùa, gần
giống ñặc ñiểm của khí hậu xích ñạo. Khí hậu rất ổn ñịnh trong cả chế ñộ nhiệt và chế ñộ mưa
ẩm.
• Nền nhiệt ñộ cao và hầu như không phân hoá theo mùa, nhiệt ñộ trung bình năm là 26 -
27
o
C. Không có tháng nào nhiệt ñộ xuống dưới 25
o
C, chênh lệch giữa tháng nóng nhất và
tháng lạnh nhất không ñáng kể, chỉ khoảng 3 - 3,5
o

C. Biến trình năm của nhiệt ñộ có 2
cực ñại vào tháng IV, tháng VIII và 2 cực tiểu vào tháng XII, tháng VII. Tổng nhiệt ñộ
ñạt ñược 9500 - 10000
o
C. Tháng có nhiệt ñộ thấp nhất là tháng I, trung bình 25 - 26
o
C,
riêng miền ðông 19 - 20
o
C. Nhiệt ñộ tối thấp tuyệt ñối 14 - 15
0
C ( miền ðông 12
0
C ).
Thời kì có nhiệt ñộ cao là các tháng III, IV, VIII, trung bình là 27,5 - 28,5
o
C, tháng IV là
tháng nóng nhất nhiệt ñộ trên 28
o
C. Nhiệt ñộ tối cao tuyệt ñối 38 - 39
o
C, miền ðông
40
o
C. Nhìn chung chế ñộ nhiệt ở Nam Bộ tương ñối dịu hơn so với miền Trung. Biên ñộ
nhiệt ñộ ngày ñêm khá cao, khoảng 9 - 10
o
C, biên ñộ lớn nhất xảy ra vào các tháng mùa
khô.
• ðộ ẩm không khí ở Nam Bộ trung bình ñạt 82%, thấp nhất là 20 - 25%. Số giờ nắng khá

nhiều, trên 2000giờ/năm. Mùa khô có số giờ nắng trên 200 giờ/tháng. Gió mùa ðông
thịnh hành hướng ðông, ðông - Bắc, mùa hè thịnh hành hướng Tây và Tây - Nam. Nam
Bộ là vùng có nhiều giông ở nước ta, mỗi năm trung bình có từ 100 - 140 ngày giông,
tháng nhiều giông nhất là tháng VI có trên 20 ngày giông. Bão rất ít gặp. Theo thống kê,
trong vòng 55 năm chỉ có 7 cơn bão ñổ bộ trực tiếp vào Nam Bộ. Bão thường xảy ra
muộn và có cường ñộ yếu. Tuy nhiên có những trận bão rất lớn như con bão số 5 năm
1997 gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
• Sự phân hoá theo mùa về mưa ẩm rất sâu sắc, phụ thuộc vào mùa gió. Riêng lượng mưa
phân hoá theo khu vực cũng khác nhau, có thể chia các tiểu vùng sau:

a) Tiểu vùng Nam Bình Thuận:
Khí hậu gần giống phần cực Nam Trung Bộ, lượng mưa khá hơn, trung bình
1000 - 1300mm, số ngày mưa là 70 - 90 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V - tháng X. Tháng
VII có lượng mưa lớn nhất cũng chỉ ñạt khoảng 200 - 250mm.

b) Tiểu vùng ðông Nam Bộ:
Gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, ðồng Nai, TP
Hồ Chí Minh. Mưa tương ñối nhiều, lượng mưa trung bình 1800 - 2000mm, số ngày mưa là
120 - 140 ngày. Mùa mưa kéo dài từ tháng V ñến tháng XI, khoảng 7 tháng. Lượng mưa tập
trung 70 - 90% trong mùa mưa và phân bố khá ñồng ñều, trung bình ñạt 200 - 350 mm/tháng.
Tháng mưa lớn nhất là tháng IX ( 320 - 350mm), cực ñại phụ là tháng IV. mùa khô kéo dài
khoảng 5 tháng từ tháng XII ñến tháng IV, các tháng giữa mùa chỉ có 1 - 2 ngày mưa nhỏ
dưới 10 mm/ngày.

c) Tiểu vùng Trung Nam Bộ:
Gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, ðồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần
Thơ. Lượng mưa tương ñối nhỏ và phân bố khá ñồng ñều, trung bình 1400 - 1500mm (Gò
Công dưới 1200mm). Số ngày mưa ít, 100 - 110 ngày, mùa mưa từ tháng V - XI. Mưa nhiều
nhất là tháng X, lượng mưa trên 250 mm/tháng, mưa muộn hơn miền ðông và miền Tây.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp



163

Cực ñại phụ vào tháng VII (220 - 230mm/tháng). Mùa khô kéo dài từ tháng XII - IV, thời kỳ
này lượng mưa thấp, tương tự như miền ðông Nam Bộ.

d) Tiểu vùng Tây Nam Bộ:
Gồm An Giang, Kiên Giang Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Mưa khá nhiều,
lượng mưa trung bình 2000 - 2200mm, số ngày mưa là 120 - 150 ngày. Mùa mưa kéo dài từ
tháng V - XI. Tháng mưa cực ñại là tháng IX (300 - 350 mm/tháng), cực ñại phụ ñạt 300 -
320 mm/tháng xảy ra vào tháng VII. Thời kì ít mưa kéo dài từ tháng XII - IV, các tháng khô
nhất là tháng I, II, III ( lượng mưa trung bình dưới 30mm/tháng ). Ở Phú Quốc có lượng mưa
lớn hơn do ñịa hình cao (núi ñảo và núi con voi), trung bình 2800 - 3200mm, số ngày mưa
khoảng 140 ngày.



4. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. ðặc ñiểm chế ñộ mặt trời vùng Nội chí tuyến và ảnh hưởng của chúng ñối với khí hậu
Việt Nam ?
2. Hãy trình bày ñặc ñiểm của những loại hoàn lưu chính chi phối khí hậu Việt Nam ?
3. Thế nào là nhiễu ñộng khí quyển, Các loại nhiễu ñộng khí quyển ảnh hưởng tới khí hậu
nước ta ?
4. ðặc ñiểm ñịa hình và sự phân hóa khí hậu ở nước ta do ñiều kiện ñịa hình như thế nào ?
5. Anh, chị hãy nhận xét về ñặc ñiểm chế ñộ nắng và bức xạ của các vùng khí hậu chính ở
Việt Nam ?
6. Anh, chị hãy nhận xét về ñặc ñiểm chế ñộ nhiệt và phân bố nhiệt ñộ của các vùng khí
hậu ở Việt Nam ?

7. Anh, chị hãy nhận xét về ñặc ñiểm chế ñộ mưa, ẩm của các vùng khí hậu chính ở Việt
Nam ?
8. Hãy nêu nhận xét về những loại hình thời tiết ñặc biệt ảnh hưởng tới sản xuất và ñời
sống ở nước ta ?
9. Hãy phân tích những ñặc ñiểm vùng khí hậu Tây Bắc và sự phân hóa khí hậu trong ñó
như thế nào ?
10. Hãy phân tích những ñặc ñiểm chính của vùng khí hậu Bắc Trung Bộ và sự phân hóa
khí hậu trong ñó như thế nào ?
11. Hãy phân tích những ñặc ñiểm chính của vùng khí hậu Nam Trung Bộ và sự phân hóa
khí hậu trong ñó như thế nào ?
12. Hãy phân tích những ñặc ñiểm chính của vùng khí hậu Tây nguyên và sự phân hóa khí
hậu trong ñó như thế nào ?
13. Hãy phân tích những ñặc ñiểm chính của vùng khí hậu ðồng bằng, Trung du Bắc Bộ ?
14. Hãy phân tích những ñặc ñiểm chính của vùng khí hậu Nam bộ và sự phân hóa khí hậu
trong ñó như thế nào ?


Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


164

Chương IX. SỰ BIẾN ðỔI KHÍ HẬU

























1. KHÁI NIỆM

Khí hậu trên trái ñất hàng năm ñều có sự biến ñổi. Có thể thấy sự biến ñổi này từ hai
mặt, một là dao ñộng có biên ñộ lớn hoặc nhỏ xung quanh trị số trung bình, mặt khác là biến
ñổi khí hậu theo xu thế dần dần trở thành xấu hoặc dần dần trở thành tốt.
Người ta phân biệt 3 thời kỳ biến ñổi khí hậu trái ñất khác nhau là biến ñổi trong thời ñại ñịa
chất, thời ñại lịch sử và thời ñại hiện ñại.
Thời ñại ñịa chất là thời ñại trước khi có lịch sử nhân loại. Nghiên cứu khí hậu thời ñại ñịa
chất gọi là "cổ khí hậu học" (Paleoclimatology). Thời ñại ñịa chất có thời gian kéo dài gấp
nhiều lần 2 thời ñại sau này, vì thế sự biến ñổi của khí hậu rất lớn, trong ñó lớn nhất là các
biến ñổi trong thời kỳ băng hà. Khí hậu Thời ñại lịch sử biến ñổi ít hơn, có 2 trường phái quan
niệm khác nhau về biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử là trường phái “bất biến” và trường phái
“biến ñổi”. Trong thời ñại hiện nay, khí hậu ñang có nhiều biến ñổi bất lợi ñối với sự sống do

hoạt ñộng của con người gây ra nạn ô nhiễm môi trường.

2. BIẾN ðỔI KHÍ HẬU THỜI ðẠI ðỊA CHẤT

2.1. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào các nguồn tài liệu gián tiếp như các loại di tích ñộng, thực vật hoá thạch và
các vật vô cơ hoá thạch phát hiện trong khảo cổ học, quá trình hình thành và hình thức phong
hoá của thổ nhưỡng ở các thời ñại ñịa chất. Ví dụ, cây gỗ hoá thạch với nhiều vòng tuổi ở
thân biểu thị khí hậu ôn ñới biến ñổi theo mùa, nếu không có vòng tuổi là khí hậu rừng nhiệt
Theo quan ñiểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), biến ñổi khí hậu là s
ự vận
ñộng bên trong h
ệ thống khí hậu, do những thay ñổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan
hệ tương tác giữa các thành ph
ần của nó do các ngoại lực hoặc do hoạt ñộng của con
người. Năm 1995, khi ñánh giá Hệ thống khí hậu toàn cầu Tổ chức khí tư
ợng thế giới
(WMO) ñã chưa thể ñưa ra một vấn ñề gì về biến ñổi khí hậu trái ñất ngoài vi
ệc kết luận
các xu thế hay những biến ñộng dị thư
ờng về khí hậu xảy ra trong những khoảng thời gian
ngắn so với ñộng thái hoàn lưu tổng thể, chưa có những xu thế biến ñổi dài h
ạn. Năm 1998
Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) có báo cáo về xu thế nóng lên v
ới những minh chứng về
biến ñổi khí hậu dài hạn. Các tài liệu quan trắc ñược về trạng thái ñóng băng ở Bắc v
à
Nam cực, thời gian xuất hiện băng và tan băng trên mặt hồ ở phần châu Âu nư
ớc Nga,

Ucraina, các nước vùng Baltic, sự thu hẹp diện tích ñóng băng trên các ñ
ỉnh núi trong thế
kỷ XX và sự gia tăng nhiệt ñộ của phần ñất ñóng băng vĩnh cửu… ñã cho phép kh
ẳng ñịnh
sự biến ñổi khí hậu trái ñất hiện nay. Sự dao ñộng ñáng kể của khí hậu hàng năm ñ
ã phát
hiện thấy ở một vài nơi, ñặc biệt là vùng nhiệt ñới với sự gia tăng cư
ờng ñộ các yếu tố khí
hậu. Cũng ñã phát hiện ñược các dòng nước biển và nhiệt ñộ nước biển (SST
s
) ñóng vai tr
ò
lớn trong các biển ñổi khí hậu. Các hệ thống gió quy mô lớn ở vùng nhiệt ñới v
à các dòng
chảy dưới biển kèm theo sự biến ñổi nhiệt ñộ nước biển ñã tạo nên chu trình nhiễu ñộng

Nam Bán cầu (SO). Bằng chứng mới nhất là tần suất của ENSO và cư
ờng ñộ hoạt ñộng của
nó trong thời gian gần ñây gia tăng ñáng kể. Ðiều này có quan hệ tới sự nóng l
ên trên
phạm vi toàn cầu từ giữa thập kỷ 70 thế kỷ trước. Các hoạt ñộng của con người, trước h
ết
là việc gia tăng ñốt nhiên liệu hoá thạch và thay ñổi ñộ che phủ thực vật trên mặt ñất ñ
ã
dẫn ñến thay ñổi thành phần khí quyển và các tính chất hấp thu bức xạ của bề mặt trái ñất.


Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp



165

ñới; ñá vôi hoá thạch chứng tỏ trước kia là khí hậu nhiệt ñới, tầng thạch cao và muối ăn biểu
thị khí hậu khô hạn, tầng tro than có thể suy ñoán là khí hậu ẩm ướt.
Ngoài cổ sinh vật, quá trình hình thành thổ nhưỡng cũng là nguồn thông tin dùng ñể nghiên
cứu cổ khí hậu. Cái gọi là giải ñất sét (varved clay) ñược hình thành trong mùa hè thì chứa
các vật thô nặng chìm lắng do lượng băng tan nhiều hơn. Ngược lại, về mùa ñông băng tan ít
nên các tầng ñất chỉ có các vật nhỏ trầm tích, hạt sét cũng mịn hơn. Như vậy, các tầng hạt to
mùa hè và tầng hạt nhỏ mùa ñông xen kẽ nhau xuất hiện trên giải ñất sét giúp ta tính ñược số
tầng ñất sét và suy ñoán số năm tan băng và tốc ñộ tan của các khối băng lục ñịa.
Dùng kính hiển vi quan sát phấn hoa thực vật tồn tại trong các vật trầm tích rồi thống kê phân
loại cũng có thể ñoán ñược khí hậu Phương pháp này ñược ứng dụng ñầu tiên ñể phân tích
các vật trầm tích sau thời kỳ băng hà ở Bắc và Ðông Âu ñã thu ñược kết quả rất tốt.

2.2. Ðặc ñiểm khí hậu ở các thời ñại ñịa chất

Do sự biến ñổi ñịa chất trong suốt các thời ñại kéo dài hàng triệu năm nên mỗi thời ñại
khí hậu khác nhau rất xa.
1. Thời Thái cổ: Ðộ dày của băng tích ở châu phi lên tới 500m.
2. Thời Nguyên cổ: Băng hà phân bố rộng khắp trên thế giới.
3. Thời cổ sinh: ðã thấy xuất hiện các ñới khí hậu trên ñịa cầu, ñược chia ra các kỷ:
Kỷ Hàn vũ, ở cao nguyên Si-bê-ri trước ñây ñã có các tầng thạch cao, muối natri, canxi,
magiê, ôxit kali trầm tích. Do ñó, khí hậu lúa bấy giờ nóng và khô.
Kỷ Chí lưu, khí hậu tương ñối ấm, có nhiều ñộng vật biển nhiệt ñới, xuất hiện các ñới khí hậu
khác nhau. Ở Bắc Mỹ khí hậu rất nóng, hình thành sa mạc. Cuối kỷ này khí hậu lạnh dần.
Kỷ Nê Bôn, khí hậu ấm dần lên, cho ñến cuối kỷ Nê Bôn khí hậu trở nên khá nóng.
Kỷ ñá vôi, khí hậu ôn hoà và ẩm ướt, mang tính chất hải dương. Thực vật thiếu vòng tuổi ở
thân chứng tỏ sinh trưởng, phát triển thuận lợi, khí hậu không có mùa lạnh giá hoặc mùa khô
hạn.
Kỷ Nhị tuyển, khí hậu khô hạn kéo dài ñến tận cuối kỷ Nhị tuyển.

4. Thời Trung sinh.
Khí hậu trái ñất trở nên ấm áp, nửa ñầu thời ñại này khí hậu nóng hơn hiện nay.
Kỷ Tam tuyển, Châu Âu, Trung Quốc và Bắc Mỹ khí hậu ñều nóng và khô.
Kỷ Chu la, châu Nam Cực khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Phần Tây Nam châu Âu tìm ñược di tích
của thực vật nhiệt ñới.
Kỷ Bạch Á, khí hậu trái ñất khá ñồng nhất, vào thời kỳ cuối, sự phân ñới khí hậu kém rõ rệt,
không thấy dấu hiệu của băng hà.
5. Thời Tân sinh.
Kỷ Ðệ tam, sự phân chia các ñới khí hậu rất rõ rệt. Vào thời kỳ cuối, khí hậu lạnh dần từ
phương Bắc về phương Nam.
Kỷ Ðệ tứ, khí hậu có băng hà phân bố khá rộng, những nơi không có băng hà thì có lượng
mưa nhiều hơn hiện nay.
6. Khí hậu hậu kỳ băng hà kỷ Ðệ tứ: Theo Pen-kơ và Bơ-rúc-ken (1909), lần rút lui sau cùng
của băng hà kỷ Ðệ tứ trên núi An-pơ cách ñây khoảng 20.000 năm. Theo các học giả Nga,
băng hà ñã bao phủ các nước ở vùng biển Ban Tích và Trung Âu kéo dài tới khoảng thời gian
cách ñây từ 9.000 - 10.000 năm.
Sơ-nan-ñơ (R.Sernander) phân chia hậu kỳ băng hà làm 4 thời kỳ sau ñây:
I. Thời kỳ khí hậu Boreal: khô hạn , ấm áp, 6800 - 5000 năm TCN.
II. Thời kỳ KH Ðại tây dương: ấm, ẩm, 5000 - 3000 năm TCN.
III. Thời kỳ khí hậu Subboreal: khô hạn, ấm áp, 3000 - 850 năm TCN.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


166

IV. Thời kỳ phụ Ðại tây dương (Subatlantic): ẩm ướt, hơi lạnh, 850 năm TCN.

2.3. Nguyên nhân biến ñổi khí hậu các thời ñại ñịa chất

Có 3 giả thuyết chính về quá trình biến ñổi khí hậu ở các thời ñại ñịa chất, mỗi giả

thuyết ñều ñã ñưa ra những chứng cứ tin cậy. Do khuôn khổ giáo trình này chúng tôi xin
không nêu chi tiết những cơ sở khoa học của các giả thuyết.

a) Giả thuyết thiên văn.

Giả thuyết này cho rằng biển ñổi khí hậu do nguyên nhân vũ trụ gây nên, ñó là những
ảnh hưởng từ bên ngoài ñịa cầu Người ta cho rằng, quỹ ñạo ñịa cầu, ñộ nghiêng hoàng ñạo,
tâm sai của quỹ ñạo và ñiểm xuân phân ñã có những thay ñổi lớn giữa các thời ñại ñịa chất, do
vậy khí hậu ñã biến ñổi (Bảng 9.1).

b) Giả thuyết ñịa chất:

Biến ñổi lục ñia về hình dạng và tỷ lệ phân bố hải - lục trong các thời ñại ñịa chất ñã
gây tra biến ñổi khí hậu. Giả thuyết này cho rằng các châu lục trên trái ñất luôn di ñộng trượt
trên một lớp ñệm nằm sâu trong lòng ñất. Vì thế các châu lục thường có quá trình tạo sơn và
di chuyển gây ra biến ñổi khí hậu.

c) Giả thuyết vật lý.
Giả thuyết vật lý cho rằng biến ñổi khí hậu trong các thời ñại ñịa chất là do sự thay
ñổi ñặc tính phát xạ của mặt trời và ñặc tính hấp thụ bức xạ của ñịa cầu. Trước ñây, thành
phần khí quyển trái ñất khác xa hiện nay và thay ñổi rất nhiều qua các thời ñại ñịa chất. Mặt
khác, sự phát xạ của mặt trời ñã có những thời kỳ yếu ñi gây ra băng hà ở bề mặt trái ñất và
những thời kỳ hoạt ñộng mãnh liệt gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt trái ñất.

Bảng 9.1. Sự thay ñổi vĩ ñộ ở một số nơi trong các thời ñại ñịa chất

Thời ñại
Ðịa ñiểm
Kỷ ñá
vôi

Kỷ
Nhị
tuyển
Kỷ
Tam
tuyển
Kỷ
Chu
la
Kỷ
Bạch
Á
Ðệ
tam
Tân
sinh
Kỷ Ðệ
tứ
Hiện
nay
Spi-sư-pếch 24
0
N

32
0
N

42
0

N

40
0
N

40
0
N

38
0
N

65
0
N

70
0
N

79
0
N

I-kút-skơ 22
0
N


12
0
N

28
0
N

29
0
N

31
0
N

37
0
N

54
0
N

37
0
N

52
0

N

Cô-lôm-bô 82
0
S

69
0
S

68
0
S

69
0
S

70
0
S

58
0
S

24
0
S


18
0
S

7
0
N

Ma-ña-gát-sca

80
0
S

65
0
S

60
0
S

65
0
S

65
0
S


61
0
S

40
0
S

26
0
S

19
0
S

Bô-sư 78
0
S

72
0
S

67
0
S

70
0

S

70
0
S

40
0
S

46
0
S

54
0
S

32
0
S

Niu York 0

18
0
N

20
0

N

18
0
N

12
0
N

11
0
N

38
0
N

62
0
N

41
0
N

Núi Ai-ri-pút 60
0
S


64
0
S

80
0
S

75
0
S

68
0
S

53
0
S

80
0
S

80
0
S

77
0

S


3. BIẾN ðỔI KHÍ HẬU THỜI ðẠI LỊCH SỬ

3.1. Phương pháp nghiên cứu khí hậu thời ñại lịch sử

Khí hậu thời ñại lịch sử ñược xác ñịnh khoảng từ 4000 - 5000 năm TCN tới thế kỷ
XIX. Sự giao thoa giữa khí hậu kỷ ñệ tứ và khí hậu thời ñại lịch sử là các thời kỳ khí hậu
Subboreal (3000 - 850 năm TCN) và thời kỳ khí hậu phụ Ðại tây dương (Subatlantic). Dẫn
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


167

chứng về biến ñổi khí hậu trong thời ñại lịch sử là những ghi chép trong các văn kiên, những
ghi chép hàng ngày về tình hình thời tiết, khí hậu trước kia và số liệu quan trắc bằng máy móc
sau này. Những kết quả nghiên cứu di tích thành cổ An Dương ñời nhà Ân, sổ sách thời ñại
Chu Tần (Trung Quốc) là những bằng chứng khá tin cậy trong việc nghiên cứu biến ñổi khí
hậu. Tương tự như vậy, những ghi chép trong các văn kiện lịch sử về nước lụt, hạn hán, biến
ñộng của sông, hồ, sự hình thành các nguồn nước, thời kỳ ñóng băng ở hồ ao, sông ngòi, eo
biển và sự tiến thoái của băng hà của các Quốc gia, các nền văn minh nhân loại cũng ñã
ñược khai thác. Những ghi chép về biến ñổi mực nước biển Cát-spiên, thời kỳ thu hoạch nho
ở Pháp qua nhiều thế kỷ là những chứng cứ rất có giá trị. Gần nhất là nguồn số liệu quan trắc
bằng các thiết bị khí tượng thế kỷ XVIII, XIX ở nhiều nơi là những minh chứng xác thực
dùng ñể nghiên cứu biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử.

3.2. Một số kết quả nghiên cứu về biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử.

a) Các kết quả nghiên cứu


Những kết quả nghiên cứu về biến ñổi khí hậu thời ñại lịch sử của nhiều tác giả có thể
chia làm 2 trường phái lý thuyết khác nhau:
1. Thuyết bất biến cho rằng trong thời ñại lịch sử không có biến ñổi khí hậu rõ rệt. Bằng
những minh chứng thuyết phục về thời kỳ tan băng ở các sông, hồ vùng Bắc Âu, thời kỳ thu
hoạch nho và một số loại cây khác ở Pháp (bảng 9.2 và bảng 9.3)… người ta cho rằng không
có biến ñổi khí hậu trong thời ñại lịch sử. Trường phái này cho rằng những dao ñộng của khí
hậu của vùng này hay vùng khác chỉ là những thay ñổi bình thường trong các chu kỳ dao ñộng
của khí hậu.
Bảng 9.2. Ngày tan băng trên các sông, hồ thuộc Bắc Âu qua các thời kỳ

Hồ Ma-la-rơ Sông Nê-va Sông Ðôn-na
1753 - 1822, ngày 26 IV 1713 - 1792, ngày 9 IV 1530 - 1752, ngày 25 - III
1823 - 1892, ngày 25 IV 1793 - 1862, ngày 8 - IV 1753 - 1852, ngày 26 - III

Bảng 9.3. Thời ñiểm thu hoạch nho qua các thế kỷ ở Dijion, Pháp

Thế kỷ Ngày thu họach rộ Thế kỷ Ngày thu họach rộ
XIV 25/X XVII 25/X
XV 25/X XVIII 29/X
XVI 28/X XIX 30/X

2. Thuyết biến ñổi cho rằng trong thời ñại lịch sử có biến ñổi khí hậu rõ rệt. Thuyết này có 2
trường phái khác nhau là Biến ñổi trực tiến và Biến ñổi mạch ñộng. Những người theo phái
Biến ñổi trực tiến cho rằng, khí hậu biến ñổi chỉ theo một hướng nhất ñịnh; Những người theo
phái Biến ñổi mạch ñộng cho rằng, trong thời ñại lịch sử khí hậu có biến ñổi dạng sóng luân
chuyển, từ khí hậu ẩm, lạnh biến thành khí hậu khô, ấm, hoặc từ khí hậu khô, ấm biến thành
khí hậu ẩm, lạnh.

b) Các loại chu kỳ của biến ñổi khí hậu thời ñại Lịch sử

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thấy rằng, khí hậu trái ñất trong thời
ñại lịch sử ñã biến ñổi theo những chu kỳ rõ rệt.
1. Chu kỳ 3 - 4 năm: Braak C. nhận thấy có chu kỳ biến ñổi của khí áp, Berlage nhận thấy
chu kỳ này trên vòng tuổi của thực vật, Tạ Nghĩa Bình (TQ) nhận thấy chu kỳ qua lượng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


168

giáng thủy
2. Chu kỳ 11 năm: Vilet (1951) nhận thấy chu kỳ của nhiệt ñộ, Meldrum C. nhận thấy qua
chu kỳ của xoáy thuận, Thanvensunpin (1921) nhận thấy chu kỳ ñóng băng trên hồ Sufan
(Nhật Bản)
Bảng 9.4. Biến ñổi khí hậu từ sau Công nguyên ñến thế kỷ XIX

Năm Châu Âu Châu Á Bắc Mỹ Châu Phi
0 Như hiện nay Mưa nhiều hơn hiện
nay
Giống hiện nay

Sông Nin có
nước lũ lớn
100 Hơi khô Mưa nhiều Tương ñối khô
200 Mưa nhiều
300 Khô hạn Khô hạn Mưa nhiều
400 Mực nước biển Cát-
spiên hạ thấp 15 Inch
Khô hạn Mưa nhiều
500 Tương ñối khô Khô hạn Mưa nhiều Mưa nhiều
600 Hơi khô Lượng mưa tăng Tương ñối khô Tương ñối khô

700

Khô, ấm Mưa nhiều

Mùa khô kết
thúc
Khô hạn

900 Lượng mưa tương
ñối nhiều
Mực nước biển Cát -
spiên tăng cao 29 Inch
Mưa khá nhiều Mưa khá nhiều
1000 Tương ñối khô Trung quốc khô hạn Khô hạn Tương ñối khô
1100

Tương ñối lạnh,
Lượng mưa lớn
Khô, mực biển Cát -
spiên hạ thấp 14 Inch
Mưa nhiều Rất khô
1200 Mưa nhiều, gió to Khô Khô Mưa nhiều
1300 Băng hà tiến
triển, khô
Mưa nhiều, mực nước
biển Cát - spiên cao.
Mưa nhiều Mưa nhiều
1400 Khí hậu có tính
chất hải dương
Ở Trung quốc khô hạn. Khô hạn Mưa nhiều

1500 Khí hậu có tính
chất lục ñịa.
Băng hà tiến triển
rất nhanh
Mưa nhiều, mực nước
biển Cát - spiên tăng
cao 16 Inch
Khô hạn

Mưa nhiều,
Lượng mưa ñạt
cực ñại
1600 Băng hà tiến triển
rất nhanh

Mưa nhiều Mực nước
biển Cát - spiên tăng
cao 15 Inch
Lượng mưa
khá nhiều
Tương ñối khô
1700 Tây Âu khô hạn.
Tác dụng của
băng hà lớn nhất
Gần giống hiện nay Mưa nhiều Tương ñối khô
1800 Lạnh, mưa tương
ñối nhiều
Mực nước biển Cát -
spiên khá cao
Mưa nhiều Tương ñối khô

1900 Băng hà rút ñi rất
nhanh.
Mực nước biển Cát
spiên hạ thấp
Tương ñối khô Khô hạn

3. Chu kỳ 16 năm: Wagner A. (1928) nhận thấy chu kỳ qua nhiệt ñộ ở Vien, Enge (1930)
nhận thấy chu kỳ này qua lượng giáng thủy ở Rome (Italy)
4. Chu kỳ 35 năm: Bruckener E. nhận thấy chu kỳ của nhiều yếu tố như lượng mưa, nhiệt
ñộ , Richter E. cho rằng sự tiến thoái của băng hà trên núi Anpơ xảy ra theo chu kỳ này
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


169

4. BIẾN ðỔI KHÍ HẬU THỜI ðẠI NGÀY NAY

4.1. Khí quyển - nhân tố quan trọng gây ra biến ñổi khí hậu

Từ thuở nguyên sơ ñến ngày nay, khí quyển trái ñất ñã trải qua nhiều giai ñoạn biến
ñổi thành phần và cấu tạo, ngày nay khí quyển trái ñất bao gồm hỗn hợp các chất khí có nồng
ñộ khác nhau. Khối lượng khí quyển ước tính khoảng 5,15 x 10
15
tấn (Sytnick, 1985). Các
ñám cháy rừng và ñốt nhiên liệu hoá thạch thải ra khói, tro, bụi và các chất gây ô nhiẽm khí
quyển như HF, SO
2,
CFC, CO, CO
2
… Sự phát thải các chất khí ñộc vào không khí ñã tác

ñộng ñến ñời sống ñộng, thực vật và con người, làm phương hại tới các công trình xây dựng
và ñặc biệt là làm biến ñổi khí hậu trái ñất.

Như chung ta ñã biết, nếu không có không khí nhiệt ñộ trên bề mặt trái ñất vào ban
ngày sẽ tăng lên rất cao và ban ñêm sẽ giảm xuống rất thấp do không có sự hấp thu các dòng
bức xạ chiếu tới và bức xạ phản xạ. Nhiều hành tinh khác không có không khí cũng có biên
ñộ nhiệt ñộ rất rộng,.mọi sự sống ñã không thể tồn tại.
Lượng cacbonic ñược thực vật cố ñịnh hàng năm trên phạm vi toàn cầu khoảng
4,9.10
13
kg. Trong một ngày thực vật hấp thụ CO
2
bắt ñầu từ lúc mặt trời mọc do ñó ban ngày
lượng CO
2
giảm thấp còn oxy tăng lên và ñạt ñến cực ñại vào buổi chiều. Sự trao ñổi CO
2

cũng xảy ra giữa ñại dương và khí quyển vì ñại dương chứa lượng CO
2
lớn hơn 50 lần so với
khí quyển. ðại dương vì thế ñóng vai trò ñiều chỉnh nồng ñộ CO
2
trong khí quyển. CO
2

khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài do ñó làm cho nhiệt ñộ không khí không quá lạnh về ban
ñêm. Hiện nay do hoạt ñộng của con người mà hàm lượng CO
2
trong khí quyển ngày càng

tăng gây nên "hiệu ứng nhà kính", nhiệt ñộ không khí không ngừng tăng lên

4.2. Các nguồn gây ô nhiễm không khí

a) Nguồn gốc tự nhiên


Núi lửa: phun thải vào không khí nham thạch nóng nhiều khói, bụi giàu sunfuadioxit,
sunfit hữu cơ, mêtan và những loại khí khác.

• Cháy rừng: phát thải cacbon monoxit (CO), cacbon ñioxit (CO
2
) và tro bụi.
• Quá trình phân huỷ chất hữu cơ: phát thải amôniac, mêtan, oxit nitơ (N
2
O, NO) và CO
2

• Sấm sét: gây ra hiện tượng ñiện phân Nitơ (N
2
) làm xuất hiện axit nitric (HNO
3
)
• Bão bụi: gió mạnh tung bụi cát vào không khí.
• Sóng biển: tung bọt nước mang theo muối biển lan truyền vào không khí.

b) Nguồn nhân tạo

Theo thống kê Liên Hiệp Quốc (1991), các nước công nghiệp phát triển có số dân chỉ
chiếm 1/4 dân số thế giới nhưng mức tiêu thụ năng lượng năm 1970 lớn gấp 7 lần, năm 1980

khoảng 4 lần và năm 1990 khoảg 3 lần so với các nước ñang phát triển. Hàng năm lượng phát
thải vào khí quyển trên toàn thế giới rất lớn, số liệu thống kê 1992 của Liên hợp Quốc ñược
trình bày ở bảng 9.5.

4.3. Các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính

a) Cacbon ñioxit và monoxit (CO
2
và CO) :
Theo Hoffman và Wells (1987) trong cuộc cách mạng công nghiệp, lượng CO
2
sẽ tăng
lên gấp hai lần vào giữa thế kỷ XXI. Trong khí quyển lượng CO
2
ước tính có khoảng 711x10
9
tấn (0,033%), trao ñổi hàng năm với sinh quyển trên cạn khoảng 56 x 10
9
tấn và nhận khoảng
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


170

5 x 10
9
tấn do ñốt cháy nhiên liệu hoá thạch. Ðại dương chứa khoảng 580 x 10
9
tấn CO
2

ở lớp
nước mặt và khoảng 38.400 x 10
9
tấn ở lớp giữa và lớp sâu hơn. Trao ñổi cacbonic giữa mặt
biển và khí quyển hàng năm khoảng 90 x 10
9
tấn/năm. Theo Smith (1984), hàng năm trên trái
ñất phát thải khoảng 6,0x10
8
tấn CO (riêng Mỹ - 65x10
6
tấn).

Bảng 9.5. Số lượng các tác nhân ô nhiễm nhân tạo trên toàn thế giới năm 1992
Ðơn vị: Triệu tấn
Tác nhân ô nhiễm chính
Nguồn gây ô nhiễm
CO Bụi SO
x

Cacbon
Hydro
NO
x

1. Giao thông vận tải
- Ôtô chạy xăng
- Ôtô chạy dầu diezel
- Máy bay
- Tàu hoả và các loại khác

58.1
53.5
0.2
2.4
2.0
1.2
0.5
0.3
0.0
0.4
0.8
0.2
0.1
0.0
0.5
15.1
13.8
0.4
0.3
0.6
7.3
6.0
0.5
0.0
0.8
2. Ðốt nhiên liệu
- Than
- Dầu, xăng
- Khí ñốt tự nhiên
- Gỗ, củi

1.7
0.7
0.1
0.0
0.9
8.1
7.4
0.3
0.2
0.2
22.2
18.3
3.9
0.0
0.0
0.7
0.2
0.1
0.0
0.4
8.8
3.6
0.9
4.1
0.2
3. Sản xuất công nghiệp 8.8 6.8 6.6 4.2 0.2
4. Xử lý chất thải rắn 7.1 1.0 0.1 1.5 0.5
5. Hoạt ñộng khác
- Cháy rừng
- Ðốt các sản phẩm nông nghiệp

- Ðốt rác thải bằng than
- Hàn ñốt xây dựng
15.3
6.5
7.5
1.1
0.2
8.8
6.1
2.2
0.4
0.1
0.5
0.0
0.0
0.5
0.0
3.8
2.0
1.5
0.2
0.1
1.6
1.1
0.3
0.2
0.0

b) Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC):


CFCl
11
hoặc CFCl
3
và CFCl
2
hoặc CF
2
Cl
2
(tên gọi kinh doanh là Freon 12 hoặc F12),
ñó là những chất thông dụng của CFC, chúng có thể ở dạng sol khí và không sol khí. Dạng sol
khí thường làm tổn hại tầng ôzôn. Do có sự báo ñộng về môi trường, các nước phát triển ñã
bắt ñầu hạn chế sử dụng dạng sol khí của CFC, nhưng dạng không sol khí thì vẫn tiếp tục
ñược sản xuất và ngày càng tăng về số lượng. CFC có tính ổn ñịnh cao và không bị phân huỷ.
Có những giả thiết cho rằng, nếu như sự phát thải CFC hiện nay hoàn toàn ñược chấm dứt thì
cũng phải cần khoảng 100 năm nữa mới phân huỷ hết lượng CFC hiện có.

c) Mêtan (CH
4
):
Nguồn gây ô nhiễm chính của CH
4
là các quá trình sinh học, ví dụ như sự lên men
ñường ruột của loài ñộng vật móng guốc, sự phân giải kị khí ở ñất ngập nước. CH
4
bị oxi hoá
tạo thành hơi nước ở tầng bình lưu gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều so với hiệu ứng
trực tiếp của CH
4

. Theo Hoffman và Wells (1987) thì hiện nay hàng năm trên toàn thế giới
khí quyển thu nhận khoảng 400 ñến 765 x 10
9
kg CH
4
.

d) Nitơ oxit (N
2
O):
Theo số liệu của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) thì tỷ lệ tăng N
2
O hàng năm khoảng từ
0,2% - 0,3% Hoffman và Wells (1987) cho biết lượng N
2
O phát thải vào khí quyển do phân
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


171

giải các hợp chất hữu cơ, phân khoáng và những quá trình tự nhiên khác chiếm tỷ lệ 70 - 80%,
ñốt cháy nhiên liệu khoảng 20 - 30%.

e) Khói quang hoá

Nguyên tử oxy sinh ra do sản phẩm quang hoá từ NO
2
dưới sự xúc tác của bức xạ mặt
trời lại tác dụng với các hyñrocacbon hoạt hoá (mêtan, êtan, tôluen ). Tất cả các chất này ñều

ñược sinh ra từ quá trình ñốt cháy nhiên liệu hoá thạch hay phụ phẩm thực vật. Kết quả là nitơ
ñioxyt mất ñi, nitơ oxit ñược sinh ra, ôzôn tích luỹ lại và một số chất ô nhiễm thứ sinh khác
ñược tạo thành như focmanñehyt, anñehyt và peroxyaxetyl nitrat, hỗn hợp này gọi là Pan
(C
2
H
3
O
5
N). Tập hợp tất cả các chất trên hình thành khói quang hoá. Khói quang hoá có thể
làm chết người. Ở Luân ðôn, tháng 12/1952 khói quang hoá làm chết 3-4 nghìn người. Ðối
với con người Pan gây ra các bệnh như cay và ñau nhói mắt, ho, ñau ñầu, mệt mỏi, suy hô
hấp, viêm phổi, khô cổ họng. ðối với thực vật, Pan gây xạm lá, phá hoại tế bào lá, hạn chế
quá trình quang hợp, phá hủy chất lục lạp, ñặc biệt ñối với cây thuốc lá, ñậu Hà Lan, khoai tây
và nho.

4.4. Hiệu ứng nhà kính (green house effect).

Khi khí quyển bị ô nhiễm, hàm lượng các chất khí thay ñổi, không khí chứa nhiều
CO
2
, CO, NO
2,
CH
4
, bụi, hơi nước… là những chất hấp thu nhiều bức xạ làm khí quyển nóng
lên gọi là hiệu ứng nhà kính. Nhiệt ñộ Trái ñất tăng lên là nguyên nhân làm tan lớp băng bao
phủ ở 2 cực và trên các ngọn núi cao làm cho mực nước biển dâng cao. Theo dự ñoán của các
nhà khoa học thì nếu nồng ñộ CO
2

trong khí quyển tăng gấp ñôi, nhiệt ñộ trung bình mặt ñất
tăng lên khoảng 3,6
0
C. Hội nghị Rio De Janeiro (3/6/1992) ñã chỉ ra rằng, trong 30 năm tới
nếu không ngăn chặn ñược "hiệu ứng nhà kính" thì mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 1,5 -
3,5 mét. Số liệu quan trắc cho thấy, trong khoảng thời gian từ 1885 ñến 1940, nhiệt ñộ trung
bình bề mặt trái ñất ñã tăng lên khoảng 0,5
0
C. Sau năm 1940, sự nóng lên của toàn Trái ñất có
xu hướng giảm bớt, riêng Bắc Âu và Bắc Mỹ nhiệt ñộ vẫn tiếp tục tăng từ năm 1940 ñến
1980, ít nhất khoảng 0,11
0
C. Theo Tổ chức Khí tượng quốc tế (WMO) thì nhiệt ñộ Trái ñất ñã
tăng lên gần 0,4
0
C trong vòng 134 năm trở lại ñây. Trong hội thảo ở Châu Âu, các nhà nghiên
cứu khí hậu cho rằng nhiệt ñộ của Trái ñất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5
0
C vào năm 2050 do "hiệu ứng
nhà kính". Biến ñổi khí hậu có tác ñộng sâu sắc tới các hệ sinh thái tự nhiên và xã hội, ñặc
biệt là những hoạt ñộng nông nghiệp, sử dụng nguồn nước. Trong vòng hai ngàn năm trước,
nhiệt ñộ của Trái ñất ñã từng tăng lên 4 - 5
0
C do những thay ñổi sâu sắc trong rừng, hồ và
thuỷ vực nhưng chỉ có tác ñộng nhỏ ñến loài người vì dân số thấp, phương thức sống còn
ñơn giản, nhu cầu của con người còn nhỏ. Hiện nay, con người là nhân tố chủ ñạo của sinh
quyển, những hoạt ñộng của con người cần phải cân nhắc ñể hạn chế ñến mức tối ña "hiệu
ứng nhà kính". Hiệu ứng nhà kính sẽ gây ra những ảnh hưởng chính như sau:
1. Tác ñộng ñến rừng: sự nóng lên của Trái ñất dẫn ñến những thay ñổi lớn ở các loài thực
vật, cân bằng quang hợp - hô hấp bị ảnh hưởng

2. Tác ñộng ñến cây trồng: hiệu ứng nhà kính có tác ñộng khác nhau ñối với cây trồng, lúa mì
và ngô có thể bị các stress ẩm ñộ do quá trình bốc thoát hơi nước tăng. Mặt khác, nhiệt dộ
tăng sẽ làm gia tăng sự phá hoại của sâu bệnh.
3. Tác ñộng ñến ñất và nguồn nước: nhiệt ñộ tăng lên dẫn tới chế ñộ thuỷ văn cũng thay ñổi,
mùa hè kéo dài, quá trình rửa trôi ở miền khí hậu ôn ñới sẽ tăng lên.
4. Tác ñộng ñến sức khoẻ con người: Nhiều loại bệnh tật sẽ xuất hiện khi thời tiết biến ñổi,
dịch bệnh như tả, cúm, viêm phổi, bệnh ngoài da cũng gia tăng

Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


172

4.5. Suy thoái tầng ôzôn

Ôzôn (O
3
) là loại khí hiếm ở lớp không khí gần mặt ñất nhưng tập trung thành lớp dày
ở tầng bình lưu từ 25 km ñến khoảng 40 km. Lớp ôzôn trên cao rất có ích vì nó làm nhiệm vụ
như một bộ phận lọc và hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu xuống. Những tia tử
ngoại nguy hiểm có tác ñộng ñến ADN, gây ñột biến tế bào và ung thư. Lớp ôzôn nờ khả
năng hấp thu các tia tử ngoại ñã trở thành tác nhân bảo vệ sự sống trên mặt ñất.
Bức xạ Mặt trời chiếu xuống trái ñất dưới dạng sóng ñiện từ với một phổ bước sóng rất rộng.
Ở giới hạn ngoài của khí quyển (ñộ cao cách mặt ñất khoảng 3000km) bức xạ mặt trời gồm
các tia gamma, rơn ghen, tử ngoại, tia nhìn thấy, hồng ngoại và các sóng ñiện (sóng TV,
rañiô). Tầng ñiện ly có tác dụng hấp thụ sóng cực ngắn (bước sóng nhỏ hơn 0,099µ). Khả
năng hấp thu các tia tử ngoại có bước sóng từ 0,20 - 0,39µ của lớp ôzon diễn ra theo các bước
sau: khí ôzôn tự nhiên ñược hình thành do các tia tử ngoại chiếu vào các phân tử oxi (O
2
),

phân tách thành các nguyên tử (O), các nguyên tử oxi lại tiếp tục hoá kết hợp với các phân tử
oxi khác ñể hình thành ôzôn (O
3
) theo phản ứng:
O
2
+ Bức xạ tử ngoại = O + O
O + O
2
= O
3

Ôzôn hấp thụ bức xạ tử ngoại có thể bị phân huỷ.
O
3
+ Bức xạ tử ngoại = O
2
+ O
Ccác chất ô nhiễm như Clorofluorocacbon (CFC), mêtan (CH
4
), các khí nitơ oxit (N
2
O, NO)
có khả năng thúc ñẩy phản ứng phân hủy ôzôn thành oxi. Trong tự nhiên CFC xâm nhập một
cách chậm chạp vào tầng ôzôn của khí quyển, tiếp xúc với các tia tử ngoại rồi xúc tiến phân
huỷ ôzôn giải phóng ra CFClO.
CFCl + O
3
= CFClO + O
2


CFClO tiếp tục hoá hợp với phân tử ôzôn khác tạo thành 2 phân tử oxi và giải phóng 1
nguyên tử Clo:
CFClO + O
3
= 2O
2
+ Cl + CFC
Một CFC có thể phá huỷ hàng nghìn phân tử ôzôn trước khi giải phóng 1 nguyên tử
Clo ñể gây mưa axit (HCl). Hoạt ñộng tương tự trong quá trình phân huỷ ôzôn còn có Brôm,
NO và OH
-
. Ion OH
-
thường hoạt ñộng ở ñộ cao trên 40km:
OH
-
+ O
3
= HO
2
+ O
2

HO
2
+ O
2
= OH
-

+ O
2

OH
-
lại ñược tái sinh và tiếp tục phân ly những phân tử ôzôn mới. OH
-
cũng có thể ñược tái
sinh bởi quá trình oxi hoá mêtan.
CH
4
+ O = CH
3
+ OH
-

Các nhà khoa học dự ñoán rằng ñến năm 2030 sự suy thoái tầng ôzôn trên phạm vi
toàn cầu sẽ là 6,5%. Ðặc biệt, sự suy thái này càng xảy ra mạnh ở các vĩ ñộ cao, có thể là 16%
ở vĩ ñộ 60
0
N. Nếu việc cấm sản xuất CFC có hiệu quả thì sự suy thoái do CFC trung bình vẫn
ở mức 2% và 8% ở 60
0
N vào năm 2030.

4.6. Hiện tượng En Nino và Dao ñộng Nam Bán Cầu (EN - SO)

En Nino (viết tắt là EN) là tên gọi dân gian của các ngư dân Pêru ñối với hiện tượng
nhiễu ñộng nóng hơn bình thường của nước biển vùng nhiệt ñới phía Ðông Thái Bình Dương.
La Nina là tên gọi hiện tượng nhiều ñộng ngược pha với En Nino khi nhiệt ñộ mặt nước biển

lạnh hơn mức bình thường. Sau này các nhà khoa học phát hiện ra rằng các hiện tượng nóng,
lạnh cục bộ này có liên kết với hoàn lưu khí quyền toàn cầu và các nhiễu loạn của thời tiết.
Phát hiện nổi tiếng ñầu tiên là quan hệ giữa hiện tượng En Nino và dao ñộng nam bán cầu
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


173

(Southern Oscilation viết tắt là SO) của nhà bác học người Anh Gilbert Walker. Vì thế xuất
hiện từ viết tắt là ENSO, các nhà khoa học dùng từ ENSO ñể chỉ các nhiễu ñộng nhiệt ñộ của
nước biển vùng nhiệt ñới Thái Bình Dương. Khi nói "ENSO nóng" là chỉ hiện tượng En Nino,
còn khi nói "ENSO lạnh" là chỉ hiện tượng La Nina. ENSO là hiện tượng thiên nhiên ñã xảy
ra từ xa xưa mà người Trung Quốc cũng ñã ghi lại ñược từ hơn 500 năm nay. Tuy nhiên, gần
ñây người ta mới hiểu rõ hơn về bản chất vật lý và quy mô to lớn của nó. Ảnh hưởng của
ENSO rất sâu rộng trên quy mô khí hậu toàn cầu, liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội, môi trường… thu hút nhiều chính phủ và tổ chức trên thế giới quan tâm nghiên cứu
nhằm phòng chống và hạn chế ảnh hưởng của nó. Tháng 10/1997 Chính phủ Mỹ ñã tổ chức
hội thảo Quốc tế chuyên ñề về ENSO.

a) Khái niệm cơ bản về ENSO.

ENSO là sự phối hợp giữa 2 hiện tượng xảy ra ở ñại dương là En Nino và dao ñộng
khí quyển Nam bán cầu (Sonthern Oscilation - viết tắt là SO). Về bản chất SO tồn tại thường
xuyên trong khí quyền Nam Thái Bình Dương, là nguyên nhân sự trao ñổi không khí giữa
Ðông và Tây Bán Cầu. Ðược biết ñến từ cuối thế kỷ trước, nhưng mãi ñến ñầu những năm 30
Walker và Bliss mới mô tả chi tiết quy mô, ñặc trưng và khẳng ñịnh mối liên hệ của SO với
những dao ñộng nhiệt ñộ và lượng mưa ở Châu Ðại Dương, Nam Á và một số vùng khác.
SO ñược xác ñịnh qua trị số chênh lệch áp suất khí quyển mặt biển giữa Tahiti (17,5
0
S,

149,6
0
W) nằm ở Ðông Nam Thái Bình Dương và Darwin (12,4
0
S, 130,9
0
E) nằm ở Tây bắc
Australia. Sự biến ñổi áp suất không khí ở hai ñịa ñiểm này thường trái ngược nhau (hệ số
tương quan khoảng -0,8). Khi chỉ số SO dương (khí áp ở Darwin thấp), tín phong thổi mạnh
từ Nam Thái Bình Dương cung cấp một lượng ẩm phong phú cho gió mùa ðông Nam Á. Khi
chỉ số SO âm (khí áp ở Darwin cao), tín phong thổi yếu hoặc theo chiều ngược lại, lượng ẩm
hội tụ vào khu vực gió mùa Ðông Nam Á suy giảm nhiều.
En Nino (viết tắt là EN) biểu thị sự nóng lên khác thường của nước biển vùng xích ñạo
Thái Bình Dương. Thuật ngữ En Nino do ngư dân Nam Mỹ ven bờ Thái Bình Dương dùng ñể
chỉ dòng nước nóng lan truyền từ xích ñạo dọc theo bờ biển Pêru và Ecuaño xuống phía Nam.
Hiện tượng này thường xảy ra vào sau dịp lễ Giáng sinh, chính vì thế nó ñược ñặt cho cái tên
En Nino theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là con của chúa (*Christ child).
Thoạt ñầu En Nino chỉ ñược xem là hiện tượng ñặc trưng ở vùng biển nhiệt ñới Nam
Mỹ. Từ giữa thế kỷ XIX, nghề ñánh bắt hải sản vươn tới các vùng biển xa, những ño ñạc khí
tượng, hải văn ñược mở rộng thì người ta ñã khám phá ra rằng, không chỉ có hiện tượng nước
biển ấm lên mà còn có hiện tượng ngược lại - nước biển lạnh ñi (gọi là La Nina). Cả 2 hiện
tượng này xảy ra trên một vùng biển rộng lớn, từ bờ biển Pêru - Ecuaño tới giữa Thái Bình
Dương (gần quần ñào Marsan).
Thông thường, sự tăng ñột biến của nhiệt ñộ nước biển bắt ñầu từ khu vực ven bờ phía
Ðông rồi lan truyền sang phía Tây. Song cũng có trường hợp quá trình ñó lại bắt ñầu từ khu
vực giữa Thái Bình Dương phát triển sang phía Ðông, ñiển hình là sự kiện En Nino 1982 -
1983 và 1986 - 1987.
Giữa hiện tượng En Nino, La Nina và SO có mối liên hệ khá chặt chẽ. Thông thường
En Nino xảy ra ñồng thời với SO âm tính, ñược gọi là pha ENSO nóng (Warm ENSO), còn
La Nina xuất hiện ñồng bộ với SO dương tính, tạo thành pha ENSO lạnh (cold ENSO). Tuy

vậy, cũng có những trường hợp En Nino hoặc La Nina xuất hiện, nhưng SO không ñạt ñến ñộ
cực trị và ngược lại, có trường hợp SO ñạt ñến ñộ cực trị, nhưng nhiệt ñộ nước biển chỉ dao
ñộng mạnh ở dải hẹp ven bờ, do ñó En Nino và La Nina không xảy ra. Cơ chế phối hợp giữa
En Nino, La Nina với dao ñộng Nam bán cầu tạo thành hiện tượng ENSO là một quá trình
phức tạp, nhiều vấn ñề còn ñang chờ lời giải ñáp.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


174

b) Chỉ số ENSO và các khu vực theo dõi ENSO
Như ñã trình bày ở trên, ENSO là tổ hợp của 2 hiện tượng En Nino và dao ñộng phía
nam. Vì vậy, chỉ số ENSO cũng bao gồm chỉ số En Nino (En Nino Index = ENI) và chỉ số
dao ñộng Nam bán cầu (Southern Oscilation Index - SOI).
chỉ số dao ñộng Nam bán cầu SOI ñược tính cho từng tháng theo công thức sau:
SOI = 10 x (dP (Tahiti) - dP (Darwin)/SD)
Trong ñó:
dP (Tahiti)-chuẩn sai khí áp trung bình tháng mực mặt biển trạm Tahiti.
dP (Darwin)- chuẩn sai khí áp trung bình tháng mực mặt biển trạm Darwin.
SD - hiệu số ñộ lệch chuẩn sai khí áp tháng giữa Tahiti và Darwin
Chỉ số En Nino và La Nina ñược xác ñịnh thông qua chuẩn sai nhiệt ñộ nước biển tầng mặt ở
4 khu vực A, B, C, D với giới hạn như sau:
Khu vực A: Vĩ ñộ 4
0
N - 4
0
S; Kinh ñộ 160
0
E - 150
0

W
Khu vực B: Vĩ ñộ 4
0
N - 4
0
S; Kinh ñộ 150
0
W - 90
0
W
Khu vực C: Vĩ ñộ 0 - 10
0
S; Kinh ñộ 90
0
W - 80
0
W
Khu vực D: Vĩ ñộ 14
0
N - 0; Kinh ñộ 130
0
E - 150
0
W
Trong 4 khu vực trên, xu thế biến ñổi nhiệt ñộ ở khu vực D thường ngược với 3 khu vực còn
lại, nghĩa là khi nhiệt ñộ nước biển ở khu vực A, B, C tăng thì ở khu vực D giảm và ngược lại.
Theo giá trị tuyệt ñối thì chuẩn sai nhiệt ñộ giảm dần từ khu vực C ñến khu vực D, trong ñó ở
khu vực D giá trị này không vượt quá 1
0
C.

Theo quan ñiểm của phần ñông các chuyên gia thì hiện tượng En Nino xuất hiện khi chuẩn sai
nhiệt ñộ nước biển ở 3 khu vực phía Ðông có dấu dương, trong ñó ở khu vực C và B cao hơn
1
0
C liên tục 3 tháng liền,. ngược lại là hiện tượng La Nina. Quan ñiểm này cho ñến nay cũng
chưa ñược thống nhất, vì vậy số liệu về các sự kiện En Nino và La Nina, số lần xuất hiện
trong các tài liệu còn có sự khác nhau, tuy không nhiều.

c) Cơ chế hiện tượng El Nino và La Nina

El Ninô là một trong những hiện tượng tự nhiên xảy ra trong hệ thống khí hậu trái ñất
ñược hình thành bởi tương tác giữa ñại dương và khí quyển. Thông thường ngoài khơi bờ biển
nước Pê-ru và Ê-cua-ño ở Nam Mỹ (ðông Thái Bình Dương) là một vùng nước tương ñối mát
so với các vùng biển nhiệt ñới phía Tây Thái Bình Dương. Vùng nước mát ñược hình thành
bởi tác ñộng của gió ðông Nam (tín phong thổi từ vĩ ñộ 30
o
về xích ñạo), các dòng hải lưu
kéo nước ấm về phía Tây, do ñó nước lạnh từ các lớp sâu hơn ñùn lên thay thế. Hiện tượng
này ñược các nhà hải dương học gọi là hiện tượng nước trồi. Nước lạnh từ dưới các ñộ sâu
mang theo các sinh vật và chất phù du từ dưới ñại dưong lên trên mặt làm cho nước mặt trở
nên giàu chất dinh dưỡng hơn. Nhờ vậy vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ trở thành một trong
những vùng biển nhiều cá trên thế giới và ñó là hiện tượng tự nhiên vốn có của vùng.
Tuy vậy, thỉnh thoảng vào mùa ñông, vùng nước lạnh ngoài khơi Nam Mỹ lại ấm lên,
các chất dinh dưỡng trên mặt biển bị suy kiệt, số lượng cá ñến vùng biển này giảm hẳn. Hiện
tượng này thường xảy ra vào dịp lễ giáng sinh nên ngư dân ở vùng thường gọi là El ninô. Từ
El ninô trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “chúa hài ñồng” hoặc là “chú bé con”. Hiện
tượng này nếu kéo dài nhiều tháng liền sẽ làm giảm sản lượng ñánh bắt cá của các nước ở
vùng biển Nam Mỹ.
Hiện tương El Ninô ñược giải thích như sau:
Tín phong ở bán cầu Bắc thổi theo hướng ðông Bắc và càng gần xích ñạo càng chuyển dần

sang hướng ðông. Còn ở bán cầu Nam, tín phong thổi theo hướng ðông Nam và càng gần
xích ñạo cũng chuyển dần sang hướng ðông. Hai luồng tín phong ở bán cầu Bắc và bán cầu
Nam cùng hội tụ lại thành ñới gió ðông xích ñạo thổi về phía Tây Thái Bình Dương.
Trường ðại học Nông nghiệp 1 - Giáo trình Khí tượng Nông nghiệp


175

Trong những năm bình thường không có hiện tượng El Ninô, ở vùng nhiệt ñới tín phong thổi
từ ðông sang Tây kéo theo nước trên mặt biển, tạo ra một dòng hải lưu cùng hướng trên khu
vực xích ñạo Thái Bình Dương. Nhờ chuyển ñộng theo gió, nước ấm trên mặt biển từ phía
ðông dồn về phía Tây và tiếp tục ñược ñốt nóng thêm tạo thành vùng nước nóng ngoài khơi
vùng biển xích ñạo Tây Thái Bình Dương. Vùng này ñược gọi là bể nóng Tây Thái Bình
Dương và cũng là vùng biển nóng nhất trên thế giới. Thông thường nhiệt ñộ mặt biển ở ñây là
28 – 29
o
C. Trong khi ñó, mặt biển phía ðông do có hiện tượng nước trồi nên nhiệt ñộ thấp
hơn, chỉ vào khoảng 21 – 26
o
C.
Ở Tây Thái Bình Dương nhờ mặt biển nóng, dòng ñối lưu ñược tăng cường, tạo nên
vùng khí áp thấp mặt biển là ñiều kiện cho mây ñối lưu phát triển. ðến những ñộ cao nhất
ñịnh, khối khí di chuyển ngược về phía ðông và giáng xuống bờ biển Nam Mỹ, tạo thành
vùng khí áp cao ðông Thái Bình Dương. Ở Nam Mỹ thời gian này ít mưa và khô hạn là do
các luồng không khí ñi xuống, ngăn cản việc hình thành mây ñối lưu tạo ra mưa.
Tín phong thổi mạnh về phía Tây kéo theo hải lưu làm cho mực nước biển ở In-ñô-nê-
xi-a cao hơn phía Ê-cua-ño (khoảng 30 – 50 cm), tức là mặt biển Thái Bình Dương nghiêng từ
Tây sang ðông. Dưới sức gió, lớp nước nóng trên mặt biển cũng bị khuấy ñộng và trộn lẫn
với các lớp nước sâu hơn. Vùng nước nóng hình thành ở Tây Thái Bình Dương dưới áp lực
của gió bề mặt ñã ñẩy lớp nước nóng bề mặt xuống dưới ñộ sâu khoảng 100 – 200 m tạo

thành nêm nước nóng nghịch nhiệt. Trong khi ñó ở ngoài khơi Nam Mỹ, ðông Thái Bình
Dương nước lạnh từ dưới sâu trồi lên thay thế cho nước ấm trên mặt ñược gió mang ñi và tạo
ra một lớp nước lạnh nghịch nhiệt sâu khoảng 15 – 20 m nghiêng từ ðông sang Tây Thái
Bình Dương. Vùng nước trồi ở ngoài khơi Nam Mỹ giàu chất dinh dưỡng nhờ các chất phù du
sinh vật ñược kéo theo từ các lớp nước sâu lên.



Hình 9.1. Nêm nhiệt ở Thái Bình Dương trong ñiều kiện bình thường

Trong ñiều kiện El Ninô, khí áp phía ðông Thái Bình Dương giảm, nên chênh lệch khí
áp giữa ðông và Tây cũng giảm ñi. ðôi khi khí áp ở phía ðông thấp hơn phía Tây, tín phong
suy yếu ñi rõ rệt và thổi theo chiều ngược lại tức là từ Tây sang ðông kéo theo dòng nước trên
mặt biển từ phía châu Á dồn về phía ðông tới vùng biển ngoài khơi Peru. Vùng nước ấm Tây
Thái Bình Dương cũng dịch chuyển xa hơn sang phía ðông. Mực nước biển lúc này hạ thấp ở
phía Tây và lên cao ở phía ðông. Do tín phong và nước trồi yếu, ngoài khơi Nam Mỹ nước

×