Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nhà Dài Ê-đê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 27 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
NHÀ DÀI Ê-ĐÊ
A. DẪN NHẬP:
I. Lí do chọn đề tài:
- Gắn liền với tiến trình lịch sử của Việt Nam ta là sự hình thành và phát triển của các dân tộc dọc
chiều dài đất nước. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những đặc trưng văn hóa riêng trong đời
sống vật chất và vật chất. Khi đến với vùng núi Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ, ta không thể nào
không kể đến những đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây, trong đó đó có người Ê-đê. Nhắc đến
dân tộc này, ta sẽ dễ dàng nghĩ đến ngay hình ảnh những ngôi nhà dài gần 100m, đã từ lâu được ví
von là "dài như tiếng chiêng ngân". Có thể nói, nhà dài Ê-đê là một trong những đặc trưng tiêu
biểu và điển hình nhất, thể hiện mạnh mẽ những nét văn hóa, xã hội và đời sống vật chất, tinh
thần độc đáo trong cuộc sống sinh hoạt của dân tộc Ê-đê.
II. Mục đích thực hiện đề tài:
- Tuy mang trong mình những ý nghĩa và tầm quan trọng nhất định trong bản sắc văn hóa dân tộc
Ê-đê, nhưng đáng tiếc thay khi giờ đây, với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, hình ảnh những
ngôi nhà dài ấy dần dần trở nên "xa lạ" ngay với chính dân tộc Ê-đê, bởi vì sự mất dần đi của nó
theo thời gian, thay vào đó là những ngôi nhà được xây kiên cố bằng bê-tông cốt thép như người
Kinh.
- Đề tài này sẽ góp phần giúp chúng ta có những kiến thức, thông tin chân thật và chính xác nhất
về nhà dài, từ đó có cái nhìn khách quan hơn, nhận thức đúng đắn hơn về ý nghĩa và tầm quan
trọng của nó trong lịch sử văn hóa, xã hội của người Ê-đê, để rồi giúp ta phần nào định hướng
được những cách thức, phương pháp tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc bảo tồn và phát triển nhà
dài Ê-đê trong xã hội hiện nay.
III. Đối tượng và phạm vi đề tài:
1. Đối tượng của đề tài:
- Thông qua những thông tin, kiến thức về địa bàn cư trú và lịch sử hình thành, phát triển của dân
tộc Ê-đê, ta sẽ có những hiểu biết nhất định về đối tượng chính của đề tài này đó chính là nhà dài
Ê- đê.
2. Phạm vi đề tài:
- Thời gian: Từ khi hình thành dân tộc Ê-đê (khoảng thế kỉ thứ VIII sau Công Nguyên) cho đến
nay.


- Không gian: Nơi người Ê-đê cư trú tập trung đông nhất, điển hình nhất, thuộc thành phố Buôn
Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk, phía nam của tỉnh Gia Lai. Ngoài ra đây là nơi tồn tại những ngôi nhà
dài truyền thống điển hình nổi tiếng.
IV. Phương pháp thực hiện và nguồn tư liệu:
- Thực hiện bằng phương pháp liên ngành và thông qua các nguồn tài liệu, sách báo, bài viết liên
quan đến vùng Tây Nguyên, dân tộc Ê-đê và nhà dài truyền thống của họ.
V. Nội dung đề tài:
Gồm 6 phần:
1. Lịch sử hình thành Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk.
2. Khái quát về dân tộc Ê-đê.
3. Khái quát và ý nghĩa của nhà dài Ê-đê.
4. Đặc điểm kiến trúc, mỹ thuật của nhà dài Ê-đê.
5. Thực trạng và giải pháp bảo tồn nhà dài Ê-đê.
6. Tổng kết.
2
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I. Lịch sử hình thành tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột:
Được coi là miền đất của “các cao nguyên xếp tầng”, Tây Nguyên chất chứa trong lòng
mình khối di sản, di tích văn hoá phong phú và độc đáo. Đó là mảnh đất của văn hoá rừng, văn
hoá nương rẫy, văn hoá cồng chiêng, văn hoá của những trường ca và các chiến binh người
Thượng; vùng đất của văn hoá café và tiêu hạt; vùng đất của nghệ thuật điêu khắc gỗ thấm đẫm
tính nhân bản và triết lý cuộc đời… và cũng là vùng đất có nhiều biến động to lớn về chính trị và
những chuyển mình quan trọng về văn hóa - kinh tế.
Tỉnh Đắk Lắk (Darlac, Đắc Lắc) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, phía bắc giáp
Gia Lai; nam giáp Lâm Đồng, tây giáp Đăk Nông và vương quốc Campuchia; đông giáp Phú Yên
và Khánh Hòa. Tiếng Êđê: Đăk = nước; Lăk = hồ. Tỉnh lỵ ĐăkLăk là thành phố Buôn Ma Thuột,
cách Hà Nội 1.410k. Đăk Lăk có diện tích tự nhiên 13.085 km², chiếm 3.9 % diện tích tự nhiên cả
nước. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk ngày nay

Nguồn: />Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa hình núi cao
chiếm 35% diện tích tự nhiên. Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện
tích tự nhiên với độ cao trung bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp, bao gồm
những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện
tích đất đỏ Bazan rất lớn chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Đăk Lăk có 44 dân tộc,
trong đó người Ê-đê và người M'nông là những dân tộc bản địa chính. Dân tộc Êđê trước đây còn
có tên là Rhadộ sinh sống chủ yếu ở Đắk Lắk phân thành nhiều nhóm Kpă, Adtham, Krung,
Mthur, Klul, Ruê, Blô, Kdrao.
Tỉnh Đăk Lăk thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh Darlac và Quảng Đức, có
diện tích lớn nhất Việt Nam (19.800 km²), gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 5 huyện: Krông Buk,
3
Krông Pach (tức Krông Pak), Đăk Mil, Đăk Nông và Lăk. Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện.
Từ ngày 1/1/2004, Đăk Lăk lại được chia thành hai tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông, nên số huyện
giảm xuống còn 13 huyện.
Đăk Lăk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ
nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học, có nhiều biến thể của tên tỉnh: Đắc
Lắc (hay dùng nhất), Đắk Lắk, Đắk Lắc, Dăklăk, Dak Lak...
Nằm trong không gian văn hóa vùng đất Tây Nguyên - nơi mà gần như duy nhất
của Đông Nam Á không chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy có thể
coi đây là vùng văn hóa dân gian phong phú và độc đáo nhất nước ta. Trong phân vùng
văn hóa, các nhà nghiên cứu khẳng định Tây Nguyên là một trong bảy vùng văn hóa lớn
của Việt Nam - “nơi gặp gỡ của nhiều luồng dân cư, nơi giao lưu văn hóa của nhiều tộc
người, do vậy các tộc người Tây Nguyên và văn hóa Tây Nguyên là bức thảm nhiều màu
sắc”.
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố
lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê-đê, nghĩa là "bản hoặc làng
của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của Ama Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và
quyền uy nhất vùng, để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành
thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.

Buôn Ma Thuột thủ phủ của vùng đất Tây Nguyên được biết đến là vùng đất thiên nhiên
hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ, mang đậm nét đặc trưng của cư dân
bản địa với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo và đồ sộ còn lưu giữ rất nhiều di
sản văn hóa độc đáo.
Buôn Ma Thuột là một trong những địa điểm còn dấu vết của thời đại đồ đồng có niên đại
2000 năm và dấu vết nền văn hóa Chămpa trước đó vì thế những giá trị văn hóa tạo nên bản sắc
của thành phố này là sự đan xen hài hòa giữa yếu tố vật thể và phi vật thể của nhiều lớp tầng văn
hóa và nhân học.
Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê-đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê-đê nằm dọc theo
suối Ea Tam do tù trưởng Ama Thuột cai quản. Khi đó, thủ phủ của vùng đất cao nguyên Đắk Lắk
được đặt tại Bản Đôn (huyện Buôn Đôn bây giờ). Năm 1890, Bourgeois - một tên thực dân nổi
tiếng nham hiểm, sau khi thu phục được Khumjunop, một tù trưởng, một vua săn voi nổi tiếng ở
Bản Đôn đã tiếp tục tìm mọi cách để mua chuộc tù trưởng Ama Thuột nhằm đặt tiền đề cho việc
xây dựng một thủ phủ mới ở đây. Với lợi thế là trung tâm của Đắk Lắk cũng như toàn Tây
Nguyên, một vị trí có tầm chiến lược về quân sự và kinh tế của cả vùng, lại nằm gọn trên một cao
nguyên đất đỏ màu mỡ và bằng phẳng, 14 năm sau, tức ngày 22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị
của Hội đồng tối cao Đông Dương, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đại
lý hành chính Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ và Buôn
Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Đarlac (tên gọi tỉnh Đắk Lắk bây giờ) thay
cho Bản Đôn.
4
Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1905.
/>Chính những đặc điểm về địa chính trị - địa văn hóa này là cơ nguyên cho sự hình thành
một bản sắc văn hóa của thành phố vùng cao - hạt nhân của vùng Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột
cũng là nơi khởi nguồn của nhiều lễ hội văn hóa, nơi hội tụ và thẩm thấu nhiều giá trị phi vật thể
vô giá của vùng cao nguyên này. Nói tới Buôn Ma Thuột là nói tới những giá trị phi vật thể mang
đơm tính bản địa, tộc người, tính địa văn hóa phong phú, đa dạng và độc đáo.
Ngày 28/8/1945, tổng khởi nghĩa diễn ra ở Đắk Lắk, Uỷ ban Cách mạng lâm thời tỉnh đã ra
mắt và tuyên bố xoá bỏ chế độ thống trị của Nhật, Pháp; hệ thống chính quyền cách mạng được
thành lập. Liên hoan đoàn kết các dân tộc Dak Lak được tổ chức tại Biệt điện Bảo Đại bàn về vấn

đề đoàn kết các dân tộc anh em trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Ngày 10 tháng 3 năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến đánh bất ngờ vào Thành
phố Buôn Ma Thuột, giải phóng Thành phố và cũng là thời khắc mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
5
Bản đồ Buôn Ma Thuột năm 1930
/>Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thị xã Buôn Ma
Thuột được Nhà nước quyết định nâng lên Thành phố Buôn Ma Thuột (theo Nghị định 08-
NĐ/CP ngày 21/01/1995).
Đến năm 2005, Thành phố Buôn Ma Thuột lại tự hào được nâng cấp thành đô thị loại II
(Quyết định 38/2005/QĐ-TTg ngày 28/02/2005) và ngày 07/9/2006 Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 1181/QĐ-TTg, theo đó Buôn Ma Thuột sẽ:
“- Là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
toàn vùng; là trung tâm giáo dục đào tạo, y tế, dịch vụ, du lịch, thể dục thể thao cấp vùng;
- Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đắk Lắk;
- Là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội
giữa Tây nguyên với các vùng trong cả nước và quốc tế;
- Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng.”
(Trích Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
Như vậy, qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, mặc dù có nhiều lần thay đổi về cấp
hành chính nhưng Buôn Ma Thuột vẫn luôn là thủ phủ, lỵ sở của tỉnh Đắk Lắk. Điều đó chứng tỏ
tầm quan trọng của Thành phố. Buôn Ma Thuột xưa cũng như nay vẫn luôn là trung tâm kinh tế,
chính trị xã hội không những của tỉnh Đắk Lắk mà còn cả khu vực Tây Nguyên.
6
II. Khái quát về dân tộc Ê-đê:
Người Ê-đê
/>Đắk Lắk ngày nay là địa bàn giao lưu văn hoá của nhiều dân tộc anh em và nhiều nhóm địa
phương. Tỉnh Đắk Lắk có 44 nhóm đồng bào dân tộc, chiếm khoảng 32% trong tổng số dân toàn
tỉnh là 1,734 triệu người. Trong đó Ê-đê, M’nông và J’rai là các tộc người tại chỗ hay tộc người
địa phương chính. Dân tộc Ê-đê trước đây còn có tên là Rhađê ,sinh sống chủ yếu ở Đắk Lắk

phân thành nhiều nhóm Kpă, Adtham, Krung, Mthur, Klul, Ruê, Blô, Kdrao.
Người Ê-đê tộc danh tự gọi là Đêgar hay Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), ê Ðê, êgar, Ðê.
Trong bia ký Champa tại Tháp Pô Yang Ana Gar đã ghi chép sự xuất hiện của tộc danh Orang
Đêy tại vùng Êa Trang (Nha Trang) từ rất sớm khoảng thế kỉ VIII, Orang Đêy biến âm sau này
thành Rađê, Rađêy hay Ê-đê. cuối Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam người Ê-đê được gọi
là Rađê. Đối với người Ê-đê họ tự gọi họ là ĐÊGAR hay ĐÊGA trong cụm từ Anak Đêgar
(Người Con của Núi Rừng).
Trong tất cả các tỉnh cao nguyên trung phần, có thể nói Đắk Lắk là quê hương
của người Ê-đê, vì đại đa số họ sống ở đây và có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số của
tỉnh Đắk Lắk với 285,715 người. Người Ê-đê nói bằng ngôn ngữ riêng có nguồn gốc từ nhóm
ngôn ngữ Malayo-Polynesian, cư trú chủ yếu tại Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Păk,
Krông Buk, Ea Sup và M’Drak.
7
Cuộc sống sinh hoạt người Ê-đê
/>Dân tộc Ê-đê bao gồm khoảng 330.348 người, là dân tộc có nguồn gốc từ nhóm tộc người
Mã Lai (Malays) từ các hải đảo Thái Bình Dương đã có mặt lâu đời ở Đông Dương; truyền thống
dân tộc vẫn mang đậm nét mẫu hệ thể hiện đậm nét dấu vết hải đảo của nhóm tộc người nói tiếng
Mã Lai (Malays). Các nhóm địa phương bao gồm: Adham, Bih, Blô, Dong Kay, Dong Mak,
Ening, Arul, Hwing, Mđhur, Ktul, Kpă, Krung, Dliê, Hruê, Kah, Kdrao, Ktlê, ÊBan… hưng
không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm địa phương.
Người Ê-đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bíh làm ruộng nước theo lối cổ sơ, dùng trâu
dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Ngoài trồng trọt còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan
lát, dệt vải. Trên nương rẫy, ngoài cây chính là lúa, còn có ngô, khoai, bầu, thuốc lá, bí, hành, ớt,
bông, ...
Đặc điểm làm rẫy của người Ê-đê là chế độ luân khoảnh, tức là bên cạnh những khu đất
đang canh tác còn có những khu đất để hoang để phục hồi sự mầu mỡ. Ngày nay người Ê-đê gắn
mình với sản xuất nông sản cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao… Sản xuất nông
nghiệp trong đó làm rẫy (hma) chiếm vị trí trọng yếu. Những mảng rừng thưa, trảng cỏ hay trên
những sườn đồi thường được chọn làm nơi phát cây làm rẫy với những cộng cụ đơn giản như rìu
(jông), xà gạc (kgac), cuốc xới đất luỡi nhỏ (wăngbriêng), cào cỏ (hwar).

8
Sinh hoạt văn hóa của người Ê-đê
/>Do khí hậu Tây Nguyên phân thành 2 mùa rõ rệt, đồng bào Ê-đê chỉ canh tác, cấy trồng
một vụ trong năm vào mùa mưa và luân canh. Những năm gần đây, đồng bào đã dần biết áp dụng
các biện pháp kỹ thuật tiến tiến tăng năng suất và đa dạng hoá sản xuất, ví dụ lúa, bắp, đậu, rau và
sản phẩm khác. Việc trồng cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, cao su dần dần đóng vai trò quan
trọng trong kinh tế hộ gia đình người Ê-đê. Bên cạnh trồng trọt, người Êđê còn chăn nuôi trâu, bò,
lợn, dê, gà, vịt, ngan, ngỗng và gia súc khác. Gia đình giàu có hàng trăm đầu trâu, bò. Trâu bò vừa
là biểu hiện khối tài sản của một gia đình, vừa là vật định giá trong các cuộc trao đổi những chiếc
chiêng, ché quý. Trâu bò, dê, heo còn được dùng làm vật hiến sinh, phục vụ những nghi lễ trong
năm của gia đình và cộng đồng. Người dân ở đây còn tự làm ra đựơc đồ đan lát, bát đồng, đồ gỗ,
đồ trang sức, đồ gốm.
Cho đến nay, người Ê-đê vẫn theo chế độ mẫu hệ. Cơ sở xã hội truyền thống là buôn. Buôn
của người Ê-đê là nơi quần tụ của vài chục, có đến khi vài trăm nóc nhà dài làm theo kiểu nhà sàn
với kích thước và quy mô khác nhau phụ thuộc vào số lựơng các thành viên trong đại gia đình
mẫu hệ. Mỗi buôn có phạm vi rừng và phạm vị cư trú riêng. Ranh giới của phạm vi này là các
ranh giới tự nhiên như một dòng suối, một gốc cây hay một mỏm đá. Trong phạm vi đất rừng và
đất cư trú của buôn mình, mọi người dân trong buôn đều có quyền tự do khai thác, săn bắt, hái
lượm, chọn đất làm rẫy nhưng vi phạm sang khu vực như rừng thiêng khác là điều cấm kỵ.
Người Ê-đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục
ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh
M’lan… Người Ê-đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc
9
cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ
biến của người Êđê và được nhiều người yêu thích.
Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải tuân theo
những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người đứng đầu là khoa kpin
ea còn được gọi là mtao (già làng), điều hành luật tục trong buôn có pô phạt kđy (người xử kiện)
để luận tội những kẻ vi phạm luật tục, hòa giải các mâu thuẫn giữa các thành viên trong cộng
đồng buôn, ngoài ra cũng có những pô riu Yang(người khấn thần) để thay mặt dân làng thực hiện

các nghi lễ tín ngưỡng và các pa ghê (thầy bói, thầy cúng) để chữa bệnh bằng các hình thức bói
toán.
Người Ê-đê theo tín ngưỡng đa thần thể hiện trong các nghi lễ về mọi mặt của cuộc sống.
Có những nghi lễ theo vòng đời từ khi người mẹ mang thai đến khi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, dựng
vợ, gả chồng đến khi già, chết; có những nghi lễ thuộc vòng sinh trưởng của cây trồng từ khi chọn
đất làm rẫy cho đến khi thu hoạch; và những nghi lễ của chung cộng đồng như lễ cúng bến nước
thường được tổ chức vào đầu mùa mưa, ngoài ra còn có lễ trước Kpan khi dựng xong nhà mới.
Đối với quan niệm về cái chết, người Êđê dựng các ngôi nhà mồ đặc sắc có tượng xung quanh để
canh gác giai đoạn khi chuyển tiếp từ sống sang chết và sang cuộc sống thế giới bên kia.
Trang phục người Ê-đê
/>Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho
các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Êđê là màu đen, có điểm những
hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy (Ieng). Đàn ông đóng khố (Kpin), mặc áo. Người Ê-đê
ưa dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người
đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.
10
III. Khái quát và ý nghĩa của nhà dài Ê-đê:
1. Khái quát nhà dài Ê-đê:
Nhà dài Ê-
đê
/>Ma-Thuot?action=Print
Nhà dài (hay còn gọi là nhà sàn) là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ.
Được làm bằng vật liệu thô sơ như gỗ, tre, nứa, tranh, ... nhà dài của người Ê Đê có kết cấu kiểu
nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Người
Ê-đê không có nhà Rông hay nhà Gươl như các dân tộc khác ở Tây Nguyên, ngôi nhà chung của
buôn cũng là một ngôi nhà dài truyền thống nhưng to đẹp và hoành tráng hơn. Ngôi nhà thường
xuyên được nối dài mỗi khi một thành viên nữ trong đại gia đình xây dựng gia thất. Thông thường
ngôi nhà dài của đồng bào dân tộc Ê-đê có từ 7 - 9 cặp vợ chồng chung sống. Người con trai lấy
vợ sẽ đến ở nhà vợ và không có quyền hành gì. Trong ngôi nhà dài truyền thống các giá trị điêu
khắc, trang trí, tạo hình đều phỏng theo mô típ chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực.

11
Nhà dài đặc trưng của văn hóa đồng bào dân tộc Ê Đê.
/>Theo chế độ mẫu hệ, đại gia đình trong mỗi nhà dài thường có ba nhóm: nhóm phụ nữ
thuộc dòng họ mẹ (ân go–cái nồi cái), nhóm đàn ông thuộc dòng họ mẹ (dăm đei-anh em trai của
ân go) và nhóm người đàn ông không thuộc dòng họ mẹ (pêrông–người nuôi)... Người phụ nữ
thuộc nhóm cao tuổi nhất làm chủ gia đình. Khi bà mất đi, quyền hành về tay người con gái út,
nếu người con gái út đó còn ít tuổi thì người chị cả tạm thay quyền, cho tới lúc cô em trưởng
thành thì trao lại.
Hiện nay nhà dài Ê-đê có ở các tỉnh Tây Nguyên như : ở thành phố Buôn Ma Thuột; tại các
huyện buôn Kô Sir, buôn Pănn Lăm, buôn Đôn,… vùng xa ở các huyện Krông Ana, Ma Đ’Rắk,
Krông Búk hay Cư M’Gar…
2. Ý nghĩa của nhà dài Ê-đê:
Theo quan niệm của người Ê-đê, ngôi nhà không chỉ là nơi cư trú của gia đình mà còn thể
hiện phong cách, nếp sống, sự giàu sang, "đẳng cấp" của gia đình đó trong cộng đồng.
Nhà dài của người Ê-đê Tây Nguyên là một công trình kiến trúc độc đáo. Từ bao đời nay,
ngôi nhà này đã đi vào truyền thuyết, sử thi, cuộc sống của đồng bào. Đây là nơi sinh sống của
nhiều thế hệ trong một đại gia đình.
Ngôi nhà dài còn thể hiện yếu tố tâm linh, như cột cúng Yàng là chiếc cột của gian nhà bà
chủ. Việc hình thành ngôi nhà dài là vấn đề quan trọng, nó được thể hiện từ chỗ bà chủ nhà mời
thầy cúng thần chọn đất dựng nhà đến khi làm các chi tiết trên từng cột nhà, nhất là cột khách, cột
12
chiêng, cầu thang... và bà chủ nhà là người chặt nhát dao đầu tiên cũng như cuối cùng lên vật
dựng làm nhà.
Nhà dài của đồng bào Ê-đê là một phức hợp không gian kiến trúc thể hiện nét đặc trưng
trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng - tâm linh, một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng
của tộc người này.
Nó là sản phẩm tiêu biểu của tổ chức công xã thị tộc nhằm thích ứng với môi trường thiên
nhiên, tránh thiên tai, thú dữ và bảo vệ sự sống của các thành viên trong cộng đồng, đồng thời
cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của đồng bào Ê-đê.
Nhà dài với những giá trị, sắc thái mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa truyền thống

đã là niềm tự hào của dân tộc Ê Đê. Tín ngưỡng và chế độ mẫu hệ của đồng bào dân tộc Ê Đê qua
nhà dài đã tồn tại tốt đẹp cùng với thời gian.
Nhà dài là nét đẹp văn hóa rất tiêu biểu của các dân tộc ít người tại Việt Nam. Nó đã góp
phần quan trọng làm đa dạng hơn cho truyền thống, tạo nên bản sắc văn hóa người Việt.
IV. Đặc điểm kiến trúc, mỹ thuật của nhà dài Ê-đê:
1. Đặc điểm kiến trúc, mỹ thuật tổng quan của nhà dài Ê-đê:
Nhà dài của người Ê-đê là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh
nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh... Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ
tốt, các đà ngang, đòn dông được đẽo bằng tay. Nhà được thưng vách và lót sàn bằng các phên nứa đập
nát, mái lợp cỏ tranh dày. Phên dựng ở hai đầu hồi thẳng đứng, còn phên dựng theo chiều dài thì ngã ra
hai bên, nếu nhìn từ xa, ngôi nhà có hình dáng một cái thuyền. Từ mắt đất đến sàn nhà khoảng 1,5 đến 2
mét, đỉnh mái cách sàn nhà 4 - 5 mét, lòng nhà rộng khoảng 4,5 đến 5,5 mét, xà ngang dài từ 3,20 đến
3,40 mét; cột cao 3,60 đến 4 mét. Khi nói đến chiều dài thì nói đến số lượng dầm ngang (đê) tương ứng
với một đôi cột. Nhà có bao nhiêu đê là có bấy nhiêu gian. Nhà dài có hai cửa, cửa phía trước dành cho
khách và nam giới, cửa phía sau dành cho phụ nữ. Sát với hiên là sàn.
Đáng chú ý là nhà chỉ có vi cột, gồm cột dầm, quá giang, không có vi kèo, do đó khung nhà và mái
nhà là hai bộ phận tách rời nhau ghép lại. Nhà có hai mái chính, nhưng có nhà có thêm 2 mái phụ ở 2 đầu
hồi, thụt sâu vào 2 mái chính để tránh hắt mưa vào nhà mái lợp cỏ tranh. Người ta khoét ngàm để đặt đôi
xà dọc lên hàng cột cái, quàng quá giang lên đôi xà dọc và cột ốp vào nhau. Những đòn tay, rui, mè và
trên cùng là mái tranh. Mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên, tranh lợp từng cụm, ngọn thả xuôi mái, gốc bẻ
gập xuống để cây đòn tay chèn giữ phía trên. Kết cấu của nhà là cột kèo bằng gỗ tốt có sức chịu đựng dãi
dầu mưa nắng.
Nhà dài Ê-đê truyền thống ở thể kỉ XX
13
/>Người Ê Đê thường chọn hướng Bắc – Nam để dựng các ngôi nhà của mình, cầu thang thì
nằm ở hai đầu hồi tránh được gió Đông Bắc vào mùa khô và gió Tây Nam, vào mùa mưa lại dựa
vào thế mái nhà hình thuyền độc đáo của mình để tận hưởng sức nóng của mặt trời khi có nắng để
hơ sấy các phòng.
Nhà dài Ê-đê có cùng mô-típ chung về kết cấu bộ phận và kỹ thuật xây đựng. Nhà dài của
người Ê-đê Adham Krông ở Krông Buk và của người Ê-đê K’pa, Ê-đê Bih (Buôn Ma Thuột và

Krông Ana) rất giống nhau về hình thức kiến trúc cũng như cách thức sử dụng. Riêng nhóm Ê-đê
Mdhun ở M’drăk thì nhà dài có ngắn hơn và lòng thì cũng hẹp hơn nhiều.
Với người Ê-đê, ngôi nhà dài còn là nơi thể hiện phong cách, quy củ của một gia đình, nhà
dài Ê-đê bao giờ cũng được chia làm 3 phần riêng biệt: sân sàn, ngăn khách (Gah) và ngăn ở (Ôk).
Có 2 sân sàn là sân sàn trước (Dring gah) và sân sàn sau (Dring ôk). Ngăn khách (Gah) thường
chiếm khoảng từ 1/3 hoặc 1/2 diện tích sử dụng. Mỗi phần đều có tác dụng riêng có của nó và mỗi
ngăn phải được sử dụng theo mục đích, yêu cầu của từng ngăn, sao cho mọi người nhìn vào đều
phân biệt được cả hình thức và nội dung của từng ngăn trong ngôi nhà dài. Ngay cả cửa sổ bên
hông ngôi nhà, nhìn vào ai cũng biết trong ngôi nhà dài này đã có bao nhiêu phụ nữ đã lập gia
đình, bao nhiêu chưa có gia đình... Ðó là nét văn hóa độc đáo mà cộng đồng dân tộc này lưu
truyền, gìn giữ từ xa xưa cho đến hôm nay.
2. Sân trước (Dring gah) và sân sau (Dring ôk):
Ngôi nhà Ê-đê có hai cửa, cửa phía trước
dành cho khách và nam giới, cửa phía sau dành
cho những người phụ nữ trong gia đình. Trước 2
cửa là hai sân sàn. Sân sàn ở phía trước nhà
thường rộng rãi, còn gọi là “Dring gah” (sân
khách), là nơi giã gạo mỗi sáng, nơi ngồi trò
chuyện của gia đình sau ngày lao động. Nhà càng
khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang. Vì
vậy, tại đây, nhiều gia đình khá giả còn đặt thêm
hai chiếc ghế, chạm khắc hình mặt trăng trên bề
mặt để mọi người ngồi. Có nhà, vào khoảng giữa
nhà còn có thêm một sân sàn phụ để trai gái tâm
tình. Còn sân sàn sau (dring ok) thường được làm
nhỏ hơn sàn trước, vì đây chỉ là nơi sinh hoạt riêng
của gia đình, khách không được đi lối này.
Đặc biệt nhà dài Ê-đê có hai loại cầu thang:
Đực và Cái. Cầu thang Cái (gồm 1 hoặc 2 cái)
được đặt ở trước nhà dùng cho khách và đàn ông,

con trai. Cầu thang Đực nằm khuất phía sau nhà
dùng cho đàn bà, con gái. Về hình thức, cầu thang
cũng có 2 loại: Cầu thang ván và cầu thang thân
cây chặt khúc làm bậc lên xuống. Cầu thang ván là
một thanh cây lớn, dày đến ba, bốn phân tây, rộng
từ 0,8 đến 1,2 mét, dài từ 1,5 đến 2,5 mét, có hình
chiếc thuyền lướt sóng, phía đầu cong lên và được chạm khắc (thủ công bằng tay) hình vành trăng
14
non (trăng khuyết) và đôi bầu vú. Vành trăng non tượng trưng cho sự chung thủy, đôi bầu vú
tượng trưng cho chế độ mẫu hệ, tín ngưỡng phồn thực của người Ê-đê. Nó cũng là lời giáo dục
"dù ai đi đâu về đâu, leo lên sàn nhà cũng phải nhớ đến người mẹ thân sinh ra mình".
Du khách nước ngoài tỏ ra rất thú vị khi leo cầu thang nhà dài Ê Đê
/>Cầu thang ván chỉ dùng riêng làm cầu thang Cái trong khi cầu thang Đực thì dùng ván hay
cây gỗ đều được cả. Từ xa xưa chiếc cầu thang là niềm tự hào của gia đình và cộng đồng, nó là
vật có hình khối cân đối làm bằng gỗ đặc ruột được đẽo vát nối tiếp nhau từ dưới đất lên đến sàn
nhà, mặt phẳng của các bậc thanh thường nghiêng về bên trong. Điều lưu ý, là các bậc thang luôn
lấy số lẻ, từ năm đến bảy bậc. Người Ê-đê tin rằng, số chẵn là số của ma quỷ, còn số lẻ mới là số
của người. Nếu có trường hợp nhà dài nào đó, cầu thang Cái bị lật ngược lại thì phải hiểu rằng,
gia đình đó có chuyện buồn phiền và không muốn tiếp khách.
3. Ngăn khách ( G ah):
Tiến vào bên trong nhà dài từ cửa của sàn nhà trước, ta sẽ bước vào không gian nhà dài Ê-
đê. Không gian nhà theo chiều dọc gồm hai phần rõ rệt: từ cửa chính đi vào là một phần rộng,
chiếm 1/3 hay 2/3 gọi là Gah, phần còn lại gọi là Ôk. Gah là nơi tiếp khách, có bếp cho khách và
là nơi sinh hoạt chung của gia đình, là nơi cúng thần, là chỗ ngủ của con trai chưa vợ, là nơi đặt
nhiều đồ vật quý và linh thiêng của người Ê-đê (như trống, chiêng, ché, cung, nỏ, các bộ sừng thú,
...).
15
Chiêng ché trong ngăn Gah - nhà dài Ê-đê
/>Gia đình càng sang thì ngăn khách cũng càng to và hoành tráng. Hòa cũng không gian ấm
cúng bên bếp lửa, những bình rượu cần và men nồng nàn luôn được bày sẵn thể hiện lòng hiếu

khách của dân làng Ê-đê. Trong không gian dài và thoáng ấy, người Ê-đê đã sử dụng kết cấu cột
kèo bằng gỗ tốt để tạo sự chắc chắn cho ngôi nhà. Bên trong sàn khách này lại có bốn cột chính
phân chia ngôi nhà thành những phần riêng biệt: cột phía đông dành làm nơi khách ngồi, cột phía
tây là nơi để chiêng, cồng, cột thứ ba là cột ngăn giữa phần Gah và Ôk, cột thứ tư là cột trống là
nơi đặt chiếc trống cái. Tất cả những vì cột này đều được làm bằng gỗ tốt có sẵn trong rừng như
giáng hương, cẩm lai.
Ngăn
Gah - Nhà dài
Ê-đê
/>16
Hình thù các con vật được chạm trổ trong căn nhà của người Ê Đê.
/>Gah và Ôk được ngăn bởi vi cột Kmeh Kpăng có khắc hình. Trên những bộ phận này, các
nghệ nhân dân gian Ê-đê thường chạm khắc nhiều hoạ tiết và hình tượng thực thể của thế giới tự
nhiên, phác họa về một thế giới sinh động. Trong vũ trụ bao la ấy, con người và vạn vật đều có
mối quan hệ mật thiết hài hoà, biểu tượng cho sự giao thoa giữa trời đất, vạn vật. Đối những nhà
giàu có, có thế lực trong buôn thì cây cột ngăn được chạm trỗ rất kỳ công. Các hình tượng như
17
vòng đồng (kông), hình nồi đồng (go bung), cối giã gạo (sung); đến các hình tượng loài vật như
con rùa (kroa), chim cu đất (ko trao); hình ảnh của vũ trụ bao la như mảnh trăng non (blan), kết
hợp hài hoà với biểu tượng con người là cặp vú (ksâu), ngôi sao, ngà voi, hay các động vật như
rùa, voi, thằn lằn,..... được các nghệ nhân chuyển tải đậm nét trong cái sâu lắng tâm hồn, tạo nên
những hình ảnh đầy chất thi ca, thể hiện rõ hình thái của cư dân nông nghiệp, thể hiện tín ngưỡng
đa thần sâu sắc, nó cũng chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú và sự gắn kết giữa còn người Ê-đê
với thiên nhiên.
Vi cột Kmeh Kpăng
/>Tại gian khách này còn có gian bếp riêng, gọi là gian bếp tiếp khách (Kpưr gah) dùng để
nấu ăn khi có lễ nghi. Ngày xưa, ở gian Gah còn có bếp để cho trai gái chuyện trò. Ở ngăn khách
bao giờ cũng có một cái J’hưng để chủ nhà nằm (trong những khi cần thiết), ngoài ra còn có một
chiếc ghế độc mộc (Kpan), cao 0,5 mét, dài khoảng 10 đến 15 mét. Ghế được làm bằng lõi một
cây cổ thụ nguyên cây, không bị sâu bệnh, ghế không được ghép, chắp với cây gỗ nào khác và

chiếc Kpan thường dùng cho các nghệ nhân đánh chiêng trong những lễ hội, cúng mừng của gia
đình hay cộng đồng.
18
Ghế
độc mộc
Kpan
Không gian bên trong ngôi nhà thoáng rộng và luôn tràn ngập ánh sáng
19
Cách thức tổ chức nên những công trình kiến trúc của người Ê Đê mang tính cộng đồng rất
rõ rệt mà ngôi nhà dài, ghế độc mộc, các hình khắc trên hàng cột là những biểu hiện của trí tưởng
tượng độc đáo, sáng tạo của đồng bào Ê Đê trong văn hóa vật chất.
4. Ngăn ở (Ôk):
Nối tiếp ngăn khách là ngăn ở (Ôk), là chỗ sinh hoạt (ngủ) của vợ chồng chủ nhà cùng các
thành viên trong gia đình. Không gian và nội thất trong gia đình cũng được phân chia theo hướng
Đông và Tây.
+ Phía Đông: chỗ ngủ, được ngăn đơn giản bằng những thành tre làm nhiều ngăn. Theo thứ
tự từ cửa sau ra trước, ngăn đầu tiên là ngăn của vợ chồng chủ nhà, tiếp theo là ngăn người con
gái chưa lấy chồng, sau đó đến các ngăn của vợ chồng con gái đã lấy chồng, cuối cùng là ngăn
dành cho khách.
+ Phía Tây: là bếp lửa sinh hoạt cho cả gia đình (trước phòng chủ nhà), bếp riêng của các
cặp vợ chồng (đặt trước mỗi cửa phòng) và các vật dụng sinh hoạt trong gia đình.
Kho lúa của gia đình để ở sau cùng, được tách rời khỏi không gian nhà trước nhưng nhỏ
hơn và có hình dáng như hình vuông.
20
Ngăn Ôk - Nhà dài Ê-đê
Những sắc thái chung mang đậm ý nghĩa nhân văn của văn hóa nhà dài đã nói lên truyền
thống, tín ngưỡng và chế độ mẫu hệ của đồng bào dân tộc Êđê.
V . Thực trạng và giải pháp bảo tồn nhà dài Ê-đê :
1. Thực trạng:
Nhà dài là một trong những niềm tự hào của dân tộc Ê Đê. Tín ngưỡng và chế độ mẫu hệ

của đồng bào dân tộc Ê Đê qua nhà dài đã tồn tại tốt đẹp cùng với thời gian. Tuy nhiên, nó đang
đứng trước nguy cơ biến mất.
Ở tỉnh Đắk Lắk, theo thống kê mới nhất của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh này,
tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 2.608 ngôi nhà dài. Trước đây, 100% các buôn làng
Ê-đê đều có nhà dài với 50 - 60 ngôi nhà dài trong một thôn buôn. Tỉnh Đắk Lắk có khoảng 600
buôn làng, thì con số thống kê mới nhất ở trên cho thấy sự sụt giảm báo động ngôi nhà dài truyền
thống người Ê-đê.
21
Một ngôi nhà dài ở buôn Akô Dhông (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)
phần mái đã được thay đổi khi người ta lợp bằng ngói.
Từ năm 1980 trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk thực hiện việc tách hộ (tách từ các hộ trong căn nhà
sàn dài ra ở riêng), phát triển kinh tế vườn, tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm những căn nhà sàn dài bị xâm hại. Đồng bào được
tách hộ, tỉnh hỗ trợ vốn làm nhà và đa phần đồng bào xây dựng nhà cấp bốn theo kiểu của người
Kinh. Trong vài năm trở lại đây, nhiều vùng, đồng bào dân tộc Êđê đầu tư phát triển sản xuất,
nhất là thâm canh các loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su, mở trang trại
chăn nuôi đại gia súc, thu nhập ngày càng cao, đời sống được nâng lên. Từ đó, nhiều hộ gia đình
đồng bào dân tộc Êđê phá bỏ dần những căn nhà sàn dài truyền thống mà thay vào đó là những
ngô nhà cao tầng, biệt thự, trẻ em cũng dần “quên” những ngôi nhà sàn dài. Không chỉ đồng bào
dân tộc Êđê ở các buôn làng của thành phố Buôn Ma Thuột mà ngay các buôn làng ở các huyện
vùng sâu như Cư M’Gar, Krông Búk, Krông Ana, Ma Đ’Rắk..., những căn nhà sàn dài truyền
thống cũng dần bị thay thế bằng những ngôi nhà xây.
Không riêng các buôn làng của TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mà ngay ở các buôn làng
thuộc các huyện vùng sâu trên địa bàn, những ngôi nhà dài truyền thống cũng bị xóa bỏ, thay vào
đó là nhà cao tầng. Văn hóa nhà dài của đồng bào Ê Đê đang mất dần.
Kiến
trúc nhà
dài Ê- đê
hiện nay
Mặt

khác, theo
phản ánh
của đồng
bào, việc
làm nhà
sàn dài
bằng gỗ
bây giờ
tốn kém
lắm, đắt
hơn nhà
xây, lại
khó tìm
mua gỗ
nên tốt
22
nhất là làm nhà xây, hoặc nhà xây “giả” nhà sàn. Được biết, tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng các
chương trình bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, đưa văn hóa dân tộc thiểu số trở lại phục vụ
cộng đồng. Việc sớm có biện pháp giữ gìn, bảo tồn kiến trúc nhà dài là rất cần thiết nhằm góp
phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê trên đất Tây Nguyên.
Thậm chí, Nhà văn hoá cộng đồng cũng được tỉnh đầu tư xây dựng bằng bê tông cốt thép,
mô phỏng theo kiểu kiến trúc nhà sàn dài nhằm tạo không gian văn hoá, tổ chức các lễ hội truyền
thống, hội họp buôn làng. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 540/553 buôn của đồng bào Êđê và
M’nông được đầu tư xây dựng Nhà văn hoá cộng đồng, với tổng nguồn vốn trên 60 tỷ đồng, bình
quân mỗi căn từ 100 - 150 triệu đồng. Tuy nhiên, những ngôi nhà này không còn giữ được hồn cốt
nhà dài gỗ truyền thống của người Êđê, mà như đánh giá của những nhà văn hóa là “khô cứng, vô
hồn”. Bởi, khi xây dựng những ngôi nhà này, chủ đầu tư không lấy ý kiến cộng đồng hoặc từ các
nhà văn hóa nên đã không xây đúng hướng truyền thống (Bắc - Nam); không gian chật hẹp; địa
điểm không thuận lợi; không có dàn chiêng, ghế K’pan...Vì thế, nhiều đồng bào, đặc biệt là các
già làng tỏ ra không hài lòng, không muốn đến sinh hoạt, nhiều nhà làm xong bị bỏ không. Già

Ama Hiêng, buôn Xóm A, xã Cư Pơng, huyện Krông Buk cho biết: khi làm nhà sinh hoạt cộng
đồng phải cúng thần linh để được chấp nhận, nếu không mà vào sinh hoạt thì sẽ bị Giàng phạt!
Thế nhưng, điều “buộc phải có” này hầu như bị bỏ qua.
Vì thế, nhiều đồng bào, đặc biệt là các già làng tỏ ra không hài lòng, cho rằng, tuy có chỗ
sinh hoạt, dạy con cháu đánh cồng chiêng... nhưng các ngôi nhà dài kiểu mới này không có hồn
cốt của ngôi nhà sàn dài truyền thống bằng gỗ của đồng bào Êđê, không muốn đến sinh hoạt,
nhiều Nhà văn hoá làm xong đành “đắp chiếu”. Có thể khẳng định rằng, nhà dài là một mẫu mực
về kiến trúc nhà ở mà người đời sau không dễ dàng bắt chước.
Trong bối cảnh văn minh đô thị phát triển mạnh mẽ, cùng cơn lốc đô thị hóa và phong trào
tách hộ, người đồng bào nhận thấy rằng ngôi nhà dài lỗi thời nên phá đi xây dựng nhà kiên cố như
nhà người Kinh để đảm bảo ngôi nhà ấm về mùa đông, mát về mùa hè, phục vụ nhu cầu cuộc
sống hiện đại, ngày càng có nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số phá bỏ các ngôi nhà dài để
làm nhà mái bằng, cao tầng, biệt thự…, làm cho nhà dài truyền thống của người Ê-đê đứng trước
nguy cơ biến mất. Nhà dài hiện nay khác xa so với nhà truyền thống. Trước kia, nhà thường quay
về đường chính của buôn làng, nhưng do người đông, nhà nhiều, nên nhà phải xây theo ô, kiểu
bàn cờ. Nhà dài của người Êđê ngày càng ngắn hơn, nếu trước kia có nhà dài trăm mét, thì nay,
nhà chỉ dài 20-30m, nhiều nhà chỉ dài 12m, do diện tích đất hạn chế, đồng thời các hộ gia đình có
ít người, nên thường không xây nhà quá dài. Vật liệu làm nhà cũng đã thay đổi, nếu các cột nhà
dài trước kia đều làm bằng gỗ, thì nay ở nhiều nhà thay bằng bêtông. Sàn nhà thường làm bằng gỗ
tròn, bằng tre thì nay làm bằng ván xẻ. Mái nhà cũng đã được lợp bằng tôn, bằng ngói.
Bên cạnh đó, những họa tiết, hoa văn trang trí nhà dài cũng khác trước. Trên các cột kèo
của nhà dài không còn chạm khắc hình các con vật thân thuộc với người Tây Nguyên như voi,
rùa, kỳ đà… Đồng thời ít thấy những vật dụng như chiêng, trống, nồi đồng, ghế con, ghế chủ…,
thay vào đó là những đồ dùng hiện đại như tivi, tủ lạnh… Thậm chí, tại các buôn làng Tây
Nguyên, có rất ít người hiểu được ý nghĩa của những trang trí, vật dụng ấy.
Để dựng được ngôi nhà dài bằng gỗ đúng cốt cách truyền thống của người Êđê là không
dễ, bởi vật liệu khan hiếm, đắt đỏ. Hầu hết các buôn làng Êđê nào cũng có kiểu nhà này với hình
dáng, kết cấu mang dáng dấp nhà dài cổ xưa nhưng kiến trúc đơn giản hơn và có những thay đổi
phù hợp với đời sống hiện đại.
23

Kiến trúc nhà dài Ê-đê hiện nay
Trước nguy cơ nhà dài truyền thống người Ê-đê đang xói mòn nghiêm trọng, không riêng
gì ở tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh Tây Nguyên ngôi nhà dài truyền thống của người Ê-đê cũng đang thu
hẹp đáng kể. Đáng nói, không gian đánh chiêng của người Ê-đê là trong ngôi nhà dài, nếu mất nhà
sàn dài truyền thống, các phong tục tập quán, nghi lễ của đồng bào như (vòng đời người, nghi lễ
nông nghiệp), văn hóa cồng chiêng, uống rượu cần, kể khan, hát ay ray và nhiều sinh hoạt truyền
thống tốt đẹp khác nữa của cộng đồng sẽ mất đi.
2. Giải pháp bảo tồn:
Trong cơn lốc của đô thị hoá ngày càng nhanh, để giải quyết chỗ ăn ở của nhiều cặp gia
đình trẻ tách ra ở riêng nên đồng bào trong buôn xây dựng nhiều nhà ở mới như người Kinh.
Trước tình hình đó, già làng Ama Hrin (người đã tạo lập ra buôn Akô Dhông) đã phối hợp với
chính quyền địa phương tổ chức họp dân và thống nhất quy định: đồng ý để đồng bào làm nhà xây
theo lối hiện đại nhưng phải làm phía sau ngôi nhà sàn dài truyền thống. Gia đình nào không chấp
hành sẽ bị buôn làng xử phạt, dỡ bỏ. Từ đó, mọi người trong buôn ai cũng làm theo. Buôn Akô
Dhông vẫn giữ được nguyên vẹn 53 ngôi nhà sàn dài truyền thống bên cạnh các ngôi nhà biệt thự,
cao tầng hiện đại. Buôn có gần 100 hộ dân tộc Êđê, với trên 800 khẩu, chủ yếu sản xuất cà phê,
dệt thổ cẩm, kinh doanh du lịch nên 90% số hộ có đời sống kinh tế khá, không có hộ thuộc diện
nghèo. Giờ đây, buôn Akô Dhông trở thành buôn văn hoá - du lịch độc đáo của thành phố Buôn
Ma Thuột. Hàng ngày có đến hàng chục đoàn khách du lịch trong, ngoài nước đến tham quan,
thưởng lãm các nghệ nhân đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, chế tác rượu cần, nhạc cụ dân tộc, tổ
chức các nghi lễ cúng nhà mới, sức khoẻ, bến nước, đón khách, kết nghĩa anh em...
24
Du khách nước ngoài tham quan nhà dài Ê Đê ở buôn AKô Đhông
/>Được biết, hiện ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk đã chọn một số buôn làng điển hình để bảo
tồn nhà dài nhằm mục đích phát triển du lịch như: buôn Akô Dhông (TP. Buôn Ma Thuột); buôn
M’liêng, buôn Jul (huyện Lắk), buôn Niêng (huyện Buôn Đôn); buôn H’Đinh (huyện Cư M’gar).
Bảo tàng Đăk Lăk đang tiến hành phục chế nhiều loại nhà dài nhằm bảo tồn, giữ gìn một
công trình văn hóa đặc biệt của đồng bào Ê-đê. Các tỉnh của Tây Nguyên đã bắt đầu quan tâm tới
bảo tồn nhà truyền thống của đồng bào dân tộc. Ngoài dựng nhà dài trong bảo tàng, các địa
phương đang có xu hướng bảo tồn nhà truyền thống bằng cách đưa buôn làng trở thành điểm đến

của tour du lịch. Bên cạnh đó, việc xây dựng mô hình làng văn hóa làm du lịch (như làng Đồng
Mô ở miền Bắc) cũng có thể áp dụng để bảo tồn nhà dài của Tây Nguyên trong giai đoạn hiện
nay. Tuy nhiên, cần hạn chế yếu tố thương mại hóa khi thực hiện các biện pháp này.
Để nhà sàn dài truyền thống của đồng bào dân tộc Êđê trường tồn trong đời sống của đồng
bào Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cần có cách làm bài bản, lâu dài, nhất là có sự
quan tâm đầu tư đúng mức của Nhà nước; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của cộng đồng
trong việc giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá, bản sắc ngôi nhà sàn dài truyền thống.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×