Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bảo dưỡng hệ thống truyền động ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.33 KB, 3 trang )

1. Bảo dưỡng hệ thống truyền động
I . BỘ LY HỢP
1. Các hư hỏng của ly hợp:
a. Ly hợp bị trượt:
Nguyên nhân:
- Không có khe hở giữa ổ trục khớp nối và cầu nhả côn: do đĩa ly hợp không ép hoàn
toàn.
-Đĩa ly hợp dính dầu: do ổ trục khớp nối quá nhiều mỡ hoặc do dầu rò qua ổ trục
chính phía sau trục khuỷu.
-Đĩa ma sát bị mòn và các lò xo ép bị yếu hoặc gãy.
b. Ly hợp ngắt không hoàn toàn:
Nguyên nhân:
- Khe hở giữa ổ chặn của khớp nối và các đầu trong của cần tách ly hợp quá lớn.
-Các đĩa bị động ma sát bị lệch hoặc bị vênh.
-Hai bên đĩa ma sát bị vỡ.
c. Ly hợp đóng đột ngột:
Nguyên nhân:
- Khớp ngắt bị kẹt ở bạc dẫn hướng.
-Trên đĩa ma sát có những vết nứt.
d. Ly hợp tiếp hợp không dứt khoát:
Nguyên nhân:
- Bàn đạp không có hành trình tự do hoặc hành trình quá lớn, các đầu đòn mở không
nằm trong cùng một mặt phẳng.
-Đĩa ma sát và mâm ép bị vênh.
e. Ly hợp phát ra tiếng kêu:
Nguyên nhân:
- Các đòn mở bị lệch, ổ bi bị khô dầu hoặc mỡ.
-Các đinh tán bị hỏng.
2. Bảo dưỡng ly hợp:
a. Bảo dưỡng hàng ngày:
Kiểm tra sự hoạt động của cớ cấu ly hợp bằng cách cho ôtô chuyển động sang số lúc


đang chạy.
b. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra sự chuyển động tự do của bàn đạp, kiểm tra tình trạng và sự bắt chặt của lò
xo kéo.
c. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra chuyển động toàn vòng và chuyển động tự do của bàn đạp, sự hoạt động
của lò xo kéo, sự làm việc của cơ cấu dẫn động ly hợp.
II. HỘP SỐ:
1. Các hư hỏng của hộp số:
- Bánh răng bị sứt mẻ hoặc bể do tăng tải đột ngột, gài số không đúng kỹ thuật và ly
hợp bị hư hỏng.
- Tự động nhả số do các bánh răng và khớp nối bộ đồng tốc bị mòn không đều, các
bánh răng không ăm khớp hoàn toàn, cơ cấu định vị bị mòn.
- Khi sang số có tiếng kêu ở bánh răng do ly hợp hư hỏng hoặc điều chỉnh không
đúng và do sang số không đúng kỹ thuật. Thiếu dầu hoặc các bánh răng bị mòn
nhiều, các vòng bi, trục bị lệch.
- Gài hai số cùng một lúc do các ổ bi hoặc khóa hãm bị mòn.
- Khó gài số do các lỗ con trượt bị nghẹt hoặc han gỉ, bi bị mòn làm các số bị lệch.
- Các vòng đệm bị hỏng hoặc bị mòn và vỏ bị rạn nứt làm dầu chảy ra ngoài hộp số.
2. Bảo dưỡng hộp số:
a. Bảo dưỡng hàng ngày:
Cho ôtô chuyển động để kiểm tra sự hoạt động của hộp số.
b. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra độ bắt chặt của hộp số và dầu trong hộp số, kiểm tra sự hoạt động sau khi
bảo dưỡng.
c. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra độ bắt chặt, thêm dầu trong hộp số, bôi trơn các cụm máy và các khớp nối.
III. TRUYỀN ĐỘNG CÁC ĐĂNG:
Trục truyền động các đăng thường bị hư hỏng như mòn bạc và trục then hoa, méo lỗ
lắp vòng bi đầu ngàm, cong và xoắn.

1. Bảo dưỡng hàng ngày:
Cho ôtô chuyển động để kiểm tra sự làm việc của hệ thống truyền động.
2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra sự bắt chặt các khớp nối và bôi trơn các khớp và ổ treo.
3. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra độ rơ của các khớp, siết chặt các bán trục, các đăng, gối đỡ vào khung.
Bôi trơn các khớp then hoa, các trục chữ thập.
Đối với ôtô hoạt động trên đường nhiều bụi bẩn thì thời gian bôi trơn các đăng phải
rút ngắn hai lần.
IV. CẦU CHỦ ĐỘNG:
Trong quá trình sử dụng cầu chủ động, cơ cấu truyền lực chính và vi sai có thể có
những hư hỏng như :
Các răng bánh răng mòn hoặc sứt mẻ, trục chữ thập của vi sai và các vòng bi bị mòn
hoặc hư.
Dầu rò rỉ ở các chỗ nối của cầu sau, bán trục bị vặn, rãnh trục bị mòn, đai ốc bắt mặt
bích bán trục với mayơ bị lỏng hoặc các gujông bị đứt.
Vỏ cầu bị cong vênh, cong đinh tán, mối hàn
+ Các cấp bảo dưỡng:
a. Bảo dưỡng hàng ngày:
Cho ôtô chạy trên đường để kiểm tra sự làm việc của bộ truyền lực chính.
b. Bảo dưỡng cấp 1:
Vặn chặt vỏ hộp truyền lực chính, kiểm tra mức dầu ở vỏ hộp cầu chủ động.
c. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra độ kín các chỗ nối của cầu chủ động, kiểm tra mức dầu hoặc thay dầu ở vỏ
hộp cầu chủ động.
V. HỆ THỐNG DI CHUYỂN:
1. Những hư hỏng của hệ thống di chuyển:
Hệ thống di chuyển của ôtô gồm có khung xe, các trục, gầm cầu trước, cơ cấu treo
(nhíp hoặc các thành phần đàn hồi khác), bánh xe v.v…
Khi sử dụng có hiện tượng xe kém bon, tốc độ giảm nguyên nhân do các chi tiết chịu

tải bị quá mòn, bị cong hoặc vặn. Nhíp và các bộ phận giảm xóc mất tác dụng, các ổ
bi moayơ bánh xe bị rơ. Nếu chạy quá tải hoặc chạy ẩu khung xe có thể xuất hiện
những đường nứt, các đinh tán bị long.
Những hư hỏng chính của trục là: trục trước bị cong, các chốt và bạc chốt chuyển
hướng bị mòn, các ổ trục điều chỉnh không đúng, bị mòn hoặc bị vỡ.
Do làm việc lâu dài các lá nhíp mất tính đàn hồi, các chốt và bạc chốt bị mòn. Nhíp
mất tính đàn hồi sẽ có độ võng lớn hơn bình thường do đó vỏ xe bị mài vào thân xe
nên nhanh mòn.
Trong bộ giảm xóc, vòng chắn dầu, khớp nối van và lò xo có thể bị mòn. Do vòng
chắn dầu bị mòn nên dầu rò chảy và bộ giảm xóc làm việc yếu.
Ngoài ra khi làm việc có tiếng kêu có thể do các đinh tán bị lỏng, các đai ốc bánh xe
bị nới lỏng. Các ổ bi chuyển hướng bị khô dầu mỡ (bôi trơn kém) v.v…
2. Bảo dưỡng hệ thống di chuyển:
a. Bảo dưỡng hàng ngày:
Kiểm tra kỹ tình trạng khung, nhíp, giá nhíp, bộ giảm xóc và bánh xe.
b. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra và điều chỉnh các ổ trục moayơ bánh xe, kiểm tra và xiết chặt các đai bắt
nhíp, chốt nhíp và các đai ốc bắt quanh bánh xe.
Bôi trơn chốt nhíp và chốt chuyển hướng và kiểm tra tình trạng hệ thống treo phía
trước ôtô.
c. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra tình trạng gầm cầu trước, kiểm tra và điều chỉnh độ chụm của bánh trước.
Khi vỏ xe bị mòn nhanh, kiểm tra góc nghiêng và góc quay của bánh trước. Kiểm tra
bằng mắt xem cầu trước và cầu sau có bị lệch không.
Kiểm tra tình trạng của khung xe, cơ cấu móc kéo và nhíp, bắt chặt các đầu nhíp
quai nhíp và chốt nhíp.
Kiểm tra tình trạng của bộ giảm xóc, đĩa và vành bánh xe. Bôi trơn chốt chuyển
hướng và chốt nhíp. Vệ sinh moayơ, kiểm tra tình trạng các ổ trục.
Kiểm tra độ chụm của bánh xe và góc nghiêng ngoài của bánh trước.
VI – BẢO DƯỠNG VỎ XE:

1. Bảo dưỡng hàng ngày:
Vệ sinh bụi bẩn ở vỏ xe và kiểm tra trạng thái của nó.
2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra tình trạng của vỏ xe, kiểm tra áp suất hơi của vỏ.
3. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra vệ sinh bề mặt của vỏ, kiểm tra áp suất hơi và bơm đúng quy định. Khi vỏ
mòn đảo vỏ xe theo quy định từng loại xe.
Khi thay thế vỏ phải đúng kích cở và chủng loại, khi bơm hơi phải đảm bảo khí nén
sạch và bơm đúng hơi theo quy định.
VII. BẢO DƯỠNGHỆ THỐNG LÁI:
1. Bảo dưỡng hàng ngày:
Kiểm tra độ rơ của vành tay lái và xem có bị kẹt hay không.
2. Bảo dưỡng cấp 1:
Kiểm tra độ bắt chặt và siết lại các đai ốc bắt vai chuyển hướng, kiểm tra việc lắp
chốt và bắt chặt các đai ốc của chốt cầu và cần gạt chuyển hướng, độ rơ của vành
tay lái và độ rơ của cần chuyển hướng. Tra mỡ cho các khớp nối của cần chuyển
hướng.
Kiểm tra mức dầu ở vỏ hộp lái, sau khi bảo dưỡng kiểm tra hoạt động của hệ thống
lái.
3. Bảo dưỡng cấp 2:
Kiểm tra việc lắp chốt vàắt chặt các đai ốc của chốt cầu và cần gạt chuyển hướng.
Kiểm tra và siết chặt vai chuyển hướng vào trục và chốt cầu ở vai chuyển hướng.
Kiểm tra và siết chặt hộp tay lái với giá bắt thân xe và trục lái với giá đỡ buồng lái.
Kiểm tra độ rơ và lực cần thiết để làm quay hệ thống lái, độ bắt chặt vành lái trên
trục.
Tra dầu mỡ ở vỏ hộp lái và bộ tăng áp thủy lực.

×