Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tam ly hoc nhan cach cua nguoi thay giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.35 KB, 3 trang )

NỘI DUNG 5
CÂU1: Đặc điểm lao động của người thầy:
1.Nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người:
- Vì đối tượng quan hệ trực tiếp là con người, đòi hỏi người thầy phải có sự tôn
trọng, lòng tin, tình thương, sự đối xử công bằng, thái độ ân cần, lịch sự, tế nhị…
- Đối tượng của người thầy và con người đang trong thời kì chuẩn bị, đang ở buổi
bình minh của cuộc đời. Xã hội tương lai mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ tùy thuộc
vào nội dung và chất lượng của thời kì chuẩn bị này.
2.Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình:
- Trong dạy học và giáo dục, thầy dùng nhân cách của chính mình để tác động vào
học sinh. Đó là phẩm chất chính trị là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng
yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách
ứng xử và kỹ năng giao tiếp…
- Nghề đào tạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra
thứ phẩm hay phế phẩm như ở một số nghề khác.
- Để trở thành một người thầy tốt, trước hết cần phải sống một cuộc sống chân
chính, vẹn toàn nhưng đồng thời phải có ý thức và kĩ năng tự hoàn thiện mình. Tâm hồn
của nhà giáo phải được bồi bổ rất nhiều để có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ.
3. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội:
- Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con người,
nhân cách sinh động của cá nhân cần thiết để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay tinh thần
có ích cho xã hội.
- Chức năng của giáo dục, mà thầy giáo là lực lượng chủ yếu, chính là bồi dưỡng và
phát huy sức mạnh đó ở trong con người.
4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sang tạo cao:
- Ai có ở trong nghề thầy giáo, ai có làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, với
lương tâm nghề nghiệp cao thượng thì mới cảm thấy lao động sư phạm là một loại lao
động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong
khuôn khổ nhà trường.
- Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ
môn cũng như khoa học giáo dục và có những kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống


sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.
- Tính khoa học, tính sáng tạo cao đến mức khi thể hiện nó như là một người thợ cả
lành nghề, một nghệ sĩ của quá trình sư phạm.
5.Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, với hai đặc điểm:
- Phải có thời kì khởi động, nghĩa là thời kì để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra
hiệu quả.
- Vượt ra khỏi không gian (lớp, trường), thời gian (8 giờ làm việc)
Định hướng nhân cách người thầy: Công việc đó đòi hỏi một quá trình học tập lí luận
nghiêm túc, trau dồi chuyên môn, rèn luyện tay nghề…,nói chung là trau dồi nhân cách
người thầy
1
Sứ mạng trên của người thầy thật vẻ vang, nhưng công việc không đơn giản, không
mang tính lặp lại, nó phải dựa trên cơ sở nắm vững con đường mà loài người đã đi qua khi
phát hiện ra những tri thức khoa học phải dựa trên cơ sở của những thành tựu tâm lý học,
giáo dục học hiện đại, đồng thời phải am hiểu đầy đủ đặc điểm và trình độ phát triển về
mọi mặt của trẻ nhất là trí tuệ và đạo đức.
III.Cấu trúc nhân cách người thầy:
- Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản
sắc - nét đặc trưng và giá trị tinh thần -giá trị làm người , của mỗi người.
Vậy cấu trúc nhân cách gồm phẩm chất (đức ) và năng lực ( tài ).
- Cấu trúc nhân cách người thầy:
*Các phẩm chất: thế giới quan khoa học, lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ lòng yêu trẻ, lòng
yêu nghề, những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của nghề giáo.
*Các năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri
thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học và giáo dục,
năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh,
năng lực đối xử khéo léo sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.
A. Phẩm chất người thầy :
1.Thế giới quan khoa học :
-Thế giới quan :Hệ thống quan điểm của con người trước những quy luật tự nhiên,

về xã hội - nó vừa là sự hiểu biết , quan điểm vừa là sự thể nghiệm , là tình cảm sâu sắc .
-Thế giới quan duy vật biện chứng của người thầy giáo Việt Nam được hình thành
do ảnh hưởng của trình độ học vấn , của quá trình nghiên cứu nội dung giảng dạy, nghiên
cứu triết học và nói chung là toàn bộ thực tế đất nước (kinh tế , khoa học , văn hóa , nghệ
thuật …) .
-Thế giới quan người thầy chi phối mọi mặt hoạt động cũng như thái độ đối với các
hoạt động như việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và giáo dục , việc kết hợp giữa giáo
dục với nhiệm vụ chính trị xã hội , gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn cuộc sống ,
phương pháp xử lý và đánh giá mọi biểu hiện tâm lý của học sinh .
2. Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ:
- Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ là ngôi sao dẫn đường giúp cho người thầy luôn đi lên
phía trước ,thấy hết giá trị lao động của mình đối với thế hệ trẻ,đồng thời cũng ảnh hưởng
sâu sắc đến sự hình thành nhân cách học sinh .
- Biểu hiện của lý tưởng đó là niềm say mê nghề nghiệp , lòng yêu trẻ lương tâm
nghề nghiệp , tận tụy hi sinh với công việc , tác phong làm việc cần cù, trách nhiệm cao lối
sống giản dị và thân tình… .Những cái đó giúp người thầy thêm sức mạnh vượt qua mọi
khó khăn về vật chất và tinh thần, hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa nó sẽ để lại những dấu
ấn đậm nét trong tâm trí học sinh ,nó có tác dụng hướng dẫn, điều khiển quá trình hình
thành và phát triển của trẻ.
3.Lòng yêu trẻ:
-“Đối với một nhà giáo dục, điều chủ yếu là tình người, đó là một nhu cầu sâu sắc
trong con người.Những mầm móng của hứng thú sư phạm là ở chỗ hoạt động sáng tạo đầy
2
tình người để tạo ra hạnh phúc cho con người. Vì khi tạo ra niềm vui cho người khác , cho
trẻ thơ thì ở chỗ họ sẽ có một tài sản vô giá : đó là tình người, mà tập trung là sự nhiệt tâm,
thái độ ân cần và chu đáo, lòng vị tha.” (Xukhômlinski).
-Lòng yêu trẻ được thể hiện :
* Cảm thấy sung sướng và niềm vui khi được tiếp xúc với trẻ, khi đi sâu vào thế
giới độc đáo của trẻ. Nếu tình cảm này được nảy nở sớm được bao nhiêu, càng được thoả
mãn sớm chừng nào qua hoạt động phù hợp thì ở người đó càng sớm chiếm nhiều tình yêu

và nguyện vọng hoạt động sư phạm bấy nhiêu.
* Thái độ quan tâm đầy thiện ý và ân cần đối với trẻ,kể cả những em học kém và vô
kỷ luật.
* Luôn thể hiện tinh thần giúp đỡ trẻ bằng ý kiến hoặc bằng hành động thực tế của
mình một cách chân thành và giản dị, không có sự phân biệt đối xử với mọi đối tượng học
sinh.
* Tuy nhiên lòng yêu trẻ của người thầy không thể pha trộn với những nét uỷ mị,
mềm yếu và thiếu đề ra yêu cầu cao và nghiêm khắc đối với trẻ.
4.Lòng yêu nghề (Yêu lao động sư phạm).
-Có lòng yêu người, yêu trẻ mới có lòng yêu nghề.Người thầy phải luôn nghĩ đến
việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ. Trong công tác họ luôn luôn làm việc với
tinh thần trách nhiệm cao, luôn cải tiến nội dung và phương pháp, không tự thoả mãn với
trình độ hiểu biết và tay nghề của mình. Họ thường có niềm vui khi được giao tiếp với học
sinh; sự giao tiếp này sẽ làm phong phú cuộc đời người thầy: càng làm cho người thầy có
nhiều cảm xúc tích cực và say mê hơn.
-“Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất –đó
là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành giáo viên
tốt” (L.N Tônxtôi).
5.Một số phẩm chất đạo đức và ý chí của người thầy :
-Gồm :Tinh thần nghĩa vụ, tinh thần “mình vì mọi người”, nhân đạo, lòng tôn trọng,
thái độ công bằng, chính trực tính tình ngay thẳng , giản dị và khiêm tốn, tính mục đích ,
tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn ,tự kiềm chế , tự chiến thắng những thói hư tật xấu, kỹ
năng điều khiển tình cảm tâm trạng cho thích hợp với tình huống sư phạm .vvv…
-Những phẩm chất đạo đức là nhân tố tạo ra sự cân bằng theo quan điểm sư phạm
trong các mối quan hệ cụ thể giữa thầy và trò.
-Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để làm cho những phẩm chất và năng lực của
người thầy thành hiện thực và tác động sâu sắc đến học sinh.
3

×