Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Khám bé khi 4 tháng tuổi pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.16 KB, 6 trang )

Khám bé khi 4 tháng tuổi

Lần khám ở tháng thứ 4 cũng giống như những lần khám trước. Bé sẽ
được cân và đo, số liệu sẽ được cập nhật vào biểu đồ tăng trưởng của bé.
Bác sĩ sẽ sử dụng những thông tin này để đánh giá sự tăng trưởng tiếp theo
của bé.
Mặc dù bạn có thể thấy con mình như thế nào so với trung bình,
nhưng bác sĩ sẽ quan tâm nhất đến việc cân nặng và chiều cao của bé khác
với lần khám trước như thế nào. Đa số trẻ sinh đủ tháng lúc này sẽ có cân
nặng gấp đôi lúc đẻ. Do sự tăng trưởng phụ thuộc vào hoạt động bình
thường của nhiều hệ thống cơ quan. Một mô hình phát triển bình thường là
dấu hiệu đảm bảo cho sức khỏe của bé.
Bạn và bé sẽ phải làm thế nào?
Dưới đây là một số chủ đề bạn có thể lựa chọn để thảo luận ở lần
khám này:
 Giấc ngủ. Rất cần thảo luận về giấc ngủ của bạn và bé. May
mắn là khi trẻ lớn lên trẻ sẽ hết thời kỳ khóc dạ đề và sẽ ít khóc hơn. Nhớ
rằng "nằm ngửa khi ngủ" là tư thế an toàn nhất đối với hầu hết các bé, để
giảm thiểu nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS). Và khi để bé ở lại với
người trông trẻ hãy nhắc nhở về tư thế nằm ngửa để ngủ của bé.
 Chế độ ăn của bé. Mặc dù sữa mẹ và sữa bột có thể là thức ăn
duy nhất cho bé ở tuổi này, nhưng hãy thoải mái hỏi bác sĩ về việc bắt đầu
cho trẻ ăn dặm.
 Thông tin liên lạc. Lần khám này là thời điểm tốt nhất để xin lời
khuyên về việc nên liên hệ với bác sĩ của bé như thế nào hoặc bạn nên đưa
bé đến đâu nếu có những lo ngại về sức khỏe của bé ngoài giờ làm việc của
phòng khám.
 Sức khoẻ của mẹ. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy cho bác
sĩ biết liệu bạn có vấn đề gì về sức khỏe không hoặc có dùng thuốc gì không.
 An toàn. Ðừng do dự thảo luận về sự di chuyển tăng của bé
hoặc các vấn đề về an toàn, bao gồm sự an toàn của chỗ ngồi trong ô tô.


 Sự phát triển và cách chăm sóc trẻ. Hãy mang theo 1 danh sách
các câu hỏi về sự phát triển hoặc chăm sóc bé. Trong những tháng tới, khi bé
bắt đầu học ngồi, nhớ rằng bác sĩ nhi khoa khuyên không nên cho bé dùng
khung tập đi vì có thể nguy hiểm.
Khám xét
Trong quá trình khám bé, bác sĩ có thể làm theo những điều sau đây:
 Kiểm tra đầu của bé bằng cách sờ vào thóp xem có bình thường
không, nhìn hình dạng đầu từ phía trên có thể giúp phát hiện thấy hiện tượng
"bẹp đầu" đôi khi xảy ra nếu bé có thói quen quay đầu về bên trái hoặc bên
phải khi thức và ngủ. Bạn có thể giữ cho đầu của bé được tròn bằng cách
thay đổi luân phiên tư thế của bé, tư thế của nôi hoặc vị trí của những đồ vật
mà bé thích, như những vật chuyển động. Cách này sẽ khiến bé không nhìn
mãi về một hướng. Cũng tốt nếu bé được nằm sấp khi thức nếu cha mẹ ở
cùng phòng và chú ý đến bé. Khi trẻ biết ngồi, khả năng bị bẹp đầu sẽ ít đi.
 Tìm dấu hiệu hói gáy, hăm tã hoặc các kích ứng da khác. Khi
có nhiều nước bọt, bé có thể chảy dãi liên tục xuống cằm hoặc đọng lại ở
những nếp gấp ở cổ và gây hăm. Ở một số bé, da có thể bị đỏ sau tai hoặc
những nếp gấp dưới cánh tay hay khuỷu tay. Nếu bé có da nhạy cảm, hãy để
bác sĩ khám những vùng này.
 Khám mắt bé: Đến 4 tháng tuổi, hiện tượng lác ở trẻ nhỏ sẽ
được sửa chữa một cách tự nhiên.
 Khám mũi bé, ở tuổi này bé không thở nhiều bằng mũi. Trẻ khi
rất nhỏ thường thở chủ yếu bằng mũi, điều này cần thiết trong khi bú. Nhưng
bây giớ bé cũng sẽ thở bằng miệng.
 Khám miệng trẻ và hỏi xem bạn có thấy bé chảy nhiều dãi và
cử động nhai của bé. Mặc dù trẻ thường không mọc răng trước 5-7 tháng
tuổi nhưng chảy dãi và thổi bong bóng thường xuất hiện trước khi mọc răng
khoảng 2 tháng.
 Nghe tim, phổi. Một vài tiếng thổi khi mới sinh có thể đã hết
vào độ tuổi này. Thay vào đó có thể xuất hiện những tiếng thổi khác không

thấy lúc mới sinh. Nhớ rằng tiếng thổi ở tim là thông thường đối với trẻ nhỏ
và hiếm khi là vấn đề đáng lo ngại.
 Sờ bụng bé để kiểm tra tình trạng gan và thận to hoặc thoát vị
rốn
 Kiểm tra bàn tay, bàn chân cử động của cẳng chân và háng.
 Đánh giá trương lực cơ và cơ lực.
 Khám bộ phận sinh dục và bẹn, xem có mẩn đỏ hay khối thoát
vị không. Thoát vị là một khối lồi thường có kích cỡ bằng quả nho do ruột bị
tụt ra. Thoát vị ở rốn rất hay gặp và sẽ hết trước tuổi đi học. Thoát vị ở bẹn
rất có thể cần phải mổ. Với bé gái, bác sĩ có thể hỏi về bất kỳ dịch tiết âm
đạo. Với các bé trai, bác sĩ sẽ kiểm tra nước mào tinh hoàn, một túi chứa
dịch bao quanh tinh hoàn ở bìu. Tình trạng hay gặp này thường biểu hiện khi
sinh và thường hết khi cơ thể bé trưởng thành trong năm đầu.
 Kiểm tra háng của bé để sàng lọc phát hiện loạn sản bẩm sinh.
Tiêm phòng
Ở lần khám này, bé sẽ được tiêm mũi 2 của những vaccin đã tiêm ở
lần khám trước, như:
 Bạch hầu, uốn ván, ho gà (DTaP).
 Viêm gan B - Haemophilus influenza týp B. (HBV-Hib)
 Vaccin phế cầu liên hợp (PCV)
 Vaccin bại liệt bất hoạt (IPV) (có thể tiêm)
Trẻ 4 tháng tuổi có thể bị đau chân 1-2 ngày sau khi tiêm. Lúc này khi
bé thường muốn đứng trong lòng bạn, nhún nhảy mạnh và nhìn thế giới từ tư
thế đứng, bé có thể tạm thời bị hạn chế vì sự khó chịu ở chỗ tiêm.
Acetaminophen (Tylenol, Tempra và các loại khác) ở những liều được liệt
kê dưới đây có thể làm giảm bớt sự khó chịu đó:

Cân
nặng (kg)
Giọt

(ml)
sirô (thìa cà phê)
2,7 - 5,0 0,4 1/4
5,5 - 7,7 0,8 1/2
8,2 - 10,5

1,2 3/4

Chú ý: Acetaminophen dạng dung dịch và sirô có hoạt lực rất khác
nhau. Hãy theo đúng số đo đặc trưng cho từng loại acetaminophen.

×