Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đổi nghề - kỹ năng mềm 5 điều bạn cần phải cân nhắc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.88 KB, 5 trang )

Đổi nghề - kỹ năng mềm 5 điều bạn
cần phải cân nhắc
Bạn có cảm thấy nghề nghiệp hiện tại không hợp với bạn
không? Nếu bạn cảm thấy nản lòng, thiếu hứng thú với
công việc mình đang làm mỗi ngày, đó là lúc bạn cần phải
ra quyết định: thay đổi hay không thay đổi và thay đổi thế
nào.Tuy nhiên, thay đổi nghề nghiệp không phải là một thứ
có thể đưa ra khi chưa có sự suy nghĩ thấu đáo. Và theo
Robin Ryan, tác giả cuốn "What to Do with the Rest of
Your Life" (Tạm dịch: Làm gì với phần đời còn lại của
bạn) trước khi bạn thay đổi nghề nghiệp.
hãy tuân thủ 5 nguyên tắc sau:

1. Bạn ghét công việc hay ghét công ty?
Một trong những điều quan trọng nhất, bạn cần phải nghĩ
trước khi quyết định, theo Ryan, là phải nghĩ tới cảm xúc
thực sự của bạn về công việc hay nghề nghiệp hiện tại.
"Bạn rất cần cân nhắc liệu bạn có thực sự muốn đổi nghề
hay không, hay chỉ là thay đổi công việc hiện tại". "Bạn
ghét công việc hay chỉ là ghét công ty?". Hãy suy nghĩ thật
kỹ lưỡng liệu điều gì đã làm bạn khó chịu và liệu rằng bạn
có hạnh phúc hơn, có tâm trạng tốt hơn nếu như bạn vẫn
làm công việc đó ở môi trường mới hay không?
2. "Lọc" công việc dựa trên năng lực
"Nguyên tắc số 1 cho bất cứ ai là phải lựa chọn công việc
dựa trên năng lực, khả năng của bản thân", Ryan nói. Trước
khi quyết định bạn cần phải cân nhắc khả năng và năng lực
tự nhiên của bạn, hay thứ gì mà bạn cảm thấy rất dễ dàng
và thoải mái khi thực hiện.
Bạn có cảm thấy dễ dàng khi thuyết phục người khác
không? Bạn thấy mình có năng khiếu làm việc với số đông


không? Bạn nghĩ mình làm việc bằng văn bản tốt hơn hay
bằng tiếp xúc trực tiếp tốt hơn? Hãy nghĩ về những đặc
điểm cá nhân của bạn và dùng nó để định hướng đi cho
mình trên con đường tìm kiếm công việc phù hợp.
3. Hiểu các kỹ năng mềm của mình
Ryan cho rằng, khi tìm kiếm công việc phù hợp, bạn rất cần
hiểu được những "kỹ năng mềm" mũi nhọn của mình. Đó
phải là các kỹ năng có thể phù hợp ở nhiều loại hình công
việc, nhiều nghề nghiệp khác nhau chứ không chỉ đóng
khung trong một công việc nhất định, tức là không phải kỹ
năng chuyên môn của bạn.
Chẳng hạn, nếu bạn như có kỹ năng quản lý - thì đó là một
dạng kỹ năng mềm có giá trị ở mọi lĩnh vực, ngành nghề
chứ không chỉ trong công việc chuyên môn của bạn. Những
dạng kỹ năng tương tự còn có: khả năng giao tiếp, thành
thạo máy tính, kỹ năng viết, kỹ năng bán hàng và tổ chức
sự kiện. Một số kỹ năng ban đầu vốn là các kỹ năng chuyên
ngành nhưng sau một thời gian nó có thể trở thành kỹ năng
mềm. Điều quan trọng là bạn phải miêu tả được các kỹ
năng đó của bạn một cách sinh động làm sao để nó có thể
thu hút mọi nhà quản lý, mọi nhà tuyển dụng.
4. Sẵn sàng tự "nâng cấp" nếu công việc yêu cầu
Theo lời Ryan, một trong những yếu tố bạn cũng cần phải
tìm hiểu xem công việc đó yêu cầu những bằng cấp, chứng
chỉ cụ thể nào và bạn có sẵn sàng bỏ ra thời gian để có
được nó hay không? Chẳng hạn, ai đó thích các công việc
xã hội hoặc y tá nhưng họ có sẵn sàng để theo học các khoá
học để có chứng chỉ hành nghề này hay không?
Nên nhớ, bước vào một lĩnh vực mới cũng có nghĩa là cần
phải có những chứng chỉ hay bằng cấp chuyên môn về lĩnh

vực đó. Nên trong mọi trường hợp, bạn phải luôn sẵn sàng
cho các bước tiếp theo, một khi đã đặt chân vào lĩnh vực
đó.
5. Cập nhật, cập nhật và cập nhật
Sẽ rất phi lý nếu như bạn bước vào một lĩnh vực mà bạn
hoàn toàn chẳng hiểu mấy thông tin về nó. Ryan cho rằng,
những người phỏng vấn thường cũng là những người làm
trong lĩnh vực mà bạn đang ứng cử, và họ sẽ cảm thấy rất
thú vị nếu như bạn hiểu về những gì mà họ đang làm, bạn
sẽ làm.
Ryan cũng cho rằng, mạng lưới truyền thông sẽ giúp ích rất
nhiều cho bạn trong việc cập nhật các thông tin mới nhất về
lĩnh vực mà bạn sắp bước vào. Bạn nhất thiết phải có hiểu
biết về các ngôn ngữ chuyên ngành. Bởi trong trường hợp
mà bạn làm việc trong môi trường quốc tế, sẽ có rất nhiều
thứ bạn cần phải học, bởi nó sẽ khác nhiều với công việc
hiện tại của bạn. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải học hỏi
thêm nhiều từ những người hiểu biết, đọc các sách du lịch
và những sách chuyên ngành để tăng cường vốn từ vựng
của bạn.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất, trên hết là bạn phải tìm ra
được công việc nào phù hợp với bạn và bạn thực sự là ai,
năng lực của bạn thế nào. Trước khi quyết định gì, hãy tự
hỏi mình 3 câu hỏi: Sở thích của bạn là gì? Bạn đáng giá
thế nào? Và năng lực, độ bền của bạn ra sao? Trả lời được
các câu hỏi này là bạn đã tìm được con đường đi phù hợp
cho mình.

×