Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.42 KB, 108 trang )

Tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam
(Đỗ Quyên)

Chúng ta – những tác giả và độc giả của trường ca Việt Nam – dường như
thường ở tâm trạng: “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”

“Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu và
giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy;
Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào
đó.”

(Charles Darwin)

* *
*

Sau khi đưa ra luận điểm “trào lưu trường ca Việt Nam như là một trường phái
sáng tác”, chúng tôi đã cho đăng trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước,
trong đó có vietvan.vn, danh sách TÁC GIẢ TRƯỜNG CA VIỆT NAM với
các cập nhật của nửa năm qua.
Sang bước tiếp theo, xin được công bố danh sách TÁC PHẨM TRƯỜNG CA
VIỆT NAM.

Bài này gồm 4 phần:
Phần I : Lời dẫn của Trần Thiện Khanh
Phần II: Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả, tác phẩm
trường ca Việt Nam
Phần III: Các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam
Phần IV: Lời tạm kết - “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”



*

I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH

“Đỗ Quyên và trường ca Việt Nam
Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ
Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học
sử lẫn lí luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ.
Cho đến nay mới chỉ có “Tuyển tập trường ca” (Nxb. Quân đội nhân dân,
1997) là cung cấp được cho độc giả một cái nhìn tập trung về văn bản thể loại
này. Trong Lời nói đầu của tuyển tập đó các tác giả biên soạn nhận định:
“Trường ca là thể loại chiếm tỉ lệ nhỏ (…) mười trường ca được tuyển chọn
trong cuốn này (…) là những trường ca tiêu biểu cả về nội dung lẫn hình thức
cũng như bối cảnh lịch sử tác phẩm ra đời”. Như vậy số lượng trường ca được
chú ý ở đây còn ít, lại chủ yếu là các trường ca sáng tác trong khoảng 30 năm,
tính từ Bài thơ Hắc Hải (1955) của Nguyễn Đình Thi đến Gọi nhau qua vách
vúi (1987) của Thi Hoàng. “Vùng trường ca” đến nay vẫn còn nhiều chỗ trống,
cần có người tâm huyết lục khảo lại, chọn tuyển công phu hơn, nhất là thể hiện
được cái nhìn khái quát, công bằng hơn nữa về diễn tiến của thể loại này.
Nhìn từ những yêu cầu, đòi hỏi như thế, chúng tôi xin giới thiệu những nỗ lực
tìm hiểu khái quát các “hiện tượng trường ca” từng xuất hiện trong lịch sử văn
học Việt Nam của tác giả Đỗ Quyên. Ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính
anh cũng là một tác giả tiêu biểu trong việc tìm tòi thể nghiệm cách tân trường
ca ở nước ngoài (đã sáng tác 13 trường ca, 7 bài thơ dài). Cuộc lục khảo và hệ
thống hóa có quy mô lớn lần đầu tiên về các hiện tượng trường ca này có thể
xem là cuộc đi khai vỡ thêm những miền đất mới đầy hào hứng của anh, đồng
thời cũng là sự trở về vùng đất quen thuộc của người trong cuộc giàu tâm
huyết. Hy vọng, sau dịp này, tác giả Đỗ Quyên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt
thành hơn nữa của nhiều tác giả, độc giả.”



II. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TRƯỜNG CA VÀ VIỆC LẬP DANH SÁCH TÁC
GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM

Cùng tác giả và độc giả gần xa!

Đây đang là cơ sở cho một đề tài không dễ dàng, và có lẽ là lần đầu tiên về
khái niệm “tác gia trường ca Việt Nam”, về việc phân loại, nhận định có hệ
thống và toàn diện loại hình này trong văn học Việt Nam hiện đại.

Hai năm qua, chúng tôi thấy có một số bài liên quan như sau:

-“Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt”;Đỗ Quyên,Tạp chí
Sông Hương, số 257, tháng 7/2010, và tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010
- “Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại”; Phỏng vấn của Trần
Thiện Khanh, Tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 11/2009, và
vanhocquenha.vn 17/9/2010
- “Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại”; Diêu Thị Lan Phương, Tạp
chí Nghiên cứu văn học số 4/2009, và vienvanhoc.org
- “Những thể loại văn vần có dung lượng lớn như là tiền đề của tư duy về hình
thức” (Trích bản thảo luận án); Diêu Thị Lan Phương, Đại học Quốc gia Hà
Nội
- “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” (Tóm tắt
luận án);Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 3/9/2010
- “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”; Nguyễn Văn Dân, Tạp chí Sông
Hương số 230, tháng 4/2008, và tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008
- “Đôi nét về trường ca những năm gần đây từ góc nhìn thể loại”; Lưu Khánh
Thơ, vannghequandoi.com.vn 22/5/2010
- “Trường ca hôm nay viết về thời đánh Mỹ”; Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Văn
nghệ Quân đội, số 705 đầu tháng 27 cuối tháng 12/2009,

vannghequandoi.com.vn 4/1/2010
- “Trường ca Việt, một cách nhìn ”; Yến Nhi, vanchuongviet.org 27/1/2010
- “Tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái”;Nguyễn Minh, viet-studies.info
15/6/2009
- “Thanh Thảo với trường ca”; Chu Văn Sơn, vietvan.vn, và phongdiep.net
12/1/2010
-“Nghĩ về một số “phản trường ca”; Diêu Lan Phương, Tạp chí Văn nghệ Quân
đội, số cuối tháng 12/2010, và vannghequandoi.com.vn 4/1/2011

Nói về số lượng, kể từ thời Thơ Mới tới nay, con số chúng tôi đang có được là
khoảng 361 tác giả Việt Nam đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài
mang ý nghĩa tương đương trường ca, với tổng số 842 tác phẩm.

Một cách tương đối, có thể xem Huy Thông là trường ca gia Việt Nam đầu tiên
với tác phẩm nổi tiếng Tiếng địch Sông Ô ra đời năm 1935, và mới nhất, vào
tháng 9/2010, là Nguyễn Trọng Văn với Tổ quốc - đường chân trời (Nxb Quân
đội nhân dân).

Các yếu tính nghệ thuật của thể loại để khu biệt “trường ca” giữa các tác phẩm
thơ khác luôn là nan đề trong cả sáng tác lẫn lí luận văn học đương đại, ở Việt
Nam và trên thế giới. Có lẽ, nhờ tự mang trong mình sự bất định thể loại,
trường ca đã là một trong những Đứa Con kỳ khôi - già xưa nhất, tươi lạ nhất -
của Người Mẹ Văn Chương.

Bằng quan niệm mới về thể tài, và trong sự cẩn trọng thông lệ cho một công
việc phân định không thể tránh được độ bấp bênh nào đó, chúng tôi thử đề nghị
một số tiêu chí, trong khi thành lập danh sách, cũng như phân loại tác giả, phê
bình tác phẩm.
Với trường ca, và các loại hình tương tự (anh hùng ca, sử thi, ngâm khúc, diễn
ca, trường thi…) thường không khó khăn lắm để nhận dạng qua cấu trúc và

dung lượng, dù được viết theo khuynh hướng nào: cổ điển, hiện đại, hay hậu
hiện đại. Riêng với thơ dài có tính trường ca – điểm mới của khảo cứu này –
quả là không dễ dàng định vị! Đến nay, trong tổng số361 tác giả, có 263 tác giả
trường ca và 98 tác giả thơ dài có tính trường ca: trung bình mỗi tác giả đã viết
hơn 2 tác phẩm có tính trường ca. (Mời xem dưới đây các Danh sách số 1, 1a,
1b, 1c, 1d)
Trong khi khảo sát, chúng tôi coi trường ca và thơ dài có ý nghĩa tương đương
bao gồm các loại hình văn vần -trừ truyện thơ vàkịch thơ - mang dung lượng
lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hay không có cốt truyện,
câu chuyện. Ở các sáng tác đó, tính trường ca được thể hiện hài hòa qua: a) Thể
tài: mang tinh thần và nội dung không như của từng cá thể, hay giữa các cá thể,
mà nâng lên giá trị chung (đất nước, quê hương, nhân loại, dân tộc, cộng
đồng…) trong một chủ đề nhân văn nhất định có ý nghĩa xã hội rộng lớn. (Đây
nên được xem như kim chỉ nam về tư duy thể loại trên bản đồ nghệ thuật thơ có
tính trường ca!); b) Cảm hứng: ấn tượng chấn động, cảm xúc cao sâu; c) Giọng
điệu và tư duy: mạnh hoặc nhanh, hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ
đích lôi cuốn; d) Cấu trúc và thủ pháp: sử dụng một số hình thức, kỹ thuật của
“trường ca chuẩn tắc” (chương/khúc/đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân
bằng các giá trị đối lập, v.v…); e) Dung lượng: Khoảng 750 chữ trở lên (có thể
ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).
Và chúng tôi mạnh dạn dùng một tên gọi mới, không thuộc về thể tài mà với ý
biểu tượng, như một sự “vinh danh”: Tiểu trường ca.Đó là các thi phẩm có:
Dung lượng hơn một bài thơ bình thường (tùy ý nghĩa từng bài); Thi pháp
mang tính trường ca; Tác giả đã quen thuộc; Và nhất là, từng tạo tiếng vang
trong dư luận xã hội và môi trường văn học, mang dấu ấn thời đại, lịch sử…
(Xem Danh sách số 2 – Phác thảo)
Do lấy tính trường ca làm đích, ở đây cũng phân biệt 2 loại: thơ dài có tính
trường ca và thơ dài không có tính trường ca.
Sắp tới, sẽ hoàn thiện Danh sách số 2 (Những bài thơ như là “tiểu trường ca”
Việt Nam),và hy vọng sớm công bố Danh sách số 3 (Tác giả thơ dài tiêu biểu

Việt Nam).
Dường như vẫn còn một dấu hỏi luôn neo trong đầu mỗi người ham thích tìm
hiểu sinh hoạt sáng tác văn học: Tổng số các nhà thơ Việt, từ thời Thơ Mới đến
nay, khoảng chừng bao nhiêu? (Xin nêu luôn một xác định riêng về “nhà thơ” ở
đây: Đó là các tác giả của những sáng tác thơ được đánh giá, lưu giữ trong một
cộng đồng nhất định).
Ở tầm tay hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tạm thời ước tính:
Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt2cách định
lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như:
khoảng 460 nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; 785 nhà thơ tiêu biểu thế
kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); danh sách tác
giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng nhất ở trong và ngoài nước
(vanvn.net, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, thica.net, tienve.org,
damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, vi.wikipedia.org). Hai, suy
diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà chúng tôi “có trong tay” (có
thể vuông tròn thừa thiếu con số 361 trên thực tế là 400) và theo 5 danh sách
quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân,
200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam, 123 tác giả
thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com, 100 bài thơ Việt Nam
hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, và 100 bài thơ chọn lọc
thế kỷ 20 / Gia Dũng), chúng tôi đã rút ra được “tỷ lệ vàng 1/5” cho số các thi
sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Thật
cân xứng: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt dành 1 ngón cho thơ trường
ca!
Ngoài một số ít tác giả là thi hữu đã cung cấp trực tiếp tác phẩm, nguồn tham
chiếu chính của chúng tôi là các trang mạng; một phần vì hiếm có cơ hội cập
nhật sách báo in ấn ở Việt Nam. Thành thật xin lỗi về thiếu sót, nhầm lẫn chắc
sẽ có ở nhiều mặt (tiêu chí tuyển chọn, vấn đề văn bản và xuất bản…), nhất là
với các tác giả, tác phẩm trường ca đã xuất bản mà danh sách chưa có được!
Cũng bởi thế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như thông tin

về tác phẩm, tác giả thơ có tính trường ca Việt Nam. Các ý tưởng và bài vở
thích hợp – khi được người gửi đồng thuận - có thể tham gia vào bản thảo cuốn
sách dự tính mang tên “Một cách tìm hiểu trường ca Việt Nam”.

Chân thành cám ơn những cộng tác, giúp đỡ vô giá của các tác giả và độc giả,
các thi sĩ và nghiên cứu gia, độc lập hay trong các cơ quan, tổ chức văn học, ở
trong và ngoài nước; cũng như những báo chí, trang mạng đã và sẽ giới thiệu
các danh sách này. Xin ghi nhận tấm thịnh tình từ: Các bạn văn đầu tiên đã đọc
và cổ vũ, như nhà lí luận-phê bình Trần Thiện Khanh và các nhà thơ Khế Iêm,
Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Đức Tùng; Các nhà thơ, các nhà
nghiên cứu như Nguyễn Anh Nông, Diêu Lan Phương, Đặng Tiến Huy, Duy
Phi, Nguyễn Trọng Văn, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Từ Nguyên
Tĩnh, cùng nhiều tác giả, độc giả khácđã có những thông tin, trao đổi quý báu
kể từ sau danh sách đầu tiên (7/7/2010), mà đáng kể nhất là có được 30 tác giả
cùng khoảng 50 tác phẩm nhờ tham khảo thống kê của nhà nghiên cứu-phê
bình Mai Bá Ấn. Đặc biệt, nhà thơ Trần Quốc Minh đã nhiệt thành giới thiệu
một số tác giả, công phu cung cấp tác phẩm cần thiết, khi đại diện cho chúng
tôi liên lạc với các tác giả ở Hải Phòng - một vùng đất sản sinh “trường phái
thơ Hải Phòng”, trong đó có dòng trường ca đặc sắc với khoảng 27 tác giả mà
cuốn sách sẽ dành sự quan tâm cần thiết.

“Thói quen cứ muốn lập danh sách cho mọi thứ nghe có vẻ tùy tiện hoặc vô lí:
Những người lập danh sách đã để ngỏ cả khoảng trống vô tận cho những người
bình luận khi mọi sự sáng tỏ, mặc dầu lí do hợp lí nhất của việc lập danh sách
là để khích lệ những nhà bình luận ấy. Văn chương hay tự nó nói lên tất cả, và
còn nói mãi; những nhà văn hay nhất hôm nay còn đang viết là những người
mà cháu chắt của chúng ta sẽ đọc. Thế nhưng, sự quyến rũ của ‘danh sách’ đã
ăn sâu vào não trạng chúng ta (“20 tác giả dưới 40 tuổi của văn học Mỹ”; Ban
biên tập The New Yorker; Theo bản dịch của Hiếu Tân)


Chúng tôi tán đồng! Và đấy là một trong vài lí do để chia sẻ nơi đây các danh
sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam.

Thư từ, bài vở xin gửi về: Đỗ Quyên; email:
Trân trọng


III. CÁC DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM

Sau đây là 6 danh sách (cập nhật 15/2/2011)

Số 1, 1a, 1b, 1c, 1d - Tác giả và tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
và Số 2 - Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam

- Danh sách số 1: 361 Tác giả và 842 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 1a: 361 Tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 1b: 263 Tác giả trường caViệt Nam
- Danh sách số 1c: 98 Tác giả thơ dài có tính trường ca Việt Nam
- Danh sách số 1d:842 Tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 2: Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam (Phác thảo:
98 Tiểu trường ca Việt Nam với 69 tác giả)

*

Danh sách số 1
361 Tác giả và 842 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam

Một số quy ước:

- Tên tác giả in nghiêng: Tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca

- Tên tác phẩm in nghiêng: Thơ dài có tính trường ca
- Tên tác phẩm in đậm: Người biên khảo chưa được tiếp cận văn bản
- Tên tác phẩm cần kiểm chứng: [?]
- Năm hoàn thành để sau tên tác phẩm; để trống khi không rõ
- Tác giả nữ: *
- Tác giả ở ngoài nước: #
- Tác giả đã mất: +



1. Thụy An

* +
Tôi về quên mất cả xuân sang (1951);
Trường ca Tiếng mẹ, Sao lại mùa thu

2. Trần Xuân An


Sáng tháng Giêng ở gò Đống Đa (2004);
Quê nhà yêu dấu (1996)

3. Duyên Anh

# +
Sài Gòn trường ca (1979)

4. Đặng Nguyệt Anh

*

Trường ca Mẹ (1994)

5. Hoài Anh


Trường ca Điện Biên - tổ khúc Hà Nội (1995)

6. Vương Anh


Sao chóp núi (1968)

7. Nguyễn Đình Ảnh

+
Vầng sáng và những kỳ tích [?] (2000)


8. Việt Ánh

+
Anh Ba Thắng (1949)

9. Nguyễn Lương Ba

#
Giấc mơ

10. Nguyễn Bá



Hòn Khoai (2000), Nguyễn Trung Trực (2000)

11. Ngọc Bái


Lời cất lên từ đất (1999), Miền quê thao thức (2007), Con của phù sa (2009),
Vầng trăng và cánh rừng (2009)

12. Lê Ngọc Bảo


Tiếng hát một dòng sông (2005)

13. Phan Thị Bảo

*
Mẹ (1999)

14. Lâm Bằng

Đò Lèn (2009)

15. Nguyễn Nguyên Bẩy

Bài ca rộng khổ chép ở ga Hàng Cỏ đề gửi Nguyễn Khắc Phục;
Ô cửa vầng trăng, Sông Cái mỉm cười

16. Nguyễn Thị Bích
*

Sông Hồng phù sa (1995)

17. Nguyễn Thị Thanh Bình

* #
Tuyên ngôn của những siêu sao (2007), Đôi giày phụ nữ made in Vietnam, Để
nghĩ về một thi sĩ, Nhục ca của bầy chó câm và những con người im lặng
(2010), Xin một ngày tháng Tư (2010), Giả định mùa sen nở

18. Nguyễn Trung Bình

+
Bài của trẻ dáng nâu (1996)

19. Lê Bính


Hát dọc đồng bằng (2005)

20. Nguyễn Bính

+
Lỡ bước sang ngang (1939), Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương, Người xóm
Rẫy(1944),Những dòng tâm huyết, Hương, Những thanh gươm báu;
Thạch sương bồ

21. Nguyễn Đức Bính
+
Hà Nội (1969)


22. Nguyễn Trọng Bính
+
Nhật ký dòng sông

23. Thu Bồn

+
Tiếng hú người Dioloa (1974), Quê hương mặt trời vàng (1975), Thông điệp
mùa xuân (1985), Hà Nội ngày nào (1996);
Bài ca chim Chơ rao (1962), Vách đá Hồ Chí Minh (1970), Người gồng gánh
phương Đông (1972), Chim vàng chốt lửa (1975), Badan khát (1976),
Campuchia hy vọng (1978), Oran 76 ngọn (1979), Người vắt sữa bầu trời
(1985), Đi tìm lá cỏ

24. Nhã Ca

* #
Đàn bà là mặt trời (1972), Một đoạn nhã ca (1972)

25. Thái Can

+
Cảnh đoạn trường

26. Hoàng Cát


Bản lĩnh nhà văn (2007);
Quê hương trong tôi [?] (2007)


27. Văn Cao

+
Những người trên cửa biển (1956)

28. Đào Cảng

+
Hải Phòng – 1972 (1975)

29. Hoàng Cầm

+
Đêm liên hoan (1947), Tiếng hát sông Lô (1947), Bên kia sông Đuống (1948),
Mùa xuân đến rồi đây (1956), Nhân câu chuyện một tuổi trẻ anh hùng chống
Mỹ (1965);
Tiếng hát quan họ (1956), Về Kinh Bắc (1960)

30. Huy Cận

+
Người bác sĩ (1986);
Người thợ ảnh (1986), Cô gái Mèo (1986), Cướp biển đến ngày chết đuối
(1986), Cha ông nghìn thuở (2002)

31. Nguyễn Quốc Chánh


Những mối quan hệ (2001), Triển lãm bản địa (2001), Giữa truyền thống chạy
rong & thủ đoạn phủ sóng (2001)


32. Trúc Chi

Miền Nam là trái tim của Bác (1970);
Thành phố hoa mặt trời (1986)

33. Nguyễn Đình Chiến

Cutudốp & Napôlêông (1996)

34. Nguyễn Việt Chiến

Cỏ trên đất(2000), Trẻ em trên mặt đất (2004), Con người (2004)

35. Phan Đức Chính

Mưa trong đất (2004), Mây trắng bay về đâu (2006)

36. Vũ Trung Chính

Việt Nam lịch sử diễn ca (2010)

37. Vũ Thành Chung

Một thời nhớ (2006)

38. Kim Chuông


Về một người mẹ - Về một người con - Và dòng sông Trà Lý (2005);

Độc thoại về chùm số thống kê trên một vùng quê lúa (1981)

39. Nguyễn Văn Chương

Làng (2003), Thao thức cùng biển đảo (2009)

40. Vũ Hoàng Chương
+
Trường ca sát thát(1963),Trả ta sông núi

41. Hoàng Trần Cương

Trầm tích (1999), Đỉnh vua, U minh, Long mạch [?], Đất nện (2010), Cặn muối
(2010)

42. Trúc Cương


+
Bản xô-nát tặng người con gái đánh dương cầm (1968), Mạch nước ngọt ngào
(1982)

43. Võ Bá Cường


Khát gió (1999)

44. Võ Tấn Cường



Cửa sinh tử (2010)

45. Đoàn Văn Cừ

+
Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958)

46. Trần Dần

+
Nhất định thắng (1955), Cách mạng tháng Tám(1956);
Đây Việt Bắc (1957), Cổng tỉnh (1960), Mùa sạch (1964), Kể kệ (1976)

47. Miên Di


Những trang tối (2010)

48. Nguyễn Đình Di


Lộ trình(2008)

49. Xuân Diệu

+
Lệ (1957), Gánh (1959), Tên đất nước trở thành tên chiến thắng (1963), Sự
sống chẳng bao giờ chán nản (1967);
Ngọn quốc kỳ(1945), Hội nghị non sông (1946), Hoa học trò


50. Nguyễn Văn Dinh


Trường ca Quảng Bình (1956)

51. Phạm Tiến Duật

+
Lửa đèn (1967);
Những vùng rừng không dân, Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997)

52. Trương Thị Kim Dung
*
Miền sông mẹ (2010)

53. Lê Anh Dũng


Thưa mẹ - phía trăng lên (2002), Giữa xanh thẳm đại ngàn(2004), Dòng sông
di sản (2009)

54. Thế Dũng

#
Con đường rung chuyển (1975), Nơi tôi hát cũng là nơi tôi khóc (1987), Lục
bát lên đồng (1999)

55. Trần Tiến Dũng

Những công dân hạng hai (2004), Ngày - tháng - năm của hoa


56. Khương Hữu Dụng
+
Kinh nhật tụng của người chiến sĩ(1946),Từ đêm Mười chín (1948)

57. Hồ Đắc Duy


Đại Việt sử thi

58. Nguyễn Duy


Đánh thức tiềm lực (1982), Nhìn từ xa… Tổ quốc (1983), Kim Mộc Thủy Hỏa
Thổ (1992)

59. Lưu Trùng Dương

Như hòn Non Nước (1971), 40 năm (1985)

60. Vân Đài

* +Những người mẹ năm tốt (1962)


61. Trần Trung Đạo

#Bài thơ tháng Tư (1992)



62. Lê Đạt

+
Trường ca Bác (1969), Lão núi (1970)

63. Văn Đắc


Khúc hát từ nguồn nước (1978), Trường ca thành Tây Đô (2003)

64. Hà Thanh Đẩu


Việt Nam hùng sử ca (1946)

65. Khuất Đẩu


Khúc sinh ca của đồng lúa trổ (1970)

66. Nguyễn Khoa Điềm

Đất ngoại ô (1969), Biển trước mặt (1982);
Mặt đường khát vọng(1971)

67. Trinh Đường

+
Nhớ về một nhịp cầu một khúc sông(1983);
Bạch Đằng giang khúc (1963), Núi canh (1964), Điện Biên phủ trên không

(1997)

68. Nguyễn Hoàng Đức

Kẻ hành hương từ đời đến thơ (1997),Đợi chuyến đò đã lỡ (1998), Ngước lên
cao, Bóng tượng đài ám ảnh

69. Nguyễn Quí Đức
#
Ngôn từ (2009)

70. Kiên Giang

Lúa sạ miền Nam (1964)

71. Lam Giang

Trở lại dấu chân mình (1994)

72. Phan Trường Giang


Trường ca U Minh (1987)

73. Thái Giang


Lửa sáng rừng (1961), Khi con người có Tổ quốc (1971), Sóng đất (1972),
Điều không thể mất (1974)


74. Đoàn Huy Giao


Tam giác nghịch (2007)

75. Hà Giao


Tấm áo vỏ cây (1996)

76. Tế Hanh

+
Tiếng sóng (1960), Câu chuyện quê hương (1979)

77. Nguyễn Xuân Hanh


Giông bão (2000)

78. Thúc Hà

+
Khúc ca về những mái trường (1969)

79. Nguyễn Hưng Hải


Mảnh hồn chim Lạc (2004), Mưa mặt trời (2005)


80. Phan Tấn Hải

#
Giữa những dòng thơ lời chưa nói, Bài thơ mời em theo vào cuộc đời

81. Thanh Hải


+
Ca khúc cửa Việt (1974)

82. Nguyễn Thị Lâm Hảo

*
Vang vọng triều Trần (2002), Lam Sơn tụ nghĩa (2004)

83. Trần Mạnh Hảo


Đất nước hình tia chớp (1975), Thành phố của mỗi người, Mặt trời trong lòng
đất (1981), Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986), Điện Biên Phủ

84. Phan Nhiên Hạo
#
Lịch sử thời đại tường thuật bởi một người lưu vong (2007)

85. Lê Ngân Hằng
*
Bài thơ về một buổi sáng và con chim cuốc (2007), Tựa bài thơ viết cho chữ H
(2007), Quật mộ (2007), Sưu tập mùa đông, 17, Tựa một bản dự thảo

“marketing”, Làm đàn bà,Về sự trôi đi (2008), Quê (2008), Đan len (2009), Thi
sĩ và những chuyện khác (2009), Tập kể cổ tích mùa Thu, Còn có một bí mật
này thủa xưa, Thư Tết bạn xa (2010), Họ - khoa học viễn tưởng (2010)

86. Nguyễn Trung Hậu

Vũ điệu hành tinh (2002), Bánh đất bánh trời (2006), Chuyện cổ tích giữa đời
nay (2010)

87. Đặng Hiển

Đôi cánh (1974), Đất nước trong lớp học (2003)

88. Trần Quang Hiển

Gió ngàn lau (2009)

89. Vũ Hiển


Bản “Xô-nát dưới cống” trong những ngày lụt lội (2008)

90. Ngọc Hiền


Được mùa đẩy mạnh vụ chiêm (1957)

91. Nguyễn Tôn Hiệt

#

Chỗ nào khô thì ngủ qua đêm (2008), Một người đang viết (2008)

92. Nguyễn Hiếu


Nhân dân (1988), Nhân loại (2010);
Niềm vui bất tuyệt (1982)

93. Ngọc Thiên Hoa
#
Việt Nam lục bát sử (2007), Ngàn năm lục bát (2010)

94. Đông Hoài

Làng nghèo (1957), Tôi đã từng sống (1989);
Vô thanh lệ nhạc (1946)

95. Trịnh Bửu Hoài

Giữa hai mùa hẹn ước (1985)

96. Nguyễn Chí Hoan

Những khúc hoàng hôn (1994)

97. Lưu Quốc Hòa


Những vì sao không tắt (2008)


98. Đông Hồ

+
Thăng Long hành

99. Nguyên Hồ


Bài ca dâng Đảng (1970), Ngọc càng mài càng sáng (1970), Bài ca bốn ngàn
năm tổ quốc Việt Nam (1975)

100. Trần Ninh Hồ


Những câu thơ về Cúp bóng đá (1982)

101. Nghiêm Xuân Hồng

# + Độc đăng đài (1984), Hoa tạng trầm tư


×