Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những thất bại nổi tiếng nhất lịch sử Hóa học Biến chì thành vàng? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.7 KB, 6 trang )

Những thất bại nổi tiếng nhất lịch
sử Hóa học
Biến chì thành vàng?

Dù không thành công, nhưng giả kim thuật được xem là
tiền thân của ngành hóa học hiện đại. Ảnh: Discovery.
Ý tưởng biến chì thành vàng đối với bạn có lẽ khá điên rồ,
nhưng đó lại là một tham vọng của các nhà giả kim thời cổ
xưa. Vào thời mà con người chưa biết gì đến bản chất của
các nguyên tố hóa học, số nguyên tử, hay bảng tuần hoàn
Mendeleev, người ta chỉ quan sát thấy các phản ứng hóa
học tạo ra các hiện tượng “kỳ diệu” như thay đổi màu sắc,
bốc cháy, phát nổ, bốc hơi, co giãn hay tạo mùi; từ đó, họ
phát sinh ý tưởng có thể biến thứ kim loại xám xỉn thành
một thứ kim loại mới đẹp đẽ hơn, tỏa sáng hơn. Với tham
vọng đó, các nhà giả kim đã ra sức tìm kiếm loại “đá tạo
vàng” – một loại đá chỉ có trong trí tưởng tượng của họ –
để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Một tham vọng
khác nữa là việc tìm kiếm hoặc bào chế “thuốc trường sinh
bất lão”. Cả 2 tham vọng này đều không bao giờ bước từ trí
tưởng tượng của họ ra thực tế.
Thuyết nhiên tố và vật chất cháy (Phlogiston)

Johann Joachim Becher – cha đẻ của thuyết nhiên tố. Ảnh:
Discovery.
Thuyết nhiên tố là một lý thuyết khoa học đã lỗi thời, được
Johann Joachim Becher đưa ra lần đầu tiên vào năm 1667.
Thuyết này cho rằng ngoài những nguyên tố cổ điển của
người Hi Lạp (lửa, nước, khí và đất), còn có một nguyên tố
nữa tương tự như lửa có tên là “yếu tố cháy” (phlogiston).
Theo Becher, tất cả những vật chất có thể cháy được đều


chứa phlogiston – một dạng vật chất không có màu, mùi,
vị. “Yếu tố cháy” sẽ được giải phóng ra ngoài trong quá
trình bốc cháy của một vật chất. Những người không ủng
hộ thuyết này đã tiến hành một số thí nghiệm và đã phát
hiện ra một số sai lầm trong lý thuyết này của Becher;
chẳng hạn như khối lượng của nhiều kim loại, như magiê,
tăng lên sau khi được đốt cháy (mặc dù chúng được cho là
đã bị mất phlogiston trong quá trình bị đốt cháy.) Ngày
nay, khoa học đã biết rằng không có “vật chất cháy”, mà
hiện tượng được Becher nói đến thật chất là hiện tượng oxy
hóa.
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất trong vũ trụ?

Nguyên tử từng được cho là hạt nhỏ nhất không thể phân
chia được nữa. Ảnh: Discovery.
Từ ngàn xưa con người đã phát hiện ra tất cả các dạng vật
chất đều được được cấu tạo từ những đơn vị nhỏ hơn và
riêng biệt, hay còn gọi là nguyên tử. Tuy nhiên, với các thí
nghiệm dựa trên kỹ thuật khoa học thô sơ thời ấy, nguyên
tử được cho là loại hạt nhỏ nhất và không thể phân chia
được nữa. Phải đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học mới
phát hiện rằng trong một số tương tác vật lý, nguyên tử có
thể được tách ra thành các thành phần nhỏ bé hơn, gọi là
các hạt hạ nguyên tử. Có ba loại hạt hạ nguyên tử cấu tạo
nên các nguyên tử: điện tử Âm (Electron) mang điện âm,
điện tử Dương (Proton) mang điện dương, điện tử trung
hòa (Neutron) không mang điện v.v….Mới đây, các khoa
học gia lại tìm ra các hạt quark, và Higgs.


×