Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Những kinh nghiệm học được sau các buổi thuyết trình anh văn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.33 KB, 2 trang )

Những kinh nghiệm học được sau các
buổi thuyết trình anh văn.
I/ Tự tin trước đám đông:
Sau những buổi thuyết trình như thế, bạn cảm thấy tự tin lên rất nhiều. Những cảm
giác sợ sệt dần dần biến mất và thay vào đó là sự bình tĩnh và khả năng tin tưởng
vào bản thân. Lúc trước khi nói chuyện với nhiều người xung quanh, bạn cảm thấy
vô cùng bối rối. Bạn không biết phải nói chuyện như thế nào để cho người khác
lắng nghe và hiểu những gì mình nói. Nhất là khi nói chuyện với khách ngoại
quốc, điều đó càng trở nên vô cùng khó khăn. Khi đối mặt với những trường hợp
như thế này, bạn sẽ tự hỏi: Mình sẽ phải nói gì đây? Phải nói về vấn đề gì? Liệu họ
có hiểu mình muốn nói gì hay không? Hàng loạt các câu hỏi đó sẽ khiến các bạn
bối rối. Nhưng sau những lần luyện tập và tích lũy kinh nghiệm, bạn sẽ dần trau
dồi cho mình khả năng đứng trước đám đông, đồng thời thể hiện bản lĩnh cá nhân
và khả năng kiểm soát lời nói một cách hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, luyện nói
nhiều sẽ giúp bạn cải thiện cách phát âm và điều chỉnh ngữ điệu câu nói một cách
linh hoạt hơn cho nên sẽ giúp bạn nói chuyện một cách tự nhiên và rõ ràng hơn.
II/ Nắm vững và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng:
Trước đây khi áp dụng những cách dạy học truyền thống, học sinh thường cảm
thấy chán nản, tiếp thu bài học một cách khó khăn và thậm chí rất dễ quên kiến
thức khi bài học vừa kết thúc. Nhưng khi áp dụng những phương pháp thuyết trình
như thế này sẽ giúp các bạn nhớ sâu hơn, nhất là những từ vựng và ngữ pháp tiếng
Anh. Đồng thời, những bài thuyết trình còn gây hứng thú trong việc tiếp thu kiến
thức mới, giúp bạn tích lũy những kiến thức căn bản và cần thiết trong giao tiếp
tiếng Anh.
III/ Khả năng sáng tạo được nâng cao:
Khi thực hiện một bài thuyết trình Anh Văn, bạn thường phải chuẩn bị một cách rất
kĩ lưỡng, đòi hỏi tính sáng tạo để người khác có cái nhìn mới về bài thuyết trình
của bạn. Bạn phải làm sao cho họ thấy được cái hay, cái tinh tế trong bài thuyết
trình của bạn để khiến người nghe có cảm giác hứng thú và lôi cuốn. Hơn nữa bạn
sẽ tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp hơn đối với người mà bạn đang nói chuyện.
VI/ Phương pháp để có một bài thuyết trình thật sự chất lượng:


1. Khi thuyết trình, bạn phải chú ý nói một cách ngắn gọn súc tích, tránh không
làm mất thời gian của đối phương. Như vậy sẽ làm cho họ đỡ chán và tập
trung nhiều hơn vào bài thuyết trình của bạn.
2. Ý tưởng của bài thuyết trình phải thật rõ ràng, mạch lạc, không được lan
man để tránh tình trạng người nghe không hiểu rõ vấn đề mà bạn đang nói.
Phải đảm bảo nội dung và mạch ý tưởng một cách hợp lí để bài thuyết trình
rõ nét và rành mạch hơn.
3. Phân tích vấn đề bằng cách suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của
người nghe để họ dễ dàng nắm bắt thông tin.
4. Thực hiện bài thuyết trình trôi chảy, tốc độ vừa phải và đặc biệt phải đảm
bảo tính hấp dẫn và lôi cuốn cho bài thuyết trình của bạn.
Nói tóm lại, phương pháp thuyết trình là phương pháp cụ thể và hiệu quả nhất
để truyền tải điều mình nói vào đầu người nghe. Nó còn là kĩ năng làm nên bản
lĩnh con người. Nó giúp bạn xoay sở và đối phó với mọi tình huống khó khăn
nhất. Lúc đó bạn sẽ trở nên nhạy bén hơn để sẵn sàng ứng biến với mọi thứ
trong cuộc sống. Đặc biệt, kĩ năng thuyết trình tốt còn là hành trang tích cực
giúp bạn trong học tập và trong công việc sau này.

×