Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thu thập thông tin và đào tạo nhân viên- Những kinh nghiệm của các cơ quan quản lý Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.38 KB, 2 trang )

Thu thập thông tin và đào tạo nhân viên- Những kinh nghiệm của các cơ
quan quản lý Nhật Bản
Từ thời vua Minh Trị, giữa thế kỷ 19, Chính phủ Nhật đã gửi nhiều đoàn ra nước ngoài để
nghiên cứu các mô hình tổ chức Nhà nước và xã hội để chuẩn bị xây dựng một nhà nước có
hiến pháp hiện đại, có quân đội, công nghiệp, khoa học, công nghệ và nông nghiệp hiệu quả
nhất. Sau thế chiến II, việc nghiên cứu ở nước ngoài được Chính phủ bảo trợ đã mở rộng ra
những lĩnh vực rất khác nhau, từ triết học đến chính trị, vật lý nguyên tử, y học đến sản xuất
đồ chơi trẻ em, nhạc Jazz, quản lý kinh doanh đến quản lý hộ gia đình. Do phạm vi học tập
mở rộng cho nên quá trình tìm kiếm thông tin ngày càng trở nên tỷ mỉ và chuyên sâu hơn.
Các viên chức ưu tú của Nhật ở các bộ khác nhau có trách nhiệm lớn trong việc thu nhận
kiến thức. Trong mỗi bộ, phần lớn các chuyên gia sử dụng thời gian để theo dõi sự phát triển
trong lĩnh vực chuyên môn tương ứng của họ ở nước ngoài. Chính phủ khuyến khích họ
không chỉ nắm được thông tin về những phát triển nói chung mà còn tìm kiếm những tấm
gương mà Nhật có thể cố làm cho bằng được hoặc hơn.
Vấn đề đào tạo cán bộ học ở nước ngoài của Nhật Bản cũng khác nhiều nước. Họ không
chọn các sinh viên giỏi ở các trường dại học, mà chọn các viên chức trẻ tinh hoa đã có ít ra
là 2 nǎm công tác trong các bộ. Các viên chức đó làm việc cho một bộ từ khi mới ra trường
cho đến khi về hưu, do đó bộ chú trọng đào tạo chuyên môn cho họ trong những lĩnh vực
cần thiết đối với trách nhiệm tương lai của họ. Bởi vì theo lứa tuổi và sự trưởng thành, họ sẽ
nắm giữ những chức vụ then chốt, cho nên bộ luôn cố gǎng đảm bảo cho các viên chức
được đào tạo thành tài trong mỗi nhóm tuổi để cống hiến hết khả nǎng cho công tác cơ bản
của bộ. Sau khi đã nắm được các vấn đề chung của bộ, các viên chức trẻ được chia thành
các chuyên ngành riêng để tiếp tục được đi đào tạo thêm nâng cao về ngoại ngữ, kỹ thuật và
lý thuyết tại các trường đại học danh tiếng nhất thếgiới. Các viên chức đi học ở nước ngoài
có ý thức rõ rằng tri thức nào họ cần và có nhiệm vụ tập trung nghiên cứu phạm vi đó. Hệ
thống này đảm bảo cho những ai được đào tạo có kết quả tốt, nhiều nǎng lực thì sẽ được
giữ những chức vụ cao.
Ví dụ việc đào tạo chuyên gia Trung Quốc học của Bộ ngóại giao sẽ diễn ra như sau. Mỗi
nǎm Bộ cử hai hoặc ba viên chức trẻ được bộ gửi đi Trung Quốc để học hai nǎm tiếng TQ ở
Bắc Kinh hay Đài Bắc. Sau khi học tiếng TQ thì họ lại được gửi đến các trường đại học ở Mỹ
để làm quen với những hiếu biết khá sâu của người phương Tây về TQ, sau đó họ lại được


gửi đến Matxcơva để tìm hiểu các công trình của người Nga nghiên cứu về TQ. Sau nhiệm
vụ này, các viên chức đó có thể được phái đến Bắc Kinh hay Hồng Công để làm công việc
phân tích tình hình. Mặc dù họ bắt đầu làm việc sau 4 nǎm học hành và thực tập, nhưng về
nhiều mặt họ vẫn chỉ là người tập sự cho đến khi hết nhiệm kỳ công tác ở Bắc Kinh hoặc
Hồng Công. Sự nghiệp của họ suốt đời là chuyên gia TQ trong Bộ ngoại giao. Bộ muốn họ
luôn giữ được liên hệ và nắm được các phân tích và những nghiên cứu quan trọng của các
cơ quan mà họ đã từng được đào tạo.
Việc chuẩn bị cán bộ cho các ngành khác trong các bộ khác không hoàn toàn giống thế,
nhưng quan điểm cơ bản về đào tạo các viên chức tinh hoa thì giống nhau. Bộ tài chính
cũng gửi các viên chức trẻ nhiều hứa hẹn đi nghiên cứu về hệ thống thuế, các luật thuế,
quản trị kinh doanh, kinh tế lý thuyết và toán kinh tế. Bộ công nghiệp và ngoại thương (MITI)
gửi viên chức ra nước ngoài nghiên cứu các ngành công nghiệp đặc biệt, các lý thuyết về
phát triển kinh tế, kinh tế nǎng lượng. Đối tượng nghiên cứu thay đổi phụ thuộc vào sự đánh
giả về tầm quan trọng trong tương lai của vấn đề đó.
Đối với các khu vực tương ứng, mỗi cục trong bộ phải biết khuynh hướng thị trường thế giới,
trạng thái công nghệ, chọn thời điểm thích hợp, và bản chất của những đột phá công nghệ
mới. nguyên nhân của những công nghiệp thành công nhất thế giới và lý do thành công của
họ. Các chuyên viên xây dựng biểu thời gian không chính thức, chờ đến khi các vấn đề trở
nên cần thiết thì họ tập trung thông tin và xử lý phù hợp. Ví dụ trong mấy thập kỷ sau thế
chiến II các viên chức MITI coi việc phát triển các công nghiệp cơ bản như thép và điện nǎng
là hết sức quan trọng, nên họ tập trung thu thập thông tin trong các khu vực này. Họ chú
trọng nắm bí quyết kỹ thuật của công nghiệp sản xuất ôtô bắt đầu từ các nǎm 1950, lúc đó
nghiên cứu computer chưa nổi lên như một ưu tiên cao, mà họ chỉ chú ý đến máy tính vào
cuối các nǎm 1960. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, các quan chức Nhật rất quan tâm
đến dầu lửa ở Trung Đông, họ cho rằng dù có bỏ nhiều tiền ra mua dầu cũng không thể đủ
đảm bảo có một dòng dầu liên tục từ Trung Đông chảy về. Do đó, họ quyết định tổ chức các
dự án phát triển công nghệ quan trọng ở Trung Đông và sẽ làm cho các nước sản xuất dầu
tại đây phụ thuộc vào bí quyết kỹ thuật của Nhật cũng như các hỗ trợ công nghệ, thiết bị. Để
làm điều này được tốt, Nhật cần có lượng thông tin rất lớn về các mô hình kinh doanh của
Trung Đông cũng như tập quán xã hội. Vì thếdẫn đến số lượng công trình nghiên cứu của

Nhật về vǎn hoá các nước Arập và Trung Đông nói chung tǎng lên, nhằm mục tiêu xây dựng
cơ sở rộng hơn về các quan hệ đảm bảo cho Nhật một nguồn thông tin tin cậy về tài nguyên
thiên nhiên.

×