Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

4 phương pháp dạy trẻ tự chơi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.82 KB, 5 trang )


4 phương pháp dạy trẻ tự chơi





Cho trẻ tự chơi giúp bé tăng thêm tính sáng tạo, tự nghĩ nhiều cách
chơi và tự tin hơn trong giao tiếp. Khi con tự chơi, bố mẹ cũng sẽ có thêm
thời gian làm việc của mình.
Khi con biết cách tự chơi, bạn cũng sẽ rảnh rang hơn để làm việc của
mình và trẻ cũng tự lập hơn. Nhưng nếu không biết cách, bạn sẽ khó lòng
“tách” bé ra khỏi cái bóng của mình.
Nhà tâm lý học Kathy Hirsh-Pasek nhận xét “Nhiều cha mẹ nghĩ rằng
họ nên cùng chơi với trẻ nhưng điều này cũng không hẳn đã tốt vì trẻ cũng
muốn có thời gian thư giãn, một không gian riêng”.
Cho trẻ tự chơi sẽ khiến các bé tăng thêm tính sáng tạo, tự nghĩ nhiều
cách chơi hơn và tự tin hơn trong giao tiếp. Khi con tự chơi, bố mẹ cũng sẽ
có thêm thời gian làm việc của mình. Vì vậy, để thuận tiện cho cả hai bên,
bố mẹ hãy thử làm theo các cách sau để khuyến khích trẻ tự chơi.
1. Chỉ cho trẻ cách chơi
Bước đầu tiên dạy trẻ tự chơi là chỉ cách chơi cho trẻ để trẻ cảm thấy
bị cuốn hút vào trò chơi và tự chơi cũng thú vị không kém gì chơi cùng
người lớn.
Cynthia Chandle, cũng là một nhà tâm lý học về cách giáo dục trẻ em
ở ĐH Black Hill State cho rằng “Trẻ tự chơi sẽ học được cách ứng xử. Nếu
bạn không bao giờ để trẻ tự chơi thì con bạn sẽ chẳng bao giờ học được cách
tự giàn xếp, ổn định bản thân. Chỉ cho trẻ cách chơi, đặt đồ chơi cho trẻ tự
chơi nhưng bạn vẫn phải quanh quẩn ở gần đó đề phòng có chuyện gì.”.
Một số đứa trẻ sinh ra đã có thể tự chơi, nhưng đứa khác thì phải có
sự chỉ dẫn của người lớn. Ví dụ trường hợp hai đứa sinh đôi của chị Victoria


Loveland-Coen, 47 tuổi, một đứa tự chơi búp bê được, trong khi đứa còn lại
phải được mẹ dạy cách chơi thế nào.
Nói chung, để giúp trẻ tự chơi bạn cần dành thời gian hướng dẫn, giải
thích trước cho trẻ cách thức chơi và những đồ chơi xung quanh chúng.
2. Tạo một không gian riêng cho bé
Nhà tâm lý học Margaret Paul tiết lộ “Cách tốt nhất khuyến khích trẻ
tự chơi độc lập là tạo cho chúng một không gian riêng, an toàn, thoải mái để
chúng có thể tha hồ chơi những trò chúng thích”.
Michelle Workman, 39 tuổi ở Los Angeles đã dành một phòng chơi
riêng cho hai cậu con trai của mình. Trong phòng chơi, chị cho phép chúng
đặt mọi đồ chơi vào đó, như các con thú, cây cảnh, các hộp đồ chơi…. Chị
nói “Tôi cho sơn căn phòng mày xanh lá đậm. Sàn nhà được trải những tấm
đệm lót để bọn trẻ không bị trượt chân, đậm đầu xuống sàn nếu chẳng may
bị ngã”.
Trong khi đó, chị Evanston, 39 tuổi, mẹ của bé Liz Hletko 4 tuổi lại
mô tả không gian chơi của con mình “Mỗi phòng tôi để một rổ đồ chơi, sách
vở của con trong một góc, nên tôi làm việc phòng nào cũng có thể quan sát
con chơi được”.
3. Tạo sự bận rộn cho trẻ khi chơi
Trẻ nhỏ thường không thích ngồi một chỗ quá lâu, nhưng chúng sẽ tập
trung “làm việc” hơn nếu được giao “nhiệm vụ”. Ví dụ, từ đồ chơi xếp hình
bạn hướng dẫn trẻ làm một dự án xây dựng nào đó, ví dụ như lắp ghép nhà,
quang cảnh xung quanh…
Theo kinh nghiệm của người mẹ 42 tuổi, chị Suzy Martyn, mẹ của
đứa con 4 tuổi, “Khi tôi cần khoảng 45 phút chuẩn bị bữa ăn, tôi đưa cho
con tôi chì mầu, những mảnh giấy, hồ dán và bảo con sáng tạo một công
trình xây dựng từ những thứ tôi đưa”.
Các chuyên gia cho rằng, bố mẹ muốn con bận rộn để mình không bị
quấy rầy là điều tốt, nhưng không nên cho trẻ bận rộn xem TV hay chơi các
trò chơi trên TV, máy tính… vì hoạt động lâu với máy móc rất có hại cho

trẻ. Người lớn chỉ nên hướng dẫn, khuyến khích các bé tự chơi các trò chơi
mang tính vận động, sáng tạo để giúp trẻ không rơi vào tình trạng bị động, tự
ti, thiếu giao tiếp.
4. Cho trẻ làm việc cùng
Khi con bé, trẻ con rất thích được người lớn sai làm việc nọ việc kia.
Đối với trẻ, đó như là một việc làm có ích và vô cùng thú vị. Ví dụ, chị
Bethel, 39 tuổi cho hay “Trước khi tôi làm vườn, tôi đưa cho con chiếc xẻng
nhỏ và “nhờ” nó đào giúp một cái hố để trồng cây. Con tôi đã làm rất hăng
hái và tôi cũng không bị quấy rầy”.
Cho trẻ làm cũng sẽ khiến trẻ tự tin hơn và có suy nghĩ chín chắn như
thể chúng đang là người lớn rồi. Bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu trẻ chăm chỉ tập
trung nhặt mớ rau, trong khi bạn xào nấu mà không hề ca thán hay phàn nàn
điều gì.

×