Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Phương pháp dạy văn tự sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.72 KB, 6 trang )

Văn tự sự
A. MỤC TIÊU:
Giúp HS nắm vững thế nào là văn bản tự sự. Vai trò của phương thức
biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
Nhận diện phương thức tự sự trong các văn bản đã học.
Rèn luyện kỉ năng nói, viết theo phương thức tự sự.
Làm cơ sở cho việc học văn tự sự có kết hợp với phương thức miêu tả
và biểu cảm ở chương trình ngữ văn lớp 8 sau này.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
• Cũng cố kiến thức đã học trong giờ chính khoá
• Hướng dẫn học sinh luyện tập xây dựng các bước làm văn tự sự:
( tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, diễn đạt thành đoạn văn, bài văn tự sự, đọc lại
và sửa chữa.)
• Rèn luyện cho HS kỉ năng nói trước lớp về văn tự sự.
• Phương pháp phát vấn, đàm thoại, qui nạp, để củng cố kiến thức.
• Hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận xác định các yêu cầu cụ thể của bài
tập. GV cho HS thực hành trao đổi trước lớp. GV nhận xét, bổ sung giúp HS
hoàn thiện bài làm của mình.
C. NỘI DUNG GIẢNG DẠY:
I) Kiến thức cơ bản:
GV: Hướng dẫn HS trao đổi thảo luận để nắm vững các kiến thức về văn tự
sự. Tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Khái niệm về tự sự.
a. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn
đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự
giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái
độ khen, chê.
b. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
• Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể:sự việc sảy ra
trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên
nhân, diễn biến, kết quả,…Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một
trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.


• Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được
thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể
hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng,
việc làm,…
c. Lời văn đoạn văn tự sự:
1
• Văn tự sự chủ yếu là kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới
thiệu họ tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
Khi kể việc, thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các
hành động đem lại.
• Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là
câu chủ đề. Các câu khác giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi hẳn lên.
d. Ngôi kể trong văn tự sự:
GV: Hướng dẫn HS thảo luận về ngôi kể trong văn tự sự.
- Khi kể chuyện người kể đứng ở ngôi nào ?
- Vì sao có khi người kể xưng tôi, có khi không ?
- Khi kể chuyện tác giả nên chọn ngôi kể nào ?
- Ngôi kể thứ nhất có tác dụng gì ?
- Nêu tác dụng của ngôi kể thứ ba ?
- Vai trò của hai ngôi kể trong văn tự sự ?
- Ngôi kể trong văn tự sự là gì ?
* Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
• Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình
đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể linh hoạt, tự do kể những gì
diễn ra với nhân vật.
• Khi tự xưng là “tôi”,kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể
ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm
tưởng, suy nghĩ, cảm xúc của mình.
• Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể

thích hợp.
• Người kể xưng “tôi” trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác
giả.
• Kể chuyện đời thường: Là kể những câu chuyện hằng ngày từng trải
qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại ấn tượng, cảm xúc
nhất định nào đó. Yêu cầu của kể chuyện đởi thường là nhân vật và sự việc
cần phải hết sức chân thực, không nên bịa đặt thêm thắt tuỳ ý.
• Kể chuyện tưởng tượng: Là kể những chuyện do người kể nghỉ ra
bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực
tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. Chuyện tưởng tượng được kể ra một phân
dựa vào những diều có thật, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý
nghĩa câu chuyện nổi bật, sinh động.
*GV hướng dẫn học sinh lập dàn bài của bài văn tự sự.
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần ?
- Trình bày từng phần ?
D. DÀN BÀI CHUNG CỦA VĂN BẢN TỰ SỰ:
2
• Mở bài:
Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
• Thân bài:
Kể diễn biến sự việc.
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự
nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì sảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta
có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ
sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
• Kết bài:
- Kể kết cục sự việc.
- Nêu cảm nghĩ về truyện.
* GV hướng dẫn HS thực hành lập dàn ý cho các kiểu đề văn tự sự cụ thể.

E. PHẦN LUYỆN TẬP:
LẬP DÀN Ý :
• Kể chuyện đời thường :
ĐỀ BÀI: Kỉ niệm về ông,(bà )của em.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm về ông (bà) để lại những ấn tượng sâu sắc đối
với em.
b. Thân bài: Tên tuổi của ông (bà)
Miêu tả vài nét in sâu vào tâm trí em.
Kỉ niệm mà ông (bà) để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.
Khi em về thăm, ông (bà) đón tiếp em vui vẻ.
ông (bà) dạy dỗ khuyên răn em từng li từng tí.
ông (bà) rất yêu thương con trẻ.
ông (bà) thường kể chuyện cho em nghe.
Dạy bảo em cố gắng học tập.
c. Kết bài: Em mong ước ông (bà) sống lâu trăm tuổi.
Tình cảm giữa em và ông (bà) ngày càng sâu sắc.
Nhớ mãi hình ảnh ông (bà).
ĐỀ BÀI: Hãy kể một cuộc đi thăm gia đình thương binh liệt sĩ do lớp
em tổ chức.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu cuộc viếng thăm .
b. Thân bài: Quá trình chuẩn bị . Mua quà để tặng.
Diễn biến cuộc viếng thăm.
Đi đên nhà chú thương binh.
Quan cảnh của gia đình.
3
Cuộc trò chuyện thăm hỏi.
Chú thương binh kể về những chiến công
Chúng em giúp đỡ gia đình một số việc thiết thực.

Tặng quà và tạm biệt .
c. Kết bài: Cảm nghĩ về cuộc viếng thăm.
ĐỀ BÀI: Vừa qua lớp em có tổ chức một buổi hoạt động ngoài giờ lên
lớp, nhân dịp kỉ niệm ngày nhà giáo việt nam 20/11, em hãy kể lại buổi
hoạt động đó .
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu mục đích của buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tổ
chức tại đâu vào thời gian nào.
b. Thân bài: *Kể lại sự chuẩn bị:
Cô giáo giao nhiệm vụ cho mỗi thành viên trong lớp.
Các tổ tập hai tiết mục văn nghệ chủ đề về nhà trường và biết ơn thầy
cô giáo. Chuẩn bị hoa tặng thầy cô giáo. Bánh, kẹo để liên hoan.
*Kể diễn biến của buổi hoạt động:
Bạn Giáng Tiên cho lớp hát tập thể.
Bạn Diệu dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.giới
thiệu ban giám khảo.
Bạn Diệu đọc ý nghĩa ngày Hiến Chương Nhà giáo 20/11.
Yêu cầu các tổ lên hái hoa dân chủ.
Dẫn chương trình: Giới thiệu các tiết mục văn nghệ của các tổ
Kết thúc văn nghệ bằng bài hát tập thể.
BGK cho điểm và công bố kết quả cuộc thi. Liên hoan bánh, kẹo.
Bạn Diệu thay mặt lớp cảm ơn và chúc sức khoẻ các thầy cô giáo.
Chúc sức khoẻ các bạn và nhắc nhở các bạn học tập tốt để đền đáp công ơn
các thầy giáo, cô giáo.
c. Kết bài: GVCN nêu tình cảm đối với HS và nhận xét, đánh giá, biểu
dương tinh thần tham gia tích cực của cá nhân, nhóm, tổ.
Cảm nghĩ của em về buổi hoạt động.
ĐỀ BÀI: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ từ thuở ấu thơ.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu lỗi lầm mà em đã gây ra làm em nhớ mãi.

b. Thân bài:
Kể cặn kẽ về lỗi lầm của mình.
Nêu sự hối hận của em.
c. Kết bài: Nêu cảm xúc sâu lắng của em.
• Kể chuyện tưởng tượng :
4
ĐỀ BÀI: Cuộc đời giọt nước là những cuộc phiêu lưu kì thú. Hãy kể lại
cuộc phiêu lưu ấy.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giọt nước tự giới thiệu: Tôi sinh ra từ biển cả, cuộc đời tôi gắn bó
với những cuộc phiêu lưu kì thú.
b. Thân bài: Khi còn ở biển: Tôi tung tăng đi đó đây. Biết được những bờ
bến lạ. Nuôi dưỡng những loài cá, san hô…Nâng đỡ những tàu thuyền đi
trên đại dương bao la.
Khi ánh nắng vàng toả xuống biển cả, tôi bốc hơi lên thành mây.
Tôi chu du khắp đó đây ngắm nhìn cảnh vật…
Bắt gặp không khí lạnh tôi kết thành nước rồi rơi xuống đất.
Gặp những khu rừng rậm…khu đồi trọc…xuống ao, hồ, sông suối…
Là nước tôi thật hiền dịu, tôi sẵng sàng nâng đỡ những người biết bơi..
Nhưng khi trỡ thành cơn lũ hung dữ, tôi nhấn chìm tất cả mọi vật khi
tôi đi qua…
Cuối cùng tôi trôi ra biển cả, gặp lại người mẹ bao la của mình.
c. Kết bài: Tôi rất muốn phiêu lưu để ngắm cảnh và giúp ích cho đời.
ĐỀ BÀI: Có hạt gạo bị đánh rơi, cô nàng kể về cuộc đời của mình và sự
giúp ích của cô đối với cuộc đời.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
Tôi dậy sớm học bài, vô tình nghe hạt gạo tâm sự cùng chiếc ghế gãy.
b. Thân bài: Gạo than mình sẽ bị mốc và thối trong xó tối và ẩm.
Ghế than thân và sợ bị mối ăn.

Gạo nhớ về những ngày tháng mẹ lúa chắc chiu nuôi nó và muốn nó
sau này có ích.
Nó đã bị bàn tay vô ý đánh rơi . Các anh em của nó đã bị chuột ăn và
riêng nó có số phận hẩm hiu.
c. Kết bài: Mọi người tỉnh giấc, cuộc nói chuyện im bặt.
Tôi tìm lượm những hạt gạo và nhờ bố đóng lại cái ghế.
ĐỀ BÀI: Trong một buổi học đầu năm các bạn kể những niêm vui ngày
khai trường. Bỗng nghe bảng đen tâm sự. Em hãy kể lại tâm sự đó.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Hoàn cảnh xảy ra sự việc,(thời gian) trong buổi học đầu tiên sau
ngày khai trường (không gian) trong ngôi trường tưng bừng rộn rã.
b. Thân bài: Các bạn gặp lại nhau sau ba tháng hè.
Bảng đen cũng ngỏ lời tâm sự.
Bảng kể những ích lợi của mình với các bạn …
Bảng chứng kiến những bạn học hành chăm chỉ…
Bảng đau đớn khi bị những bạn nghịch ngợm hành hạ…
5

×