Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CÁCH CẢM NHẬN, PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM ... ĐỂ ĐẠT ĐIỂM THỦ KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.82 KB, 5 trang )

CÁCH CẢM NHẬN, PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM
ĐỂ ĐẠT ĐIỂM THỦ KHOA
>>>* Đề và Bài văn đạt điểm 10 trong tuyển sinh
>>>* VĂN Bài đạt 9,5 điểm , tuyen sn
Nhà văn Kim Lân:
Bài văn điểm 10 đã nâng
tầm truyện Vợ nhặt
“Tôi thật cảm động trong khi
giới trẻ đang bị chi phối bởi
nhiều vấn đề của xã hội, vẫn có
một học sinh cảm nhận được vẻ
đẹp sâu sắc của dòng văn học
hiện thực trước Cách mạng. Bài
văn của em thật xứng đáng được
điểm 10”- Nhà văn Kim Lân đã
nói như vậy về bài văn được
điểm 10 của Nguyễn Thị Thu
Trang
Nhà văn Kim Lân
Nhà văn Kim Lân tâm sự: “Sau khi thấy báo chí đăng tin em Trang được điểm 10 môn Văn, tôi bị bất
ngờ. Tôi xin số điện thoại trực tiếp gọi cho Trang. Nhưng khi đó, cháu rất rụt rè. Thế là từ bất ngờ, tôi
chuyển sang nghi ngờ “Chắc có ai nâng đỡ, chứ làm gì lại có thí sinh đạt 10 điểm môn Văn, kiểu như
trong bóng đá, đưa U16 đi đá ở lứa tuổi U12…”.
*Thế sau khi được đọc bài văn của Trang, ông có còn nghi ngờ?
Khi các báo đăng bài văn, ngay buổi sáng hôm đó, cháu Trang đã chủ động gọi điện cho tôi nói: “Báo đã
đăng bài văn của cháu”. Lần này tôi thấy cháu tự tin hơn rất nhiều.
Đọc xong bài văn, chỉ với 3 tiếng đồng hồ mà cháu làm được như vậy thì điểm 10 là hoàn toàn xứng
đáng. Tôi nghĩ nếu mình đi thi chắc cũng chỉ được đến 8 điểm là cùng. Và bây giờ, nếu các anh có hỏi
tôi về nội dung, những cái hay của câu chuyện, tôi cũng không thể nói được hết.
Khi viết Vợ nhặt, tôi viết theo tình cảm, một cách tự nhiên, nó như là sự thăng hoa nhưng cốt truyện lại
hóa ra rất chặt chẽ. Bởi mình đã có sự say mê tự nhiên, mình đã có một chủ đề tư tưởng sẵn rồi. Chính


cái chủ đề nó bắt mình làm, mình phải viết như thế, phải nghĩ về những con người ấy như thế. Và tự
nhiên những chi tiết đó đã xuất hiện ra như thế.
Những chi tiết như: quạ kêu, mùi đống rấm, tất cả hình ảnh về những xác chết đều đến rất tự nhiên.
Chính bạn đọc, người đọc đã khám phá ra cho tôi nhiều hơn. Bài viết của Trang đã thêm một lần khám
phá ra cái mới của tác phẩm…
* Ý ông muốn nói, bài viết của Trang đã khám phá
thêm những cái mới về tác phẩm của ông, mà những
người trước đó chưa hề đề cập đến?
Đúng thế ! Khi tôi được đọc bài văn của cháu tôi thực sự bị
bất ngờ ghê gớm. Tôi không thể tưởng tượng được một đứa
trẻ với vốn sống chưa có được bao nhiêu, mà cái vốn sống về
những năm của nạn đói lại càng không có, thế mà làm sao
cháu lại nhìn ra cái đói đó để phân tích được một cách kỹ
càng mà lại hợp tình hợp lý, nâng cao được những nội dung
của câu chuyện đến như thế. Tôi nói thật, nói như thế này hơi
buồn cười, nhưng nó lại là sự thật thế: Thủ khoa là Trạng chứ
gì? Cháu Trang đã là Trạng Văn rồi chứ còn gì nữa!
Khi đọc toàn bài văn của Trang phân tích về “Vợ nhặt” của
tôi, nói thật Trang đã tìm ra sự mới mẻ hơn so với những bài
của những cây “đại thụ” như GS Đỗ Đức Hiểu, GS Đỗ Kim
Hồ Dù họ là những vị giáo sư đã từng viết rất hay.
Nhưng bài văn của cháu viết cũng không kém phần tinh xảo,
sâu sắc và cũng không kém phần khám phá, không kém phần
có những phát hiện mới ở trong đấy. Ví dụ như cháu lại ví
truyện của tôi có cái gì giống với Đôtôiepki của Nga-một nhà văn viết về những người cùng khổ.
Từ trong hoàn cảnh đen tối, lòng thương nó nâng con người lên. Từ ví dụ như thế, tôi thấy cháu này
không phải chỉ đọc của tôi mà đã đọc của nhiều người. Vì vậy, trình độ cảm nhận về văn chương của cháu
cũng rất tinh tế. Tôi tâm phục, khẩu phục và thấy điểm 10 rất là đích đáng.
*Trước đây những người viết phê bình về văn của ông chưa có ai ví “Vợ nhặt” với văn của
Đôtôiepki?

Đúng thế ! Và cũng chưa có ai nói đến chữ HIếU của anh cu Tràng cả, mà trong này cháu lại nói đến chữ
hiếu của Tràng. Quả nhiên đúng như thế thật. Trước đây nhân vật Tràng rất nhố nhăng đến khi có vợ thì
về nói chuyện với mẹ rất lễ phép và tự dưng quý trọng mẹ mình vô cùng. Cảm thấy yêu thương ngôi nhà,
yêu thương mảnh vườn của mình, yêu thương cả những công việc rất đỗi bình thường. Sự phát hiện đó
của Trang rất đẹp đẽ.
*Vậy sự phát hiện đó của em Trang có nằm ngoài ý đồ của nhà văn khi ông viết “Vợ nhặt”
không?
Thông thường thì bạn đọc phát hiện, mổ xẻ tác phẩm giúp nhà văn, chứ nhà văn khi viết thì cũng chưa
nghĩ được sâu sắc đến thế. Tôi thấy bài viết của cháu Trang đã nâng tầm truyện “Vợ nhặt” của tôi.
*Trong bài viết của mình, Trang có trích dẫn một câu của ông, khi ông nói về ý đồ viết chuyện
“Vợ nhặt”. Điều đó chứng tỏ, từ lâu Trang đã theo sát hoạt động của nhà văn ?
Thu Trang bên góc học tập của mình
Trong một lần đi nói chuyện về tác phẩm này, tôi có nói với mọi người đại ý rằng: Người ta viết về cái
đói, cái khát thì nó bi thảm, đau thương và tối tăm, nhưng tôi muốn viết trong cái đói, cái khát ấy, con
người ta hướng về sự sống, khao khát về sự sống. Chính sự khao khát ấy đưa đến một sự thật là, có cùng
khổ người ta mới thành thương yêu đùm bọc được nhau, chứ cùng sướng thì CHƯA CHắC đã có sự
thương yêu.
Sau đó báo chí có đăng. Trong bài viết của mình, cháu Trang đã trích dẫn rất đúng ý mà tôi đã nói. Đây
có lẽ là ý không có trong sách vở, nhưng cháu lại biết để trích dẫn, rồi lấy đó làm chủ đề xuyên suốt để
phân tích trong bài viết của mình. Tôi cho rằng, không phải tự nhiên nắm bắt được đâu, mà phải yêu
câu chuyện mình đọc, phải yêu người viết thì Trang mới có tình cảm, mới dõi theo và biết được câu nói
ấy của tôi.
Điều đặc biệt nữa là nhà văn không thích hình ảnh cờ đỏ sao vàng ở cuối truyện, bởi vì tình yêu đến,
thương yêu nhau đến như thế, đến buổi sáng quét sân là hết chuyện rồi. Họ cho rằng, việc đưa hình
ảnh sao vàng lấp lánh là gượng ép.
Thế nhưng Trang đã phân tích hình ảnh đó thật đẹp và rất hợp với logic của câu chuyện. Bởi vì,
thương yêu nhau đến mấy mà không có Cách mạng thì cũng chôn vùi hết cả. Mà mở cho những con
người này sống thì phải đi theo Cách mạng, phải có Cách mạng. Tràng sẽ tham gia Cách mạng, sẽ đi bộ
đội. Đấy là thực tế của xã hội lúc bấy giờ. Khi tôi viết xong anh Nguyễn Đình Thi cũng khen tôi chỗ
đấy.

Theo tôi đấy là sự tinh tế trong việc cảm nhận của cháu Trang. Và tất nhiên, tôi hiểu để viết được như
thế cháu cũng phải đọc nhiều bài của các bậc thầy đã từng viết về tác phẩm. Dù học thầy nhưng khi
viết, Trang lại viết theo cảm nhận của mình chứ không phải viết theo lối bắt chước thầy. Đấy là sự
sáng tạo. Và theo tôi cháu Trang là một người già dặn hơn nhiều so với lứa tuổi. ở tuổi của cháu mà lại
thích được đến thế, phân tích được sâu sắc như thế thì thật cảm động. Tôi phải cảm ơn Trang !
*Ngoài việc phân tích, Trang còn nhận xét “thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng
chuyện, dẫn chuyện…”. Một học sinh phổ thông lại dám nhận xét về bút pháp của một nhà văn, ông có
tự ái ?
Sao lại tự ái? Trang nói thế là trúng đấy. Chính tôi viết là có cảnh, bao giờ cũng vào một cảnh ngộ.
Nhận xét đó làm sao mà có thể tự ái được, mà phấn khởi quá đi chứ. Phải cảm ơn cháu nữa chứ. Tôi nói
thật, một ông khác mà khen thì thiên hạ chú ý ít thôi, nhưng bây giờ một học sinh ít tuổi mà khen thế thì
báo chí cũng phải chú ý. Trong thời điểm hiện nay, thanh niên quan niệm về văn học có nhiều rắc rối lắm,
nên việc một người trẻ như thế mà phân tích kỹ càng, đến nơi đến chốn lại phân tích rất ngay ngắn về
tư tưởng như vậy là đáng quý lắm.
*Thưa ông, được biết đã có nhiều người làm luận văn thạc sĩ về truyện ngắn này, nhưng dường
như chưa ai có những phân tích mới mẻ như của Trang, dù bài văn viết rất ngắn?
Tôi đã gặp rất nhiều người làm luận văn thạc sĩ về tác phẩm này, và hiện có một số người cũng đang làm.
Họ đã gặp tôi và nói chuyện, nhưng nói thật, cái này (bài văn của Trang-PV), lại ngang với bậc thầy.
Nó chẳng khác gì so với bài của các vị.
Nhưng tôi cũng phải nói đi nói lại, chắc là cháu Trang có đọc bài viết của các bậc thầy thì mới có được
những nhận xét, đánh giá sâu sắc như thế. Vì vậy, nếu trước đây nghi ngờ thì bây giờ (sau khi được đọc
bài văn của Trang-PV) trong tôi cái sự nghi ngờ đấy đã biến mất và thay vào đó là sự cảm phục, quý
mến. Nhân gặp các anh, tôi muốn nói lời cảm ơn cháu Trang, cảm ơn cả các thầy cô đã dạy cháu.
*Nhưng thật buồn, khi một học sinh giỏi văn như vậy lại thi vào Đại học Kinh tế-ngành Tài chính,
kế toán?
Tôi nghĩ, cháu là người yêu văn, kính trọng nghề văn. Nhưng nghề văn không phải là trò chơi, nên việc
theo được là gian truân lắm. Sự thực tôi nghĩ nếu Trang mà đi vào văn chương, tôi tin rằng sẽ viết rất khá.
Việc phân tích tác phẩm của Trang thật là đáng nể, có khẩu khí và văn phong của một nhà phê bình,
một nhà lý luận.
Tôi thấy gia đình Trang không phải dồi dào về kinh tế cho lắm, cho nên cháu phải đi vào một nghề gì đấy

thiết thực hơn. Ngày xưa có ai sống chuyên về nghề văn đâu, như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan viết văn
nhưng kiếm sống bằng nghề dạy học, còn Ngô Tất Tố thì kiếm sống bằng nghề thuốc Người ta có thể
làm tài chính kế toán để kiếm sống nhưng vẫn có thể viết văn. Tôi tin rằng, nếu Trang thực sự đam mê
nghề văn thì sau này dù làm tài chính cháu cũng sẽ viết văn.
*Xin cảm ơn ông !
Bá Kiên - Nguyễn Tú-Rt (thực hiện) .
@@@@@@@@@@@@@@@@@
Nguyễn Thị Thu Trang - Em học
sinh từng đạt điểm 10 môn văn
trong kỳ thi đại học năm 2005
với bài phân tích tác phẩm "Vợ
nhặt".
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói:
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự
khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người
năm đói người ta hay nghĩ đến những con người
"Một bài văn Đẹp" và Nguyễn Thị Thu Trang
Đó là một cô bé có dáng người hơi gầy nhưng nét mặt
rất có duyên và đầy cá tính Nguyễn Thị Thu Trang (sinh
chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện
ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng,
dù cận kề bên cái chết nhưng những con người
ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự
sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn
muốn sống, sống cho ra con người". Và điểm
sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là
ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hy vọng
về cuộc sống, về tương lai của những con người
đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện,
xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp

với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật
thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông
dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự
chọn lọc kỹ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước
mắt ta một không gian năm đói thật thảm hại, thê
lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống người
chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ, giữa tiếng hờ
khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ.
Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành nhà văn đã gửi
gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy
những mầm sống đang cố vươn đến tương lai,
những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị
nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những
số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ
được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phấp phới cùng
đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên
truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng
lên tình huống Nhặt vợ của anh cu Tràng. Tình
huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ
nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói
khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi
miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể
đèo bồng thêm người này người kia. Trong tình
huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỉ hơn là vị
tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho
nhau đau khổ. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám
phá ra một điều ngược lại như ở nhân vật anh cu
Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
năm 1987), hiện ở tại khu tập thể đường sắt, cạnh ga

Huế. Bố Trang là một cán bộ công chức của Trạm đầu
máy xe lửa Huế, mẹ nội trợ. Trang là con út trong gia
đình chỉ có hai chị em gái và cũng là học sinh chuyên
của trường Quốc học Huế, ba năm liền em đều là học
sinh giỏi. Trang đã từng được chọn vào đội tuyển thi văn
của trường tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm
2005 và đạt giải khiêm tốn giải khuyến khích! Kết quả
3 môn thi đại học của Trang có số điểm khá ấn tượng:
Văn 10; Toán 8,5 và Anh văn 7,5. Trước khi có kết
quả điểm thi, Trang chỉ tự chấm cho mình môn Văn
khoảng 9 đến 9,5 điểm! Sau khi biết mình đạt điểm tuyệt
đối, cô bé cũng bất ngờ vì ngay cả bản thân cũng không
dám nghĩ tới điểm đó.
Người đã chấm bài thi của Trang đầu tiên và phát hiện
ra năng khiếu của cô bé này là thạc sĩ Hoàng Xuân Vinh
- giảng viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm
Huế. Bà Vinh cho biết: “Tôi từng tham gia chấm thi hơn
15 năm nay, số bài đạt điểm 10 môn Văn của Đại học
Huế tuy không hiếm, nhưng đây là bài thi đặc biệt mà
tôi được gặp và cũng là điểm 10 đầu tiên của hơn 10
năm trở lại đây. Sau khi chấm, thấy bài viết quá xuất sắc
tôi đã chuyền tay cho cả hội đồng gần 50 người tham gia
chấm thi hôm đó xem và tất cả đều thừa nhận bài văn
xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Bài viết có tới 4
tờ, tức 8 trang đầy cho cả thời gian làm bài 120 phút đã
là một điều hiếm thấy (thường thì một thí sinh giỏi văn
cũng chỉ viết được khoảng 2 trang trong vòng 60 phút).
Điều đó chứng tỏ mạch văn của em rất trôi chảy. Bài
văn hầu như thỏa mãn một cách tuyệt đối tất cả những
yêu cầu của đáp án, cả kiểu tư duy cũng trùng với người

làm đáp án, nhưng lại vượt trội về tính nghệ thuật, tư
duy lôgic, ngữ pháp, chính tả đều vững vàng và đặc biệt
rất có cá tính làm cho bài văn có rất nhiều điểm lóe
sáng Tóm lại đây là một bài văn đã vượt qua ngưỡng
của một bài văn hay chữ tốt mà đã đạt đến một bài văn
Đẹp". Sau thạc sĩ Hoàng Xuân Vinh bài văn tiếp tục đến
tay PGS -TS Bửu Nam là người chấm thứ hai cũng đồng
thuận cho em điểm 10.
@@@@@@@@@@@@@@@@@

×