Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các điều kiện đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.53 KB, 9 trang )

6
MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 1
MỞ BÀI
Văn bản pháp luật (VBPL) với tính chất là một phương tiện cơ bản trong quản
lí nhà nước, quản lí xã hội chỉ phát huy giá trị tích cực khi các văn bản đó có chất
lượng cao. Trong trường hợp VBPL không đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng
thì có thể gây ra những hậu quả đáng kể vì văn bản có giá trị điều chỉnh các quan hệ
xã hội, tác động tới quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể hay Nhà nước. Một trong
những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của VBPL là văn bản đó có mang tính khả thi
hay không. Vì vậy, trong quá trình xây dựng VBPL, người có thẩm quyền cần đặt ra
câu hỏi là phải đáp ứng những điều kiện nào để VBPL có tính khả thi?
NỘI DUNG
I. Nguyên nhân thiếu tính khả thi của văn bản pháp luật.
Một là, quy định của Luật Ban hành văn bản pháp luật về việc lấy ý kiến đối
với văn bản luật chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều 35 Luật ban hành văn bản
pháp luật quy định về việc lấy ý kiến đối với dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết;
tương tự, Điều 62 quy định về việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định. Những quy
6
định nêu trên đã được thực hiện tốt trong những ngày đầu Luật Ban hành văn bản pháp
luật có hiệu lực. Nhưng đến nay, việc lấy ý kiến, đặc biệt là ý kiến của đối tượng chịu
tác động trực tiếp của văn bản, đã không được coi trọng hoặc chỉ thực hiện một cách
hình thức.
Hai là, ban soạn thảo các văn bản pháp luật đã không hoặc ít chú ý tới việc tổng
kết tình hình thực tiễn, đánh giá tác động (cả mặt tích cực và tiêu cực) của văn bản khi
áp dụng vào cuộc sống. Chính vì vậy, văn bản vừa ban hành, thậm chí là chưa có hiệu
lực, đã phát sinh những điều không hợp lý cần chỉnh sửa.
Ba là, bao trùm lên mọi nguyên nhân là ở chỗ, cán bộ, công chức nhà nước,
cho đến nay, vẫn đặt mình vào vị trí của người kiểm tra, giám sát đối với mọi hoạt
động của công dân và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, họ không
thực sự lắng nghe dân mà luôn luôn áp đặt ý chí chủ quan của mình (hoặc của một


nhóm lợi ích nào đó) vào văn bản pháp luật. Tình trạng này chỉ có thể khắc phục triệt
để khi Nhà nước trở thành người cung cấp cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp
những dịch vụ công tốt nhất.
II. Các điều kiện đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật.
1. Tính khả thi thể hiện ở sự phù hợp giữa nội dung văn bản với các điều kiện
kinh tế - xã hội, phù hợp với truyền thống đạo đức.
Yêu cầu đặt ra là văn bản pháp luật vừa phải phản ánh được những quy luật
chung về sự phát triển của xã hội, vừa phản ánh được những quy luật mang tính đặc
thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, điều hành mọi hoạt động của
đất nước là một trong những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Tuy nhiên,
6
không phải những người có quyền ban hành văn bản muốn ký văn bản thế nào cũng
được mà phải theo những quy định của pháp luật. Theo Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2008, các văn bản quy phạm pháp luật trước khi được ban hành
cần được thẩm định nghiêm túc và khách quan.
Một trong những nội dung quan trọng phải được thẩm định quy định tại Khoản
3 Điều 36 Luật Ban hành văn bản pháp luật là “Tính khả thi của dự thảo văn bản, bao
gồm sự phù hợp giữa quy định của dự thảo văn bản với yêu cầu thực tế, trình độ phát
triển của xã hội và điều kiện bảo đảm để thực hiện”.
Quy định nêu trên là hợp lý và cần thiết để những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống. Sẽ là vô nghĩa và gây ra những tốn kém không cần thiết cả về thời gian và
tiền bạc khi một văn bản quy phạm pháp luật được dự thảo, hội thảo, nghiên cứu, ban
hành nhưng xa rời thực tế hoặc tạo ra những tác động ngược và các đối tượng thực thi
không thể thi hành. Quy định của pháp luật và ý nghĩa của việc đảm bảo tính khả thi
của văn bản là đã rõ và về mặt lý thuyết không có ai phản đối. Tiếc thay, hiện nay đã
và đang xuất hiện khá nhiều văn bản không có tính khả thi hoặc tính khả thi rất thấp.
Trước hết, phải kể đến một số nghị định của Chính phủ, bao gồm cả những văn bản đã
được ban hành và những văn bản đang là dự thảo.
Xuất hiện nhiều quy định xa rời thực tế hơn cả là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP

ngày 2-4-2010 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ”.Trong nghị định này, ít nhất cũng có ba điều xa thực tế, đó là:
quy định xử phạt vi phạm Luật Giao thông đối với người đi bộ; quy định xử phạt
những người hành nghề xe ôm không đeo biển hiệu và không có trang phục do cấp
tỉnh quy định để phân biệt với những người tham gia giao thông khác; quy định xử
phạt với những lái xe vận chuyển container không có bằng FC. Đại diện CSGT Công
an thành phố Hà Nội cho biết, “đối với những người đi bộ, đặc biệt là những người
không mang theo giấy tờ tùy thân, tiền thì biết phạt bằng cách nào. Mà dù có mang
6
theo giấy tờ hoặc tiền mà họ không tự giác nộp phạt thì CSGT cũng... bó tay, không
thể khám người hoặc tạm giữ người vi phạm...”. Chính vì lý do này mà dường như từ
ngày Nghị Định 34 có hiệu lực, chưa có người đi bộ nào bị phạt vi phạm Luật Giao
thông.
Bên cạnh đó, văn bản pháp luật cũng không có tính khả thi khi nội dung văn
bản không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đây
chính là sự không phù hợp giữa pháp luật với đạo đức. Pháp luật là công cụ hữu hiệu
để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội nhưng pháp luật lại không phải là yếu
tố duy nhất để điều chỉnh xã hội. Các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo…
cũng có vai trò quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, để đảm bảo tính
khả thi cho văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức thực hiện
văn bản, các chủ thể có thẩm quyền cần dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật với các
yếu tố nói trên. Nhưng trên thực tế không phải khi nào chủ thể ban hành văn bản pháp
luật cũng thực hiện có hiệu quả yêu cầu này. Vì thế, văn bản pháp luật có nội dung
không phù hợp với phong tục truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng dễ dàng
xảy ra và làm mất tính khả thi của văn bản đó.
2. Văn bản pháp luật phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết cụ thể để có
thể dễ dàng thực hiện trong thực tế.
Văn bản pháp luật phải có các quy định, các mệnh lệnh chi tiết, cụ thể để dễ
dàng triển khai thực hiện trong thực tiễn, phù hợp với khả năng của các cơ quan có
trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện văn bản và phù hợp với nhận thức pháp luật

của đối tượng có liên quan. Đồng thời, yêu cầu này cũng cần tạo ra sự kịp thời, đồng
bộ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan trong hoạt động ban hành văn bản và tổ
chức thực hiện văn bản. Tính mệnh lệnh trong văn bản pháp luật phải được thể hiện
6
một cách rõ ràng, như thế các chủ thể mới có thể năm bắt và thực hiện một cách
nghiêm túc, thí dụ như văn bản pháp luật có nội dung thông báo về việc cưỡng chế
hành chính thì các mệnh lệnh đưa ra phải rõ ràng, thể hiện trong quyết định cưỡng chế
thi hành.
Trong thực tế, nhiều khi công tác này bị xem nhẹ, một số cơ quan soạn thảo
dùng những “lối đi tắt” như tổ chức hội nghị tổng kết thực tiễn, thậm chí, nếu không tổ
chức hội nghị thì chỉ gửi công văn yêu cầu các cơ quan hữu quan hoặc các địa phương
báo cáo tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Ở cấp cơ sở, do gấp gáp về thời
gian hoặc những nguyên nhân khác, một số báo cáo được lập khá vội vàng và hình
thức. Một văn bản được soạn thảo trên những báo cáo này sẽ không cụ thể và sát hợp
với tình hình thực tiễn, không phản ánh đầy đủ nhu cầu và mong muốn của dân chúng.
Ngay cả khi có những báo cáo tốt, nhưng báo cáo đó được lập từ phía các cơ quan
quản lý thì cũng khó tránh khỏi tình trạng văn bản pháp luật được ban hành đưa ra
những quy tắc chỉ có lợi cho cơ quan quản lý. Đó mới chỉ là quan điểm của bộ, ngành
với tư cách là nhà quản lý.
Vì vậy, khâu khảo sát thực tiễn phải đảm bảo tính toàn diện và chính xác. Các
kết quả thu được không được phép là hình thức, các thông tin phải nhiều chiều, từ phía
các nhà quản lý và những người bị quản lý. Một văn bản pháp luật khi được ban hành
phải kết hợp hài hoà quan điểm, lợi ích của tất cả các nhóm đối tượng bị quản lý trong
xã hội và thuận lợi cho việc quản lý. Những giải pháp “thấu tình đạt lý” này sẽ giúp
thoả mãn các yêu cầu thực thi pháp luật. Việc khảo sát nên được làm song song với
việc lấy thông tin thực tiễn từ các nhà quản lý, tổ chức các hội thảo, hội nghị, lấy ý
kiến từ các cơ quan hữu quan. Ngoài ra, cơ quan soạn thảo cần tổ chức lấy ý kiến từ
các nhóm dân chúng có liên quan, đặc biệt là cần tổ chức các cuộc điều tra thực tế, có

×