Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phần 1 - Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.48 KB, 7 trang )

Phần 1 - Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4

Photoshop chủ yếu làm việc với hình ảnh dạng lưới điểm (raster). Do đó,
khi dùng Photoshop để mở các hình ảnh dạng vector thì Photoshop phải
lưới điểm hóa chúng (rasterizer).
I. Hình ảnh vector và raster
Hình ảnh đồ họa trên máy tính chia làm hai loại: vector và raster.

II. Độ phân giải ảnh (image resolution)
Độ phân giải ảnh là số điểm ảnh (pixel) có trên 1 đơn vị chiều dài của
hình ảnh đó.
Độ phân giải ảnh được tính bằng đơn vị ppi (pixels per inch) hoặc dpi
(dots per inch).
Ví dụ: một hình ảnh có kích thước 1 inch x 1 inch và có độ phân giải 72
ppi sẽ chứa tổng cộng 72 x 72 = 5.184 pixels. Hình ảnh có kích thước
tương tự nhưng với độ phân giải 300 ppi sẽ chứa tổng cộng 300 x 300 =
90.000 pixels.

Hình bên trái có độ phân giải 72 ppi, hình bên phải 300 ppi
Hình ảnh có độ phân giải càng cao thì càng sắc nét và màu sắc càng chính
xác. Và khi đó, dung lượng file cũng sẽ tăng theo, đòi hỏi nhiều bộ nhớ
và đĩa cứng hơn.
1. Hình ảnh sử dụng cho thiết kế web chỉ cần có độ phân giải 72 ppi.
2. Trường hợp hình ảnh dùng cho thiết kế đồ họa in ấn thì bạn cần nhớ
hai quy tắc sau:
 Nếu là ảnh nét (line art) hoặc đơn sắc (monochrome) thì ảnh nên có
độ phân giải là 1,200 ppi.
 Nếu là ảnh chụp màu (color photograph) hoặc ảnh chụp đen trắng
(black and white photograph) thì ảnh nên có độ phân giải 300 ppi.
3. Để rửa ảnh kỹ thuật số thì hình ảnh cần có độ phân giải 300 ppi.
4. Nếu in ảnh hi-flex với kích thước lớn (để quảng cáo ngoài trời chẳng


hạn) thì hình ảnh cần có độ phân giải khoảng 72 ppi đến 100 ppi.
III. Quan hệ giữa kích thước ảnh và độ phân giải ảnh
Hiện nay, việc sử dụng máy ảnh số (digital camera) đã trở nên rất thông
dụng, Tuy nhiên, hình ảnh nhận được từ máy ảnh số thường có độ phân
giải 72 ppi. Bạn nên dùng chức năng Image > Image Size của Photoshop
để chỉnh lại kích thước ảnh và độ phân giải ảnh cho phù hợp với mục
đích riêng của bạn.

A. Kích thước và độ phân giải của ảnh gốc.
B. Không chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh không thay đổi);
tăng độ phân giải lên n lần thì kích thước ảnh sẽ giảm xuống n lần và
ngược lại.
C. Có chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh có thay đổi);
Photoshop phải tự suy ra thêm một số điểm mới hoặc phải tự loại bỏ một
số điểm cũ. Hai quá trình này gọi là nội suy (interpolation). Khi đó hình
ảnh có thể sẽ bị mất nét (out-of-focus). Để làm cho hình ảnh sắc nét trở
lại, ta dùng Filter > Sharpen > Unsharp Mask Có 3 phương pháp nội
suy: bicubic, bilinear và nearest neighbor. Phương pháp bicubic thường
cho kết quả tốt nhất.
* Độ phân giải màn hình
Độ phân giải mặc nhiên của màn hình (monitor resolution) máy
Macintosh là 72 dpi, của màn hình PC là 96 dpi.
Khi bạn chọn View > Actual Pixels (Ctrl + 1), Photoshop sẽ hiển thị hình
ảnh ở chế độ 100%. Đây là chế độ trung thực nhất của hình ảnh. Khi đó
mỗi pixel của hình ảnh sẽ được hiển thị bằng một pixel của màn hình.

Khác với những phần mềm đồ họa khác, chế độ hiển thị 100% không thể
hiện kích thước thật của hình ảnh. Để hình dung kích thước của ảnh khi
in ra máy in, bạn cần chọn View > Print Size.
V. Các chế độ hình ảnh (image modes)

1. Bitmap
Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 1 bit. Như vậy mỗi điểm
ảnh của hình ảnh bitmap chỉ có thể là điểm đen hoặc điểm trắng. Do đó,
hình ảnh dạng bitmap chỉ có 2 sắc độ xám (2 gray levels).
Hình ảnh bitmap thường được gọi là ảnh nét.
Một hình ảnh khổ A4 (8.26 inch x 11.69 inch) với độ phân giải ảnh 300
ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ bitmap sẽ có dung lượng file là:
8.26 x 300 x 11.69 x 300 x 1bit = 8.690.346 bit = 1.086.293 bytes = 1.03
MB

Hình ảnh bitmap
2. Grayscale
Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 8 bit. Như vậy mỗi điểm
ảnh của hình ảnh grayscale có thể nhận một giá trị từ 0 đến 255. Do đó,
hình ảnh dạng grayscale có 256 sắc độ xám (tức 2
8
).
Những ảnh đen trắng (black and white photograph) mà chúng ta thường
thấy trên báo chí có chế độ hình ảnh là grayscale.
Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới
chế độ grayscale sẽ có dung lượng file là:
1.03 MB x 8 = 8.24 MB

Hình ảnh grayscale
3. RGB Color
Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 24 bits: 8 bits cho màu
đỏ (Red), 8 bits cho màu lục (Green), 8 bits cho màu lam (Blue). Như
vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh RGB có thể nhận một giá trị từ 0 đến
16.777.216. Do đó, hình ảnh dạng RGB có thể có đến 16,7 triệu màu (tức
2

24
).
Những ảnh chụp màu (color photograph) từ máy ảnh kỹ thuật số có chế
độ hình ảnh là RGB.
Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới
chế độ RGB sẽ có dung lượng file là:
1.03 MB x 24 = 24.72 MB
Nếu chọn Windows > Channels để hiển thị Channels panel, bạn sẽ thấy
hình ảnh RGB có 3 kênh màu R, G, B:

Hình ảnh RGB có 3 kênh màu R, G, B
Hình ảnh RGB thường được sử dụng khi thiết kế trang web, rửa ảnh kỹ
thuật số, trình chiếu, xử lý video…
4. CMYK Color
Để sử dụng trong in ấn công nghiệp, hình ảnh màu cần được chuyển sang
chế độ CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black) bằng cách chọn Image >
Mode > CMYK color.
Mỗi điểm ảnh của hình ảnh dạng CMYK được lưu trữ bằng 32 bits: 8 bits
cho màu lam lục (Cyan), 8 bits cho màu đỏ cánh sen (Magenta), 8 bits
cho màu vàng (Yellow) và 8 bits cho màu đen (Black).
Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới
chế độ CMYK sẽ có dung lượng file là:
1.03 MB x 32 = 32.96 MB

Hình ảnh CMYK có 4 kênh màu C, M, Y, K
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các hệ màu RGB và CMYK trong
bài Lý Thuyết Màu.
(còn tiếp)


×