Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

tieu luan thi truong chung khoan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.06 KB, 54 trang )

DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN
Stt Họ Và Tên MSSV Điểm Ghi Chú
1. Nguyễn Tiến Nam 09087071
2. Phùng Thị Thu Hằng 09097051
3. Nguyễn Thị Cảnh 09097041
4. Nguyễn Thị Ngọc Thúy 09088171
5. Nguyễn Thị Bình 09082351
6. Lê Công Thành 09090021
7. Đặng Thị Thanh Thúy 09084651
8. Ca Nguyễn Kiều Trinh 09084461
9. Trần Vũ Kiều Phương 09205021
10. Hoài
11. Tuấn
MỤC LỤC
A-PHẦN MỞ ĐẦU
B-NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. Khái quát chung về lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán và lý do chọn
ngành cao su
1. Khái quát về Lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán 6
1.1 Khái niệm lý thuyết phân tích 7
1.2 Mục đích của phân tích 8
1.3 Phân tích tài chính các công ty của các nhà đầu tư
2. Lý do chọn ngành cao su và các cổ phiếu 9
Chương 2. Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp. 10
2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đông Phú (DPR)
2.1.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DPR 10
2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DPR
2.1.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DPR 19
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC)
2.2.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DRC 25
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DRC 26


2.2.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DRC 30
2.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Miền Nam (CSM)
2.3.1 Tổng quan và quá trình phát triển của CSM 25
2.3.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của CSM 26
2.3.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của CSM 30
Chương 3. So sánh giữa 3 cổ phiếu vào kết luận chọn cổ phiếu đầu tư
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC………………………………………………… …………….36
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, duy trì nhịp
độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu
quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển.
Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở VN đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các
nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng
khoán nợ và chứng khoán vốn.
Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với sự hình thành và phát triển của
TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng
Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán
cùng với Quyết định thành lập hai (02) Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh.
Trước sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, Để hiểu rõ các về lĩnh vực này,
nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Lựa chọn một số cổ phiếu và phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp” làm đề tài tiểu luận trong môn học Thị trường chứng khoán.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tổng quan về thị trường chứng khoán, cũng như lý thuyết phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Cách thức và kiến thức cần thiết khi thực hành đầu tư chứng khoán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực kinh tế về thị trường chứng khoán
Phạm vi nghiên cứu: Giáo trình, sách tham khảo, thư viện, thư viện điện tử, báo điện tử, tạp
chí có liên quan …
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các phương pháp nghiên cứu như thống kê, liệt kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh… Các thông tin được thu thập từ giáo trình, báo chí, tạp chí chuyên ngành, Internet,
thông tin từ các nghiên cứu liên quan và các vấn về thương mại quốc tế.
5. LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành bài tiểu luận này trong khoảng thời gian tương đối ngắn, đồng thời gúp
chúng em tiếp thu tốt những kiến thức của môn học Thị trường chứng khoán đó là nhờ một phần
không nhỏ những sự giúp đỡ chân thành của nhiều người. Do vậy, nhóm chúng em xin chân thành
bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu Nhà Trường đã cung cấp cơ sở vật chất và các
điều kiện học tập khác, cảm ơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị những kiến thức cơ bản
làm nền tảng lý luận cho bài tiểu luận của chúng em, đặc biệt là giảng viên bộ môn Từ Thị Hoàng
Lan, người trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cụ thể những tri thức của môn học này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chắc
hẳn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và chân thành góp ý của thầy và
các bạn. Xin chân thành cảm ơn.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2010
Thay mặt nhóm

Nhóm trưởng : Phùng Thị Thu Hằng
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Khái quát chung về thị trường chứng khoán, lý thuyết phân tích thị
trường chứng khoán và lý do chọn ngành cao su
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán, lý thuyết phân tích thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thế giới: Các chỉ số của thị trường chứng khoán thế giới có mức
tăng điểm mạnh trong năm 2009, dẫn đầu bởi các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc nhờ
vào việc lãi suất được duy trì ở mức thấp cũng như các biện pháp kích thích kinh tế của các chính

phủ đã bước đầu mang lại những tác dụng tích cực. Triển vọng của thị trường chứng khoán thế giới
trong năm 2010 vẫn tích cực, tuy nhiên khó có thể diễn biến một chiều mà phụ thuộc nhiều vào
mức độ bền vững của sự phục hồi kinh tế thế giới.
Thị trường chứng khoán Việt Nam: TTCK Việt nam sau đợt điều chỉnh mạnh cuối năm đã
xuống đến mức giá khá thấp nếu so sánh với các nước Châu Á trong khu vực. Trong khi đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế 6,5% theo kế hoạch của Chính Phủ dự kiến trong năm 2010 lại là một mức khá
cao. Đây chính là lý do thị trường Việt nam trở nên hấp dẫn đối với NĐTNN.
Mặc dù mức giá đã khá rẻ, nhưng sự phục hồi của thị trường chứng khoán sẽ phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố nội tại của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các biến
động trong điều hành chính sách tiền tệ.
Nếu Chính phủ Việt nam thực sự tạo được niềm tin rằng kế hoạch tăng trưởng 6,5% có thể
đạt được và nền tảng cho tăng trưởng cao hơn ở năm 2011 được xây dựng vững chắc thì
TTCK mới có khả năng hồi phục bền vững trong năm 2010. Nếu không, TTCK sẽ ở thể
cầm chừng và đi ngang.
Phân tích các báo cáo tài chính công ty là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của
công ty để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty.
1.2 Mục đích của phân tích
Nhằm đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của công ty để có cơ sở ra những quyết định
hợp lý.Phân tích báo cáo tài chính công ty có thể do bản thân công ty hoặc các tổ chức bên ngoài
công ty bao gồm các nhà cung cấp vốn như ngân hàng , công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính
và các nhà đầu tư như công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư,… thực hiện.
Tùy theo lợi ích khác nhau,các bên có liên quan thường chú trọng đến những khía cạnh phân tích
khác nhau.Nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ thường chú trọng đến tình hình thanh khoản và khả
năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty trong khi các nhà đầu tư về cơ bản chú trọng đến lợi
nhuận hiện tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty cũng như sự ổn định của lợi nhuận
theo thời gian.
Đặc biệt đối với các nhà đầu tư chứng khoán thì việc phân tích tình hình tài chính của công ty sẽ
giúp cho các nhà đầu tư xét đoán cân nhắc loại chứng khoán nào nên mua, nên bán và mua lúc nào
thì có lợi nhất để đảm bảo độ an toàn của vốn đầu tư,sự an toàn của thu nhập đầu tư, hiệu quả tối ưu
của khoản đầu tư.

1.3 Phân tích tài chính các công ty của các nhà đầu tư
phân tích tài chính các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán dựa vào các báo cáo
tài chính của công ty như: bản cân đối kế toán, bảng báo cáo thu nhập,kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.
Từ đó thiết lập các hệ số tài chính để thấy được những mặt mạnh và yếu trong hoạt động tài chính
của công ty qua đó cũng thấy được những xu hướng và tiềm năng phát triển của công ty.
Khi phân tích tình hình tài chính thì phân tích hai phần:
 Phần tài sản
Tài sản đại diện cho tất cả các khoản thuộc sở hữu công ty bao gồm tài sản lưu động, tài sản cố định
và tài sản vô hình:
 Tài sản lưu động là các khoản có thể được chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn thường
dưới một năm gồm:
Tiền mặt: tiền mặt, chi phiếu và các khoản ký thác khác tại ngân hàng
Chứng khoán khả mại là số chứng khoán được công ty sở hữu(như trái phiếu
kho bạc ngắn hạn, cổ phiếu và trái phiếu) có khả năng chuyển thành tiền.
Hàng trong kho là giá trị nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm
của công ty
 Tài sản cố định là các khoản mà công ty sử dụng trong hoạt động hàng ngày của nó để tạo ra
sản phẩm bao gồm:
Tài sản hữu hình như đất, nhà xưởng, máy móc, thiết bị và công cụ lao
động.Các tài sản này (trừ đất) sẽ giảm giá trị mỗi năm trong quá trình sử dụng,
cho phép công ty trích khấu hao trên tài sản.
Tài sản vô hình là tài sản không có giá trị vật chất nhưng thêm vào giá trị quan
trọng cho công ty như bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, độc quyền kinh
tiêu, bản quyền, uy tín công ty.
 Phần nợ và vốn cổ đông
 Phần nợ
Nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm bao gồm:
các khoản phải trả, giấy nợ phải trả, cổ tức phải trả:cổ tức bằng tiền mặt đã tuyên bố
trả nhưng chưa thanh toán cho cổ đông, thuế phải trả:số tiền thuế còn nợ chính phủ
lãi phải trả: số tiền lãi công ty còn nợ trên nhưng khoản vay dài hạn

Nợ dài hạn: là những khoản nợ mà công ty đã vay và phải thanh toán trong kỳ
hạn từ 1 năm trở lên, bao gồm trái phiếu về nợ dài hạn ngân hàng
 Phần vốn cổ đông
Đại diện cho giá trị tài sản thực của công ty.Nó chỉ ra quyền lợi sở hữu của cổ đông bao
gồm:cổ phiếu ưu đãi,cổ phiếu thường, thặng dư vốn và thu nhập giữ lại.
Các chỉ số hoạt động
Vốn hoạt động thuần=tài sản lưu động –nợ ngắn hạn

 Các chỉ số về phương cách tạo vốn
Còn gọi là cấu trúc vốn của công ty, bao gồm:
Chỉ số trái phiếu chỉ ra số phần trăm trong vốn dài hạn có thể huy động bằng trái phiếu.
Chỉ số cổ phiếu ưu đãi chỉ ra tỷ lệ vốn dài hạn có được từ cổ phiếu ưu đãi.
Chỉ số cổ phiếu thường chỉ ra phần trăm của vốn dài hạn huy động được từ cổ phiếu thường
 Các chỉ số bảo chứng
Các chỉ số bảo chứng tính toán khả năng đáp ứng việc thanh toán của công ty đối với lãi cho
các trái chủ và thanh toán cổ tức cho cổ đông ưu đãi.
 Các chỉ số biểu hiện khả năng sinh lời của công ty
Chỉ tiêu DPS là chỉ tiêu được các cổ đông cũng như các nhà đầu tư cổ phiếu quan tâm nhất, vì nó
chính là khoản lợi tức trên cổ phần họ nắm giữ.
 Các chỉ số doanh lợi
 Tỷ suất doanh lợi doanh thu
Chỉ tiêu này phản ảnh trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ
sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
 Tỷ suất doanh lợi tổng vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, phản ánh sử dụng bình
quân một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế,chỉ tiêu càng cao
càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại càng thấp càng kém hiệu
quả.
2. Lý do chọn ngành cao su và các cổ phiếu
Cao su là mặt hàng thiết yếu, được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Cao su là lĩnh vực đầu tư

an toàn, không bỏ nhiều vốn, lợi nhuận ổn định. Cao su được xác định là một trong những ngành
sản xuất công nghiệp có thế mạnh của công nghiệp việt Nam.
Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ
USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được
516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về
lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Năm 2010, giá cao su tăng gấp 3 lần so với
cùng kỳ năm 2009, khoảng 90-100 triệu/tấn. Đây là mức kỉ lục của ngành cao su trong nước. Lượng
cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã đạt kim ngạch gần 1,7 tỷ USD, vượt 13% mục tiêu của
năm.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, và đứng thứ 3 trên thế
giới về xuất khẩu cao su tự nhiên.
Một điểm hạn chế của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam là chất lượng thấp và chủng loại không
phong phú, chủ yếu là cao su khối SVRL3, chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường xuất
khẩu chính của nước ta vẫn là Trung Quốc với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su khối
SVR3L chiếm 90%, được chủ yếu sử dụng để chế tạo săm lốp ô tô. Sự phụ thuộc vào thị trường này
tạo rủi ro khi thị trường tiêu thụ giảm chính vì vậy các thị trường khác như Malaysia, Đài Loan,
Hàn Quốc, Đức, Nga, Ấn Độ, đang ngày được đầu tư mở rộng hơn.
Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 4-4,5% so với năm 2009, tức khoảng 10,43
triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp
theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu
hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do
điều kiện khí hậu không thuận lợi (mưa quá nhiều). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao
su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình.
Theo nhận định của TVSC, với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trong các
tháng cuối năm trên thị trường thế giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là từ 3-5%.chính vì triển vọng
tiềm năng của nganh cao su rất lớn trong thời gian dài tới, nên chúng tôi quyết định chọn ngành cao
su để đầu tư chứng khoán.Và qua tìm hiểu triển vọng và các đặc điểm khác nhau của các cổ phiếu
ngành này, chúng tôi quyết định chọn 3 cổ phiếu là: DPR, DRC, CSM để phân tích và đầu tư.

Chương 2. Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp
2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đông Phú (DPR)
2.1.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DPR
 Lịch sử hình thành và phát triển
- 6/1927: Công ty Cổ Phần Cao su Đồng Phú ( viết tắt là DORUCO) tiền thân là đồn điền
Thuận Lợi của công ty Michelin-Pháp
- 5/1981: Tái thành lập đồn điền Thuận Lợi
- 1993: Công ty được Thành lập là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập Đoàn Công
Nghiệp Cao su VN
- 1996: Công ty được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Nâng vồn điều lệ từ 48,009.6 triệu
đồng lên 103,344.7 triệu đồng.
- 11/2007 Niêm yết trên HOSE
 Ngành nghề kinh doanh
Trồng trọt, chế biến nông sản. lâm sản; chăn nuôi gia súc gia cầm. Công nghiệp hóa chất và phân
bón cao su.
 Sản phẩm, dịch vụ và thị trường
Sản phẩm chủ lực: Sản phẩm của công ty là mủ cao su thiên nhiên, phần lớn là SVR ( thông thường
khoảng hơn 70%). Ngoài ra công ty cũng chế biến mũ ly tâm (khoảng 26%) và một phần nhỏ mủ
skim block (2-3%)
Thị trường tiêu thụ : sản phẩm của DPR được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu
 Vị thế công ty trong ngành
Doruco là một công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, khai thác và chế biến cao su. So với các
công ty khác trong ngành thì DORUCO là một công ty tương đối lớn và là thành viên của Tập Đoàn
Công Nghiệp Cao Su VN – đơn vị chính cung ứng hầu hết sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng
như tiêu thụ trong nước. Tỷ lệ % thị phần của DORUCO so với các công ty cùng ngành là 5.57%.
 Mục tiêu của doanh nghiệp
Để mở rộng diện tích cao su, công ty đã triển
khai
các dự án trồng cao su sang một số địa
phương khác và Campuchia, Lào

như:
·
Dự án cao su tại tỉnh Đắc Nông: với tổng diện tích 4000 ha trong đó 2000 - 3000 ha
dùng
trồng
cao su, còn lại để khoanh nuôi rừng. Đến nay công ty đã triển khai trồng được 175-
180ha cao su và
đã
thực hiện giao đất được 350ha. Hiện nay công ty đang hoàn tất thủ tục thành
lập Công ty Cao su
Đồng
Phú – Đắc Nông, trong đó DPR sẽ nắm cổ phần chi phối trên
50%.
- Dự án trồng 10000ha cao su tại Campuchia (tổng diện tích quy hoạch sẽ lên đến 13000ha)
với
suất
đầu tư khoảng
80tr/ha.
·
Dự án hợp tác với Malaysia thành lập công ty Latexform để sản xuất 300 nệm và 400 gối
các
loại
với vốn dự kiến trên 150tỷ (10 triệu USD), đầu tư từ 1-2 năm, thời gian thu hồi vốn
khoảng 2
năm.
Nhà máy có 12 máy công suất 11000tấn/năm, sẽ tiêu thụ khoảng 4.000tấn/năm
mủ latex. Sản phẩm
sẽ
được xuất khẩu 100%, trong đó Malaysia sẽ bao tiêu 5 năm và được dán
nhãn của tổng cục cao

su Malaysia.
Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư vào một số công ty cổ phần và các dự án kết hợp với tập
đoàn cao
su
Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực cao su
như:
·
Dự án đường BOT đoạn từ Đồng Xoài đi Phước Long (thuộc tỉnh Bình Phước) và
đuờng
BOT
đoạn từ Tân Lập đến ngã ba Cổng Xanh (tỉnh Bình Dương) với tổng vốn đầu tư
43,82 tỷ đồng, đã
đi
vào giai đoạn thu phí hoàn
vốn.
·
Tham gia góp vốn đầu tư vào các công ty như: Công ty cổ phần Gỗ Thuận An, khu
công
nghiệp
Hố Nai, Công ty cổ phần cao su Sa Thầy…với tổng vốn góp hơn 20 tỷ
đồng.
 Thuận lợi , khó khăn của doanh nghiệp
• Thuận lợi
- Công ty tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi về việc thực hiện cổ phần hoá, đây là
một lợi thế
của
công ty trong việc tích luỹ vốn ban đầu để hoạch định các kế hoạch đầu
tư.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng ổn định và ngày càng tạo
được chỗ

đứng
vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho
công ty phát triển
trong
tương
lai.
- Bình Phước là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt (đất đen, đất đỏ bazan,
đất phù
sa
chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh) so với cả nước và là điều kiện hết sức
quan trọng
trong
việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh đặc biệt là cây cao su. Là một
công ty trên địa bàn
của
tỉnh Bình Dương nên công ty cũng có cơ hội mở rộng sản lượng khai
thác phục vụ hoạt động sản
xuất
kinh
doanh.
• Khó khăn
- Sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là ảnh hưởng của mưa, gió lốc, nắng
nóng.
- Do trên 50% sản lượng công ty là xuất khẩu nên ảnh hưởng của tỷ giá là rất
lớn.
-Tác động của suy thoái kinh tế đã làm cho doanh số ngành ô tô sụt giảm mạnh đã tác động trực
tiếp tới nhu cầu tiêu thụ cao su.
‐ Cao su là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nhất là ảnh hưởng của mưa bão, nắng nóng.
Là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên những ảnh hưởng từ thiên tai là khó tránh khỏi.
‐ Diện tích đất thích hợp để trồng cây cao su không những không thể mở rộng mà còn phải đối

diện với nguy cơ bị thu hẹp chuyển sang sử dụng cho những mục đích khác. Thêm vào đó, các
vườn cao su lại đang trong thời kỳ năng suất giảm do hết tuổi khai thác, một số vườn cây phải thanh
lý trồng lại, nên sản lượng chung của toàn ngành đang có chiều hướng giảm dần.
‐ Diện tích dành cho phát triển cây cao su trong nước hầu như rất hạn chế. Các doanh nghiệp cao
su đang có hướng phát triển sang các nước lân cận nơi có nhiều tiềm năng phát triển cây cao su.
Tuy nhiên, việc trồng cao su tại Lào và Campuchia cũng không hoàn toàn thuận lợi do cũng có rất
nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc và Thái Lan sang đầu tư trồng cao su.
‐ Tuy là 1 trong 6 nước sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới, nhưng so với 3 nước Thái
Lan, Malaysia và Indonexia (Tổng sản lượng của 3 nước này chiếm tới 75% lượng cao su tự nhiên
thế giới) thì sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam là rất nhỏ, mà sản lượng cao su sản xuất ra chủ
yếu để xuất khẩu chiếm tới 80% tổng sản lượng sản xuất. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc
chiếm tới 60% tổng lượng xuất khẩu. Chính vì vậy Việt Nam không thể quyết định được giá cao su
và phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.
 Khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ tăng giá cao su. Trong quý 1/2010, mặc dù sản
lượng tiêu thụ của Doruco giảm khoảng 35% so với cùng kỳ năm 2009 tuy nhiên do giá bán cao
su trung bình tăng khoảng 112% nên doanh thu vẫn đạt mức tăng trưởng khá tốt, khoảng 50% so
với cùng kỳ năm 2009. Lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức tăng trưởng 75% so với cùng kỳ năm
2009.
Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh. Biên lợi nhuận gộp của Doruco trong quý 1/2010 đạt 40%,
quý 1/2009 đạt 23%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá bán cao su trong quý 1/2010 cao hơn khá
nhiều so với cùng kỳ năm ngoái trong khi các chi phí sản xuất ( ngoại trừ các chi phí nhân công
được tập đoàn Cao su quy định bằng một tỷ kệ cố định theo doanh thu bán mủ) có tốc độ tăng
trưởng thấp hơn nhiều so với giá bán.
Doruco đã phát hành thành công 3 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá bán bình quân 59.465 VND/cổ
phiếu trong quý 1/2010, nâng tổng vốn điều lệ lên 430 tỷ đồng và thặng dư vốn từ việc phát
hành ước đạt 148,4 tỷ đồng. Mục đích phát hành cổ phiếu của Doruco chủ yếu nhằm tài trợ vốn
cho các dự án trồng cao su và dự án sản xuất nệm, gối từ mủ latex của Công ty.
2.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua các năm của DPR
Tổng hợp Báo cáo tài chính của DPR các năm qua bảng cân đối kế toán, báo cáo

doanh thu lợi nhuận và chuyển lưu tiền tệ.
Bảng Cân Đối Kế Toán
Đvt: tỷ đồng 2008 2009 2010
TÀI SẢN NGẮN HẠN 277 393 582
Tiền và các khoản tương đương tiền 39 279 333
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 140 11 43
Các khoản phải thu ngắn hạn 29 43 118
Hàng tồn kho 61 38 50
Tài sản ngắn hạn khác 9 21 38
B-TÀI SẢN DÀI HẠN 768 854 886
Các khoản phải thu dài hạn - - 0
Tài sản cố định 551 567 567
Bất động sản đầu tư - - 0
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 180 253 306
Lợi thế thương mại - - 0
Tài sản dài hạn khác 37 34 14
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1045 1246 1468
A-NỢ PHẢI TRẢ 396 400 324
Nợ ngắn hạn 356 368 293
Nợ dài hạn 40 32 30
B-VỐN CHỦ SỞ HỮU 646 829 1122
Vốn chủ sở hữu 645 829 1122
Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 - 0
C-LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 3 17 22
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1045 1246 1468
13
Các chỉ tiêu 2008 2009 9T/2010
Đvt: Tỷ đồng 729 648 673
Tổng doanh thu - - -
Các khoản giảm trừ 729 648 673

Doanh thu thuần 477 415 396
Giá vốn hàng bán 252 233 276
Lợi nhuận gộp 23 27 24
DT HĐTC 25 9 11
Chi phí tài chính 4 15 8
-trong đó chi phí lãi vay 11 6 7
Chi phí bán hàng 30 29 47
Chi phí quản lí DN 209 217 235
Lợi nhuận từ HĐKD 41 12 11
Thu nhập khác 16 8 6
Chi phí khác 25 3 5
Lãi (lỗ) trong LKLD - - -
LNTT 234 221 239
BÁO CÁO DOANH THU QUA CÁC NĂM
TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2008 2009 2010E
A-TĂNG TRƯỞNG
1.Tăng trưởng doanh thu thuần 4% -11% 62%
2. Tăng trưởng lợi nhuận gộp -1% -7% 79%
3. Tăng trưởng lợi nhuận ròng 1% -10% 64%
4.Tăng trưởng tổng vốn tài sản -8% 19% 20%
5.Tăng trưởng vốn chủ sở hữu 2% 28% 39%
B-KHẢ NĂNG SINH LỢI
1.Lợi nhuận gộp biên 35% 36% 40%
2.Lợi nhuận trước thuế biên 32% 34% 36%
3.Lợi nhuận ròng biên 32% 33% 33%
4.ROA 21% 18% 25%
5.ROE 37% 29% 35%
C-PHÂN TÍCH DUPONT
1.Lợi nhuận ròng biên (1) 32% 33% 33%
2.Vòng quay tổng tài sản (2) 0,7% 0,6% 0,8%

3.Đòn bẩy tài chính (3) 1,7% 1,6% 1,4%
4.ROE= (1)×(2)×(3) 37% 29% 35%
14
Thuế TNDN - 10 21
Thuế TNDN hoãn lại - - -
LNNST 234 211 219
Lợi ích của CDTS - 0 0
LNST của công ty mẹ 234 211 219
Thu nhập cổ phần thường 234 211 219
 Phân tích tình hình thanh toán của công ty
Tính đến ngày 30/09/2010, khả năng thanh toán hiện hành đạt 1,98 lần, khả năng thanh
toán nhanh đạt 1,81 lần cả hai chỉ số đều tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2009. Đây là hệ
quả của sự cải thiện về số dư tiền mặt, tăng các khoản phải thu và giảm các khoản nợ phải
trả.So với các công ty niêm yết cùng ngành, khả năng thanh toán tại ngày30/9/2010 của
DPR ở mức bình quân ngành.
 Phân tích các tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán hiện hành năm 2010=tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn=582/293=1,98.
Cao hơn năm 2009 (1,1) và 2008 (0,8).
So với bình quân ngành là : 1,11 Vậy Khả năng thanh toán của DPR Khá tốt hơn so với
Bình Quân.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh năm 2010=(tài sản ngắn hạn-tồn kho)/nợ ngắn hạn=(582-
50)/293=1,81. Cao hơn năm 2009 (0,9) và 2008 (0,5)
So với bq : 1,07 Thanh Khoản nhanh cũng cao hơn so với Bình Quân của ngành
- Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2010 = tài sản cố định và các khoản đầu tư dài
hạn/nợ dài han=(567+306)/30=29,1. Cao hơn năm 2009 (25,625) và năm 2008 (18,275)
 Phân tích các tỷ số hoạt động
-Vòng quay các khoản phải thu=doanh thu/các khoản phải thu=673/118=5,7. Thấp

hơn năm 2009 (15,06) và năm 2008 (25,13)
-Vòng quay tồn kho năm 2010 = Doanh Thu / Tồn Kho = 673 / 50 = 13,46. Thấp hơn
2009 (17,05) và 2008 (11,95)
-Vòng Quay Tài Sản cố định năm 2010 =doanh thu/tài sản cố định= 673 / 567=1,18.
Cao hơn năm 2009(1,14) và thấp hơn năm 2008(1,32)
15
-Vòng quay tiền năm 2010=doanh thu/tiền và các tài sản tương
đương=673/1468=0,458.
- Kỳ thu tiền bình quân năm 2010 = Khoản phải thu *360/ Doanh thu = 118 *360/
673= 63 ngày.
 Phân tích các tỷ số nợ
-Tỷ Số Nợ trên tài sản năm 2010= Tổng Nợ / Tổng Tài Sản = 324/ 1468 = 0,22, thấp
hơn so với tỷ số nợ 2009 (0,32) và tỷ số nợ năm 2008 (0,38).
-Tỷ Số Nợ trên chủ Sở Hữu năm 2010= tổng nợ/vốn chủ sở hữu=324/ 1122 = 0,2887.
Thấp hơn tỷ số nợ năm 2009 (0,4825) , và tỷ số nợ năm 2008 (0,6111).
-Tỷ Số Nợ Dài Hạn năm 2010 = Nợ Dài Hạn / Tổng Tài Sản = 30/1468 = 0,02. Thấp
hơn tỷ số nợ dài hạn năm 2009 (0,03) và năm 2008 (0,04). Tỷ lệ nợ thấp và xu hướng
giảm dần trong 2 năm gần đây. Tại thời điểm ngày 30/9/2010, tỷ lệ nợ/tổng tài sản chỉ
còn 22% (riêng nợ trả lãi/tổng tài sản là 14%), giảm 31% so với thời điểm 31/12/2009,
và giảm 37% so với ngày 30/09/2009. Với tỷ trọng nợ thấp, công ty hạn chế được rủi ro
lãi suất vay tăng cao, và dễ dàng huy động vốn vay cho nhu cầu đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ thấp cũng có phần hạn chế hiệu quả đòn bẩy tài
chính kích tỷ suất ROE tăng.
Luân chuyển tiền mặt của công ty cải thiện trong 09 tháng đầu năm 2010. Nhờ vào
hoạt động bán hàng thuận lợi trên cả thị trường xuất khẩu & nội địa, nên số dư tiền mặt
vào ngày 30/09/2010 tăng gấp 3 lần so với cùng ngày năm 2009. Từ đó, công ty đã nới lỏng
chính sách tín dụng trả chậm cho khách hàng làm khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp 5 lần, và
tài sản ngắn hạn khác tăng gấp đôi. Hệ quả là số ngày thu tiền bán hàng là 18,2 ngày (tăng
gần 19% so với cùng kỳ năm 2009). Bên cạnh đó, công ty cũng chủ động thanh toán nhà
cung cấp, làm giảm 91% nợ vay ngắn hạn so với cùng kỳ năm 2009, làm giảm số ngày

phải trả xuống còn 4,9 ngày vào ngày 30/09/2010, thay vì là 6,2 ngày vào ngày 30/09/2009.
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Công ty có cấu trúc vốn an toàn, năng lực tài chính mạnh. Tỷ trọng nợ trên tổng tài
sản luôn giảm dần qua các năm và hiện tại ngày 30/09/2010 là 22%. Khả năng thanh toán cải
thiện dần và đang ở mức trên 1.
 Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và các khả năng sinh lời của hoạt động sản
xuất kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.6.1 Tỷ số lãi gộp
16
Tỉ Suất Lãi Gộp năm 2010 = Lợi Nhuận Gộp / Doanh Thu Thuần = 276/673=40%, cao
hơn năm 2009 (36%) và năm 2008 (35%)
Xét về mặt hiệu quả đầu tư, nguồn mủ cao su mua ngoài có biên lợi nhuận gộp thấp
hơn nguồn mủ cao su công ty trồng khai thác, do chi phí giá thành thường cao hơn. Và
hoạt động kinh doanh này được duy trì ổn định nhằm: (1) đảm bảo lượng mủ cao su bổ
sung cho các hợp đồng ký kết cả năm với khách hàng, (2) như là công cụ đảm bảo
nguồn tiêu thụ mủ cao su cho các tiểu điền của tỉnh theo chỉ đạo của Nhà nước, và (3)
tiết kiệm chi phí hoạt động do khai thác hết công suất thừa của nhà máy chế biến mủ
cao su của công ty
 Doanh lợi tiêu thụ
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2010, doanh thu thuần đạt 672 tỷ đồng (trong đó
3,72% là phần doanh thu thanh lý cây cao su): tăng đột biến 81% so với cùng kỳ 2009,
vượt 4% tổng doanh thu năm 2009, và hoàn thành 91% kế hoạch năm
2010. Còn nếu so với kết quả năm 2008 – thời kỳ Kinh tế Việt Nam chưa bị ảnh
hưởng suy giảm rõ rệt từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, doanh thu 09 tháng
2010 đã đạt 92% tổng doanh thu cả năm 2008, lợi nhuận trước thuế vượt hơn 5
tỷ đồng, và tỷ trọng lợi nhuận ròng biên vượt 2%. Đây là một kết quả rất ấn
tượng, cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ và tăng trưởng so với trước khi bị ảnh
hưởng suy thoái toàn cầu. 09 tháng đầu năm 2010, xét về sản lượng bán hàng, tổng sản
lượng bán hàng (bao gồm cả nội tiêu và xuất khẩu) đạt 11.226 tấn, giảm 11% so với
cùng kỳ năm 2009, và đạt 61% kế hoạch năm 2010. Quan sát theo cơ cấu nguồn cung

cấp & thị trường tiêu thụ, sản lượng, doanh thu 9T/2010 có các nét đặc trưng sau:
Tỷ trọng sản lượng mủ cao su mua ngoài giảm 11% so với cùng kỳ, nhưng xét về
giá trị, doanh thu cao su mua ngoài 9T/2010 tăng 77% so với cùng kỳ và chiếm 12%
trong tổng doanh thu. Ước tính trong năm 2010, công ty thu mua khoảng 2.500 tấn mủ
cao su.
Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu của DPR cải thiện qua các năm,
giảm từ 65% năm 2008 xuống 64% năm 2009, và chỉ còn 59% trong 9 tháng đầu năm
2010. Trong cơ cấu giá vốn hàng bán chi phí nhân công chiếm 41%, chi phí nguyên vật
liệu chiếm 18%, chi phí khấu hao chiếm 14%. Tỷ trọng các khoản chi phí này tính trên
17
doanh thu giảm so với cùng kỳ. Hệ quả là biên lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm đạt
41%, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2009.
Cập nhật 9 tháng đầu năm 2010, so với các công ty niêm yết trong ngành, DPR có
lợi thế lớn về giá vốn hàng bán. Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu ở mức thấp
nhất trong nhóm. Các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tính trên doanh
thu ở mức trung bình ngành. Do vậy, DPR đã tạo biên lợi nhuận gộp 9 tháng đầu năm
2010 đạt 41% và biên lợi nhuận ròng đạt 34% - mức cao nhất so với các công ty điển
hình trong ngành.
 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng
Lợi nhuận trước thuế của 09 tháng đầu năm 2010 đạt 239,5 tỷ (trong đó 13 tỷ lợi
nhuận thanh lý cây cao su), tăng 104% so với cùng kỳ, vượt 9% lợi nhuận trước thuế cả
năm 2009, và vượt 3% kế hoạch năm 2010. Nguyên nhân tạo kết quả ấn tượng là do lợi
nhuận trước thuế hoạt động khai thác mủ cao su từ nguồn tự trồng và từ nguồn thu mua
tăng tương ứng 111,34% và 38,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Theo thông tin của DPR, năm 2010 doanh thu ước tính khoảng 1.028 tỷ, lợi nhuận
trước thuế đạt 339 tỷ đồng (không bao gồm giá trị từ thanh lý cây cao su)
 Tỷ lệ sinh lời vốn cố định
ROA năm 2010= (Lợi Nhuận Sau Thuế / Tổng Tài Sản) * 100 =25%, cao hơn năm
2009(18%) và năm 2008(21%)
ROE = (Lợi Nhuận Sau Thuế / Vốn Chủ Sở Hữu) * 100 = 35%, cao hơn năm 2009(29%)và

thấp hơn 2007 (37%)
 Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động và vốn tự có
-Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu và các nhân tố tác động
Do giá cao su giảm mạnh vào năm 2009 – như là hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) đều giảm so với năm 2008, xuống còn 18% và 29% tương ứng.
Trong 09 tháng đầu năm 2010, hai chỉ số này cải thiện rõ rệt, tăng gần trở lại mức
trước khi bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới: ROA & ROE lần lượt đạt 25% và
35%, trong khi năm 2008 là 21% và 37% tương ứng, và tăng lần lượt 11% và 13% so
với cùng kỳ năm 2009.
Các nhân tố chính tạo nên bước đột phá về khả năng sinh lời là: biên lợi nhuận ròng
18
và vòng quay tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần đạt 34% (tăng 7% so với cùng kỳ):
nhờ vào giá cao su tự nhiên bình quân của DPR tăng gấp đôi so với cùng kỳ (từ 28 – 57
triệu/tấn) nên doanh thu 9 tháng đầu năm 2010 tăng 81% so với cùng kỳ năm 2009.
Cộng hưởng với tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần giảm 9%, làm cho lợi
nhuận ròng có tốc độ tăng nhanh hơn của doanh thu tăng 94% so với cùng kỳ 2009. Tỷ
lệ tăng lợi nhuận ròng mạnh hơn doanh thu thuần, theo đó lợi nhuận ròng biên tăng 7%.
Hệ số vòng quay tài sản tăng 43% (từ 0,51 vòng trong cùng kỳ năm 2009 lên 0,73
vòng): với mức tăng 29% của tổng tài sản (chủ yếu từ các khoản: tiền và tương đường
tiền, khoản phải thu khách hàng và tài sản ngắn hạn khác), thì tốc độ tăng doanh thu cao
hơn rất nhiều so với mức tăng của tài sản đã kéo hệ số vòng quay tài sản tăng 43%
.
2.1.3 Nhận xét chung và triển vọng dài hạn của DPR
DPR hiện đạt năng suất cao nhất trong tập đoàn Cao su Việt Nam. Năm 2009 năng
suất đạt 2,25 tấn/ha đứng vị trí số 1 trong Tập đoàn Cao su Việt Nam và ước tính năng
suất khai thác vào năm 2010 đạt 2,21 tấn/ha. Hiện công ty có cơ cấu vườn cây trẻ (từ 11-
15 tuổi), chiếm khoảng 32%. DPR duy trì được sản lượng khai thác ổn định trong 05
năm tới, nhờ vào hoạt động đầu tư liên tục vào trồng mới, và tái canh. DPR có biên lợi

nhuận gộp luôn giữ vững vị trí cao nhất qua 02 năm gần đây, so với các doanh nghiệp
niêm yết cùng ngành. 09 tháng đầu năm 2010 biên lợi nhuận gộp đạt 41%, cao hơn cùng
kỳ năm 2009 là 9%.
Công ty có cấu trúc vốn an toàn, năng lực tài chính mạnh. Tỷ trọng nợ trên tổng
tài sản luôn giảm dần qua các năm và hiện tại ngày 30/09/2010 là 22%. Khả năng thanh
toán cải thiện dần và đang ở mức trên 1. DPR đã đầu tư mở rộng diện tích trồng cao su
khoảng 8.000 ha tại Đắk Nông và biên giới Campuchia, hiện tỷ lệ thực hiện hoàn tất là
50%. Thời điểm dự kiến thu hoạch của dự án là 2014 – khi đó sẽ tạo đột biến về doanh
thu cho DPR.
Chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới vẫn chú trọng phát triển trồng
và khai thác
cây
cao su. Các vườn cây thanh lý sẽ được trồng lại bằng các giống cây
mới và với tiến độ thay thế
phù
hợp để sản lượng khai thác không bị sụt giảm nhiều.
Với những dự án và kế hoạch lợi nhuận trên trong tương lai sản lượng khai thác sẽ
ổn định, nguồn
vốn
để đầu tư vào các dự án gần như được đảm bảo đầy đủ với nguồn
19
vốn huy động thông qua vay
nợ
trong 3 năm tới là 797,22 tỷ đồng tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công
ty phát triển tốt trong một vài năm
tới.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng trưởng liên tục qua các năm. Doanh
nghiệp ngày

càng
tự chủ về nguồn vốn khi giảm đáng kể nguồn vốn vay tạo điều kiện
cho công ty phát triển hoạt
động
sản xuất kinh doanh, ít phụ thuộc vào sự biến động của
lãi suất trên thị
trường.
2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC)
2.2.1 Tổng quan và quá trình phát triển của DRC
 Lịch sử hoạt động của công ty.
Công ty Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt nam, Tiền thân là một
xưởng đắp vỏ xe ô tô được Tổng cục hóa chất Việt Nam tiếp quản và chính thức được thành
lập vào tháng 12 năm 1975.
Công ty Cao su Đà Nẵng được thành lập lại theo Quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày
26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng.
Ngày 10/10/2005 theo Quyết định số 3241/QĐ-TBCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Ngày 01/01/2006 Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với vốn
điều lệ là: 92.475.000.000 đồng, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000850
ngày 31/12/2005 do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp.
Ngày 28/11/2006 Ủy ban chứng khoán Nhà Nước có Quyết định số 86/UBCK/GPNY về
việc cấp giấy phép niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng tên Trung tâm giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Sô lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ
phiếu với tổng giá trị là 92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu)
Ngày 25/12/2006 Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có thông
báo số 859/TTGDHCM/NY về việc niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng. Số
lượng cổ phiếu niêm yết là: 9.247.500 cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán niêm yết:
92.475.000.000 đồng (Mệnh giá: 10.000.đồng/ 1 cổ phiếu). Ngày niêm yết có hiệu lực:
28/11/2006. Ngày chính thức giao dịch: 29/12/2006
+ Giới thiệu về công ty:

20
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCKCOMPANY
Tên viết tắt: DRC
Vốn điều lệ: 153.846.240.000 đồng, trong đó phần vốn góp của Nhà nước (Tổng Công ty
Hóa chất Việt Nam) chiếm tỷ lệ 50,5%.
Công ty đã thực hiện niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chi
Minh vào ngày 29/12/2006 với mã chứng khoán là DRC.
Công ty có 3 chi nhánh hạch toán báo sổ:
• Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm;
• Chi nhánh Miền Bắc;
• Chi nhánh Miền Nam.
Trụ sở chính
• Địa chỉ: 01 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng.
• Điện thoại: (84) 0511.3952192
• Fax: (84) 0511.3836195

Lĩnh vực Kinh doanh

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành
công nghiệp cao su.

Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su.

Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp.

Kinh doanh các ngành nghề khác theo GCN ĐKKD của Công ty.

Vị thế Công ty


Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam với hơn 30 năm
hình thành và phát triển, do vậy Công ty đã có thời gian để khẳng định được vị trí của
mình trên thị trường. Hiện tại Công ty đứng thứ năm toàn ngành hóa chất, đứng thứ
hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy, đứng thứ nhất tính
21
riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo. Thị phần của Công ty đạt khoảng
35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm 15%.

Công ty hiện đang cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp lắp ráp ôtô lớn như TMT,
Trường Hải (KIA), Huyndai – Vinamotor.

Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ trên toàn quốc và được xuất khẩu sang 27 nước
như: India, Argentina, Hồng kông, Indonesia, Sinhgapore, Brazil. Chile.

Chiến lược Phát triển và Đầu tư

Nghiên cứu và sản xuất các sản phảm theo hướng phù hợp với thị hiếu và điều kiện sử
dụng của từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường với mẫu mã đẹp, giá cả
cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm DRC trên thị trường.

Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu sản xuất các quy cách lốp đặc
chủng mới .

Giữ vững hệ thống phân phối hiện có tại các thị trường đạt mức tăng trưởng cao và ổn
định, đồng thời bổ sung thêm các nhà phân phối mới tại các thị trường mà Công ty
chưa có đại lý hoặc đại lý hiện có không đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị
trường.

Tăng cường tiếp thị và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các sản phẩm lốp ô tô đặc chủng
đến tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng trên cả nước.


Các dự án lớn

Công ty cũng đã tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất đặc biệt là đầu tư và đưa
vào hoạt động dự án mở rộng nâng công suất lốp đặc chủng quy cách 24.00−35 từ
1000 bộ/năm lên 2.500 bộ/năm, dự án sản xuất lốp đặc chủng 27.00-49 công suất 800
bộ /năm, và khẳng định sản xuất lốp đẳng chủng là mũi nhọn trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của DRC.

Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất lốp xe tải radial, công suất 600.000 lốp/năm: nhà
máy được xây dựng tại KCN Liên Chiểu (Đà Nẵng) trên khu đất 106.632 m2, với hệ
thống dây chuyền công nghệ của Châu Âu, Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án này
hơn 2.992 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, số vốn còn lại công ty đã được
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cam kết hỗ trợ. Dự án được triển khai theo
2 giai đoạn năm 2010 - 2011 và 2012 - 2013. Công ty hiện đang tiến hành lựa chọn
nhà thầu xây dựng nhà máy. Kết thúc giai đoạn 1, dự án sẽ bắt đầu đi vào sản xuất và
22
dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Dự kiến cuối năm 2011 ra sản phẩm lốp
đầu tiên, cuối năm 2012 đạt công suất giai đoạn 1; cuối năm 2015 hoàn tất dự án và
đưa vào sản xuất ổn định. Thời gian khởi công gói thầu xây dựng nhà xưởng vào đầu
tháng 03/2011 va fmucj tiêu cuối tháng 12/2012 chạy thử toàn dây chuyền.

Di dời Xí nghiệp săn lốp xe đạp - xe máy vào khu CN Liên Chiểu: Công ty đang chờ
các cơ quan chức năng của Thành phố phê duyệt và cấp kinh phí. Dự kiến di dời vào
cuối năm 2010 và hoàn tất vào quý 1/2011. Dự kiến đến ngày 31/12/2010 sẽ bàn giao
mặt bằng cho thành phố.

Triển vọng Công ty

DRC là công ty dẫn đầu trong ngành sản xuất săm lốp xe tải và máy kéo tại Việt Nam

với thị phần lớn nhất 35%.

Là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt nam và Đông Nam Á sản xuất thành
công lốp ô tô đặc chủng siêu tải nặng công nghệ cao.

Sản phẩm của DRC cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp ô tô như TMT, Trường
Hải (KIA), Huyndai - Vinamotor.

Xây dựng được hệ thống các nhà phân phối mạnh và rộng khắp cả nước và các nhà
phân phối tại các nước Lào, Malaysia, Sinhgapore, Pakistan.

Nằm trên địa bàn có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Hiện DRC đứng thứ 5 toàn ngành hóa chất, đứng thứ 2 tính chung cho thị phần sản
xuất sản phẩm săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy và đứng thứ nhất tính riêng cho thị phận
sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo (35%)

DRC là đơn vị duy nhất của Việt Nam đang sản xuất lốp Radian, đạt chất lượng quốc
tế, với sức cầu lớn. DRC là nhà cung cấp sản phẩm chính cho các DN lắp ráp ôtô lớn
như TMT, Trường Hải (KIA), Huyndai

Rủi ro Kinh doanh chính

Năm 2009 sẽ là một năm khó khăn đối với DRC và có khả năng cả doanh thu và lợi
nhuận của Công ty sẽ giảm do sự sụt giảm của nhu cầu ngành ô tô. Vì vậy, DRC sẽ
phải siết chặt quản lý chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm công nhân mùa vụ và quản
lý hàng tồn kho.
23

DRC còn phải đổi mặt với các thách thức chung của toàn ngành như: Cạnh tranh với

các sản phẩm ngoại nhập khi Việt Nam tham gia vào WTO, triển vọng chưa sáng sủa
của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu trong thời gian tới.

DRC có một điểm yếu cần khắc phục đó là chưa tiếp cận được với mảng thị trường có
triển vọng tăng trưởng tốt là lốp ô tô con.
 Về thuận lợi:
Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2006, 2007) và giảm 50%
thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm tiếp theo(năm 2008, 2009, 2010). Năm 2006
Công ty niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
và được giảm thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp của 2 năm tiếp theo.
Trong năm 2006, lợi nhuận của công ty vượt kế hoạch 38.44% và tăng gấp 24 lần so với
năm 2005 sở dĩ có kết quả đó là do công ty luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ
quan, ban ngành TW và địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của CBCNV trong công ty.
Các thiết bị tiên tiến hiện đại đưộc công ty đầu tư trong những năm qua đã phát huy hiệu
quả, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều quy cách sản phẩm
mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thị phần lốp ôtô của công ty ổn định, phát triển và có uy tín trong nhiều năm, hệ thống
phân phối mạnh và rộng khắp trong cả nước đã giúp công tác tiêu thụ của công ty tiếp tục
ổn định trong điều kiện ngày càng cạnh tranh khốc liệt của thị trường
Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần là cơ hội để công ty tạo được bước
đột phá trong họat động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả cao.
Nhằm khai thác triệt để những lợi thế về tài sản và thương hiệu cũng như dựa vào đặc điểm
của ngành sản xuất cao su. Công ty đã chọn phương án tập trung đầu tư đa dạng hóa các loại
sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh về mặt địa hình, có nhu cầu lớn
trong các ngành công, nông nghiệp tại các miền Bắc Trung Nam và trong cả nước.
 Về khó khăn:
Tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng cao và đột biến rất khó dự đoán
nên giá bán buộc phải tăng theo nhiều lần, gây trở ngại rất lớn cho công tác tiêu thụ của
công ty.
24

Mặt hàng săm lốp ôtô sản xuất trong nước chịu tác động lớn của tiến trình hội nhập, cạnh
tranh sản phẩm trên thị trường diễn ra ác liệt, lãi vay ngân hàng tiếp tục tăng, quy chế huy
động vốn ngày càng nghiêm ngặt nên việc cân đối tài chính cho sản xuất kinh doanh khó
khăn.
Bão lũ đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thiệt hại nặng
nề, công ty phái mất nhiều thời gian để khắc phục hậu quả sau bão nên ảnh hưởng rất lớn đến
việc hoàn thành sản xuất kinh doanh .
DRC còn phải đổi mặt với các thách thức chung của toàn ngành như: Cạnh tranh với các sản
phẩm ngoại nhập khi Việ
t Nam tham gia vào WTO, triển vọng chưa sáng sủa của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
trong thời gian tới.
DRC có một điểm yếu cần khắc phục đó là chưa tiếp cận được với mảng thị trường có triển
vọng tăng trưởng tốt là lốp ô tô con.
 Chiến lược Phát triển và Đầu tư
• Nghiên cứu và sản xuất các sản phảm theo hướng phù hợp với thị hiếu và điều kiện sử
dụng của từng đối tượng khách hàng, từng vùng thị trường với mẫu mã đẹp, giá cả
cạnh tranh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm DRC trên thị trường.
• Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu sản xuất các quy cách lốp đặc
chủng mới .
• Giữ vững hệ thống phân phối hiện có tại các thị trường đạt mức tăng trưởng cao và ổn
định, đồng thời bổ sung thêm các nhà phân phối mới tại các thị trường mà Công ty
chưa có đại lý hoặc đại lý hiện có không đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị
trường.
• Tăng cường tiếp thị và đẩy mạnh công tác tiêu thụ các sản phẩm lốp ô tô đặc chủng
đến tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng trên cả nước.
25

×