Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

An uong khi bi benh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.52 KB, 2 trang )

Họ và tên: Sái Thị Lành lớp ĐHLT- K7, Đồng Nai
Chủ đề:
Bất luận là khi mắc bệnh cấp tính hay bệnh mạn tính, so với những người bình
thường, vấn đề cấm kỵ trong ăn uống càng trở nên quan trọng hơn, trong dân gian cũng
rất coi trọng vấn đề này. Người mắc bệnh cấp tính nếu như không chú ý đến những điều
nên và không nên trong ăn uống thì luôn dẫn đến bệnh tình kéo dài, thậm chí làm bệnh
nặng thêm. Thực phẩm cũng như thuốc, thực tính có hàn, nhiệt, ôn, mát, bình, mùi vị cay,
chua, ngọt, đắng, mặn. Ăn uống thích hợp thì có lợi cho chữa bệnh, thúc đẩy khỏi bệnh, ăn
uống không phù hợp giống như uống thuốc không đúng bệnh, bệnh nhẹ thì tái phát, bệnh
nặng thì thành ác tính. Đối với ăn uống những điều nên và không nên là không thể không
thận trọng!
Điều nên và không nên trong ăn uống đối với một số bệnh thường gặp dựa trên lý
luận y học cổ truyền phương Đông là một nghệ thuật, nó thể hiện đầy đủ đặc điểm biện
chứng luận trị, phân rõ các loại bệnh, hiểu được thuộc tính của thực phẩm, lựa chọng thực
phẩm một cách biện chứng. Cần tiếp tục cho người bệnh uống như bình thường, nhằm
giúp người bệnh có đủ dưỡng chất, tăng sức chống đỡ với bệnh tật. Nếu người bệnh là
trẻ đang bú mẹ thì hãy tiếp tục cho bú theo nhu cầu và tăng số lần bú. Ngoài đảm bảo dinh
dưỡng, điều này còn có tác dụng chống mất nước do tiêu chảy. Nên cho trẻ ăn sữa chua
làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn
đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Thức ăn cho người bệnh phải được nghiền nhỏ, nấu hơi loãng hơn thường ngày. Mỗi
bữa ăn cần có đủ chất bột như gạo, khoai lang; thức ăn cung cấp chất đạm như thịt, cá,
trứng; thức ăn cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng như rau xanh và quả chín.
. Tốt nhất là các loại thức ăn thì nên ăn lúc nào nấu chín lúc đó, không nên ăn thức ăn
tuy đã nấu chín nhưng để thời gian quá lâu, nhất là không được bảo quản cẩn thận.
Khi chế biến thức ăn cho người bệnh cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ
sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào
nước đang đun sôi trước bữa ăn.

Cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng
 -Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày


Người bệnh phải được ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa,
các loại rau xanh, quả chín để bồi bổ cơ thể . Nếu người bệnh quá yếu, không ăn được
thức ăn đặc sẽ cho ăn cháo thịt băm nhỏ, xúp , sữa, nước quả ép,…Nếu người bệnh
không muốn ăn hoặc ăn quá ít thì cho ăn nhiều bữa trong ngày.
-Có một số bệnh đòi hỏi ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ .
Vào lúc chuyển mùa như hiện nay, nhiều trẻ phải nhập viện do sốt virus, viêm họng, viêm
tai giữa, do dùng kháng sinh… thường kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Tiêu chảy
thường khiến trẻ suy nhược, mất nước, gầy yếu.
Trong một số trường hợp tiêu chảy, trẻ nôn mửa và truỵ tim mạch nhanh, dẫn đến suy
thận. Nhiều trường hợp do không được điều trị kịp thời hoặc gia đình tự chữa bệnh cho
con có thể dẫn đến tử vong.
Các bác sĩ tại khoa điều trị tích cực BV Nhi TƯ cũng khuyến cáo, khi bị tiêu chảy nên
cho trẻ “ăn ít uống nhiều”. Tránh thức ăn làm tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp
cải, giá…; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận… mà nên cho trẻ uống nhiều nước.
Do cơ thể trẻ thải ra quá nhiều nước nên cần uống để bù lại. Nếu không đủ lượng nước
cần thiết, cơ thể có thể bị khô và dẫn đến bệnh khác. Nước có tác dụng như chất súc rửa
chất độc ra khỏi cơ thể.
Uống nhiều nước sẽ làm tiêu chảy nhiều hơn, nhưng bệnh sẽ mau khỏi hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×