Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đào tạo kỹ năng quản lý cho con nhà giàu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.98 KB, 5 trang )

Đào tạo kỹ năng quản lý cho con nhà giàu
Con em các gia đình giàu có ở Trung Quốc đang có cơ hội được
trang bị các kỹ năng quản lý hiện đại và nghi thức xã giao để trở
thành các lãnh đạo doanh nghiệp khi tham gia các khóa đào tạo
đặc biệt tại tỉnh Giang Tô.
Khóa học này sẽ khởi động từ giữa tháng 5 do công ty Jin
Bailing Education đứng ra quản lý và có mức học phí chỉ dành
cho giới nhà giàu: 668.000 NDT (khoảng 97.868 USD)/mỗi học
viên.
Mặc dù khóa đào tạo này chưa được quảng cáo rầm rộ nhưng đã
có hơn 10 người nộp đơn xin học, trong đó, người trẻ nhất là 16
tuổi.
Yan Ling, giám đốc Jin Bailing Education cho biết thị trường
của những khóa đào tạo dành cho “thế hệ người giàu thứ hai” có
tiềm năng rất lớn và 80% ông bà chủ các công ty tư nhân hy
vọng con cái họ có thể kế thừa công việc kinh doanh của bố mẹ.
Theo Su Jiancheng, một chuyên gia giáo dục và cũng là một
người trực tiếp giảng dạy các học viên, những khóa đào tạo kiểu
này chỉ dành cho những người thừa kế tiềm năng của các công
ty tư nhân, có độ tuổi 15 đến 25.
Khác với mô hình giáo dục theo kiểu đại học như Thạc sỹ Quản
trị kinh doanh (MBA), khóa đào tạo dành cho con em những gia
dình giàu có này là hình thức giáo dục tự do. Theo đó, các học
viên sẽ không phải vào học một trường cố định mà sẽ học tại
nhiều trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc và Singapore,
trong đó có trường ĐH Phúc Đán, ĐH Hạ Môn và ĐH Bắc
Kinh.
Hầu hết các khóa học đào tạo đều liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh. Ngoài ra, học viên cũng sẽ được học chơi golf, cưỡi
ngựa, cách tham gia những tiệc trà và học nhảy.
Ông Su khẳng định kế hoạch đào tạo dành cho những đứa trẻ


con nhà giàu này chưa đủ để nuôi dưỡng một người thừa kế
doanh nghiệp thích hợp, nhưng nó là một sự khởi đầu tốt.
Tuy nhiên, một số người cho rằng việc chi cả số tiền khổng lồ
như vậy cho một đào tạo là quá xa xỉ.
Quý tử của một gia đình giàu có khẳng định cậu không thích bị
gắn với những thứ kiểu như “thế hệ giàu có thứ hai” bởi nó gắn
liền với quá nhiều ý nghĩa tiêu cực.
Nhiều người thì lo ngại những khóa đào tạo xa xỉ kiểu này có
thể gây nên sự bất công trong lĩnh vực giáo dục.
Trung Quốc: Mở khóa đào tạo kỹ năng quản lý cho con nhà giàu
(Dân trí) - Những đứa trẻ con em các gia đình giàu có ở Trung
Quốc đang có cơ hội được trang bị các kỹ năng quản lý hiện đại
và nghi thức xã giao để trở thành các lãnh đạo doanh nghiệp khi
tham gia các khóa đào tạo đặc biệt tại Wuxi, tỉnh Giang Tô.
Khóa học này sẽ khởi động từ giữa tháng 5 do công ty Jin
Bailing Education đứng ra quản lý và có mức học phí chỉ dành
cho giới nhà giàu: 668.000 NDT (khoảng 97.868 USD)/mỗi học
viên.
Mặc dù khóa đào tạo này chưa được quảng cáo rầm rộ nhưng đã
có hơn 10 người nộp đơn xin học, trong đó, người trẻ nhất là 16
tuổi.
Yan Ling, giám đốc Jin Bailing Education cho biết thị trường
của những khóa đào tạo dành cho “thế hệ người giàu thứ hai” có
tiềm năng rất lớn và 80% ông bà chủ các công ty tư nhân hy
vọng con cái họ có thể kế thừa công việc kinh doanh của bố mẹ.
Theo Su Jiancheng, một chuyên gia giáo dục và cũng là một
người trực tiếp giảng dạy các học viên, những khóa đào tạo kiểu
này chỉ dành cho những người thừa kế tiềm năng của các công
ty tư nhân, có độ tuổi 15 đến 25.
Khác với mô hình giáo dục theo kiểu đại học như Thạc sỹ Quản

trị kinh doanh (MBA), khóa đào tạo dành cho con em những gia
dình giàu có này là hình thức giáo dục tự do. Theo đó, các học
viên sẽ không phải vào học một trường cố định mà sẽ học tại
nhiều trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc và Singapore,
trong đó có trường ĐH Phúc Đán, ĐH Hạ Môn và ĐH Bắc
Kinh.
Hầu hết các khóa học đào tạo đều liên quan đến lĩnh vực kinh
doanh. Ngoài ra, học viên cũng sẽ được học chơi golf, cưỡi
ngựa, cách tham gia những tiệc trà và học nhảy.
Ông Su khẳng định kế hoạch đào tạo dành cho những đứa trẻ
con nhà giàu này chưa đủ để nuôi dưỡng một người thừa kế
doanh nghiệp thích hợp, nhưng nó là một sự khởi đầu tốt.
Tuy nhiên, một số người cho rằng việc chi cả số tiền khổng lồ
như vậy cho một đào tạo là quá xa xỉ.
Quý tử của một gia đình giàu có khẳng định cậu không thích bị
gắn với những thứ kiểu như “thế hệ giàu có thứ hai” bởi nó gắn
liền với quá nhiều ý nghĩa tiêu cực.
Nhiều người thì lo ngại những khóa đào tạo xa xỉ kiểu này có
thể gây nên sự bất công trong lĩnh vực giáo dục.
Theo Dân Trí

×