MỤC TIÊU KHÓA HỌC
Khoá học cung cấp cho học viên:
Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống quản lý chất lượng và vai trò
của cán bộ điều phối;
Kỹ năng xây dựng văn bản, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng;
Lập kế hoạch quản lý hệ thống hàng năm, kiểm soát sự thay đổi đối
với hệ thống, chuẩn bị cho các cuộc đánh giá và quản lý hồ sơ của
hệ thống…;
Lựa chọn và ứng dụng các công cụ cải tiến đối với hệ thống quản lý
chất lượng.
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ
Điều phối viên hệ thống quản lý chất lượng / Thư ký ISO 9000;
Thành viên Ban chỉ đạo ISO;
Cán bộ tham gia triển khai HTQLCL tại các tổ chức/doanh nghiệp;
Các cá nhân quan tâm đến chủ đề và nội dung của khoá học.
Khoá học được thiết kế đặc biệt hữu ích đối với các tổ chức/doanh
nghiệp đã và đang triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2008.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM
Thời gian: từ 8h30 -17h00, ngày 17-19/12/2012 (03 ngày);
Địa điểm: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
PHÍ THAM DỰ:
Phí tham dự: 1.225.000 đồng/1 đại biểu (mức phí này đã được
Chương trình năng suất chất lượng hỗ trợ 30% kinh phí tham dự);
Phí tham dự bao gồm tài liệu, giải khát giữa giờ. Không bao gồm ăn
trưa (Các doanh nghiệp tham dự sẽ được cung cấp hóa đơn tài
chính).
CƠ QUAN TỔ CHỨC:
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
TRUNG TÂM NĂNG SUẤT VIỆT NAM
THÔNG BÁO KHOÁ ĐÀO TẠO
KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO CÁN BỘ ĐIỀU PHỐI
HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG - ISO 9000
Trung tâm Năng suất Việt Nam
Tại Việt Nam hiện đã có gần 10.000 tổ chức/doanh nghiệp được chứng
nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001, con số
này không ngừng tăng lên khi có hàng ngàn đơn vị đang trong giai
đoạn xây dựng hệ thống. Theo đánh giá từ các tổ chức/doanh nghiệp
áp dụng thành công ISO 9001:2008 thì hệ thống quản lý chất lượng sẽ
thực sự hiệu quả khi có được sự cam kết của lãnh đạo cao nhất, đồng
thời có một đội ngũ cán bộ điều phối hệ thống (hay còn được gọi là
Thư ký ISO 9000) có đủ năng lực để hỗ trợ đắc lực và kịp thời cho Đại
diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) và Ban lãnh đạo vận hành, quản lý
và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Trong thực tế rất ít doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách cho hệ thống,
phần nhiều là kiêm nhiệm do vậy việc đào tạo, nâng cao năng lực cho
các cán bộ này còn rất hạn chế trong khi vị trí, vai trò, trách nhiệm của
họ trong hệ thống là không thể phủ nhận. Vậy cán bộ điều phối viên hệ
thống quản lý chất lượng là ai, vị trí của họ ở đâu trong tổ chức, họ làm
những công việc gì, họ cần các kiến thức và năng lực gì để thực hiện
công việc của mình? Họ được trang bị những kỹ năng gì để ứng phó với
các vấn đề của hệ thống? Cách thức họ vận hành, duy trì và cải tiến hệ
thống? Trách nhiệm xây dựng mối quan hệ giữa các phòng ban/cá
nhân trong phạm vi hệ thống và mối hệ với các tổ chức chứng nhận, tư
vấn?… Đây là các nội dung cán bộ điều phối hệ thống cần được trang
bị để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
Giảng viên:
Chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm về hệ thống quản lý chất lượng
của Trung tâm Năng suất Việt Nam.
Chuyên gia đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của
tổ chức chứng nhận.
Phần 1: Hệ thống quản lý chất lượng và vai trò của điều phối
viên hệ thống (Thư ký ISO 9000)
o Tổng quan về chất lượng, quản lý chất lượng và ứng dụng các
nguyên tắc của quản lý chất lượng;
o Lựa chọn phương án thực hiện đối với từng yêu cầu của tiêu chuẩn
ISO 9001:2008;
o Xác định phạm vi các quá trình hệ thống quản lý chất lượng;
o Vai trò và yêu cầu đối với điều phối viên hệ thống chất lượng tại các
tổ chức/doanh nghiệp.
Phần 2: Các kỹ năng xây dựng văn bản, tổ chức thực hiện, duy
trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng
o Kỹ năng soạn thảo văn bản hệ thống quản lý chất lượng;
o Kiểm soát tài liệu, hồ sơ;
o Kỹ năng phổ biến, hướng dẫn áp dụng hệ thống tài liệu, quy trình;
o Quản lý và tổ chức hoạt động đánh giá nội bộ (lập kế hoạch,
chương trình đánh giá, quản lý đội ngũ đánh giá viên nội bộ);
o Kiểm soát các hành động khắc phục, phòng ngừa và thúc đẩy hoạt
động cải tiến thông qua hệ thống khuyến nghị;
o Chuẩn bị tổ chức các cuộc xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản
lý chất lượng (thu thập dữ liệu, báo cáo, các vấn đề xem xét, thực
hiện kết luận, lưu hồ sơ…);
o Lập kế hoạch duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
Phần 3: Các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
hệ thống quản lý chất lượng
o Áp dụng các công cụ kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao tính hiệu
lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng;
o Các bài tập tình huống và kiểm tra đánh giá cuối khoá học.
NỘI DUNG
GIỚI THIỆU