Trắc nghiệm về Quy luật phân li Mendel ( phần 1 )
1. Đặc điểm nào dưới đây của đậu Hà Lan là không đúng:
A. Không thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau
B. Có nhiều cặp tính trạng tương phản
C. Cho số lượng cá thể ở thế hệ sau lớn
D. Tự thụ phấn chặt chẽ
2. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là:
A. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng
B. Cơ chế nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh
C. Sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST đồng dạng trong giảm phân và
tổ hợp tự do trong thụ tinh
D. Sự tự nhân đôi của NST, sự phân li của cặp NST tương đồng trong
giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh
3. Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là
phương pháp :
A. Tạp giao B. Lai phân tích
C. Phân tích cơ thể lai D. Lai thuận nghịch
4. Khi đem lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp
tính trạng tương phản, ở thế hệ F
2
, Menđen đã thu được tỉ lệ phân
tính về kiểu hình là:
A. 1 : 1 : 1 : 1 B. 3 : 3 : 1 :1. C. 3 : 3 : 3 : 3 D. 9
: 3 : 3 : 1
5. Một thứ tínhtrạng do 2 gen alen chi phối, nếu gent rội di truyền
theo kiểu trội không hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ được xác định
khi:
A. Lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương
phản xuất hiện F1 đồng loạt xuất hiện tính trạng trung gian
B. Khi lai giữa 2 cá thể bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng
tương phản thì ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 2 : 1
C. Tính trạng đó gồm có 3 tính trạng tương ứng
D. Tất cả đều đúng
6. Thế nào là lai 1 cặp tính trạng?
A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1
cặp tính trạng
C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
tương phản
D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1
cặp tính trạng tương phản
7. Theo định luật Menden 2
A. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương
phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất
hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
B. Khi lai giữa 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì ở F2
sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính
trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
C. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương
phản thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc giao phấn với nhau, đều xuất
hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
D. Khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng thì ở F2 sau khi cho F1 tự thụ hoặc
giao phấn với nhau, đều xuất hiện 2 loại tính trạng trội và lặn theo tỉ lệ
trung bình 3 trội : 1 lặn
8. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:
A. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng qua các thế hệ
B. Cá thể F2 bị bất thụ
C. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai
D. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất đi sự ổn định của giống
9. Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội
hoàn toàn. Hãy cho biết: Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen
khác nhau về các alen nói trên?
A. 1 kiểu gen B. 2 kiểu gen C. 3 kiểu gen D.
4 kiểu gen
10. Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền:
A. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng trung gian giữa
bố và mẹ
B. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng của cả bố và
mẹ
C. Trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian
giữa bố và mẹ
D. Trong đó kiểu hình của cơ thể F2 biểu hiện tính trạng của cả bố và mẹ
11. Phương pháp nghiên cứu của Menđen được gọi là:
A. Phương pháp tạp giao B. Phương pháp phân tích di truyền giống lai
C. Phương pháp lai phân tích D. Phương pháp tự thụ
12. Điều kiện nào dưới đây không phải là nghiêm đúng cho định luật
đồng tính và phân tính của Menden:
A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản
B. Tính trạng chỉ do 1 cặp gen quy định
C. Các cá thể phải có khả năng sống như nhau mặc dù kiểu gen khác
nhau
D. Phải phân tích trên 1 lượng cá thể lớn
13. Điểm giống nhau trong kết quả lai 1 tính trạng trong trường hợp
trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn :
A. Kiểu gen và kiểu hình F
1
B. Kiểu hình F
1
và F
2
.
C. Kiểu gen và kiểu hình F
2
. D. Kiểu gen F
1
và F
2
14. Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu
hình?
A. Trội hoàn toàn B. Phân li độc lập
C. Phân li D. Trội không hoàn toàn.
15. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm
đúng là:
A. Một gen quy định 1 tính trạng tương ứng
B. Trội - lặn hoàn toàn
C. Mỗi cặp gen quy định 1cặp tính trạng tương phản nằm trên những cặp
NST tương đồng
D. P thuần chủng
16. Để biết tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn, người ta thực
hiện cách sau:
A. Cho các cây thuần chủng tự thụ và theo dõi qua nhiều thế hệ
B. Cho lai phân tích giữa cơ thể mang tính trạng này với cơ thể mang tính
trạng kia
C. Cho lai giữa 2 cơ thể thuần chủng có tínhtrạng khác nhau, tính trạng
nào xuất hiện ở F1 là tính trội
D. Cả A, B đều đúng
17. Khi cho thế hệ lai F
1
tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F
2
có tỉ lệ kiểu hình thế nào?
A. ¼ giống bố đời P: 2.4 giống F
1
: ¼ giống mẹ đời P
B. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P
C. ¾ giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F
1
: ¼ giống bên còn lại
đời P.
D. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P.
18. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở các thế hệ mang
kiểu gen dị hợp đó:
A. Gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp
B. Gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn
C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y
D. Gen lặn gây chết
19. Lai phân tích là phép lai:
A. Thay đổi vai trò của bố mẹ trong qua trình lai dể phân tích vai trò của
bố và mẹ trong quá trình di truyền các tính trạng
B. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen dị hợp với 1 cá thể mang kiểu gen đồng
hợp lặn
C. Giữa 1 cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với một cá thể mang kiểu
gen đồng hợp lặn
D. Giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cơ thể mang tính trạng lặn để
kiểm tra kiểu gen
20. Với P thuần chủng khác nhau bởi các cặp gen đối lập, các gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường thì:
A. F1 đồng tính trong quy luật tương tác át chế
B. F1 đồng tính
C. F1 đồng tính trong quy luật hoán vị gen
D. F1 đồng tính trong quy luật đồng tính