CHƯƠNG 4 : DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I. CÁC KHÁI NI Ệ M , YÊU C Ầ U V Ề D Ự ÁN ĐẦ U T Ư XÂY
D Ự NG
1. KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
a. Định nghĩa : (Đ3 – L.XD)
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan
đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công
trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng
công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự
án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần
thiết kế cơ sở.
b. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình :
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất
và nguồn vốn đầu tư . (Đ35 – L.XD)
(NĐ 12/2009/NĐ – CP ) phân loại dự án đầu tư như sau :
Theo nguồn vốn đầu tư
Dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh ,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp
nhà nước.
Dự án sử dụng vốn khác bao gồm vốn tư nhân hay vốn hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
Theo quy mô tính chất dự án :
Theo quy mô và tính chất dự án bao gồm (phụ lục 1 NĐ 12/2009/NĐ-CP ) : dự
án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư; các dự
án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này;
Phụ lục I
PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ)
_________
STT
LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
- 1 -
I
Dự án quan trọng quốc gia
Theo Nghị quyết
số 66/2006/QH11
của Quốc hội
I Nhóm A
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuộc lĩnh vực bảo vệ an ninh, quốc
phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
Không kể mức vốn
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản
xuất chất độc hại, chất nổ; hạ tầng khu
công nghiệp
Không kể mức vốn
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
công nghiệp điện, khai thác dầu khí, hoá
chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản,
các dự án giao thông (cầu, cảng biển,
cảng sông, sân bay, đường sắt, đường
quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Trên 1.500 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình:
thuỷ lợi, giao thông (khác ở điểm I - 3),
cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ
thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết
bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Trên 1.000 tỷ đồng
5
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ
sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Trên 700 tỷ đồng
6
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,
giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng
khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể
dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Trên 500 tỷ đồng
- 2 -
II Nhóm B
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các
dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,
đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Từ 75 đến 1.500
tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công
trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công
trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Từ 50 đến 1.000
tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật
khu đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in,
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Từ 40 đến 700
tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,
giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng
khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể
dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Từ 30 đến 500
tỷ đồng
III Nhóm C
1
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
điện, khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo
máy, xi măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng
sản, các dự án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông,
sân bay, đường sắt, đường quốc lộ). Các trường phổ
thông nằm trong quy hoạch (không kể mức vốn), xây
dựng khu nhà ở.
Dưới 75 tỷ đồng
2
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao
thông (khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công
trình hạ tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị
thông tin, điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công
trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Dưới 50 tỷ đồng
3
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp
nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Dưới 40 tỷ đồng
4
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá,
giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng
khác (trừ xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể
dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác.
Dưới 30 tỷ đồng
Ghi chú :
1. Các dự án nhóm A về đường sắt, đường bộ phải được phân đoạn theo chiều
dài đường, cấp đường, cầu theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.
- 3 -
2. Các dự án xây dựng trụ sở, nhà làm việc của cơ quan nhà nước phải thực hiện
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ .
3. Các công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo , công trình xây dựng quy mô
nhỏ và các công trình khác do CP quy định chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
4. Khi đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ thì chủ đầu tư xây dựng công trình không
phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo kinh tế - kỹ thuật mà chỉ cần lập
hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, trừ những công trình được quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 62 của Luật này.
2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ : (Đ36 – L.XD)
2.1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành và quy hoạch xây dựng;
b) Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp;
c) An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an
toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
d) Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
2.2. Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án
chủ đầu tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình
để trình cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công trình bao gồm sự cần
thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích, lựa chọn sơ
bộ về công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các
nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về
mặt kinh tế - xã hội của dự án.
2.3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước,
ngoài việc phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này việc xác
định chi phí xây dựng phải phù hợp với các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành và
hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo đảm kịp thời vốn đối ứng
3. NỘI DUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ : (Đ37 – L.XD)
Nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
3.1. Phần thuyết minh được lập tuỳ theo loại dự án đầu tư xây dựng công
trình, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu, địa điểm, quy mô, công
suất, công nghệ, các giải pháp kinh tế - kỹ thuật, nguồn vốn và tổng mức đầu
tư, chủ đầu tư và hình thức quản lý dự án, hình thức đầu tư, thời gian, hiệu
quả, phòng, chống cháy, nổ, đánh giá tác động môi trường;
- 4 -
3.2. Phần thiết kế cơ sở được lập phải phù hợp với từng dự án đầu tư xây
dựng công trình, bao gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện được các giải
pháp về kiến trúc; kích thước, kết cấu chính; mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; các
giải pháp kỹ thuật, giải pháp về xây dựng; công nghệ, trang thiết bị công
trình, chủng loại vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để xây dựng công
trình.
II. TRÌNH T Ự ĐẦ U T Ư XÂY D Ự NG
Theo quy định của pháp luật thì trình tự đầu tư xây dựng bao gồm ba giai đoạn :
Chuẩn bị đầu tư
Thực hiện đầu tư
Kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
1. CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ :
Bao gồm các nội dung sau ;
Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư.
Tiến hành tiếp xúc , thăm dò thị trường trong và ngoài nước để xác định khả
năng tiêu thụ , khả năng cạnh tranh của sản phẩm , tìm nguồn cung ứng thiết
bị , vật tư cho sản xuất , xem xét khả năng , nguồn vốn đầu tư và lựa chọn
hình thức đầu tư .
Tiến hành điều tra , khảo sát và chọn địa điểm xây dựng .
Lập dự án đầu tư.
Gởi hồ sơ dự án và văn bản trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
2. LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ .
2.1 Nguyên tắc chung :
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư tuân thủ
nguyên tắc sau :
1. Các dự án quan trọng quốc gia phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình
để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án nhóm A
không phân biệt nguồn vốn phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình để
trình Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo bộ quản lý ngành để xem xét , bổ
sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình thủ tu7o1ng chấp thuận bổ sung
trước khi lập dự án đầu tư.
2. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ
về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những
trường hợp sau đây:
a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công
trình quy định tại Điều 13 của Nghị định 12/2009/ NĐ -CP; Khi đầu tư xây
dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án mà chỉ lập Báo
- 5 -
cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê
duyệt:
Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng
mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù
hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy
hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần
thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng
vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng và đã có chủ
trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư hàng năm.
b). Nội dung của Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình thực hiện
theo quy định tại khoản 4 Điều 35 của Luật Xây dựng.
c) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản
5 Điều 35 của Luật Xây dựng.
3. Nội dung dự án bao gồm phần thuyết minh theo quy định tại Điều 7 và phần
thiết kế cơ sở theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
4. Đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch kinh tế - xã hội, quy
hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thoả
thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch
3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ TỔ CHỨC , CÁ NHÂN LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ .
Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư xây dựng công
trình (Đ38 – L.XD)
3.1. Tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp ứng các điều kiện
sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc lập dự
án đầu tư xây dựng công trình;
c) Có người đủ năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình
phù hợp với yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng công trình để đảm nhận
chức danh chủ nhiệm lập dự án; cá nhân tham gia lập dự án phải có năng lực
hành nghề phù hợp với từng loại dự án đầu tư xây dựng công trình.
3.2. Cá nhân hành nghề độc lập lập dự án đầu tư xây dựng công trình phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Có năng lực hành nghề lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chính phủ quy định phạm vi hoạt động lập dự án đầu tư xây dựng công
trình của cá nhân hành nghề độc lập.
- 6 -
4. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ; QUYẾT ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
4.1 Thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình (Đ39 –
L.XD)
a. Dự án đầu tư xây dựng công trình trước khi quyết định đầu tư phải
được thẩm định theo quy định của Chính phủ.
b. Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng
công trình quan trọng quốc gia sau khi được Quốc hội thông qua chủ
trương đầu tư. Chính phủ quy định thẩm quyền quyết định đầu tư đối
với các dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại .
c. Tổ chức, cá nhân thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.
Người quyết định đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về các quyết định của mình.
4.2 Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình (Đ40 – L.XD)
a. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh
khi có một trong các trường hợp sau đây:
Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;
Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
b. Nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư xây dựng công trình phải được
người quyết định đầu tư cho phép và phải được thẩm định lại. Người
quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4.3 Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập
dự án đầu tư xây dựng công trình (Đ41 – L.XD)
a. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình có các quyền sau đây:
Được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công
trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
Đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng;
Yêu cầu các tổ chức có liên quan cung cấp thông
tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi
nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- 7 -
b. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình có các nghĩa vụ sau đây:
Thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực
lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiện;b) Xác
định nội dung nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trình;
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công
trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
Tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê
duyệt;
Thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
Lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình;
Bồi thường thiệt hại do sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện
năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai
lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định và những hành vi
vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng
công trình (Đ42 – L.XD)
a. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập dự
án đầu tư xây dựng công trình;
Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau
đây:
Chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng
lực hoạt động xây dựng của mình;
Thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết;
Chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập;
Không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu
tư xây dựng công trình do mình đảm nhận khi chưa được phép của bên
thuê hoặc người có thẩm quyền;
Bồi thường thiệt hại khi sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu
chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi
phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
- 8 -
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4.5. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình (Đ43 – L.XD)
a.Chi phí cho dự án đầu tư xây dựng công trình phải được tính toán và
quản lý để bảo đảm hiệu quả của dự án.
b.Việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng
nguồn vốn nhà nước phải căn cứ vào các định mức kinh tế - kỹ thuật
và các quy định có liên quan khác do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
c. Các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các nguồn vốn khác, chủ
đầu tư và nhà thầu có thể tham khảo các quy định tại khoản 2 Điều
này để ký kết hợp đồng.
4.6. Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình (Đ44 –
L.XD)
a. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có các quyền sau đây:
Không phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình khi không đáp
ứng mục tiêu và hiệu quả;
Đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê
duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết;
Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công
trình;
Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
b. Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định
phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực
hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc
thẩm quyền của mình;
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
III . N Ộ I DUNG , HÌNH TH Ứ C QU Ả N LÝ D Ự ÁN ĐẦ U T Ư
XÂY D Ự NG
Nội dung, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Đ45 –
L.XD)
- 9 -
1. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng,
khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường xây dựng.
2. Hình thức : căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, người quyết định đầu
tư, chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình;
b) Chủ đầu tư xây dựng công trình trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
3. Khi áp dụng hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trường hợp chủ đầu tư xây dựng công
trình thành lập Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật và chủ đầu tư xây dựng công trình theo nhiệm vụ, quyền hạn mà Ban quản
lý dự án được giao.
4. Chính phủ quy định cụ thể về nội dung và hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình, điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
- 10 -